PHÒNG GIÁO DỤC- ĐT NINH HÒA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu 1: (4 điểm). So sánh cái “giật mình” trong hai câu thơ sau: - …Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa. (Câu 1233 - 1234 - “Truyện Kiều” - Nguyễn Du) - …ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. ( “Ánh trăng” - Nguyễn Duy). Câu 2: (6 điểm). Đọc mẩu chuyện sau: Con lừa già Một con lừa già bị rơi xuống hố phế thải. Hố rất sâu, không cách nào có thể lên được. Chủ nhân thấy nó quá già, lười không thèm cứu lên nữa, để mặc nó sống chết dưới đó. Lúc đầu nó cũng chẳng thiết tha hy vọng được sống. Hàng ngày người ta vẫn trút rác xuống. Con lừa già rất tức giận nên ngày ngày trách móc: Mình xui xẻo rơi xuống hố, người chủ thây mặc, rằng có chết thì cũng để cho nó chết được thoải mái, đằng này, ngày nào người ta cũng quẳng rác xuống bên cạnh! Nhưng có một ngày, lừa quyết định thay đổi thái độ. Hằng ngày nó đạp rác dưới chân, tìm thức ăn thừa trong đó để sống qua ngày, rồi không những không bị rác lấp lên mà còn tích lại ngày một cao… Cuối cùng, có một ngày, lừa lại lên mặt đất và có được cuộc sống mới. (Truyện ngắn “ Thái độ” - Trình Dũng Hoa (Trung Quốc), Nam Du biên dịch - Theo Kiến thức ngày nay - số tháng 8 (191)/2009) Mẩu chuyện trên giúp ta rút ra được bài học đạo lý gì? Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Syrus: “Nếu bạn muốn lên chỗ cao nhất thì hãy bắt đầu bằng chỗ thấp nhất.” (Lưu ý: Bài làm không quá 1,5 trang giấy thi) Câu 3: (10 điểm). Có nhà phê bình đã nhận xét: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt chứa đựng một ý nghĩa triết lý thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Dựa vào bài thơ “Bếp lửa”, hãy nêu cảm xúc và suy nghĩ của em để làm rõ nhận xét trên. --- HẾT --- Chữ ký GT1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ ký GT2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2010 - 2011 Câu 1: (4 điểm). Nội dung cần đạt Điểm a/ Cả hai cái “giật mình” đều là trạng thái tâm lí, đều nằm trong chuỗi độc thoại nội tâm của nhân vật trữ tình. b/ Trong câu thơ: - “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Sau khi bị bán vào lầu xanh, bị bắt ép phải tiếp khách, Kiều phải sống giả dối, phải vui gượng. Và sau khi tỉnh rượu lúc tàn canh ấy, Kiều “giật mình” nhận ra mình không còn như xưa. Cái giật mình cho ta biết nàng hiểu mình, vô cùng ghê sợ cho hoàn cảnh của mình, lại vừa biết bao xót xa cho mình. Cái “giật mình” thấm đẫm nỗi niềm cô đơn, tủi cực cho thân phận người con gái bạc mệnh. - Còn trong câu thơ: “ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. thì đó là cái “giật mình” tỉnh thức của người lính trở về sau chiến tranh. “Ánh trăng im phăng phắc” không hề trách cứ con người, vậy mà làm cho con người nhận ra được sự bội bạc vô tình của mình đến độ phải “giật mình”. Cái khoảng lặng vô ngôn của ánh trăng và cái giật mình chân thành có sức cảm hoá mãnh liệt lòng người về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ… 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,5đ * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đúng và đủ nội dung, trình bày lưu loát, thể hiện kỹ năng diễn đạt tốt. Câu 2: (6 điểm). Nội dung cần đạt Điểm 1. Yêu cầu về nội dung: a. Ý nghĩa của câu chuyện: Lừa bị sẩy chân và tuyệt vọng chờ chết. Giờ đây nó không thể dựa dẫm vào ai nữa. Trong hoàn cảnh cùng đường, lừa thay đổi thái độ: Thay vì chịu đựng cho rác chôn xác mình, nó đã tìm cách tồn tại từ rác và cũng từ rác mà thoát hiểm. Lừa đã “lên chỗ cao nhất bằng cách bắt đầu từ chỗ thấp nhất” – từ rác. b. Từ ý nghĩa câu chuyện giúp ta rút ra bài học đạo lí về thái độ và cách sống: - Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, ai cũng bắt đầu từ đó. Đừng phàn nàn, chối bỏ những gì mình đang có (ngôi nhà mình ở, phương tiện mình đi, điều kiện học tập làm việc, cơm ăn áo mặc hàng ngày…) mà hãy tận dụng tất cả điều kiện, phương tiện này (ngay cả khi ta xem nó là rác) như là “chỗ thấp nhất” để có thể “lên chỗ cao nhất”. - Trong cuộc đời, không phải bao giờ ta cũng gặp điều thuận lợi, may mắn. Không ít lần ta đã vấp ngã do chính mình hoặc người khác gây nên. Không nên trách cứ và cam chịu. Ngay cả trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất cũng không bao giờ đầu hàng bỏ cuộc, cứ cho rằng mình đang “đạp trên rác” để “vươn lên tới đỉnh”. - Có nhiều cách để đặt chân lên từng nấc thang của sự thành đạt. Bạn đang ở chỗ cao nhất nhưng bằng cách nào? Người khác nâng ta lên? Ta đạp lên vai người khác để bước lên? Đâu có gì vinh quang so với người đạp rác dưới chân mình để bước lên! Điều đó thật đáng trân trọng. Câu chuyện về con lừa già cùng với câu nói của Syrus giúp cho ta một bài học sâu sắc để chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng chính mình. Bằng những nỗ lực và lòng quyết 1,0đ (3,0đ) 1,0đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ tâm, ta sẽ có một cuộc sống mới tốt hơn từ những gì mình đang có. 2. Yêu cầu về kỹ năng: - Thể loại: Nghị luận xã hội (vấn đề tư tưởng, đạo lý). - Diễn đạt: Bài viết khoảng 1,5 trang giấy thi, trình bày, lập luận chặt chẽ. Biết vận dụng dẫn chứng thực tế kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận trong bài viết. Từ ý nghĩa đạo lí của câu chuyện để rút ra bài học về thái độ và cách sống (câu nói của Syrus). 2,0đ Câu 3: (10,0 điểm) Nội dung cần đạt Điểm 1. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ. - Giới thiệu nhận định. b. Thân bài: * Luận điểm 1: Những kỷ niệm thân thiết của tuổi thơ: - Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” với kỷ niệm đau buồn năm lên bốn tuổi. - Hình ảnh thời “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” là kỷ niệm đầy tha thiết và xa vắng trong lòng cháu với mùi khói, tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. - Những kỷ niệm đầy đau thương của năm giặc đốt làng, đốt nhà và ngọn lửa lòng bà đối với kháng chiến, đối với quê hương. Kỷ niệm đọng lại suốt cả tuổi thơ dài là điểm tựa khơi gợi nỗi nhớ về người bà và bếp lửa quê hương đầy sâu sắc. * Luận điểm 2: Hình ảnh bếp lửa tuổi thơ và người bà đã thấm vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu, đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, để giờ đây “tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình lâu dài và rộng lớn của cuộc đời”, giúp đứa cháu vụt lớn lên, bay bổng trong nỗi nhớ dạt dào. c. Kết bài: - Bài thơ tràn đầy cảm xúc, chảy theo dòng hồi tưởng đầy chất tự sự và trữ tình. - Bài thơ mang một ý nghĩa triết lý thầm kín. 2. Yêu cầu về kỹ năng: - Thể loại: Kiểu bài nghị luận văn học (chứng minh một nhận định văn học qua một tác phẩm văn học cụ thể). - Diễn đạt: Trình bày thành một bài làm văn hoàn chỉnh, sạch sẽ, rõ ràng (không hạn chế về số trang). Hành văn lưu loát chứng tỏ kỹ năng diễn đạt tốt. - Phương pháp: Biết vận dụng phương pháp nghị luận giải thích, chứng minh kết hợp với phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (phân tich, chứng minh, trình bày dẫn chứng đầy đủ và rõ ràng (luận điểm1)và khái quát, nâng cao tổng hợp (luận điểm 2); bài viết có cảm xúc chân thành và suy nghĩ riêng về thi phẩm, từ đó, biết cách khái quát để làm rõ nhận định theo yêu cầu, không phân tích tác phẩm chung chung. (Lưu ý: nếu vài làm theo cách phân tích tác phẩm thì chỉ chi điểm tối đa đến 5,0 điểm) 1,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 1,5đ 1,5đ . Kiểu bài nghị luận văn học (chứng minh một nhận định văn học qua một tác phẩm văn học cụ thể). - Diễn đạt: Trình bày thành một bài làm văn hoàn chỉnh, sạch. . . . . . . . . . . . . . . . . . . HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2010 - 2011 Câu 1: (4 điểm). Nội dung cần đạt