1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề luyện thi Tốt nghiệp số 18

3 231 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút A: Đề I/ Phần chung cho tất cả thí sinh ( 5 đ) Câu 1 : ( 2 điểm) Tác phẩm “Thuốc’’ của Lỗ Tấn a/ Tác phẩm được viết năm nào? b/ Ý nghĩa của nhan đề tác phẩm? Câu 2 ( 3 điểm) Có ý kiến cho rằng : “ Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Trình bày trong một bài văn ngắn ( không quá 400 chữ) ý kiến của anh (chị) về câu nói trên . II/ Phần riêng ( 5 điểm ) Học sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó. ( Câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3a: Theo chương trình chuẩn :( 5 điểm) Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “ Vợ nhặt ” của nhà văn Kim Lân. Câu3 b : Theo chương trình nâng cao :( 5 điểm) Sức sống tìm tàng của nhân vật Mỵ qua đoạn trích “ Vợ chồng A Phủ” ( trích truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài) ---------------------------------------------------- B: Đáp án và thang điểm I/ Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm) Câu 1 : (2 điểm) 1/ Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể diễn đạt khác nhau song cần nêu bật các ý chính sau : + Tác phẩm được viết năm 1919 + Ý nghĩa của nhan đề tácphẩm : - Thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê lạc hậu - Thuốc độc - mọi người cần giác ngộ - Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng ngắn bó với quần chúng. 2/ Cách cho điểm Điểm 2 : đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt cụ thể : câu a : 0.5 đ câu b : 3 ý, đúng mỗi ý 0.5 đ Câu 2 :( 3 điểm) a/ yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ yêu cầu về kiến thức. Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lý, chặt chẽ, có mức thuyết phục, cần nêu được các ý sau: + Hạnh phúc là gì ? là cảm giác, cảm xúc tươi vui, khoan khoái của tinh thần con người khi thoả mãn một nhu cầu nào đó. + Mỗi con người, mỗi thời đại có quan niệm khác nhau về hạnh phúc + Đây là quan niệm đẹp, nhân bản, cao cả . ( Hạnh phúc của người khác cũng chính là hạnh phúc của mình, mang lại hạnh phúc cho người khác mình cảm thấy hạnh phúc, mang lại hạnh phúc cho nhiều người, càng nhiều người càng thấy mình hạnh phúc) + Cần suy nghĩ, học tập để sống và làm theo quan niệm tốt đẹp này. c/ Cách cho đỉêm: Điểm 3: đáp ứng được những yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ Điểm 2: cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên, mắc một số lỗi Điểm 1: còn sài, mắc nhiều lỗi Điểm 0: không hiểu, chưa làm được gì II/ Phần riêng (5 đ) Câu 3a: theo chương trình chuẩn ( 5đ) Đề yêu cầu phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, có nhiều cách làm, song cần đáp ứng các yêu cầu sau: a/ Yêu cầu về kĩ năng + Biết phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi + Bố cục diễn đạt rõ ràng, kết cấu chặt chẽ b/ yêu cầu về kiến thức : học sinh có nhiều cách khai thác, phân tích song cần hướng tới những điểm sau: + Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. - Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại chào mình bằng U - Khi biết là vợ của Tràng bà vui buồn lẫn lộn. Bà tủi cho con của bà, tủi cho phận mình. - Bà lo cho sự sống và hạnh phúc của con mình - Bà tin tưởng vào tương lai với một quan điểm “ không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, rồi bà góp lòng mình vào buổi tiệc cưới con mình với nồi chè khoán. + Từ phân tích trên cần thấy rằng: cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ, giàu lòng thương con độ lượng… hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam bao đời . c/ Cách cho điểm + 5 đ : đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có sai vài lỗi + 3-4 đ : cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, có sai một số lỗi nhỏ. + 1-2 đ : hiểu đề nhưng phân tích còn lược, bố cục lộn xộn, sai nhiều lỗi + 0đ : bỏ giấy trắng, hoặc viết nhưng không ăn nhập gì Câu 3b : Theo chương trình nâng cao (5đ) Đây là đề bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học, học sinh có thể có nhiều cách làm bài, song cần đáp ứng các yêu cầu sau : a/ Yêu cầu về kĩ năng làm bài: văn gãy gọn, có cảm xúc, có hình ảnh. Bố cục rõ ràng mạch lạc, biết phân tích nhân vật trong một đoạn trích tác phẩm văn xuôi. b/ Yêu cầu kiến thức: Có nhiều cách làm, song cần hướng tới những điểm sau để làm rõ sức sống tiềm tàng của Mỵ: + Sau khi bị A Sử bắt, Mỵ về lại nhà mình có ý định tự tử (bằng lá ngón ), nhưng nghe lời cha, Mỵ quay lại nhà thống lý làm dâu, làm kiếp trâu ngựa. Sông lầm lũi, Mỵ quen dẫn trong cái khổ, ngỡ rằng Mỵ không còn như xưa nhưng khi mùa xuân về lòng Mỵ trỗi dậy sắc xuân và khát vọng tự do … + A phủ bị trói đứng, lúc đầu Mỵ dững dưng, cứ ngỡ Mỵ đã chai lỳ cảm xúc, Mỵ “ngày ấy” đã chết. Lòng thương người, thương mình, sức sống trỗi dậy Mỵ đã cắt dây cỡi trói cho A Phủ và chạy khỏi nhà thống lý Pá Tra. Mỵ là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ nghèo miền núi dưới chế độ phong kiến + Từ sự phân tích làm rõ sức sống tìm tàng của nhân vật Mỵ, cần thấy rằng: Sức sống ấy bắt nguồn từ tâm hồm Mỵ, niềm khát khao được sống, được tự do. Chính điều đó Mỵ đã cứu người và tự cởi trói cho đời mình. c/ Cách cho điểm Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên có một vài sai sót nhỏ Điểm 3, 4: đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên sai tương đối nhiều lỗi Điểm 1, 2: tỏ ra có hiểu đề nhưng còn sài mắc nhiều lỗi Đỉêm 0: bỏ giấy trắng lạc đề hoặc vài dòng chiếu lệ. . GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút A: Đề I/ Phần chung cho tất cả thí sinh ( 5. sự phân tích làm rõ sức sống tìm tàng của nhân vật Mỵ, cần thấy rằng: Sức sống ấy bắt nguồn từ tâm hồm Mỵ, niềm khát khao được sống, được tự do. Chính

Ngày đăng: 09/11/2013, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w