TRƯỜNG TH PHÚ SƠN 2ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN2LỚP5 - NĂM HỌC 2010-2011 Môn Tiếng Việt ( Thời gian làm bài 40 phút cho bài đọc hiểu, chính tả và tập làm văn) . Bài1:Chọn một số đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (Mỗi đoạn dài khoảng 110 tiếng) cho HS đọc thành tiếng, kèm theo một câu hỏi (thời gian đọc khoảng 1 phút/em). Bài 2:Hãy đọc thầm đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Bà cụ bán hàng nước chè Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của các bà bán bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán nước được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng trong các vai bà cụ nhân đức. Ví dụ như như thế có lẽ vẫn chưa đúng lắm. Phải nói là bà cụ quán nước tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hiện ra giúp các trẻ nghèo mới đúng. Đoán đúng tuổi của những bà tiên thật là khó. Và hỏi xem gốc bàng thân mật to lớn kia và bà tiên nhân hậu này ai nhiều tuổi hơn ai, thì cũng không phải là một việc dễ. Có một điều dễ biết nhất và ai cũng phải thấy ngay: cả cái cây rợp bóng và cả bà cụ múc nước chè này đều lành và tốt cả. (Theo Nguyễn Tuân) ` 1,Đối tượng miêu tả chính của bài văn là gì? a. Cây bàng. b. Bà cụ bán nước chè. c. Cây báng và bà cụ. 2,Tác giả đã miêu tả bà cụ bán hàng nước bên gốc bàng giống với ai? a.Bà cụ nhân đức trong các vở tuồng chèo. b.Bà tiên hiền hậu hay giúp trẻ nghèo. c.Cả hai người trên. 3,Nội dung chính của đoạn văn là gì? A,Tả hình dáng và tính tình của bà cụ phúc hậu bên gốc bàng. B,Tả hình dáng và hoạt động của bà cụ bán hàng nước. c.Tả cây bàng nhiều tuổi. Bài 3:Hãy hoàn thành các câu trả lời sau: 1.Tìm một từ trái nghĩa với từ “hiền hậu”: . 2.Xác định từ loại (Danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ) của các từ in đậm trong câu sau:”Bà cụ bán nước tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hiện ra giúp các trẻ nghèo” 3.Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Đầu bà cụ bạc trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo. Bài 4:Nghe giáo viên đọc và ghi lại đoạn đầu bài “Mùa thảo quả” - Tiếng Việt 5, tập 1, trang 113, từ đầu đến . nếp áo, nếp khăn. Bài 5: Tập làm văn: Em hãy tả một người thân trong gia đình em đang làm việc. (VD: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, .) Điểm bài kiểm tra: Điểm bài 1: /4 điểm Điểm bài 2: /6 điểm Điểm bài 3: /3 điểm Điểm bài 4: /2 điểm Điểm bài 5: /5 điểm Điểm đọc : /10 điểm Điểm viết: /10 điểm Điểm chung: /10 điểm GV coi và chấm thi ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Bài 1: 4 điểm. Bài 2: 6 điểm (Mỗi ý đúng 2 điểm) 1, Bà cụ bán hàng nước chè. 2, Bà tiên hiền hậu hay giúp trẻ nghèo. 3, Tả hình dáng và tính tình bà cụ phúc hậu bên gốc bàng. Bài 3: 3 điểm. 1, Từ trái nghĩa với từ hiền hậu là: 2, Tóc: Danh từ. Bạc: Tính từ. Như: Quan hệ từ. Giúp: Động từ. 3, Đầu bà cụ bạc trắng hơn cả mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo CN VN Bài 4: 2 điểm. (Mắc 5 lỗi trở lên trừ 1 điểm) Bài 5: 5 điểm. Người ra đề: Cao Thị Kim Liên . TRƯỜNG TH PHÚ SƠN 2 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 2 LỚP 5 - NĂM HỌC 20 10 -20 11 Môn Tiếng Việt ( Thời gian làm bài 40 phút cho bài. bài kiểm tra: Điểm bài 1: /4 điểm Điểm bài 2: /6 điểm Điểm bài 3: /3 điểm Điểm bài 4: /2 điểm Điểm bài 5: /5 điểm Điểm đọc : /10 điểm Điểm viết: /10 điểm