Lắng nghe cơ thể bạn
Đừng bỏ qua 4 triệu chứng bất thường của cơ thể bạn Tình trạng đi tiêu không thường xuyên cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường ruột . Hàng ngày bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng đặc biệt của cơ thể. Một số triệu chứng được coi là bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng có những triệu chứng lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang phải đối mặt với những trục trặc và bệnh tật. 1. Đi tiêu không thường xuyên Khi có dấu hiệu đi tiêu không thường xuyên tức là hệ tiêu hóa và bài tiết của bạn đang gặp trục trặc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là chế độ ăn uống không đúng cách, không tập thể dục, uống không đủ nước, mất cân bằng kích thích tố (suy giáp, tiểu đường, mang thai, và suy tuyến thượng thận), bệnh tiểu đường, lo lắng hoặc căng thẳng, hoảng loạn, tác dụng phụ của thuốc (bổ sung sắt, thuốc an thần, thuốc phiện, thuốc lợi tiểu, chống axit .). Tình trạng đi tiêu không thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường ruột . khiến cho việc tiêu hóa thức ăn diễn ra không hiệu quả, thức ăn không được chuyển hóa hết gây ra tình trạng táo bón hoặc đi tiêu không thường xuyên. Ảnh minh họa 2. Tiểu dắt Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong tiểu tiện, đặc biệt là hiện tượng tiểu dắt. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do béo phì , sinh con, mang thai, mãn kinh, tổn thương thần kinh, dị tật bẩm sinh, bệnh đa xơ cứng, các vấn đề đột quỵ vật lý, quá trình lão hóa . Trong quá trình đi tiểu, cơ bắp trong các thành bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang và niệu đạo. Đồng thời, cơ thắt cơ bắp xung quanh niệu đạo thư giãn, để cho nước tiểu đi ra khỏi cơ thể. Không kiểm soát tiểu tiện sẽ xảy ra nếu cơ bàng quang của bạn đột nhiên co thắt hoặc cơ thắt không đủ mạnh để giữ lại nước tiểu. Để giảm tình trạng này, bạn cần chú ý chế độ ăn uống của mình để giữ trọng lượng khỏe mạnh. Nếu muốn tăng cường sức khỏe cho các cơ ở bàn quang, bạn có thể tập bài tập Kegel một vài lần trong ngày. 3. "Xì hơi" khi đang "quan hệ" Theo các chuyên gia, thực chất âm thanh này là hơi thoát ra khỏi âm đạo của người nữ và thường có ở những chị em đã sinh nở . Khi quan hệ tình dục, âm đạo sẽ giãn nở phù hợp với kích thước dương vật của người đàn ông và điều này cũng tạo điều kiện cho không khí xâm nhập vào trong âm đạo và trong quá trinh "quan hệ", mỗi khi không khí bị áp lực đẩy ra ngoài thì sẽ tạo ra âm thanh đó. Phụ nữ đã qua sinh nở, tần suất quan hệ tình dục dày đặc hoặc mắc các chứng viêm nhiễm phần phụ đều có thể khiến cơ âm đạo đàn hồi kém và làm xuất hiện khoảng không giữa thành âm đạo vốn khá khít khao, luồng khí bên trong phải lọt qua cửa âm đạo ra ngoài, nên xuất hiện âm thanh như tiếng “xì hơi” nhiều hơn so với các chị em khác. Ngoài ra, táo bón cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiện tượng này trở nên trầm trọng hơn. Khi bị táo bón, vùng bụng như một trái bóng đầy khí áp xuống âm đạo. Nếu trong âm đạo của người bệnh vốn ít khí, nay bị đè nén như vậy, khí sẽ thoát ra và có âm thanh khá rõ. Ảnh minh họa 4. Bị sưng phồng và đau ở chân Đây là biểu hiện của tình trạng hình thành cục máu trong tĩnh mạch (còn gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch). Sự hình thành cục máu trong tĩnh mạch có thể cản trở dòng máu lưu thông đến chân, làm cho máu chạy ngược lên đầu và ngăn chặn tế bào máu tới phổi. Hậu quả là chân không được cung cấp máu nên bị sưng phồng và đau. Nếu liên tục bị cục máu trong tĩnh mạch, bạn có thể gặp phải nguy cơ tử vong. Triệu chứng này thường gặp ở những người ngồi lâu , ngồi ở tư thế chân không thoải mái. Vì vậy, để tránh gặp tình trạng này, bạn nên ngồi ở tư thế thoải mái.