Đ/c Nguyên Văn Cừ

7 373 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đ/c Nguyên Văn Cừ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912-1941) Trong lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một trong những lãnh tụ kiệt xuất, một tài năng lớn của Đảng ta. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam, tấm gương ngời sáng của một người cộng sản bất tử - đã dâng hiến cuộc đời cho độc lập của Tổ quốc, cho tự do dân tộc, cho lý tưởng quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chiến sĩ cộng sản kiên cường. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Phù Khê - Từ Sơn và là hậu duệ đời thứ 17 của nhà chính trị, ngoại giao, nhà thơ, danh nhân văn hoá thế giới -Nguyễn Trãi. Mang trong mình dòng máu yêu nước, văn hoá truyền thống của gia đình; được nuôi dưỡng trong một không gian đặc trưng của văn hoá Việt Nam; lớn lên trong phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1927, khi còn đang theo học ở trường Bưởi (Hà Nội), Nguyễn Văn Cừ đã bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước. Đầu năm 1928, Nguyễn Văn Cừ đã trở thành hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ nguyễn Ái Quốc sáng lập. Lấy cớ các hoạt động yêu nước của Nguyễn Văn Cừ là "hành vi chống đối", tháng 5-1928, nhà trường thực dân đã buộc anh phải thôi học. Tháng 8-1928, thực hiện chủ trương "vô sản hoá" của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, Nguyễn Văn Cừ được đi "vô sản hoá" ở vùng mỏ than Đông Bắc. Nhiệt huyết cách mạng, năng lực tổ chức phong trào, khả năng tuyên truyền cách mạng trong giai cấp công nhân của Nguyễn Văn Cừ sớm được thể hiện và đồng chí đã nhanh chóng trưởng thành từ phong trào của giai cấp công nhân. Chỉ sau một năm "vô sản hoá", năm 1929, ở tuổi 17, Nguyễn Văn Cừ đã trở thành người trực tiếp chỉ đạo phong trào công nhân, phong trào cộng sản ở khu vực có số lượng công nhân tập trung lớn nhất nước ta. Tháng 6-1929, đồng chí trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đông Dương cộng sản Đảng. Tháng 2-1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Cừ trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Cuối tháng 2-1930, đồng chí thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở mỏ Mạo Khê - chi bộ đầu tiên của Đảng ta ở vùng mỏ quảng Ninh. Sau đó, tháng 4-1930, dưới sự chỉ đạo của đồng chí, các chi bộ đảng ở Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt ra đời. Với những hoạt động không mệt mỏi của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, ngay từ những ngày tháng đầu mới thành lập, Đảng ta đã đứng vững ở nơi tập trung đông đảo nhất đội ngũ công nhân của nước ta. Tháng 2-1931, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân Pháp bắt và giam cầm ở các nhà tù Hòn Gai, Hoả Lò rồi lưu đày đi Côn Đảo. Sau gần 6 năm bị đày ải trong ngục tù đế quốc, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, nhờ kết quả đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 11-1936, đồng chí được trả tự do và lại lao ngay vào hoạt động cho Đảng. Cùng với các đồng chí Lương Khánh Thiện, Tô Hiệu, Đặng Xuân Khu, Hạ Bá Cang,… Nguyễn Văn Cừ đã tập trung vào công tác khôi phục cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và đã thành công trong việc lập lại Xứ uỷ Bắc kỳ và trở thành uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ (3-1937). Năng lực của đồng chí Nguyễn Văn Cừ được Đảng ta khẳng định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 25-8 đến 4-9- 1937. Đồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Ban Thường Vụ Trung ương Đảng. Sáu tháng sau đó, với phẩm chất, trí tuệ và tài năng tổ chức đã được thể hiện của mình, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, họp từ ngày 29 đến 30-3-1938 đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong lịch sử Đảng ta, Nguyễn Văn Cừ là người giữ cương vị Tổng Bí thư - khi đó đồng chí 26 tuổi. Với sự lãnh đạo đúng đắn của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Đảng ta đã lãnh đạo phong trào cách mạng có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoảng sợ trước sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta, ngày 17-1-1940, thực dân Pháp đã bắt Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và ngày 26-8-1941 chúng đã hành quyết đồng chí. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã anh dũng hy sinh cho lý tưởng của Đảng - vì độc lập của Tổ quốc và tự do cho dân tộc Việt Nam khi mới 29 tuổi./. Khu lưu niệm về đồng chí Nguyễn Văn Cừ Được xây dựng tại xã Phù khê - thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Các hạng mục công trình trong khu lưu niệm được chia thành hai phần: Địa điểm nhà lưu niệm và nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ được xây dựng từ năm 1976 trên đất dựa theo lời kể của các vị thân nhân trong gia đình và dòng họ đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Địa điểm nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là Di tích cách mạng năm 1988. Nhà trưng bày được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1992 nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của đồng chí. Từ đó đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước và ngành văn hoá từ Trung ương đến địa phương, khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ hàng năm vẫn được tu bổ tôn tạo, chỉnh lý bổ sung. . Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912-1941) Trong lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một trong những lãnh tụ kiệt. Nguyễn Văn Cừ đã trở thành hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ nguyễn Ái Quốc sáng lập. Lấy cớ các hoạt động yêu nước của Nguyễn Văn Cừ

Ngày đăng: 10/11/2013, 19:11