1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bộ đề kiểm tra

7 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

Đề kiểm tra: 15 phút M«n: GDCD Líp: 8 §Ò ra: *Đề số 1: Em hiểu thế nào là kỉ luật ? Nêu 5 việc làm thể hiện kỉ luật của mình. *Đề số 2: Em hiểu thế nào là pháp luật ? Nêu 5 việc làm vi phạm pháp luật mà em biết trong thực tế của mình. Đáp án: * Đề số 1: (10điểm ) - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể) và những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất, chặt chẻ của mọi người.(5đ) - Năm việc làm thể hiện kỉ luật (5đ) 1. Nghỉ học phải viết giấy xin phép và có chữ kí của phụ huynh. 2. Đi nhẹ nói khẻ khi vào bệnh viện. 3. Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. 4. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 5. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. * Đề số 1:(10điểm) - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhá nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.(5đ) - Năm việclàm vi phạm pháp luật :(5đ) 1. Đi xe đạp lạng lách đánh võng. 2. Học sinh sử dụng ma túy. 3. Săn bắt động vật quý hiếm. 4. Khai thác vàng trái phép. 5. Học sinh THCS đi xe máy đến trường. GVBM Hoàng Thị Thị ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 8 * ĐỀ ra. Đề số 1: (10 điểm) Câu 1. Em hiểu tôn trọng người khác là gì ? Hãy nêu 6 việc làm thực tế chứng tỏ biết tôn trọng người khác .(4,5 điểm) Câu 2.Tắc nghẻn giao thông ở một số thàng phố hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Hãy nêu biện pháp khăc phục.(2,5 điểm) Câu 3. Thế nào là giữ chữ tín? Nêu được biểu hiện giữ chữ tín. Cho 2 ví dụ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày? (3điểm) * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề 1: (10 điểm ) *Cần trả lời được các ý sau : Câu 1.(4,5 đ) - Tôn trọng người khác là đánh giá đúng , coi trọng danh dự , nhân phẩm, lợi ích của người khác , thể hiện lối sông có văn hoá.(0,5đ) - Tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi (0,5đ) - Tôn trọng người khác thể hiện qua cử chỉ, thái độ, hành vi.(0,5đ) - Lấy được ví dụ trong thực tế cuộc sống về thái độ tôn trọng người khác. (3đ) Câu 2.(2,5 đ) - Tăc nghẻn giao thông do nhiều nguyên nhân .(0,5đ) - Trong đó có nguyên nhân do con người gây ra, đặc biệt là người tham gia giao thông (1đ) - Biện pháp khăc phục: Mọi công dân cần phải châp hành luật lệ an toàn giao thông, và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt… .(1đ) Câu 2.(3 đ) - Coi trọng lòng tin tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.(1đ) - Giữ lời hứa, đã nói là phải làm, tôn trong những điều đã cam kiết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của mình.(1đ) - Học sinh nêu 2 việc làm của mình (1đ) ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 8 * ĐỀ ra. Đề số 2: (10 điểm) Câu 1. Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào ? Hãy nêu 5 việc làm thực tế không biết tôn trọng người khác .(3,5 điểm) Câu 1. Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Nêu ví dụ minh họa? (4điểm) Câu 3.Tắc nghẻn giao thông ở một số thàng phố hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Hãy nêu biện pháp khăc phục.(2,5 điểm) * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề số 2 :(10 điểm) *Cần trả lời được các ý sau : Câu 1.(3,5đ) - Tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình .(5đ) - Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở lên lành mạnh và trong sáng. (5đ) - Học sinh nêu 5 việc làm không tôn trọng người khác.(2,5đ) Câu 2.(4đ) - Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội ; (1đ) - là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.(1,đ) - Là điều kiện để mỗi cá nhân được đống gúp vào sự phát triển của xã hội, được bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách.(1đ) - Học sinh nêu 2 ví dụ. (1đ) Câu 3.(2,5đ) - Coi trọng lòng tin tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.(1đ) - Giữ lời hứa, đã nói là phải làm, tôn trong những điều đã cam kiết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của mình.(1đ) - Học sinh nêu 1 việc làm của mình (0,5đ) GVBM Hoàng Thị Thị ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 6 * Đề số 1: Câu 1: (5 điểm)Thế nào là tiết kiệm ?Tại sao phải sống tiết kiệm ? Hãy nêu 5 những việc làm thể hiện sự tiết kiệm của em. Câu 2: (5 điểm) Thế náo là biết ơn ? Vì sao phải biết ơn ? Chúng ta cần biết ơn những ai ? nêu 4 câu tục ngữ thể hiện biết ơn ? *Đáp án số 1: Câu 1. (5 điểm) - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mực, của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.(1 đ) - Ý nghĩa sống tiết kiệm:(1,5 đ) + Tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và của xã hội, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người. + Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, đất nước. +Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa. - HS nêu việc làm của mình thể hiện tính tiết kiệm (2,5 đ) Câu 2.( 5 điểm). - Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước. (1 đ) - Ý nghĩa: + Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta. + Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người. + Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.(1 đ) - Chúng ta phải biết ơn Đảng, nhà nước, ông bà cha mẹ, vua Hùng, thương binh liệt sĩ, những người đó giúp đỡ mình…(1 đ) - Tục ngữ: 1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 2. Uống nước nhớ nguồn 3. Ân trả nghĩa đền 4. Ăn khoai có kẻ cho dây mà trồng (2 đ) GVBM Hoàng Thị Thị ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 6 * Đề số 2: Câu 1: (5 điểm) Thế nào là lễ độ ? Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người ? Hãy nêu 3 thành ngữ thể hiện lễ độ. Câu 2: (5 điểm) Thế náo là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên ? vì sao phải yên và sống hòa hợp với thiên nhiên? Nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. *Đáp án số 2: Câu 1. (4 điểm) - Lễ độ là cách cử xữ đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. (1 đ) - Ý nghĩa: (1,5 đ) + Lễ độ thể hiện sự tôn trọng , sự quan tâm đối với mọi người. + Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng do đó được mọi người quý mến. + Làm cho mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ. - Thành ngữ: 1. Đi thưa, về trình. 2. Gọi dạ, bảo vâng. 3. Kính trên, nhường dưới. (1,5 đ) Câu 2: (6 điểm) - Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn với thiên nhiên; tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại với thiên nhiên ; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, những hạn chế tác hại do thiên nhiên gây ra.(2 đ) - Ý nghĩa: + Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống của con người: thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thầncủa con người; yêu thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại. + Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiểm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu.(2 đ) - Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: + Trồng và chăm sóc cây xanh + Khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng + Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hũy diệt. (2 đ) ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 10 *Đề số 1: (10 điểm) Câu 1. .(3 đ) Hãy phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa tiết học và các môn khoa học cụ thể ? Câu 2.(3đ) Bằng những kiết thức đã học và thực tế cuộc sống. Em hãy chứng minh một vài sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan. Câu 3. (4 đ) So sánh sự khác nhau của phủ định biện chứng và phủ định siêu hình ? Cho ví dụ ? * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đáp án số 1: (10 điểm ) *Cần trả lời được các ý sau : Câu 1. (3đ) - Khi khoa học chưa phát triên, chưa phân ngành, mọi tri thức đều được coi là tri thức triết học (triết học là một môn khoa học của khoa học). Từ thế kỉ XVI, XVII, XVIII nhất là thế kỉ XIX, khoa học tự nhiên phát triển nhanh chóng, sự phân ngành diễn ra rất mạnh mẽ. Mỗi ngành khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng, quan niệm « Triếtt học là môn khoa học của khoa học » không còn thích hợp. (1đ) - Vì vậy, Triết học và các môn khoa học cụ thể, tuy có quan hệ gắn với nhau nhưng đều có đối tượng nghiên cứu riêng.(0,5đ) - Triết học và cá môn khoa học cụ thể đều nghiên cứu nhựng quy luật vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và các lĩnh vực tư duy, nhưng mỗi môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu một bộ phận một lĩnh vực riêng biệt của thế giới.(1đ) - Còn triết học đi nghiên cứu những vấn đề chung nhất , phổ biến nhất của thế giới .(0,5đ) Câu 2. (3đ) Giới tự nhiên tồn tại khách quan, dù con người có muốn hay không chúng vẫn tồn tại.(1đ) Ví dụ : Miền bắc nước ta có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là hiện tượng và quy luật vận động tất yếu của thời tiết, dù con người có muốn hay không chúng vẫn tồn tại tuần tự như thế. (Hscó thể nêu ví dụ khác) (1đ) Vì vậy, có thể khẵng định giới tự nhiên là tự có, sự ra đới, vận động và phát triển của giới tự nhiên tuân theo quy luật vốn có của nó, không do ý thức của con người và một lựclượng thàn bí nào tạo ra.(1đ) Câu 3.(2 đ) - Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật và hiện tượng. (1đ) - Phủ định biện chứng là phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân SVHT có kế thừa những yếu tố tích cực của SVHT cũ và phát triển SVHT mới. (1đ) a) Tre già măng mọc b) Có mới nới cũ c) Có trăng phụ đèn  ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 10 Đề số 2: (10 điểm) Câu 1.(4đ) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chất và lượng. Cho ví dụ ? Câu 2. (2đ) Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết con người có thể hạn chế được tác hại của hạn hán và lũ lụt không ? Bằng cách nào. Câu 3. (4đ)Bằng những kiến thức đã học bài nguồn gốc vận động, phát triển của SVHTem hãy rút ra bài học cho thức tiển. Cho ví dụ ? Đáp án số 2 :(10 điểm) Câu 1.(4đ) Chất Lượng Sự (1,5đ) giống nhau. - Là những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng. - Bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại với lượng - Là những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng. - Bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại với chất. Sự (1,5đ) khác nhau. - Thuộc tính cơ bản, dùng để phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác . - Biến đổi sau. - Biến đổi nhanh chóng khi lượng đạt tới điểm giới hạn(điểm nút) - Thuộc tính chỉ trình độ phát triển quy mô, tóc độ vân động, số lượng của sự vật, hiện tượng. - Biến đổi trước. - Biến đổi từ từ theo chiều hướng tăng dần, hoặc giảm dần. - Hs nêu 2 ví dụ. (1đ) Câu 2. (2,5đ) Con người có thể hạn chế được hạn hán và lũ lụt bằng cách: (1đ) - Trồng rừng để giữ nước và hạn chế tốc độ chảy tràn của nứớc.(0,5) - Xây dựng hồ chứa nước, đào kênh mương dẫn nước để điều hòa mức nước. (0,5) - Dùng những phương tiện khoa học không gây hại cho môi trường làm tan mây để tránh lượng mưa quá lớn gây lũ lụt. (0,5đ) Câu 3. (4,5đ) - Để giải quyết được mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.(0,5đ) - Phân tích điểm mạnh điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giựa các mặt của mâu thuẫn.(0,5đ) - Phải phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.(0,5đ) - Nâng cao nhận thức xã hội phát triển nhân cách.(0,5đ) - Phải biết đấu tranh phê và tự phê.(0,5đ) - Tránh tư tưởng “Dĩ hòa vi quý.”(0,5đ) * Hs nêu 2ví dụ (2đ) . Đề kiểm tra: 15 phút M«n: GDCD Líp: 8 §Ò ra: *Đề số 1: Em hiểu thế nào là kỉ luật ? Nêu 5 việc làm thể hiện kỉ luật của mình. *Đề số 2: Em. đi xe máy đến trường. GVBM Hoàng Thị Thị ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Môn : GDCD Thời gian 45 phút Lớp : 8 * ĐỀ ra. Đề số 1: (10 điểm) Câu 1. Em hiểu tôn trọng

Ngày đăng: 09/11/2013, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w