ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ LỚP 12 MÔN LICH SỬ NĂM HỌC 2010-2011 THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT. Đề ra Câu 1 ( 3 điểm) . Tình hình kinh tế Nhật Bản 1952- 1973. Nguyên nhân của sự phat triển kinh tế Nhật Bản? Câu 2 ( 2 điểm) .Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2/1930 có ý nghĩa gì đối với cách mạng Việt Nam ? Câu 3 ( 5điểm) . Hoàn cảnh, Diễn biến, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Đáp án Câu Nội dung Điểm Câu1 a. Kinh tế Nhật 1952-1973 - Phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế ( giới tư bản sau Mỹ ( tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD - Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu. b, Nguyên nhân phát triển: - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật. - Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao. - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế. - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…) 0,5 0,5 0,25 0.5 0.25 0,5 0.25 0.25 a, Giới thiệu đôi nét về sự thành lập Đảng. - Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt nam đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản trong năm 1929 tuy cùng 1 chung mục tiêu nhưng hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau - Từ 6/1->8/2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. b,. Ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: - Đảng cộng sản VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới. - Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản VN. - Đưa CMVN trở thành bộ phận khắng khít của CMTG - Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc VN. 0.5 0.25 0.5 0.5 0.25 A, Hoàn cảnh * Khách quan: thời cơ thuận lợi đã đến. - Tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng đồng minh - Trưa 15/08/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng. Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai Nhật hoang mang. * Chủ quan: Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng, dân tộc việt nam quyết tâm dành độc lập dân tộc. - Ngày 13/08/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố : “ Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. - Từ 14 đến 15/08/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa , quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại sau khi giành chính quyền - Từ 16 đến 17/08/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh , cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca . b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 : - Giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng sục sôi trong cả nước. nhiều địa phương đã nối dậy giành chính quyền. - Chiều 16/08/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 2.0 2 thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa. - 18/ 8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất . - Tối 19/8/1945 giành chính quyền tại Hà Nội. - 23/8/1945 giành chính quyền ở Huế - 25/8/1945 Giành chính quyền ở sài gòn - Chiều 30/08/1945, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ . - 2/9/1945 bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa. 2. Ý nghĩa lịch sử . a. Đối với dân tộc Việt Nam - Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. - Khẳng định Đảng CSĐD trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo . b. Đối với thế giới : - Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 0.5 0.5 0.25 0.25 . 3 . chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thi ng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao. -. chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…) 0,5 0,5 0,25 0.5 0.25 0,5 0.25 0.25 a, Giới thi u đôi nét về sự thành lập Đảng. - Sự phát triển của phong trào cách mạng