Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững còn gọi là Hội nghịRio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg nhóm họp tại Johannesburg, Cộnghòa Nam Phi với sự tham gia
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quảnghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghinguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả luận văn
Nguyễn Mai Phương
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại họccùng các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại họcThủy lợi, những người đã trang bị những kiến thức quý báu, đóng góp ý kiến cho việchướng dẫn luận văn thạc sĩ này
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đoàn Thục Quyên người đã dành nhiềuthời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ để tác giả có thể hoànthành công trình nghiên cứu khoa học của mình
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị, các cá nhân thị xãPhổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ cung cấp các thông tin, số liệu giúp tác giả hoànthành luận văn này
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tácgiả kính mong thầy, cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và nhữngngười quan tâm đến đề tài này có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoànthiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 5
1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững 5
1.1.1 Phát triển bền vững 5
1.1.2 Phát triển nông nghiệp bền vững 6
1.1.3 Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững 7
1.1.4 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững 7
1.2 Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững 8
1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế 8
1.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội 9
1.2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường 9
1.2.4 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững 10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp bền vững 13
1.3.1 Về điều kiện tự nhiên 13
1.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội 14
1.3.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 15
1.3.4 Sự phát triển của khoa học, công nghệ 15
1.3.5 Yếu tố tổ chức và quản lý 15
1.3.6 Yếu tố quốc tế 16
1.4 Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững 16
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của một số nước Châu Á 16
Trang 41.4.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số địa phương ở
Việt Nam 21
1.4.3 Bài học kinh nghiệm 24
Kết luận chương 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 27
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường thị xã Phổ Yên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 27
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế 29
2.1.3 Đặc điểm về xã hội 31
2.1.4 Môi trường 34
2.1.5 Kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn 35
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 36
2.2.1 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 36
2.2.2 Tình hình phát triển ngành trồng trọt 40
2.2.3 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi 43
2.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững về xã hội 46
2.2.5 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững về môi trường 49
2.3 Những tồn tại và nguyên nhân 52
2.3.1 Tồn tại 52
2.3.2 Nguyên nhân 54
Kết luận chương 2 56
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGYÊN 57
3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và tầm nhìn đến năm 2025 57
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và tầm nhìn đến năm 2025 57
Trang 53.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên và tầm nhìn đến năm 2025 60
3.2 Xu hướng phát triển kinh tế xã hội Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 63
3.2.1 Về kinh tế 63
3.2.2 Về xã hội 65
3.2.3 Về môi trường 65
3.3 Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 66
3.3.1 Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế 66
3.3.2 Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội 72
3.3.3 Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường 74
3.3.4 Các giải pháp khác phát triển nông nghiệp bền vững 76
Kết luận chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số trường, số lớp, số giáo viên, số học sinh mầm non năm học 2016-2018
31 Bảng 2.2 Số trường, số lớp học, số giáo viên, số học sinh phổ thông năm học
2017-2018 32
Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng phân theo loại đất tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2017) 35
Bảng 2.4 Diện tích rừng hiện có và diện tích rừng trồng mới tập trung tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 38
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 38
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa giai đoạn 2013-2017 41
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô giai đoạn 2013-2017 42
Bảng 2.8 Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai lang giai đoạn 2013-2017 42
Bảng 2.9 Diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn giai đoạn 2013-2017 43
Bảng 2.10 Số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, ngựa tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 44
Bảng 2.11 Số hộ cận nghèo, số hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo, tỷ lệ hô nghèo tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020) 47
Trang 8Ủy ban nhân dân
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp đóng vai trò, hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Tăng trưởngnông nghiệp Việt Nam đạt mức trung bình 3,5%/năm trong giai đoạn 1986 - 2017.Năng suất lúa gạo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi sovới Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất hồ tiêu đạt 2,6 tấn/ha; năng suất
cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013 - 2017 đạt157,07 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm Phát triển nông nghiệp đóng góp vàogiải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông nghiệp và vào vai trò xoá đóigiảm nghèo của Việt Nam
Nông nghiệp có bước phát triển mới, kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiềuvùng nông thôn thay đổi Phát triển nông nghiệp đã đi liền với việc khai thác có hiệuquả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn với giải quyết các vấn
đề xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lươngthực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới
Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao Vìvậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp Phát triểnnhanh, bền vững kinh tế nông nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết tronggiai đoạn hiện nay
Cùng với sự phát triển chung của nông nghiệp cả nước, nông nghiệp thị xã Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên những năm qua có những bước phát triển khá rõ nét Đầu tư khoahọc công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp là một điểm đột phá nhằmtháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp Từ đó chuyển đổi diện tích từ trồng lúasang các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trung bình một hộ cho thu nhập từ 50triệu đồng/năm Các nông sản đa dạng hóa, năng suất, chất lượng được nâng cao vàsản xuất hướng vào những sản phẩm có giá trị kinh tế, tạo nên khối lượng hàng hóađáp ứng được nhu cầu thị trường, làm cơ sở định hướng cho việc phát triển nông
Trang 10Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế nông nghiệp của thị xã phát triển chưa bền vững, sứccạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất Việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biếnvẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàngthấp, cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn còn chuyển dịch chậm Nông nghiệp vànông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém,môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạnchế Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn thấp, tỷ
lệ hộ nghèo giảm chưa bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, từ thực trang phát
triển kinh tế nông nghiệp chưa bền vững nhằm đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệpbền vững
2 Mục đích của đề tài
Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tếnông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nôngnghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vữngtại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phạm vi về không gian: thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phạm vi về thời gian: sử dụng các số liệu từ năm 2013 - 2017, để phân tích, đánh giáthực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên Các giải pháp đề xuất được áp dụng cho giai đoạn 2019 - 2025
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tài liệu sơ cấp: thu thập từ các phòng ban chức năng, các bộ phận, cơ sở để thu thậpcác số liệu liên quan, nhằm phục vụ tốt cho quá trình thực hiện đề tài
Tài liệu thứ cấp: sử dụng những báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Các tài liệu đã được công bố như: khoá luận tốt nghiệp, các bài báo tạp chí…
4.3.2 Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội thường xuyên biến động qua thời gian
Để nghiên cứu sự biến động này, ta thường sử dụng dãy số thời gian Dãy số thời gian
là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian
Nghiên cứu dãy số thời gian giúp ta đưa ra các đặc điểm về sự biến động, xu hướng vànhịp điệu phát triển của hiện tượng Từ đó, có thể dự đoán các mức độ của hiện tượngtrong tương lai
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học, nghiên cứu một cách hệ thống thực trạngphát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; tìm ranhững tồn tại và nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế nôngnghiệp bền vững
Trang 125.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn thực trạng phát triểnkinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đưa ra các giảipháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững trong thời gian tiếp theo
6 Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Dựa trên thực tế những khó khăn mà thị xã Phổ Yên đang gặp phải trong phát triểnkinh tế nông nghiệp bền vững, đưa ra được giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bềnvững, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như phát
triển kinh tế của thị xã Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: phần mở đầu, kếtluận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn được kết cấu bởi 3 chươngnội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Trang 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loạikhông thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tấtyếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi
là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" Nói cách khác, phát triển
-bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môitrường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xãhội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội,phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đíchdung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường vàPhát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thôngđiệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh
sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường
Trang 14Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghịRio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộnghòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh
tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động vềphát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề vềnước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loạihình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng caochất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệhiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế
hệ trong tương lai"
1.1.2 Phát triển nông nghiệp bền vững
Về mặt tổng quát, phát triển nông nghiệp bền vững cũng giống như phát triển kinh tếbền vững là phải bảo đảm tốt ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội vàbền vững về môi trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc(FAO) năm 1992 đã đưa ra định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững như sau:
“Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹthuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện tại
và mai sau Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp vànuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tàinguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấpnhận về phương diện xã hội”[1] Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệpnhư đã trình bày ở phần trên, nên nội dung bền vững của từng vấn đề cũng có nhữngnét đặc thù riêng biệt Bên cạnh đó, bền vững về nông nghiệp còn được nhìn nhận đó
là việc duy trì và phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế và chấtlượng cao, hiệu quả và phù hợp với những đặc trưng riêng có của mỗi vùng trên phạm
vi cả nước Phát triển nông nghiệp đảm bảo sự lan tỏa tích cực tới các khía cạnh về xã hội và môi trường ở khu vực nông thôn
Trang 15Yếu tố kinh tế
(Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp )
- Du lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp đô thị
Kinhtế
Môitrường
Yếu tố môi trường và cảnh quan
- Bảo vệ môi trường (nước,
- Hoạt động giải trí, tiêu khiển
Hình 1.1 Sơ đồ phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.3 Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững
- Phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển nông nghiệp bền vững góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội trong nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp sinh thái
1.1.4 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững
- Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ đem lại một nền nông nghiệp tăng trưởng và pháttriển nhanh, tốc độ tăng trưởng ở mức cao và ổn định
- Phát triển nông nghiệp bền vững tăng thu nhập cho người nông dân
Trang 16- Giải quyết, nâng cao đời sống của người dân, xóa đói giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách giữa các nhóm dân cư trong xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp; cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu;
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: ruộng đất, lao động, nguồn lực khác,
- Phát triển nông nghiệp bền vững còn có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sử dụng hiệu quảnguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai Sử dụng đúng nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành lâu dài
- Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái
1.2 Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế
Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, pháttriển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của nông nghiệp, góp phần tích cực vào phát triểnkinh tế của quốc gia, cộng đồng
Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơcấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái
và gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai Điều đó được thể hiện ở các tiêu chí sau:
- Sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp gồm: giatăng sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa; hàng hóa sản xuất ra đáp ứng mộtphần nhu cầu sử dụng của người dân; chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngàycàng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ngày càng cao Người nông dân phải có sựđầu tư tăng năng suất lao động, năng suất ruộng đất và năng suất cây trồng, đảm bảo sảnxuất ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp để
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tăng năng suất
Trang 171.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội
Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội đó chính là quá trình phát triển vừa đảmbảo được mục tiêu kinh tế vừa đảm bảo được mục tiêu thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội học hành và có việc làm, giảm tình trạngđói nghèo, nâng cao trình độ dân trí, tạo sự đồng thuận và an sinh xã hội
Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội sẽ đảm bảo cuộc sống của người nông dânđạt kết quả ngày càng cao; tăng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiệnchất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèogiữa các tầng lớp và nhóm xã hội Giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ văn minh
về đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân
Điều đó được thể hiện ở các yếu tố sau:
- Sử dụng hợp lý lao động: Phát triển kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với giải quyết việc làm cho người lao động
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo
- Tăng trưởng kinh tế làm giảm khoảng cách giảu nghèo, đảm bảo ổn định xã hội vànâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
1.2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường
Phát triển nông nghiệp bền vững trên phương diện môi trường là quá trình phát triểnđạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, gắn với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên không làm suy thoái, hủy hoại môi trường mà cònnuôi dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường Về chất lượng môi trường, trong pháttriển nông nghiệp bền vững đó là một tổng thể như môi trường khí hậu, nước, đất,giống,… nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm; các nguồnphế thải phải được xử lý, tái chế kịp thời
Để đạt được mục tiêu đó, tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sởkhai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Có nghĩa làphải có kế hoạch cân nhắc, lựa chọn khi ra quyết định khai thác tài nguyên để phục vụ
Trang 18Xét về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, tăng trưởng kinh tế không làm ônhiễm, suy thoái, hủy hoại môi trường là yếu tố bền vững cần được bảo vệ, nếu tăngtrưởng kinh tế nhưng lại làm ô nhiễm, suy thoái, hủy hoại môi trường thì sẽ đe dọatrực tiếp cuộc sống của thế hệ hiện tại và của các thế hệ tương lai Cho nên, tăngtrưởng kinh tế phải gắn liền với nuôi dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường để đápứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu củathế hệ tương lai.
1.2.4 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế tức là sự tiến bộ về mọi mặt của ngành nông nghiệp xéttrên khía cạnh kinh tế, được thể hiện ở chất lượng tăng trưởng nông nghiệp ngày càngcao và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phù hợp với thị trường, thích ứng vớibiến đổi khí hậu Đây là nội dung quan trọng nhất cấu thành nên phát triển nông nghiệpbền vững, bởi phát triển kinh tế chính là điều kiện để thực hiện các trụ cột xã hội và môitrường
Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng Phát triểnbền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếpxúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng nhữngnguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bìnhđẳng Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọingười, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn chophép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người
Phát triển bền vững về kinh tế thể hiện:
+ Nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp Chất lượng tăng trưởng nông nghiệpphản ánh bản chất bên trong của quá trình tăng trưởng nông nghiệp Chất lượng tăngtrưởng nông nghiệp được thể hiện trên ba mặt: động thái, cấu trúc và hiệu quả của tăngtrưởng nông nghiệp
Động thái tăng trưởng nông nghiệp biểu hiện ở tốc độ và quy mô tăng trưởng nôngnghiệp trong một thời kỳ nhất định (ít nhất là 5 năm) Nếu tốc độ tăng trưởng nôngnghiệp cao, quy mô tăng trưởng lớn, liên tục trong nhiều năm, ổn định và ít dao
Trang 19động trước các biến động thì đó là những biểu hiện của chất lượng tăng trưởng nôngnghiệp theo hướng phát triển bền vững Ngược lại, nếu tốc độ và quy mô tăng trưởngnông nghiệp lúc âm, lúc dương hoặc tăng trưởng nhưng với tốc độ thấp và quy mônhỏ thì đó là biểu hiện của chất lượng tăng trưởng nông nghiệp không theo hướngbền vững.
Cấu trúc tăng trưởng nông nghiệp: Ở góc độ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất,nếu tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào tăng vốn, lao động và tài nguyên thiênnhiên thì đó là biểu hiện của chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp, không theohướng phát triển bền vững
Hiệu quả của tăng trưởng nông nghiệp thường được xem xét ở hiệu quả sử dụng cácyếu tố vốn, lao động, đất đai và tỷ lệ VA/GO (chỉ số phản ánh hiệu quả sản xuất) củangành nông nghiệp
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ: là quá trình biến đổihay tái cấu trúc các ngành, tiểu ngành nông nghiệp bảo đảm cho nền nông nghiệp tăngtrưởng cao, liên tục và ổn định trong dài hạn Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệpđòi hỏi phải gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; pháthuy được lợi thế so sánh và phù hợp với điều kiện của từng ngành, tiểu ngành, vùnghoặc địa phương nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởngkinh tế của quốc gia và địa phương
Phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, tăng trưởng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.Hai là, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, trồng trọt trong những năm qua
- Phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúclợi xã hội Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sựbình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèokhông quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền khônglớn; thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mứchưởng thụ về văn hóa, văn minh
Trang 20Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điềukiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hộiphát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được Chất lượng cuộcsống của nông dân được thể hiện trên nhiều mặt như thu nhập, học hành, chăm sóc sứckhỏe, khám chữa bệnh, thụ hưởng các dịch vụ công Nếu người nông dân được nângcao thu nhập, có cuộc sống no ấm, không chịu ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro từ thị trường,được học hành nâng cao trình độ, được bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ thiết yếuphục vụ đời sống như: chăm sóc sức khỏe, nước sạch, điện thì đó là biểu hiện củaphát triển nông nghiệp bền vững về xã hội và ngược lại.
Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính Một là, ổn định dân số, pháttriển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị Hai là, nâng cao trình độ học vấn,tăng cường giáo dục – đào tạo Ba là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi íchgiới Bốn là, quan tâm vấn đề y tế, sức khỏe, tuổi thọ
- Phát triển bền vững về môi trường Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,… đều tác động đếnmôi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên Bền vững vềmôi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của conngười phải được bảo đảm Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, khônggian địa lý, cảnh quan Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môitrường và cải thiện chất lượng môi trường sống Phát triển bền vững về môi trường đòihỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồntài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khaithác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗtrợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, khai thác hợp lý,
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là đầu vàocủa quá trình sản xuất nông nghiệp, trong đó đất đai, nguồn nước là hai yếu tố quan trọngnhất, không thể thay thế, song lại khan hiếm Các yếu tố này vừa là tài nguyên, vừa là môitrường sinh thái để phát triển sản xuất nông nghiệp Vì vậy, việc khai thác đất đai,
Trang 21nguồn nước cần chú ý duy trì chất lượng đất, chống ô nhiễm và suy thoái đất, đồngthời cần bảo vệ nguồn nước, tránh khai thác ngoài quy hoạch.
Hai là, bảo vệ, phục hồi, tái tạo tài nguyên và đa dạng sinh học Quá trình phát triểnnông nghiệp phải duy trì được sự đa dạng và bền vững của môi trường sinh thái, tínhtoàn vẹn của môi trường sống, bảo toàn chức năng của các hệ thống sinh thái Do đócần sử dụng an toàn, hiệu quả ở mức tối thiểu các loại thuốc hóa học và phân vô cơ Sửdụng các giống cây trồng, vật nuôi vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của địaphương, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường và thích ứng kịp với biến đổi khí hậu.Đồng thời, cần áp dụng khoa học công nghệ và các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiếtkiệm đầu vào như tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm trong quá trình sản xuất; phát triển các
mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, như: mô hình nông nghiệphữu cơ; mô hình nông nghiệp sinh thái
Ba là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất), cải thiện và khôi phụcmôi trường những khu vực ô nhiễm
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp bền vững
1.3.1 Về điều kiện tự nhiên
Những nhân tố như điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, rừng, khoáng sản,
và các yếu tố sinh học khác… là những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên có ảnh hưởngrất lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững, nhất là đối với các nước trình độ côngnghiệp hóa còn thấp, còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Là ngành sản xuất phụthuộc nhiều vào các yếu tố như khí hậu, đất đai, nguồn nước… nên có thể nói các nhân
tố về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổingành nông nghiệp Trong các nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững đều chịuảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên Môi trường sản xuất nông nghiệp cũng do yếu
tố tự nhiên quy định Mỗi vùng nông nghiệp lại có đặc điểm về tự nhiên riêng, do đóđặc điểm về xã hội, kết cấu xã hội cũng có những đặc thù riêng tương thích Điều kiện
tự nhiên cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nhất là ở những địa phương thuầnnông, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng rất lớn đến các ngànhkhác Đồng thời, các vùng kinh tế có điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó quy mô của
Trang 22các ngành kinh tế và trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng khác nhau Điều đó thểhiện rõ nét trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp giữa các vùng (đồng bằng, trung du, miềnnúi) Theo đó, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể phát triển những ngành cólợi thế so với vùng khác và ngược lại Đó là cơ sở tự nhiên để phát triển, khai thác cáclợi thế so sánh của vùng Sẽ là phát triển không bền vững, nếu không căn cứ vào điềukiện tự nhiên để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển.
1.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững gồm có: Thịtrường, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn,mức độ phát triển các khu công nghiệp, đô thị, dân số, lao động bao gồm cả số lượng
và chất lượng Những nhân tố này với vị trí, vai trò của mình đều ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp tới phát triển nông nghiệp bền vững Nếu thị trường với những nhu cầuđược xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển sản xuất, tác động mạnh mẽđến sự phát triển nông nghiệp và tính đa dạng của nhu cầu tác động mạnh đến sự biếnđổi số lượng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thì hệ thống chính sách vĩ mô của Nhànước một mặt điều chỉnh, hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướngmục tiêu đã lựa chọn, thì hệ thống này cùng với thị trường đảm bảo ở mức độ tối ưunhất các điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn, thông qua việc hiện thựchóa các chủ trương, chính sách và cụ thể hóa vai trò của mình, thị trường không chỉthực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện chức năng thu hút các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: vốn, lao động, vật tư, công nghệ…đảm bảo sự vận hành của sản xuất nông nghiệp mang tính ổn định, bền vững Trongbối cảnh, sự vận hành nền kinh tế nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bản thân nềnkinh tế quốc gia và cũng không đơn thuần chỉ là sự phát triển của riêng ngành nôngnghiệp thì ngoài ảnh hưởng của thị trường, của hệ thống chính sách vĩ mô của Nhànước còn có sự ảnh hưởng từ những vận động phát triển của khu vực công nghiệp nóichung, phát triển các cụm, khu công nghiệp nói riêng Ảnh hưởng này có cả mặt tíchcực lẫn tiêu cực, chẳng hạn, phát triển của công nghiệp chế biến sẽ hỗ trợ đầu ra chonông nghiệp, gia tăng giá trị nông phẩm; song nếu sự phát triển khu công nghiệp, chếxuất mà không gắn kết được với sự phát triển của nông nghiệp sẽ không tạo ra những
hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển mà thậm chí còn có thể đưa đến những hệ lụy mà
Trang 23những hệ lụy đó có thể tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như phát thảicông nghiệp làm ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là lĩnh vựcchậm phát triển, ngoài những nguyên nhân mang tính chất đặc thù của ngành còn cónhững nguyên nhân khác, trong đó nổi bật là nguyên nhân liên quan đến kết cấu hạtầng phục vụ nông nghiệp Do nông nghiệp thường phát triển trên một không gian rộnglớn, trong không gian đó, những chi phí đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng là rấtkhó khăn, trong khi nguồn lực trong lĩnh vực nông nghiệp là hạn chế Vậy nên, vốn đãlạc hậu hơn so với những lĩnh vực khác, lại cộng thêm những hạn chế về hạ tầng, tấtyếu hiệu quả sản xuất nông nghiệp sẽ khó có thể đạt được như kỳ vọng Vì vậy, đểphát triển bền vững, tất yếu phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm các côngtrình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.3.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là điều kiện, là tiền đề cho sản xuất hànghóa nông nghiệp Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp, mạnh mẽ lên sự pháttriển nông nghiệp bền vững
1.3.4 Sự phát triển của khoa học, công nghệ
Hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự pháttriển của khoa học - công nghệ và việc ứng dụng vào sản xuất đã trở thành động lựcmạnh mẽ để phát triển xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng Tiến bộ khoa học vàcông nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho phép tạo ra những sản phẩmmới, chất lượng và năng suất cao hơn, thân thiện với môi trường hơn Vì vậy, ứngdụng tiến bộ khoa học, công nghệ phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp với điều kiện cơ sởvật chất kỹ thuật, trình độ lao động và sự tiếp cận của nền kinh tế nông nghiệp trongtừng giai đoạn nhất định
1.3.5 Yếu tố tổ chức và quản lý
Những thể chế, chính sách kinh tế nhằm định hướng và điều tiết, quản lý kinh tế nôngnghiệp thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô của Nhànước Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nôngnghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển nông nghiệp bền vững
Trang 241.3.6 Yếu tố quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hóa là tất yếu kháchquan nhằm hợp tác cùng phát triển trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, mởrộng thị trường và phân công lại lao động trong nông nghiệp
1.4 Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của một số nước Châu Á
1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên (giáp ba nước lớn là Trung Quốc, Nhật
Bản và Liên bang Nga) với diện tích 100,032 km2 , chủ yếu là đồi núi, nghèo tàinguyên, dân số 48,87 triệu người, chia làm 17 đơn vị hành chính gồm thủ đô Seoul, 7thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh Trở thành "con hổ châu Á" và là nước côngnghiệp tiên tiến, Hàn Quốc chỉ mất có 50 năm Vào những năm 80 thế kỷ trước, khi đóquy mô GDP của Hàn Quốc mới chỉ là 70 - 80 tỷ USD; năm 2011, quy mô GDP của
họ đạt trên 1.172 tỷ USD, đứng thứ 13 thế giới; GDP bình quân 24.000 USD/người,tăng 200 lần so với năm 1961 Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và nôngnghiệp nói riêng, Hàn Quốc đã rất chú trọng đến sự phát triển bền vững Nông nghiệpbền vững đã bắt đầu được chú ý ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1970 với nhữngbiện pháp:
Một là, thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp bền vững Ngay từ những năm 1970,các tổ chức tư nhân, như Hiệp hội các trang trại lành mạnh và Hiệp hội nghiên cứunghề nông trại hữu cơ (organic farming), nghề nông trại hữu cơ đã bắt đầu như mộtphần của các phong trào tôn giáo Hiện nay, đã có toàn bộ 13 nhóm tiến hành hoạtđộng về nông nghiệp bền vững thông qua các tổ chức của quốc gia hoặc vùng Cácnhóm này bắt đầu tiến hành các hoạt động nông trại bằng việc tổ chức hiệp hội nhữngngười sản xuất và tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp môi trường từ năm
1994 Năm 1994, cuối cùng thì Bộ cũng thiết lập một vụ chuyên trách vấn đề nôngnghiệp bền vững Vụ này được gọi là Vụ Nông nghiệp bền vững, được giao nhiệm vụhoạch định các chính sách về nông nghiệp bền vững, khuyến khích và hỗ trợ nghềnông trại hữu cơ và tự nhiên Từ năm 1995, vụ này đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ
Trang 25đối với các trang trại cỡ vừa và nhỏ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao.
Hai là, giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi cáchóa chất nông nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng phải được cắt bớt bằng cách sửdụng có hiệu quả và thận trọng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã đượcđưa ra để khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các hóa chất Chương trình này kêugọi giảm số lượng các bình phun hóa chất nông nghiệp và khối lượng sử dụng xuốngcòn 1/2 vào năm 2004, thông qua việc kiểm soát một cách hiệu quả các bệnh và loàigây hại dựa trên cơ sở các cuộc thử nghiệm khoa học nghiêm ngặt và kiểm soát sinhhọc, sử dụng các kẻ thù tự nhiên Các tiêu chuẩn để sử dụng an toàn các hóa chất cũng
sẽ được xây dựng, và một hệ thống các quy định về hóa chất nông nghiệp cũng sẽđược áp dụng Các hóa chất có nồng độ độc tố thấp và các chế phẩm vi sinh cũng sẽđược phát triển mạnh để hạn chế tối đa các tác hại do sử dụng hóa chất nông nghiệp.Các phương pháp làm tăng độ màu mỡ đang được khuyến khích áp dụng dựa trên cơ
sở các kết quả khảo sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo
vệ đất Chính phủ cũng cung cấp vốn ưu đãi cho các chủ trang trại xử lý các máy móckhông còn dùng được, cho việc mua các máy móc nông trại mới Do vật liệu nhựanông nghiệp bằng sinh học có thể phân hủy sẽ được phát triển, nên ô nhiễm gây ra bởirác thải nhựa sẽ bị giảm đi đáng kể Các thiết bị xử lý rác thải nông thôn đang được mởrộng
Ba là, duy trì và cải thiện các nguồn lực Chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch xâydựng các dự án cải tạo đất cho toàn bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần
Để quản lý được chất lượng nước nông nghiệp, các địa điểm được đo chất lượng nước
đã được tăng lên đáng kể từ 161 lên 534 địa điểm vào năm 2000 Thêm vào đó, cáchiệp hội khuyến nông và khuyến lâm lên kế hoạch xây dựng các nhóm đặc nhiệm về ônhiễm để thu thập các trường hợp bị gây hại do ô nhiễm nước và cung cấp các côngnghệ phục hồi nước ô nhiễm
Để cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình đến các vùng nông thôn, mà các vùng này bịnằm ngoài các dự án của thành phố và các ống cung cấp nước cấp vùng, các ống nước
sẽ được khoan vào các nguồn nước ngầm tại 5.000 làng vào năm 2004 và 2005
Trang 26Đường kính của ống nước là 200 mm, và được khoan sâu 150 - 200m dưới mặt đất.
Dự kiến lượng nước cung cấp hàng ngày sẽ là 150 tấn cho mỗi giếng
Để đáp lại khuôn khổ của Liên hợp quốc trong Công ước về thay đổi khí hậu(UNFCCC), mà công ước đó đến nay vẫn đang được tiếp tục đàm phán, Chính phủHàn Quốc lên kế hoạch thiết kế các thiết bị có thể sử dụng để đo lượng khí mê-tanphát thải ra bởi nông nghiệp Chính phủ đồng thời cũng có kế hoạch áp dụng các biệnpháp để cắt bớt lượng phát thải khí mê-tan Vùng đất khô dành cho việc gieo trực tiếp
sẽ được mở rộng từ 57.000 ha lên 500.000 ha vào năm 2004, 2005 Để giảm khí tan phát thải do vật nuôi, định lượng số đầu gia súc cho mỗi loài cũng được xác định.Các vật liệu hóa chất sử dụng trong việc ngăn chặn phát thải của khí gây lên men trong
mê-bộ máy tiêu hóa của vật nuôi cũng được phát triển
Bốn là, thúc đẩy sự tiến bộ của các dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững: Cácchương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sản xuất các sản phẩmnông nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm 1995 Chính phủ HànQuốc có kế hoạch sử dụng hệ thống thanh toán trực tiếp cho các chủ trang trại, baogồm những hộ nằm trong vùng bảo vệ môi trường, chuyển sang nông nghiệp bền vữngtrong sự bù lại đối với việc bảo vệ môi trường Hệ thống này đã được sử dụng như là
dự án thí điểm từ năm 1999, và tiếp tục được rộng ra các địa phương khác
1.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Thái Lan
Thái Lan nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích đất canh tác 19,26 triệu ha, gấp2,62 lần diện tích đất canh tác của Việt Nam và bình quân diện tích đất tác trên đầu ngườinhiều gấp 4 lần Việt Nam Trong những năm 1970, Thái Lan còn là nước nông nghiệp lạchậu, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là quảng canh, dựa vào việc khai thác các nguồntài nguyên thiên nhiên là chính, đặc biệt là nguồn lực đất đai, rừng và sức lao động cơ bắp
Do đó, rừng bị tàn phá, độ màu mỡ của đất ngày càng giảm, thu nhập và đời sống củangười nông dân chậm được cải thiện Từ cuối những năm 1980, đặc biệt là từ khi bướcvào thế kỷ XXI, Thái Lan đã chuyển nền nông nghiệp sang phát triển theo hướng bềnvững; mọi chính sách do Chính phủ đưa ra đối với sản xuất nông nghiệp đều hướng vàomục tiêu nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người nông dân
và bảo vệ môi trường đất, nước và rừng của quốc gia, cụ thể:
Trang 27- Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp: Chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiềuchính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, con vật nuôi, hỗ trợ tín dụng
và hỗ trợ về khoa học - công nghệ, nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấutrồng trọt và chăn nuôi theo hướng tận dụng tối đa lợi thế so sánh của từng vùng để thựchiện đa dạng hoá và sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, từ đó nâng nhanh giá trị và thunhập của người nông dân tính trên một đơn vụ diện tích canh tác Chính sách này đã làmcho sản xuất nông nghiệp của Thái Lan phát triển khá nhanh, nhiều loại nông sản có lợithế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới và chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng như gạo,sắn, cao su
- Thực hiện chính sách giá cả nông sản có lợi cho nông dân: Chính phủ Thái Lan đãkhá thành công trong việc can thiệp vào sự hình thành giá cả các loại nông sản, tất nhiên
sự can thiệp này vẫn dựa trên những quy tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường chứ khôngcan thiệp một cách bừa bãi Thông qua các công cụ kinh tế, Chính phủ Thái Lan đã có sựđiều chỉnh giá mua và bán các loại nông sản một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng vùng và từng thời gian nhất định Mục tiêu của chính sách giá nông sản
mà Chính phủ Thái Lan theo đuổi là: Có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng trongnước, mở rộng khả năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra thị trường thế giới Chínhsách này luôn tạo cho người nông dân sự nỗ lực trong sản xuất và bảo vệ các nguồn tàinguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là tài
nguyên đất, nước và rừng
- Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học - công nghệ vào sản xuất vàchế biến nông sản: Để nâng cao năng suất các loại cây trồng, các con vật nuôi, cũng nhưnâng cao chất lượng các loại sản phẩm của chúng, từ đó nâng cao giá trị làm ra được trênmột đơn vị diện tích, đồng thời hạn chế được việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyênnông nghiệp do duy trì phương thức canh tác lạc hậu, Chính phủ Thái Lan đã đưa ranhiều chính sách khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tích
cực ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học - công nghệ vào sản xuất và chế biến nôngsản Chính phủ đã cho vay trung hạn và dài hạn đối với các dự án ứng dụng tiến bộmới về khoa học - công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản; miễn thuế nhập khẩumáy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ cho sản xuất và chế biến nông sản nhập từ
Trang 28nước ngoài, đặc biệt là công nghệ của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức và Anh.
1.4.1.3 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn, có diện tích tự nhiên 9.545.000 km2, với số dân năm
2011 là 1.350.900.000 người, đông nhất thế giới Trong đó dân cư sống ở khu vựcnông thôn là trên 700 triệu người Với số dân lớn như vậy, nên việc bảo đảm cung cấp
đủ lương thực và thực phẩm cho người dân là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề của quốcgia này Chính vì thế, tập trung đầu tư phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp theohướng bền vững, xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại là vấn đề luôn được ĐảngCộng sản Trung Quốc và Chính phủ nước này đặc biệt coi trọng Để nhanh chóng đưanông nghiệp và nông thôn phát triển nhanh theo hướng bền vững và hiện đại, TrungQuốc thực hiện nguyên tắc: Quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp chotừng nơi, từng lĩnh vực, tạo ra những đột phá trọng điểm để làm gương thúc đẩy cácphần còn lại phát triển theo Mục tiêu của quy hoạch là: “Sản xuất phát triển, cuộcsống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ” Cách làm là: Chínhphủ hỗ trợ, nông dân thực hiện, với mục tiêu “ly nông bất ly hương” Chính phủ TrungQuốc đã đưa ra 3 chương trình quốc gia đối với việc phát triển nông nghiệp theohướng bền vững và xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại Ba chương trình đó là:
- Chương trình đốm lửa: Điểm nổi bật của chương trình này là tập trung trang bị chohàng triệu nông dân các tư tưởng mới, các tiến bộ về khoa học - công nghệ, các kiếnthức mới về quản trị sản xuất - kinh doanh, các kinh nghiệm ở trong và ngoài nước vềphát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn đã đúc kết được, từ đó nângcao trình độ mọi mặt cho người nông dân, giúp họ vững tâm tiếp cận và đối mặt với sựbiến động không ngừng của nền kinh tế thị trường và với quá trình hội nhập quốc tế.Sau 15 năm thực hiện chương trình này, Trung Quốc đã bồi dưỡng được 60 triệu thanhniên nông thôn trở thành lực lượng nòng cốt trong việc phát triển nông nghiệp theohướng bền vững và xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại
Chương trình được mùa: là Chương trình tập trung đưa các tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào thực thi trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn Các tiến bộmới về khoa học - công nghệ này thuộc tất cả các lĩnh vực có liên quan đến nôngnghiệp và nông thôn, từ các tiến bộ về giống cây trồng, con vật nuôi (sinh học), về các
Trang 29-phương pháp tưới, tiêu nước, các tiến bộ về cơ giới hoá, điện khí hoá, tự động hoá, hoáhọc hoá cho đến các tiến bộ trong bảo quản, chế biến các loại nông sản, trong quản
lý các hoạt động sản xuất - kinh doanh, trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,trong tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội ở nông thôn Sau 15 năm thực hiện chươngtrình này, sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên hơn 3 lần Ngày nay, nôngnghiệp của Trung Quốc không những sản xuất và cung cấp đủ các loại lương thực vàthực phẩm cho nhu cầu của trên 1,3 tỷ dân cư trong nước, mà còn xuất khẩu ra thế giớinhiều loại nông sản với khối lượng từng loại khá lớn
- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu của Chương trình này là “Nâng cao mứcsống của người dân các vùng nghèo, vùng miền núi, vùng dân tộc ít người; mở rộng ứngdụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học -
công nghệ cho người dân, bồi dưỡng cán bộ khoa học cốt cán cho các vùng nông thôn
xa xôi” Từ đó giúp người dân ở các vùng này đẩy mạnh các hoạt động sản xuất - kinhdoanh, trước hết là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của các loại cây trồng,con vật nuôi, giải quyết vững chắc lương thực cho người dân, từng bước tăng thu nhậpmột cách ổn định cho họ Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện Chương trình, sảnxuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn ở các vùng này đã được thay đổi khá căn bản,diện hộ nghèo đã từ 47% cuối những năm 1970 giảm xuống chỉ còn 1,5%
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số địa phương ở Việt Nam
1.4.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã thực hiện phấn đấu từng bước xây dựng nềnnông nghiệp hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững Đó là: điều chỉnh
bổ sung quy hoạch; tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh;tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệp
Huyện Giao Thủy có 16.599 ha đất canh tác, trong đó đất trồng lúa 7.491 ha, đất trồngrau màu 1.500 ha Huyện đã quy hoạch ổn định các vùng sản xuất lúa hàng hoá tậptrung với quy mô từ 30-100 ha/vùng, sản xuất 2 vụ lúa/năm Cùng với sự hỗ trợ củatỉnh, hằng năm, huyện còn hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân ứng dụng tiến bộ
Trang 30khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá các khâu sản xuất Hiện trên địa bàn huyện có 447 máylàm đất các loại, 83 máy gặt đập liên hợp, 340 máy tuốt lúa, 8 kho bảo quản nông sản…đảm bảo cơ giới hoá 100% khâu làm đất, 90% khâu thu hoạch Huyện khuyến khích nôngdân “bắt tay” với doanh nghiệp liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa Đếnnay, huyện Giao Thủy xây dựng được 24 cánh đồng lớn, đồng thời quy hoạch và xâydựng được 3 vùng liên kết chuỗi giá trị, đó là 3 cánh đồng lớn tại các xã: Giao Tiến, GiaoThịnh và Giao Xuân, tổng diện tích 157 ha với trên 1.000 hộ tham gia sử dụng giống lúathuần chất lượng cao và áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm doChi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướngdẫn 3 chuỗi liên kết được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ các khâu làm đất, gieo cấy đếnthu hoạch, giảm tối đa các chi phí sản xuất đầu vào nên hiệu quả kinh tế tăng thêm trên 9triệu đồng/ha so với sản xuất lúa đại trà Do áp dụng quy trình đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm nên chất lượng thóc, gạo đảm bảo, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm cho giađình, các hộ nông dân có sản lượng dư thừa đã được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêusản phẩm với giá cao hơn giá thị trường từ 300-500 đồng/kg Đây cũng là cơ sở để huyệnnhân rộng mô hình với diện tích và số hộ tham gia lớn hơn trong những năm tiếp theo.Ngoài ra, huyện còn xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóađiển hình sản xuất - tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao Trên các cánh đồng màu, huyện GiaoThủy tập trung thực hiện tốt quy hoạch các vùng sản xuất; xây dựng cơ cấu cây trồng đểchủ động luân canh, xen canh tăng vụ; đẩy mạnh liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân Toàn huyện đã hình thành cácvùng trồng màu tập trung ở các xã Giao Phong, Giao Yến, Giao Thịnh, Thị trấn Quất Lâmvới công thức luân canh các cây: lạc, dưa, ngô, rau các loại; các xã Giao Hà, Hoành Sơn,Giao Nhân trồng gối lứa các loại rau ngắn ngày cho thu nhập từ 150-300 triệuđồng/ha/năm Huyện tiếp tục đổi mới cơ cấu giống và thời vụ Cùng với việc thực hiệnquy trình thâm canh cây trồng, xây dựng khung thời vụ sản xuất chung, huyện Giao Thủyxây dựng thêm các mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, thuốc bảo vệthực vật ; tổ chức sửa chữa, làm mới công trình thuỷ lợi đầu mối, gần cống và đập cấp I,
II, III phục vụ tưới tiêu cho rau màu Chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức cho nôngdân các xã, hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh về cách áp dụng khoa học công nghệvào
Trang 31sản xuất, lựa chọn những giống cây, con mới phù hợp với từng địa phương đượcgiao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Khoa học Công nghệ cùng thựchiện Đồng thời, triển khai nhiều mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh câytrồng đạt hiệu quả kinh tế cao như: mô hình thâm canh lúa năng suất cao, trồng rau ăntoàn, trồng nấm, chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của huyện Giao Thủy phát triển mạnh theo mô hìnhkinh tế trang trại, gia trại Toàn huyện Giao Thủy có trên 200 trang trại chăn nuôi, nuôitrồng thủy sản và tổng hợp; tổng doanh thu của các trang trại ước đạt 361 tỷ đồng/năm.Hầu hết các trang trại chăn nuôi được hình thành tại vùng quy hoạch của các địaphương Nhiều trang trại đã mạnh dạn vay vốn đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mớivào sản xuất như: công nghệ chuồng kín, máng uống tự động, máng ăn bán tự động;đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, hợp vệ sinh và tiết kiệm các loại dinh dưỡng chovật nuôi; áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm khí sinh học bi-ô-ga,
sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Ở vùng chuyển đổi đãhình thành các trang trại, gia trại phát triển kinh tế tổng hợp VAC tập trung, bước đầucho hiệu quả kinh tế cao, một số hộ doanh thu đạt 75-100 triệu đồng/ha Toàn huyệnphát triển được 90 trang trại, cơ sở sản xuất con giống thủy sản cùng với Trung tâmGiống thuỷ sản của tỉnh sản xuất giống tôm sú, ngao, hàu, tu hài, cua biển, cá thủ, cásong… đáp ứng cơ bản nhu cầu nuôi thủy sản của hơn 1.000 hộ trên địa bàn HuyệnGiao Thủy đã tích cực đổi mới bộ giống, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá, nâng cao chất lượng và giá trị, đưasản xuất nông nghiệp, thuỷ sản phát triển toàn diện đạt nhiều thành tựu mới Năm
2017, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của huyện Giao Thủy bìnhquân đạt trên 200 triệu đồng/ha, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người củahuyện lên 38,52 triệu đồng/năm
1.4.2.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp Tiền Hải đã góp phần quan trọng vào sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội của huyện Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theohướng tích cực, chăn nuôi từng bước phát triển, ngư nghiệp có sự chuyển
Trang 32hướng mạnh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất
và đời sống Để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Tiền Hải tiếptục đẩy nhanh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triểnnông nghiệp bền vững
Huyện thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triểnnông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sảnxuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổnđịnh cho nông dân; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới; bảo đảmquỹ đất ổn định để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nôngnghiệp; có biện pháp khai thác hết diện tích gieo cấy lúa 20.000ha/năm, diện tích vụđông trên 3.700ha/năm, vụ hè thu 1.300 ha/năm; đẩy nhanh tích tụ ruộng đất, xâydựng và phát triển cánh đồng mẫu cấy cùng một loại giống, có bao tiêu sản phẩm ở70% số xã; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, an toàndịch bệnh và mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm; quy hoạchphát triển các loại thủy sản có lợi thế của địa phương, ưu tiên đầu tư sản xuất giốngthủy sản và chế biến các mặt hàng thủy hải sản; khuyến khích ngư dân đầu tư đóngmới tàu đánh cá tầm trung và xa bờ, đa dạng hóa phương tiện đánh bắt, gắn khai thácvới bảo đảm quốc phòng, an ninh ven biển
1.4.3 Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và một số địa phương ViệtNam đối với phát triển nông nghiệp bền vững đã trình bày ở trên, có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm như sau:
- Một là, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững yếu tố quyết định là phải có
sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, đặc biệt là đối với các vùng khó khăn, vùng dân tộc ítngười, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa Hỗ trợ của Nhà nước phải được thực hiện trênnhiều phương diện, trong một thời gian hợp lý và tốt nhất là thông qua các
chương trình quốc gia Nhà nước phải đưa ra được một hệ thống chính sách thực sự cótác động khuyến khích để huy động mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triểnsản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
Trang 33- Hai là, muốn đạt được thành công trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững,phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm: “kết hợp giữa Nhà nước và Nhândân” Nhà nước giữ vai trò vô cùng quan trọng, song Nhà nước không làm thay, làm hộnông dân Nhà nước chỉ là người tạo ra môi trường thuận lợi để cho người nông dân pháthuy năng lực của mình trong phát triển nông nghiệp, cũng như tạo ra cú hích ban đầu đểtạo động lực cho người nông dân đi tiếp chặn đường còn lại (tất nhiên, Nhà nước vẫnluôn theo dõi, hỗ trợ người nông dân trong chặn đường đó mỗi khi họ gặp khó khăn, trởngại) Cụ thể là Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích đối với phát triển nôngnghiệp, đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khoa học - côngnghệ, chính sách giá cả, thuế cũng như hỗ trợ một phần các nguồn lực vật chất (giốngcây trồng, con vật nuôi, vật tư, máy móc, thiết bị, tài
chính ) để người nông dân tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất - kinh doanh.Bên cạnh đó, cũng cần xem xét các yếu tố về văn hóa như phong tục, tập quán củangười dân địa phương để có thể phát huy các yếu tố tích cực và giảm thiểu các yếu tốtiêu cực đến phát triển nông nghiệp bền vững Bên cạnh đó, nhà nước cần khuyếnkhích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển nông nghiệp, thúc đẩy cácmối liên kết nhằm gắn sản xuất với thị trường
- Ba là, kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn phát triển nông nghiệp theo hướngbền vững, Nhà nước và người dân phải tập trung giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về kinh
tế - kỹ thuật và quản lý, song quan trọng nhất vẫn là: Phải tạo dựng nhanh cho nôngnghiệp một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại; phải ứng dụng kịp thời các tiến bộ mới củakhoa học - công nghệ vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh; và phải nhanh chóng đàotạo, bồi dưỡng cho nông nghiệp một nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, đápứng được những đòi hỏi của sự phát triển
Kết luận chương 1
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các kinh nghiệm của các nước trên thếgiới, có thể thấy rõ phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu của các quốc gia, pháttriển bền vững thực sự là một quá trình yêu cầu có sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa
Trang 34Nhận thức cơ bản về phát triển bền vững, các nghiên cứu đã xác định: Phát triển nôngnghiệp bền vững cần phải đảm bảo tốt ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về xãhội, bền vững về môi trường Đồng thời, cũng phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp đến phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm: các nhân tố thuộc các điềukiện tự nhiên; các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội; kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, sự phát triển của khoa học - công nghệ… Từ những kinh nghiệm về phát triểnnông nghiệp bền vững của các nước bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc, đãtổng kết và đưa ra được những bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp theohướng bền vững.
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường thị xã Phổ Yên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thị xã Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên
25.886,9 ha; dân số là 158.619 người Địa
giới hành chính thị xã Phổ Yên: Phía đông
giáp huyện Phú Bình; đông nam giáp
huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) Phía
tây giáp huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh
Phúc) và huyện Đại Từ Phía nam giáp
thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và
huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) Phía
bắc giáp thành phố Sông Công; tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên
Do có vị trí thuận lợi nên thị xã Phổ Yên là địa phương rất có tiềm năng và là nơi đượcnhiều nhà đầu tư tin chọn khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Samsung tại YênBình, Phổ Yên
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng,lạnh rõ rệt Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3% Lượng mưatrung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấpnhất vào tháng 1 Nhiệt độ trung bình là 220C.Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến
1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2 Hướng gió chủ yếu là đông bắc (cáctháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các tháng còn lại) Khí hậu Phổ Yên tương đốithuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm Tuy nhiên,
do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nênthường gây ngập úng, lũ lụt
Trang 36Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua: Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái
Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua cáchuyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố TháiNguyên, Phú Bình về Phổ Yên Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc
-đông nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây
Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951km2, bắtnguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã SôngCông về Phổ Yên Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25 km, nhậpvào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên Năm 1975, hồ NúiCốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông Cảng
Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên Do phía tây Phổ Yên
có dãy núi Tam Đảo đón gió đông nam, nên lượng mưa ở lưu vực sông Công rất lớn
So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng(từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5mét đến 7 mét Đặc biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công,Vạn Phái) thường xảy ra những trận mưa lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng mưa 1 giờ trong phạm vi trong
200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước chảy như thác đổ làm chết 26người) Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thôn Phù Lôi, xã ThuậnThành) có 15 km đê ở 2 bên sông
Vùng phía nam huyện Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú,Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công vàsông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt
Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 mét đến 2 mét, nằm rải rác ở các xóm, xã tronghuyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn
Hồ Nước hai: Được xây dựng từ năm 2010, là hồ nhân tạo lớn nhất huyện Phổ Yên,đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho các xã Phúc Thuận, Minh Đức, thị trấn BắcSơn; bên cạnh đó hồ Nước Hai còn có tiêm năng lớn cho phát triển du lịch, kết nối vớicác điểm du lịch như: Hồ Đại Lải, Hồ Suối lạnh, Hồ Núi cốc và khu du lịch Tam Đảo
Trang 37Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sảnxuất cho các xã Thành Công, Vạn Phái; bên cạnh đó hồi suối lạnh còn có tiềm nănglớn cho đầu tư phát triển Du lịch.
Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 Đường cao tốc Hà nộiThái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc, mang lạicho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.[2]
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế
Từ xa xưa Phổ Yên được coi là “phên dậu phía bắc của kinh thành Thăng Long” Nằm
ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, PhổYên là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đầu mối giao thôngcủa tỉnh và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa của Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội
và các tỉnh đồng bằng sông Hồng Ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cóNghị quyết số 932 về việc thành lập thị xã Phổ Yên với 18 đơn vị hành chính trựcthuộc (gồm 4 phường và 14 xã) Thị xã Phổ Yên được thành lập đã mở ra thời kỳ mới,thời cơ mới và vị thế mới cho Phổ Yên trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.Với vị trí chiến lược cùng những trang sử hào hùng đã hun đúc con người Phổ Yênđức tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau Đó làlợi thế lớn nhất, vừa là động lực vừa là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế Phổ Yêntheo hướng bền vững và hội nhập mạnh mẽ Phổ Yên có hệ thống giao thông đường
bộ, đường sắt và đường thủy hết sức thuận lợi, đặc biệt là lợi thế tiếp giáp với sân bayquốc tế Nội Bài; có địa hình tương đối bằng phẳng; có tài nguyên khoáng sản phongphú, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa và nguồn nhân lực dồi dào rất thuận lợi trongviệc phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước Từ những lợi thế đó, lãnhđạo địa phương đã xác định tư duy mở, nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môitrường đầu tư, triển khai linh hoạt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, quy hoạch, giảiphóng mặt bằng, hoàn thiện các quy định pháp lý, đổi mới hoạt động hợp tác đầu tưmột cách bài bản, đồng bộ Điểm nhấn trong thu hút đầu tư là Phổ Yên lấy công tácgiải phóng mặt bằng làm khâu đột phá Nhiều dự án, nhờ làm tốt công tác giải phóngmặt bằng đã nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh Hiện nay, Phổ Yên đang tiếp tụctriển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các
Trang 38dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Thị xã và của tỉnh như: KCN Yên Bình 1;KCN Điềm Thụy, khu đô thị Yên Bình, các khu tái định cư, các tuyến đường từ KCNđến nút giao Yên Bình; đường điện 220KV, 110 KV,… Trong đó chú trọng làm tốtcông tác tái định cư, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân vùng dự án; đồng thời
có biện pháp ngăn chặn và xử lý tình trạng xây dựng đón đền bù trên địa bàn; để bàngiao mặt bằng sạch đúng tiến độ cho các dự án sớm đi vào sản xuất, góp phần pháttriển kinh tế - xã hội tại địa phương
Bên cạnh đó, thị xã Phổ Yên cũng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế - cơ cấu lao động, đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệthống giao thông đô thị, cây xanh, điện chiếu sáng, khu vui chơi giải trí, khu dân cư…
Bộ mặt đô thị ngày một khang trang hơn, nhiều công trình được đầu tư xây dựng hiệnđại như: Trung tâm văn hóa, bệnh viện, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống cấp nướcsạch, hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt…đáp ứng nhu cầu của các nhàđầu tư Cũng chính vì những thuận lợi trên mà các doanh nghiệp trong và ngoài nướcliên tục đăng ký đầu tư vào thị xã Phổ Yên
Với quyết tâm xây dựng thị xã Phổ Yên phát triển vững mạnh toàn diện, Thị xã đã chútrọng đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ Giá trị tăng của nghành thương mại, dịch
vụ bình quân tăng 25,8%/năm Công tác quản lý thị trường, giá cả được tăng cường.Dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông nhà ở công nhân phát triển mạnh Dịch vụ tàichính ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế Các lĩnhvực văn hóa, giáo dục, y tế được chú trọng đầu tư phát triển; tình hình an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững Hiện nay phong trào xây dựng nông thônmới đang lan tỏa trên khắp các xã ở Phổ Yên Đó chính là kết quả từ việc lãnh đạo, chỉđạo, công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện cáctiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Từ đó đã nâng caonhận thức của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận và huy động được đông đảocác lực lượng tham gia Đến nay, toàn Thị xã đã có 7 xã được công nhận đạt chuẩnnông thôn mới Trong năm 2017, tiếp tục có 2 xã về đích nông thôn mới, 6 xã còn lạiđạt từ 14 đến 16 tiêu chí
Kế thừa những thành quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân tồn tại và
Trang 39hạn chế, Phổ Yên đang hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại ba vàonăm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 05 của Ban thường vụ tỉnh ủy Thái Nguyên Đảng
bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc thị xã Phổ Yên quyết tâm xây dựngthị xã Phổ Yên xứng tầm là trung tâm công nghiệp - thương mại - dịch vụ của tỉnhThái Nguyên và cả khu vực trung du miền núi phía Bắc
Phổ Yên hôm nay đang khoác trên mình bộ áo mới tươi đẹp và hiện đại, nhiều côngtrình mới mọc lên, từng tuyến phố được trang hoàng cờ hoa rực rỡ làm náo nức contim của hàng vạn người dân địa phương, nhất là những ai đi xa về mới càng cảm nhậnhết sự đổi mới, sức vươn của một thị xã trẻ, từ đó càng thêm tự hào về quê hươngmình và nhân lên mong muốn được chung tay, góp sức xây dựng
quê hương Trước bước chuyển mình mạnh mẽ của Phổ Yên hôm nay, với sự quyếttâm, năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành của những người đứng đầuthị xã, sự chung sức, chung lòng của cán bộ, nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp,
sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên và sự quan tâm củacác bộ ban ngành Trung ương, tin tưởng rằng Thị xã Phổ Yên sẽ sớm trở thành đô thịloại III vào trước năm 2020, ngày càng vững bước trên con đường hội nhập và pháttriển, trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên và của
cả nước.[3]
2.1.3 Đặc điểm về xã hội
Trong số 18 xã, phường trên địa bàn có 100% xã, phường xây dựng được trường tiểuhọc và 17 xã, thị trấn đã xây dựng được trường THCS; trong 3 trường THPT, TrườngTHPT Lê Hồng Phong đặt ở thị trấn Ba Hàng, Trường Bắc Sơn và Trường Phổ Yênđặt ở xã Trung Thành
Bảng 2.1 Số trường, số lớp, số giáo viên, số học sinh mầm non năm học 2016-2018
Trang 4031