MỘT CÔ GIÁO MIỀN XUÔI " CÓ HẸN " VỚI MẢNH ĐẤT TAM TRÀ Cô giáo Võ Thị Thuý Hằng ,xã Tam Mĩ ,huyện Núi Thành , tỉnh Quảng Nam ,tốt nghiệp Trung học sư phạm năm 1989 . Khi ra trường cô đã tình nguyện ,hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để mang những con chữ đến với các em miền núi xa xôi ,hẻo lánh của xã Tam Trà , huyện Núi Thành ,tỉnh Quảng Nam , nơi mà có hai dân tộc Kinh và Kor cùng chung sống . Nói đến Tam Trà trong những năm ấy ai đã đến một lần thì không sao quên được nổi vất vả , khổ cực chưa từng có . Con đường đi toàn là đá "ba lát" ,chông chênh lên xuống ,đều dốc quanh co , không có phương tiện đi lại , không có điện , không có thông tin liên lạc , trường học toàn là tranh tre vách nứa , đời sống của người dân muôn vàn khó khăn " sắn ghé cơm " mà mỗi ngày chỉ được ăn hai bữa , thức ăn chủ yếu là "ớt tươi nướng muối " , thế mà cô vẫn kiên trì bám trường , bám lớp , trọ trong căn phòng che bằng phênh đất , sống tự túc hoà chung với cuộc sống khổ cực cùng bà con trong thôn bản , mỗi tháng khi nhớ nhà , cô phải đi bộ 12 cây số để về thăm . Thấy con em đồng bào Kor đa số là mù chữ, lại không được đến trường , cô rất đau lòng , cứ mỗi buổi chiều chờ khi hoàng hôn xuống ,bà con trong bản đi làm nương về, cô lại lặn lội đến từng nhà để động viên bà con cho con em đến lớp để học cái chữ .Cô đã dành tất cả tình yêu thương , chăm lo dạy dỗ cho các em từng li, từng tí : "Tất cả vì học sinh miền núi thân yêu " suốt 5 năm trời . Đến năm 1994 cô đã đi tìm được hạnh phúc cho riêng mình ,cô trở về quê hương tiếp tục con đường sự nghiệp của mình và đã làm vợ ,làm mẹ . Chồng của cô cũng là một thầy giáo cùng quê với cô, cũng đã làm sự nghiệp trồng người trên mảnh đất Tam Trà cho đến nay vẫn chưa về quê . Thời gian cứ âm thầm lặng lẽ trôi đi . Năm học 2008- 2009 " cái hẹn " lại đến với cô,được sự phân công của tổ chức, cô tình nguyện quay lại Tam Trà để tiếp tục nhiệm vụ trồng người tại Trường Tiểu học Nguyễn Du .Lần này trở về trường cũ cô đã tâm sự với tôi : Tam Trà hôm nay thay đổi nhiều quá ! Điện , đường , trường , trạm đều được làm lại tương đối đàng hoàng ,thông tin liên lạc dễ dàng ,ai nấy đều có phương tiện đi lại, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no,hạnh phúc, tuy không bằng miền xuôi nhưng đó cũng là đổi thay quá lớn làm cho cô rất mừng . Nhưng mừng nhất là lần này cô lại không phải ở trọ hàng tháng trời nữa để giảng dạy, mà cô được trở về nhà hằng ngày cùng với con cái, sau những giờ lên lớp, nhưng khó khăn mà cô phải vượt qua để hoàn thành nghĩa vụ với Tam Trà không một chút đơn giản đâu ? Bởi để đến lớp đúng giờ, ,mỗi buổi sáng cô phải dậy từ lúc 4 giờ, lo cơm nước cho con ăn để con đến trường , rồi cô đi xe máy vượt qua 12 cây số để đến lớp, dạy xong cô lại quay về nhà tính cả đi lẫn về mỗi ngày cô phải đi 24 cây số, nghĩ cũng thật là ghê phải không ? Thế mà, từ đầu năm đến giờ cô chưa bỏ một buổi dạy nào .Các hoạt động của nhà trường cô đều tham gia đầy đủ ,nhiệt tình .Với lòng yêu nghề Nhân Ngày nhàgiáo Việt Nam 20-11 năm nay, tôi xin kính chúc cô cùng gia đình dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc,thành đạt trong sự nghiệp " Trồng người " . một buổi dạy nào .Các hoạt động của nhà trường cô đều tham gia đầy đủ ,nhiệt tình .Với lòng yêu nghề Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay, tôi xin. MỘT CÔ GIÁO MIỀN XUÔI " CÓ HẸN " VỚI MẢNH ĐẤT TAM TRÀ Cô giáo Võ Thị Thuý Hằng ,xã Tam Mĩ ,huyện