Trường THCS Lê Lợi KIỂMTRA1 TIẾT. NĂM HỌC: 2010 - 2011 Họ tên:……………… MÔN: SINH HỌC 9 Lớp: ……… THỜI GIAN: 45’ Điểm Nhận xét A - TRẮC NGHIỆM (5Đ): I/ Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất: Câu 1: Đơn phân của prôtêin là : a. Nuclêôtit . b. Ribô nuclêôtit. c. Axit nuclêit. d. Axit amin Câu 2: Câu nào đúng: Khi nói đến mối quan hệ giữa ARN và prôtêin? a. Trình tự các nuclêôtit trên tARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. b. Trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. c. Trình tự các nuclêôtit trên rARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. d. Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. Câu 3: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định? a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN. b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. c. Tỉ lệ (A +T) / (G + X ) trong phân tử ADN. d. Cả b và c. Câu 4: Một đoạn gen có 15 chu kì xoắn. Tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó là bao nhiêu ? a. 100. b. 150. c. 200. d. 300. Câu 5: Ở cây cà chua gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả phép lai như sau : P: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm (F 1 : 74,9% thân đỏ thẫm: 25,1% thân xanh lục). Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào? a. P: AA X aa b. P: Aa X Aa c. P: AA X Aa d. P: Aa X aa Câu 6:Trong phân bào II của giảm phân, NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở: a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối II/ Hãy chọn những thông tin ở cột A sao cho phù hợp với cột : A B Ghép 1/ Thụ tinh là 2/ Kết quả của quá trình giảm phân là 3/ NST là cấu trúc mang gen có bản chất là 4/ mARN là a/ ADN b/ Sự tổ hợp NST của giao tử đực và cái c/ Tạo ra 4 tế bào con (n NST) d/ Protein e/ ARN thông tin 1 + . 2 + . 3 + . 4 + . B - PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm ) Câu 1: Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật ? ( 1,5 đ ) Câu 2: Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh thể dị bội?(1,5đ) Câu 3: Để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, người ta sử dụng phương pháp nào ? Hãy trình bày phương pháp đó và lấy ví dụ minh họa. ( 2đ ) Bài làm . . ĐÁP ÁN A - Trắc nghiệm: I/ II/ 1 - b, 2 – c, 3 – a, 4 – e. B – Tự luận: Câu 1: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. ( 0,5 đ) - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. ( 1 đ) Câu 2: - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lương.(0,5) - Cơ chế: sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả một giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với giao tử bình thường sẽ tạo ra thể dị bội 2n+1, 2n- 1.(1đ) Câu 3: Để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, người ta sử dụng phương pháp lai phân tích. ( 0,25 đ) - Phương pháp lai phân tích: Cho cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen lai với cá thể mang tính trạng lặn. ( 0,75 đ) + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. VD P : ( Hoa đỏ ) AA X aa ( Hoa trắng) G A a F 1 Aa ( 0,5 đ) KQ KH: 100% Hoa đỏ KG: Aa + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. VD P : ( Hoa đỏ ) Aa X aa ( Hoa trắng) G A a a F 1 Aa aa ( 0,5 đ) KQ KH: 50% Hoa đỏ : 50% Hoa trắng KG: Aa : aa Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 d b a d b b . Trường THCS Lê Lợi KIỂM TRA 1 TIẾT. NĂM HỌC: 2 010 - 2 011 Họ tên:……………… MÔN: SINH HỌC 9 Lớp: ……… THỜI GIAN: 45’ Điểm Nhận xét. ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật ? ( 1, 5 đ ) Câu 2: Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh thể dị bội? (1, 5đ) Câu 3: Để xác định được kiểu gen