1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SINH HOẠT ĐỘI TRỰC TUYẾN TUẦN 2 THÁNG 4

36 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh[r]

(1)

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN GIANG

Giáo viên thực hiện:

Phạm Thị Thủy-Tổng phụ trách Đội

Chủ điểm : Rèn luyện tuần 2 tháng 4 (Từ 13/04-19/04/2020)

(2)

KHUYẾN CÁO CỦA BỘ Y TẾ

Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị người đân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1 Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2 Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m

3 Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn 4 Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh

5 Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến trên tokhaiyte.vn; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế

(3)

PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “ BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI –THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ”

(4)

Từ ngày 15/4/2020 đến ngày 30/6/2020, Trung ương Đoàn tổ chức cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” dành cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong và ngoài nước chào mừng 130 năm ngày sinh Chỉ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)

Cuộc thi là dịp để thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ, thể hiện lòng kính yêu đối với Bác, từ đó khích lệ các em thi đua học tập và làm theo 5 điều Bác dạy bằng những hành động, việc làm cụ thể, đặc biệt trong học tập và rèn luyện để xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất

nước

Cuộc thi được tổ chức dưới 3 hình thức: thi vẽ tranh với chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”, thi viết với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” và thi trắc

nghiệm trên máy tính tìm hiểu những sự kiện, địa danh, câu chuyện gắn với Bác Hồ

Mỗi nội dung thi đều được chia thành 2 bảng: bảng Tiểu học (từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi) và bảng Trung học cơ sở (từ 11 tuổi đến

(5)

Ở nội dung thi viết, các em có thể sáng tác thơ, văn hoặc tuỳ bút thể hiện suy nghĩ, tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ, những việc làm tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy

Nội dung thi trực tuyến được tổ chức theo 2 vòng trên website

http://BacHovoithieunhi.vn theo hình thức trắc nghiệm với các câu hỏi dưới hình thức câu hỏi chữ, câu hỏi hình ảnh, câu hỏi

tiếng, câu hỏi video Kết thúc vòng loại, 130 thí sinh xuất sắc nhất mỗi Bảng sẽ dành quyền tham dự Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào sáng ngày 30/6/2020

Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ trao giải cho theo từng nội dung thi Ở nội dung thi vẽ tranh và thi viết, mỗi bảng sẽ có 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích Riêng nội dung thi trực tuyến, ở vòng loại, cứ sau 2 tuần thi, Ban tổ chức sẽ công bố 20 thí sinh xuất sắc nhất mỗi bảng để trao

(6)

Thí sinh tham gia thi vẽ tranh và thi viết sẽ gửi bài viết và ảnh chụp bức tranh về địa chỉ email:

BacHovoithieunhi@gmail.com hoặc fanpage: Facebook.com/hoidongdoitw

(7)

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT TRẺ EM TRỰC TUYẾN NĂM 2019

Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm 2019, Kế hoạch số 87 - KH/TWĐTN-CTTN ngày 21/8/2018 về triển khai thực hiện Luật trẻ em năm 2016, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật trẻ em trực tuyến với tên gọi “Luật của

(8)

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trongđội viên, thiếu niên, nhi đồng về Luật trẻ em năm 2016; nâng cao nhận thức của các cấp bộ Đoàn, Hội đồng Đội các cấp, thiếu nhi và toàn xã hội về các quyền và bổn phận của trẻ em

- Tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi; trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống tại nạn thương tích, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường

- Cuộc thi tổ chức sâu rộng trong các cấp bộ Đoàn, Đội ở cơ sở; đảm bảo ý nghĩa giáo dục và phù hợp với các đối tượng tham gia

II TÊN GỌI CUỘC THI, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

1 Tên gọi: “Luật của chúng em”

2 Phạm vi: Toàn quốc 3 Đối tượng dự thi:

Đối tượng dự thi được chia làm 02 bảng gồm:

- Bảng A: Học sinh bậc Tiểu học (từ lớp 3 - lớp 5)

(9)

III NỘI DUNG THI

1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em;

2 Luật trẻ em năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

3 Các kỹ năng cần thiết để phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em và bạo lực học đường;

4 Các hành vi vi phạm quyền trẻ em và chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật

5 Các nội dung, giải pháp liên quan đến Luật trẻ em được cụ thể hóa trong Chương trình năm học 2019 - 2020 của Hội đồng Đội Trung

(10)

IV THỜI GIAN VÀ CHỦ ĐỀ THI

Cuộc thi được tổ chức theo 03 vòng thi gồm: Vòng loại, vòng bán kết và vòng chung kết toàn quốc, cụ thể:

1 Vòng loại: Dự kiến diễn ra từ ngày 28/10/2019 đến ngày 29/3/2020 (gồm 06 chủ đề thi, mỗi chủ đề thi kéo dài trong 02 tuần Cụ thể như sau:

- Chủ đề 1: Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Thời gian thi: Từ 9h00 ngày 28/10/2019 đến 22h00 ngày 10/11/2019

- Chủ đề 2: Quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

Thời gian thi: Từ 9h00 ngày 18/11/2019 đến 22h00 ngày 01/12/2019

- Chủ đề 3: Những quy định chung, quyền và bổn phận của trẻ em.

Thời gian thi: Từ 9h00 ngày 30/12/2019 đến 22h00 ngày 12/01/2020

- Chủ đề 4: Phòng, chống xâm hại trẻ em.

Thời gian thi: Từ 9h00 ngày 03/02/2020 đến 22h00 ngày 16/02/2020

- Chủ đề 5: Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Thời gian thi: Từ 9h00 ngày 24/02/2020 đến 22h00 ngày 08/3/2020

- Chủ đề 6: Kỹ năng thực hành xã hội.

(11)

2 Vòng bán kết: Dự kiến diễn ra từ 9h00 ngày 06/4/2020 đến 22h00 ngày 12/4/2020

(12)

CÁCH ĐĂNG KÝ DỰ THI TÌM HIỂU

LUẬT TRẺ EM 2019

1 Cách thức đăng ký dự thi

Thí sinh tham gia thi truy cập vào website: http://luattreem.vn hoặc tải ứng dụng của cuộc thi (Thi Luật trẻ em) trên máy tính bảng, điện thoại thông minh

(13)(14)(15)(16)

Lưu ý, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký duy nhất 01 tài khoản dự thi, đảm bảo thông tin chính xác theo Giấy khai sinh (hoặc Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân) theo mẫu của Ban Tổ chức trên phần đăng ký dự thi Thí sinh cần cung cấp thông tin số điện thoại liên lạc của mình hoặc của phụ huynh để Ban Tổ chức liên lạc, xác minh thông tin trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Đôi khi trang web có thể bị lỗi do lượng

người dùng truy cập lớn gây quá tải Các bạn có thể chờ 1 lúc và quay lại thi sau Hoặc các bạn có thể gọi đến đường dây nóng của chương trình 1900.636.444 (từ 9h00 đến

(17)

2 Hình thức thi

- Thí sinh có thể sử dụng máy vi tính, hoặc máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet để tham gia Cuộc thi

- Thí sinh dự thi trực tiếp trên website hoặc ứng dụng của cuộc thi theo thời gian thi được quy định trong Thể lệ

- Trong mỗi chủ đề của vòng loại, thí sinh được thi tối đa 05 lần; vòng bán kết, thí sinh được thi tối đa 03 lần Hệ thống sẽ tự động cập nhật và ghi nhận số điểm cao nhất của thí sinh trên bảng theo dõi, xếp hạng qua từng chủ đề thi

- Thí sinh dự thi không được nhờ người khác thi hộ; không sử dụng thông tin của người khác để đăng ký tham gia thi; không tiết lộ thông tin tài khoản thi của mình cho người khác đăng nhập kể từ lúc đăng ký thành công đến lúc kết thúc cuộc thi; nếu bị phát hiện có một trong

những hành vi này, Ban Tổ chức sẽ hủy kết quả thi

(18)

TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT QUYỂN SÁCH HAY

(19)(20)

Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi Ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch

ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh

Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu

đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp

(21)

Các loại tai nạn thương tích thường gặp:

+ Các tai nạn do ngã: chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi

mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi

+ Đuối nước: do bị ngã vào xô- chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao

hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm

+ Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải

quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…

+ Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: thường xảy ra ở nơi

(22)

+ Tai nạn gây ngạt đường thở: do tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn Các vật có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp còn nhét cả đất nặn vào tai, ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách

niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…

+ Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã (chó, rắn,

ong… ): trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình

+ Do bỏng: chủ yếu do sau khi chơi, khát nước – uống nhầm vào

nước nóng, khi ăn, uống, cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng Có trường hợp bị bỏng do cháy, hoả hoạn …

+ Tai nạn giao thông: chủ yếu do các em đi xe đạp, được chở bằng

(23)

Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường hay ở nhà, các em cần thực hiện tốt các biện pháp phòng

ngừa sau đây:

* Phòng ngã:

* Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực

+ Các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường

+Các em không được mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su và các vật sắc, nhọn

* Phòng ngừa tai nạn giao thông

+ Các em không chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường + Thực hiện các quy định an toàn giao thông

(24)

* Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

+ Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ

+ Các em không tới bếp nấu nướn ở khu vực nhà ăn bán trú +Không chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn

+ Các em không tự ý uống thuốc khi chữa được sự hướng dẫn và giám sát của người lớn

* Phòng ngừa điện giật

+Không nghịch phá các hệ thống điện trong lớp học và ở nhà để đảm bảo an toàn,

* Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

(25)

* Phòng ngừa đuối nước

+ Các em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định + Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn

+ Không ra gần ao hồ, sông suối một mình

+ Khi đi qua sông, đò, thuyền, phải mặc áo phao bảo hộ Khi xảy ra lũ lụt, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn ( các bạn học sinh thôn Hồng Lam)

Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là các em cần có những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình vì một tương lai tốt đẹp của

(26)

PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

(27)

Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ

Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số

1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2% Trước thực trạng đó, chúng ta cần nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em mình chủ động phòng chống nạn xâm hại tình dục:

Thế nào là xâm hại tình dục? Xâm hại tình dục được núp bóng dưới những hình thức nào? Những ai, đối tượng nào dễ bị xâm hại tình

(28)

1/ Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em

2/ Đối tượng xâm hại

+ Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm… + Người không quen biết

+ Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi

3/ Các mức độ xâm hại tình dục

(29)

5. Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại:

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa - Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình - Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình - Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em

- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình)

- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình

(30)

6 Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

+ Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về việc đã xảy ra để có cách giải quyết

+ Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác

+ Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình

+ Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.

Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.

(31)(32)(33)(34)(35)(36)

Buổi sinh hoạt kết thúc.

2019.

Ngày đăng: 01/04/2021, 14:09

w