1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

12 bài 35 CB

2 344 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 39,5 KB

Nội dung

Phần bảy. SINH THÁI HỌC. CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Môi trường và các nhân tố sinh thái - Môi trường sống: Tất cả những nhân tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng hoặc tác động tới sự tồn tại, sinh trưởng phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. - Các loại môi trường: Trên cạn, nước, đất, sinh vật. - Nhân tố sinh thái là tất cả những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật * Nhân tố vô sinh : là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… * Nhân tố hữu sinh : là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái : + Giới hạn sinh thái : * Giới hạn sinh thái : Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được. * Khoảng thuận lợi : Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. * Khoảng chống chịu : Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. + Ổ sinh thái : * Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. * Nơi ở chỉ là nơi cư trú. III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường : + Sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng. Điểm phân biệt Cây ưa sáng Cây ưa bóng Hình thái, giải phẫu + Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. + Lá cây nhỏ, màu nhạt, mặt trên có tầng cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. + Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất. + Thân nhỏ, nhiều cành. + Lá to, mỏng màu sẫm, mô giậu kém phát triển. + Các lá xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất. Sinh lí + Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh. + Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu. + Sự thích nghi của động vật với ánh sáng. * Động vật có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng → Thích nghi hơn với điều kiện ánh sáng luôn thay đổi * Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. * Cường độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh trưởng và sinh sản của sinh vật (dành cho HS khá, giỏi) * Chia động vật thành 2 nhóm : Nhóm hoạt động ban ngày và nhóm hoạt động ban đêm. + Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ : Trước hết, GV cần cho HS biết được thế nào là động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt. Để giúp HS nắm được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ, GV vấn đáp HS tìm ra sự khác giữa động vật sống ở nơi có khí hậu nóng và động vật sống ở nơi có khí hậu lạnh. GV thống nhất câu trả lời và kết luận bằng 2 quy tắc : * Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) : Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. * Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi,chi của cơ thể(quy tắc Allen) : Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi, . thường bé hơn tai, đuôi, chi của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Đối với HS khá, giỏi cần nắm được tỉ số S/V để giải thích các hiện tượng trên. Ba ̀ i tâ ̣ p trắc nghiê ̣ m 1/ Môi trư ̀ ơng sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-không khí B. Đất-nước-không khí-sinh vật C. Đất-nước-không khí-trên cạn D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật 2/ Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A;B;C;D lần lượt là: 10-38,5 0 C ; 10,6-32 0 C ; 5-44 0 C; 8- 32 0 C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B B. C và A C. B và A D. C và D 3/ Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào: A. Điểm gây chết thấp B. Khoảng thuận lợi rộng C. Khoảng chống chịu rộng D. Ổ sinh thái rộng 4/ Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa sáng? A. Có phiến lá dày B. Mô giậu phát triển C. Lá nằm ngang so với mặt đất D. Thường mọc nơi quang đãng 5/ Động vật . (1) .sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể .(2) . so với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, (1) và (2) lần lượt là: A. Hằng nhiệt ; lớn hơn B. Biến nhiệt ; lớn hơn C. Hằng nhiệt ; bế hơn D. Biến nhiệt ; bé hơn 6/ Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái và khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ là: A. 15,6 – 42 0 C và 20 – 25 0 C B. 5,6 – 42 0 C và 20 – 25 0 C C. 15,6 – 42 0 C và 20 – 35 0 C D. 5,6 – 42 0 C và 20 – 35 0 C 7/ Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa bóng ? A. Có phiến lá mõng B. Ít hoặc không có mô giậu C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất D. Mọc dưới tán của cây khác trong rừng 8/ Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các…… khác nhau. A. Quần thể B. Ổ sinh thái C. Quần xã D. Sinh cảnh . 0 C B. 5,6 – 42 0 C và 20 – 25 0 C C. 15,6 – 42 0 C và 20 – 35 0 C D. 5,6 – 42 0 C và 20 – 35 0 C 7/ Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa bóng ? A. Có. Phần bảy. SINH THÁI HỌC. CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Môi trường và các nhân tố sinh

Ngày đăng: 31/10/2013, 12:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w