Tài liệu phụ đạo nv7

19 546 1
Tài liệu phụ đạo nv7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần : 10 Ngày soạn: 09/10/2010 Tiết: 1 Ngày dạy: 11/10/2010 RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kĩ năng làm văn, viết đoạn văn biểu cảm theo đề bài đã cho B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm hiểu một đề bài cụ thể. HS viết bài. GV sửa chữa * Đề bài Cho đề bài : Loài cây em yêu. 1.Tìm hiểu đề và tìm . a. Viết về loài cây em yêu. HS có thể chọn nhiều loại cây mà em thích( điều, dừa, tre, sấu, me, phượng vĩ…) b. Cây dừa: - Dễ sống ( đất cằn cõi , ít màu mỡ ) - Cây cho bóng mát. - Qủa dừa cho nước uống rất ngon,bổ. - Các bộ phận điều có thể dùng. 2. Lập dàn bài a. Mở bài : nêu loài cây và lí do mà em thích loài cây đó. b. Thân bài : - Các đặc điểm gợi cảm của cây. - Loài cây…… trong cuộc sống của con người. - Loài cây…… trong cuộc sống vủa em. c. Kết bài : tình cảm của em đối với cây 3. Viết đoạn văn. * Thực hành : * GV hướng dẫn HS viết mở bài và kết bài. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV sửa bài C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS hoàn thành bài tập đã cho. Hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ***************************************** 1 Tuần : 11 Ngày soạn: 09/10/2010 Tiết: 2 Ngày dạy: 20/10/2010 ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được nội dung và nghệ thuật chính các văn bản trữ tình dân gian trung đại từ bài 1 đến bài 10 - Biết cách làm bài văn kết hợp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận - GD ý thức tự giác và cẩn thận khi làm bài kiểm tra . B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS cách làm bài trắc nghiệm và viết bài tự luận nhỏ I.Phần trắc nghiệm: (khoanh tròn chữ cái A,B,C,D đúng nhất). Câu1: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người con như thế nào? A. Thấp thỏm, lo lắng. B. Thao thức, chờ đợi. C. Vô tư, thanh thản. D. Căng thẳng, hồi hộp. Câu2: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” được viết trong hoàn cảnh nào? A. Mới rời quê ra đi. B. Xa quê đã lâu. C. Sống ngay ở quê. D. Xa quê rất lâu nay mới trở về. Câu 3: Trong các từ sau, từ nào không thuộc thành ngữ “chín chữ cù lao” ? A. Sinh đẻ. B. Nuôi dưỡng. C. Dạy dỗ. D. Dựng vợ gả chồng. Câu 4: Cặp từ nào sau đây không trái nghĩa ? A. Già - trẻ. B. Chạy - nhảy. C. Sáng - tối. D. Sang - hèn. Câu 5: Bản dịch “Chinh phụ ngâm” được viết theo thể nào? A. Lục bát. B. Song thất lục bát. C. Thất ngôn bát cú. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Câu 6: Nhà văn Lí Bạch được mệnh danh là ? A. Thánh thơ. B.Thần thơ. C. Tiên thơ. D. Cả A,B,C đều sai. II. Phần tự luận: Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” , theo em tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? - HS trình bày chính kiến, hiểu biết của bản thân qua việc viết đoạn văn ngắn. GV bổ sung, chỉnh sửa C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 2 Tuần : 12 Ngày soạn: 25/10/2010 Tiết: 3 Ngày dạy: 28/10/2010 RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kĩ năng làm văn, viết đoạn văn biểu cảm theo đề bài đã cho B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm hiểu một đề bài cụ thể. HS viết bài. GV sửa chữa * Đề bài : Cảm nghĩ về người thân trong gia đình 1.Tìm hiểu đề và tìm . - Viết về người thân (bố, mẹ, ông, bà…) - Suy nghĩ về mẹ của mình. Nhớ đến những việc mà mẹ làm cho mình, cho gia đình và cho mọi người xung quanh. 2. Lập dàn bài : Cảm nghĩ về mẹ a. Mở bài : Nói về người mẹ của mình, và tình cảm của mình với mẹ (rất yêu, rất quí trọng) b. Thân bài: Miêu tả người mẹ. Chú ý những nét về hình dáng, cơ thể có liên quan đến những điều mà mẹ phải làm. (ví dụ: mắt mẹ thâm quầng vì thức đêm lo lắng cho con mỗi khi con bệnh. Tay mẹ gầy và rám, vì phải làm việc vất vả). Nói về tính tình của mẹ (hiền diệu, chu đáo, .) c. Kết bài : Nói về tình cảm của mình với mẹ (rất thương mẹ, cố gắng không bao giờ để mẹ buồn) 3. Viết đoạn văn. * Thực hành : * GV hướng dẫn HS viết bài văn. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV sửa bài. GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ***************************************** 3 Tuần : 13 Ngày soạn: 28/10/2010 Tiết: 4 Ngày dạy: 01/11/2010 ÔN TẬP KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kiến thức về tiếng Việt đã học B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết và vận dụng vào làm bài tập. GV sửa chữa * ĐỀ BÀI: I.Phần 1 : Trắc nghiệm (3.0 điểm ) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1 : Câu nào sau đây có sử dụng từ láy? A. Hương là học sinh xuất sắc của trường B. Thầy An dạy toán rất hay C. Sau cơn mưa, bầu trời trong xanh không một gợn mây D. Chị Lan có giọng hát thật ngọt ngào. Câu 2 : Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập? A.Cây đa B.Mưa rào C.Xe máy D.Bàn ghế . Câu 3 : Từ nào sau đây đồng nghĩa với “thi sĩ”? A.Nhà văn B.Nhà báo C.Nhà giáo D.Nhà thơ. Câu 4 : Câu nào sau đây dùng từ không đúng? A. Bạn Hà luôn bảo vệ quần áo sạch sẽ B. Em bé đang bập bẹ tập nói C. Chị Quỳnh có giọng hát rất hay D. Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc. Câu 5 : “Chọn cặp từ trái nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau: “Thân em như hạt mưa sa Hạt ……….đài các, hạt ……… ruộng cày” A.Gần - xa B. Vào - ra C. Lên - xuống D. Ở - đi . Câu 6 :Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ? Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc A.Thiếu quan hệ từ B.Thừa quan hệ từ C.Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp D.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. II. Tự luận : (7.0 điểm) Câu 1: ( 3.0 điểm) a. Từ đồng âm là gì? (1.0 điểm) 4 b.Đặt câu với từ “ sâu” trong 2 trường hợp : sâu ( danh từ) - sâu ( tính từ) (2.0 điểm) Câu 2: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng cặp từ trái nghĩa, từ láy, từ Hán Việt, từ ghép và gạch chân các từ đó ? C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ************************************ Tuần : 13 Ngày soạn: 28/10/2010 Tiết: 5 Ngày dạy: 02/11/2010 RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kĩ năng làm văn, viết đoạn văn biểu cảm theo đề bài đã cho B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm hiểu một đề bài cụ thể. HS viết bài. GV sửa chữa * ĐỀ BÀI: Thầy (cô) giáo - người đã dạy dỗ và cho em kiến thức. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về người thầy (cô) mà em yêu quý nhất? *ĐÁPÁN: *Dàn ý: a.Mở bài: (1.0 điểm). - Giới thiệu thầy (cô) giáo và nêu ấn tượng của em đối với thầy ( cô) giáo đó. b.Thân bài: (7.0 điểm). Miêu tả cụ thể chân dung người bạn ở các mặt sau: - Miêu tả những nét tiêu biểu của thầy( cô) giáo và bộc lộ những suy nghĩ của em - Kể lại một vài đặc điểm (thói quen) , tính tình và phẩm chất của người thầy ( cô giáo) đó - Gợi lại kĩ niệm của em đối với thầy( cô ) giáo , những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mối quan hệ ấy. c.Kết bài: (1.0 điểm). - Khẳng định ấn tượng và cảm xúc chung của em về thầy ( cô ) giáo đó. 3. Viết đoạn văn. * Thực hành : * GV hướng dẫn HS viết bài văn. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV sửa bài. GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 5 Tuần : 13 Ngày soạn: 28/10/2010 Tiết: 6 Ngày dạy: 04/11/2010 ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kiến thức về Văn đã học B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết và vận dụng vào làm bài tập. GV sửa chữa * ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng Câu 1: Bài thơ “ Phò giá về kinh” viết theo thể thơ nào? A. Song thát lục bát; C. Thất ngôn tứ tuyệt; B. Ngũ ngôn tứ tuyệt; D. Thát ngôn bát cú Đường luật. Câu 2: Bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) được sáng tác bởi tác giả nào? A. Trương Kế; C. Lý Bạch; B. Hạ Tri Chương; D.Đỗ Phủ. Câu 3: Tại sao hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau? A. Cha mẹ chúng đi công tác xa; C. Chúng được nghỉ học; B. Cha mẹ chúng li hôn; D. Hai anh em không thương yêu nhau. Câu 4:Bài ca dao " Chiều chiều ra đứngngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” Biểu hiện nội dung gì? A. Nỗi nhớ thương người mẹ đã mất; C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ; B. Nỗi nhớ về thời con gái đã qua; D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. Câu 5: Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được xem như: A. Hồi kèn xung trận; B. Khúc ca khải hoàn; C. Ang thiên cổ hùng văn bất hủ; D. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên Câu 6: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng như thế naò? A. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương; B. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước; C.Yêu say đắm cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước; D.Thương nhớ chồng con. II.PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “ Bài thơ bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương (2 điểm) Câu 2: Suy nghĩ của em về tình bạn sau khi học xong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (5 điểm) C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM:……………………………………………………………………… Tuần : 16 Ngày soạn: 25/11/2010 6 Tiết:7 Ngày dạy: 29/11/2010 BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kĩ năng làm văn, viết đoạn văn biểu cảm theo đề bài đã cho B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm hiểu một đề bài cụ thể. HS viết bài. GV sửa chữa * Đề bài : HS phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương * Dàn ý : a. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm : đề tài , thể loại, nội dung cơ bả - Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm - Nêu cảm nhận chung về tác phẩm b. Thân bài : Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên - Cuộc sống xa quê dài đằng đẵng của nhà thơ: 2 câu đầu + Nội dung: xa quê từ lúc còn rất trẻ, trở về quê khi đã quá già, giọng quê không đổi nhưng mái tóc thay đổi nhiều + Nghệ thuật: Đối giữa các vế trong câu nhấn mạnh sự tương phản giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong. Dù xa quê lâu ngày nhưng vẫn là con người của quê hương - Tình cảnh trớ trêu khi trở lại quê cũ: 2 câu cuối + Nội dung: trẻ con không chào mà hỏi khách từ đâu đến, lớp người già chắc cũng không còn ai, tác giả xúc động ngậm ngùi trước tình huống bi hài đó + Nghệ thuật: Biểu cảm gián tiếp qua kể chuyện c. Kết bài : Bài thơ cho thấy một quy luật tâm lí của con người khi về gia người ta thường hướng về quê hương - Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm 3. Viết đoạn văn. * Thực hành : * GV hướng dẫn HS viết bài văn. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV sửa bài. GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài trên D. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ***************************************** Tuần : 16 Ngày soạn: 28/11/2010 7 Tiết: 8 - 9 Ngày dạy: 30/11/2010 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kiến thức về Tiếng Việt đã học B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết và vận dụng vào làm bài tập. GV sửa chữa I.Tiếng Việt: 1. Từ phức: * Khái niệm: Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau * Phân loại: Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy. VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô. - từ láy : Lao xao; đìu hiu. + Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu. - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen. + Có 2 loại từ láy: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ. - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng. 2. Đại từ: * Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. VD: Tôi, ấy, đâu, nào . * Phân loại: Có hai loại đại từ là đại từ để trỏ, đại từ để hỏi. + Đại từ để chỉ. - Trỏ người, sự vật: Tôi, nó, tớ, … - Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhi - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc:Vậy, thế. + Đại từ để hỏi. - Hỏi về người, sự vật: Ai, gì, nào, . - Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy? - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào. + Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, … - VD: + Chúng tôi đi tham quan. CN + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan. ĐN + Dạo này nó vẫn thế. VN + Hoa khen nó không ngớt. 8 BN 3. Quan hệ từ: * Khái niệm: - Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài). Ví dụ: và, với, cùng, như, do, … - Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt. - Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp. 4. Từ hán Việt: * Giải nghĩa: - Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm. Ví dụ: + thiên 1: trời (thiên nhiên). + thiên 2: lệch (thiên vị). + thiên 3: nghìn (thiên lý). + thiên 4: dời (thiên đô). - Dựa vào cách dịch nghĩa: Ví dụ: Phụ tử: cha con. * Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt. 5. Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm: * Khái niệm: * Tác dụng: * VD: 6. Thành ngữ: - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa có thể trực tiếp từ nghĩa đen hoặc thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh . - Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm. 7. Điệp ngữ: Cách lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. * Các dạng điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) 8. Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, .làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. * Các lối chơi chữ: - Dùng từ ngữ đồng âm - Dùng lối nói trại âm - Dùng cách điệp âm - Dùng lối nói lái - Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – Ôn tất cả các kiến thức đã học D. RÚT KINH NGHIỆM:……………………………………………………………………… Tuần : 16 Ngày soạn: 28/11/2010 9 Tiết: 10 -11 Ngày dạy: 01/12/2010 ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được các kiến thức về văn bản biểu cảm đã học B. NỘI DUNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS : 7A1: ………………………………… 2. Nội dung: - Gv hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết nắm nội dung, nghệ thuật chính của văn bản biểu cảm * Ca dao dân ca: a, Khái niệm: Ca dao dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian do tập thể sáng tác và lưu truyền bằng miệng.Ca dao dân ca diễn tả đời sống nội tâm của con người.Ca dao là phần lời thơ, dân ca kết hợp lời thơ và phần nhạc. b, Nội dung: - Những câu hát về tình cảm gia đình. -Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người. - Những câu hát than thân. - Những câu hát châm biếm. * Tác phẩm trữ tình: a. Văn học Trung đại. Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà) Lưu truyền của Lí Thường Kiệt Thất ngôn từ tuyệt - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta - Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Phò giá về kinh ( Tụng giá hoàn kinh sư) Trần quang Khải Ngũ ngôn tứ tuyệt Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca) Nguyễn Trãi Thất ngôn bát cú Đường luật Vẻ ra bức tranh thiên nhiên Côn Sơn tuyệt đẹp. Qua đó cho thấy tâm hồn thanh cao, giao hòa với thiên nhiên của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt - Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc với thân phận nổi chìm của họ . Qua Đèo Ngang Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú - Miêu tả bức tranh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, hoang sơ. - Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang 10 [...]... - Giới thiệu tác giả ,tác phẩm - Cảm xúc chung nhất về tác phẩm * Thân bài: - Ca ngợi vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ - Cảm thông với thân phận khổ đau chìm nổi - Xót xa trước những thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn ,kham\ngr định giá trị tâm hồn của người phụ nữ * Kết bài: Cảm tưởng suy nghĩ sâu sắc nhất của mình khi đọc bầi thơ 1 Phát biểu cảm nghĩ về loài cây a, Dàn... em học bài Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng… Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố Tôi luôn biết ơn bố rất... ra(Thiên Trường vãn vọng) HDĐT:Sau phút chia li( Trích chinh phụ ngâm khúc) Thất ngôn bát cú Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn đó là tình cảm chân thành, đậm đà, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay Thất ngôn tứ - Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê tuyệt của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông Đặng Trần Côn - Dịch: Đoàn Thị Điểm Song... minh, tài đức Trần Nhân Tông Đặng Trần Côn - Dịch: Đoàn Thị Điểm Song thất lục bát Đoạn trích thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận.Nỗi sầu này có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ * Văn học hiện đại: Tác phẩm Cảnh khuya Tác giả Hồ Chí Minh Thể loại Thất ngôn tứ tuyệt Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh Xuân Quỳnh... vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố... cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng . Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng. hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức . HDĐT:Sau phút chia li( Trích chinh phụ ngâm khúc) Đặng Trần Côn - Dịch: Đoàn Thị Điểm Song

Ngày đăng: 23/11/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan