1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

12 bài 36 CB

2 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 27 KB

Nội dung

BÀI 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:: Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. Quá trình hình thành quần thể : Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới của môi trường. Những cá thể thích nghi được với môi trường thì tồn tại và giữa chúng thiết lập mối quan hệ sinh thái, các cá thể sinh sản và dần hình thành quần thể ổn định. II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (mục II) : Quan hệ cùng loài. 1. Quan hệ hỗ trợ. hình 36.3 ---->36.4: + Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ : Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm, cụ thể : * Đối với động vật thể hiện ở lối sống bầy đàn. * Đối với thực vật thể hiện ở hiện tượng sống thành búi, khóm… + Ý nghĩa : * Đối với thực vật. Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió. Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn. * Đối với động vật : Giúp nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, cũng như chống lại kẻ thù. Tăng khả năng sinh sản. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của loài. 2. Quan hệ cạnh tranh. + Nguyên nhân. * Do nơi sống chật chội, nhu cầu sống lớn hơn so với nguồn sống trong sinh cảnh. * Con đực tranh giành con cái hoặc ngược lại trong đàn vào mùa sinh sản. + Biểu hiện : * Ở thực vật : thông qua hiện tượng tự tỉa. * Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể. + Ý nghĩa : * Giảm sự cạnh tranh. * Nhờ cạnh tranh mà số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Đối với HS khá, giỏi cần phân tích được nguyên nhân và ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. 1/ Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao B. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thẻ trong quần thể trở nên đối kháng C. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể 2 Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là: A. Cỏ dại với cây trồng B. Cây dây leo dựa trên thân cây gỗ. C. Chó sói và báo tranh mồi D. Phân công trong xã hội loài ong. 3. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp ở vùng ôn đới, động vật hằng nhiệt đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể ổn định bằng cách nào sau đây? A.Giảm trao đổi chất để giảm sử dụng năng lượng của cơ thể. B. Màu lông động vật thường xẫm giúp cơ thể hấp thu được nhiều nhiệt hơn từ môi trường . C. Có lớp mỡ dưới da dày giúp cho cơ thể giữ được nhiệt. D. Có kích thước cơ thể nhỏ để giảm mất nhiệt. . trong quần thể (mục II) : Quan hệ cùng loài. 1. Quan hệ hỗ trợ. hình 36. 3 ----> ;36. 4: + Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ : Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm,. BÀI 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Quần

Ngày đăng: 10/11/2013, 18:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w