1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái vân long

120 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Du lịch cộng đồng xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG QUYÊN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI VÂN LONG

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Cấu trúc của luận văn 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 14

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng 14

1.1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng 14

1.1.2 Nội dung, đặc điểm của du lịch cộng đồng 16

1.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 16

1.1.4 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 18

1.1.5 Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng 20

1.1.6 Một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng trong du lịch 21

1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới và Việt Nam về phát triển du lịch cộng đồng 22

1.2.1 Du lịch cộng đồng tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapurna – Nepan 22

1.2.2 Du lịch cộng đồng tại làng Yubeng, Vân Nam, Trung Quốc 23

1.2.3 Du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình, Việt Nam 25

Tiểu kết chương 1 28

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI VÂN LONG 29

2.1 Khái quát Khu du lịch sinh thái Vân Long 29

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 29

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 31

2.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long 35

2.2.1 Tài nguyên du lịch 35

Trang 3

2.2.2 Cộng đồng dân cư 46

2.2.3 Khả năng tiếp cận điểm đến 48

2.2.4 Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch 48

2.2.5 Chính sách phát triển du lịch 51

2.2.6 Công tác xúc tiến, quảng bá 53

2.3 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long 55

2.3.1 Các tuyến, điểm du lịch chính 55

2.3.2 Lượng khách và doanh thu du lịch 59

2.4 Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long theo các nguyên tắc phát triển DLCĐ 64

2.4.1 Sự đồng thuận của CĐĐP và các bên liên quan 64

2.4.2 Đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng 64

2.4.3 Tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng 65

2.4.4 Khả năng của cộng đồng 66

2.4.5 Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng 67

2.4.6 Quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với việc bảo vệ tài nguyên du lịch 69 2.5 Đánh giá chung về hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long 69

2.5.1 Điểm mạnh 69

2.5.2 Điểm yếu 70

2.5.3 Cơ hội 71

2.5.4 Thách thức 72

Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI VÂN LONG 75

3.1 Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 75

3.1.1 Giải pháp về quản lý 75

3.1.2 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 80

3.1.3 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá 81

3.1.4 Giải pháp về đào tạo lao động du lịch 82

3.1.5 Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch 84

Trang 4

3.1.6 Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương 86

3.1.7 Giải pháp liên kết, hợp tác 87

3.2 Một số kiến nghị 87

3.2.1 Đối với cơ quan trung ương 87

3.2.2 Đối với chính quyền và cơ quan quản lý địa phương 88

3.2.3 Đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch 90

3.2.4 Đối với khách du lịch 91

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC

Trang 5

Du lịch bền vững

Du lịch cộng đồng Hướng dẫn viên Khu du lịch

Ủy ban Nhân dân Vườn quốc gia

Trang 6

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số và mật độ dân số các xã trong KDL sinh thái Vân Long 31

Bảng 2.2 Làng nghề huyện Gia Viễn được công nhận làng nghề cấp tỉnh 45

Bảng 2.3 Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP ở KDL sinh thái Vân Long ……….48

Bảng 2.4 Khả năng tham gia các dịch vụ du lịch của CĐĐP tại KDL sinh thái Vân Long 47

Bảng 2.5 Cơ sở lưu trú tại KDL sinh thái Vân Long 50

Bảng 2.6 Nguồn tiếp nhận thông tin của khách du lịch về KDL sinh thái Vân Long 62

Bảng 2.7 Lượng khách du lịch tới KDL sinh thái Vân Long 59

Bảng 2.8 Loại hình lưu trú của khách quốc tế đến KDL sinh thái Vân Long 60

Bảng 2.9 Mục đích của khách du lịch tới KDL sinh thái Vân Long 61

Bảng 2.10 Mức độ hài lòng của khách du lịch Vân Long 62

Bảng 2.11 Những điều không hài lòng của khách du lịch Vân Long 62

Bảng 2.12 Doanh thu và nộp ngân sách từ hoạt động du lịch tại KDL sinh thái Vân Long 63

Bảng 2.13 Hiệu quả tạo việc làm tại KDL sinh thái Vân Long 68

Trang 7

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ tuyến du lịch KDL sinh thái Vân Long 56Hình 3.1 Mô hình Ban quản lý DLCĐ ở xã Gia Vân 77

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch cộng đồng xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động phát triển du lịch trước đó được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã

và đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa Du lịch cộng đồng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Indonesia, Thái Lan, Lào, Nepan, Butan… Ở Việt Nam, du lịch cộng đồng bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực vào đầu những năm 2000 Mô hình

du lịch cộng đồng đã hình thành ở một số địa phương như SaPa, Bát Xát (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Chày Lập, Farmstay (Quảng Bình)… Với mục tiêu chính là một công cụ cho hoạt động bảo tồn, công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội cho trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng…du lịch cộng đồng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói riêng

Khu du lịch (KDL) sinh thái Vân Long là một trong những vùng đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình trên địa phận 7 xã là: Gia Hưng, Gia Vân, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh thuộc huyện Gia Viễn Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng cùng với lịch sử truyền thống lâu đời KDL sinh thái Vân Long có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Du lịch cộng đồng đã được triển khai tại Vân Long từ đầu những năm

2000 với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Việc phát triển du lịch cộng đồng ở đây góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về các loại hình và sản phẩm du lịch để thu hút du khách, các chương trình du lịch cộng đồng bước đầu đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng địa phương

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cho đến nay du lịch cộng đồng ở đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng của điểm đến Nguyên nhân chính là do chưa có chiến lược phát triển rõ ràng do đó việc định hướng cũng như công

Trang 9

tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, phân tích tiềm năng, thực trạng về phát triển du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long, từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả ở Vân Long là một nhiệm vụ cấp thiết

Với ý nghĩa trên, đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở Khu du lịch sinh thái Vân Long” đã được chọn để làm luận văn tốt nghiệp

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp khám phá tự nhiên Lúc bấy giờ các chuyến tham quan này diễn ra ở các vùng xa xôi, thiên nhiên còn hoang sơ Vì vậy, khách du lịch cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa Đây chính là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng [6, tr.11]

Du lịch cộng đồng được nghiên cứu từ sự kết hợp du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa Du lịch cộng đồng hướng đến vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch mà hình thức cao nhất là quyền điều hành hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương Du lịch cộng đồng được coi là một biện pháp hữu hiệu nhằm xóa đói giảm nghèo đối với khu vực kém phát triển, nâng cao thu nhập của cộng đồng từ du lịch thông qua nỗ lực bản thân họ

Ở các nước ASEAN, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi từ Hội thảo “Xây

dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại Indonesia

tháng 5 năm 1995 Sau đó các quốc gia Đông Nam Á khác cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi quan điểm, khái niệm, điều kiện, cách thức kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng

Ở Việt Nam, tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam-2003 được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên đã bàn về vấn đề phát triển DLCĐ DLCĐ ngày càng phát triển phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức quốc tến, đáng kể là SNV (tổ chức phát triển Hà Lan), UNDP, MCD (trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng) Năm 2007, với sự hợp tác giữa SNV, MCD, Viện

Trang 10

Đại học Mở, Công ty du lịch Footprints, Công ty lữ hành Intrepid, dự thảo về "Mạng lưới du lịch cộng đồng của Việt Nam” đã được thiết lập Đây có thể coi là hình thức đầu tiên trên quy mô quốc gia về DLCĐ, tạo tiếng nói chung giữa các nhà điều hành tour, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, trung tâm giáo dục với cộng đồng địa phương, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ tài chính trong và ngoài nước trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và bình đẳng xã hội

Du lịch cộng đồng được các ban ngành, tổ chức các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành du lịch Đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau về du lịch cộng đồng Vì thế mà lý thuyết về DLCĐ dần được hình thành

Tài liệu “Community Based Tourism for Conversation and Development” xuất bản năm 2003 của học viện The Mountain Institute, Hoa Kỳ đã đưa ra các khái niệm về

du lịch cộng đồng, vai trò, yếu tố phát triển Các tác giả cũng đưa ra các ví dụ về mô hình du lịch cộng đồng ở vùng Nam Mỹ và Malaysia Ngoài ra tài liệu cũng đã đưa ra các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thu hút khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng

Ở Việt Nam, tác giả Võ Quế có cuốn sách “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng”, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Nội dung sách đã đề cập đến các lý thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các khái niệm cộng đồng và bản chất cộng đồng Qua đó tác giả cũng đã nêu lên mục tiêu, ý nghĩa phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, các điều kiện và nguyên tắc để hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Không chỉ tiếp cận về mặt lý thuyết tác giả còn rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá từ việc nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong nước và của một số nước phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2003 do Võ Quế làm Chủ nhiệm đề tài

„„Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương -

Hà Tây‟‟, đã đề cập đến vấn đề du lịch và cộng đồng như: khái niệm về cộng đồng, bản chất và đặc trưng của cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng Dựa trên nền tảng hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng du lịch, vai trò của cộng đồng dân cư tại chùa

Trang 11

Hương đề tài đã xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải pháp thực hiện

Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung Lương làm Chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”,

đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường

và phát triển cộng đồng Dựa trên các phân tích hiện trạng, đề tài phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể và các giải pháp để áp dụng mô hình đã đề xuất tại đảo Cát Bà

Đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp Trường Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Thị Hải chủ trì, nghiên cứu năm 2010-2011: “Nghiên cứu phát triển

du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp vườn quốc gia Hoàng Liên và Xuân Thủy)” Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng và khả năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở các vườn quốc gia Tham khảo bài học kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số khu vực trên thế giới và Việt Nam Dựa trên điều kiện tự nhiên và kinh

tế xã hội của 14 vườn quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề tài đã phân tích đánh giá sơ bộ tiềm năng du lịch sinh thái của các vườn quốc gia này Dựa trên các điều kiện phát triển

du lịch sinh thái cộng đồng ở hai khu vực nghiên cứu là VQG Hoàng Liên và VQG Xuân Thủy, đề tài đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm nghiên cứu

Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở một số điểm đến du lịch của Việt Nam như : Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk của Nguyễn Thị Mai ; Nghiên cứu điều kiện phát triển

du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Đức Khoa; Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định của Trần Thị Lan; Nghiên cứu du lịch sinh thái cộng đồng và đề xuất các giải pháp phát triển bền

Trang 12

Riêng về Vân Long đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, kết quả các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại

ở việc xác nhận giá trị về lịch sử- văn hóa, giá trị về đa dạng sinh học của KDL sinh thái Vân Long Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được nghiên cứu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở Khu

du lịch sinh thái Vân Long” là nghiên cứu các hoạt động phát triển du lịch tại KDL sinh thái Vân Long, trên thực tế đó sẽ đề ra các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực nghiên cứu, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao gồm:

- Xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Nghiên cứu các điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực nghiên cứu Đánh giá hoạt động phát triển du lịch cộng đồng theo các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Bước đầu du lịch cộng đồng ở đây có thể coi hoạt động

du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương Vì vậy, du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Vân Long được xem là hoạt động du lịch của khu vực nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu:

Trang 13

Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long

Các hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long

Cơ chế, chính sách, chương trình phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng ở KDL sinh thái Vân Long

- Phạm vi về không gian: KDL sinh thái Vân Long (nằm trên địa bàn 7 xã: Gia Hưng, Gia Vân, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh của huyện Gia Viễn, tỉnh Nình Bình)

- Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thu thập trong phạm vi từ 01/01/2008 đến 30/12/2012

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu

Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản về hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình, Trạm Du lịch Vân Long về hoạt động du lịch tại Vân Long Các thông tin này chủ yếu được thu thập

từ năm 2008 đến 2012, phục vụ cho công tác phân tích, trích dẫn tại Chương 2

Ngoài ra, các dữ liệu được thu thập từ các nguồn như sách, giáo trình trong nước và nước ngoài, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Ninh Bình, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, các thông tin trên mạng internet

Việc sử dụng phương pháp này thể hiện sự kế thừa cần thiết các tri thức đã có

để thực hiện đề tài

Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa được tiến hành tại KDL sinh thái Vân Long Phương pháp này nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, xã hội, tìm hiểu giá trị tài nguyên du lịch, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của đối tượng nghiên cứu Đồng thời, việc khảo sát thực địa tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá thực trạng hoạt động

Trang 14

du lịch cộng đồng tại địa phương, đó là cơ sở thực tế giúp tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với địa phương

Khảo sát thực địa được tiến hành 2 đợt:

- Khảo sát đợt 1: tháng 11 năm 2012

- Khảo sát đợt 2: tháng 4 năm 2013

Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dành cho hai đối tượng là người dân địa phương có tham gia hoạt động du lịch và khách du lịch đến Vân Long Tổng số bảng hỏi khảo sát là: 50 bảng hỏi dành cho người dân địa phương và 120 bảng hỏi dành cho khách du lịch đến Vân Long

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, chuyên gia du lịch của Trạm Du lịch Vân Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, các cán bộ của chính quyền địa phương

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp này là nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu

Ngoài các phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương pháp sơ đồ để thực hiện luận văn của mình

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng

Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở Khu du lịch sinh thái

Vân Long

Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu du lịch sinh thái

Vân Long

Trang 15

đồ ăn, chỗ ngủ… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ” Đó chính là tiền đề cho khái niệm du lịch cộng đồng sau này

Khi nghiên cứu về du lịch cộng đồng, do có những quan điểm, góc nhìn khác nhau về vị trí của du lịch cộng đồng cho đến nay còn tồn tại khá nhiều ý kiến, khái niệm về hoạt động du lịch này

Hai nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [13, tr.22] Từ định nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh

tế du lịch cộng đồng đem lại cho người dân địa phương

Theo Hsien Hue Lee, Đại học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển bền vững lâu dài Đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng” [9, tr.17]

Có quan điểm thì cho rằng: “Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương” [6, tr.18] Tác giả của quan

Trang 16

niệm này thiên về khía cạnh xã hội học, nhìn hoạt động du lịch như một môi trường nảy sinh và phát triển các quan hệ xã hội

Tại Hội thảo “Chia sẻ Bài học Kinh nghiệm Phát triển du lịch cộng đồng” được Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế”

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch cộng đồng, TS Võ Quế đã rút ra khái niệm “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” [16, tr.34]

Ngoài ra còn nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về du lịch cộng đồng, tuy nhiên những hướng tiếp cận trên đều chú ý đến tính bền vững của hoạt động du lịch này, xem nó cũng là một bộ phận của phát triển bền vững Đại diện là hai định nghĩa:

“Du lịch cộng đồng là du lịch chú ý đến tính bền vững của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội Du lịch cộng đồng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng địa phương và phục vụ chính cộng đồng, với mục tiêu tăng cường nhận thức và hiểu biết của du khách

về đời sống của người dân địa phương” (REST,1997); và “Du lịch cộng đồng là du lịch bền vững về mặt xã hội, được thực hiện và điều hành phần lớn bởi cộng đồng địa phương hay người bản địa và có sự kiểm soát chung Sự kiểm soát chung là chú trọng đến lợi ích của cả cộng đồng hơn là lợi ích của mỗi cá nhân, sự bình đẳng về quyền lực trong cộng đồng và sự củng cố giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao công tác bảo tồn

và quản lý có trách nhiệm tài nguyên” [6, tr.19]

Qua nghiên cứu các khái niệm ở trên, có thể hiểu: “Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương mang lại cho du khách những trải nghiệm về văn hóa của cộng đồng, cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động

du lịch như khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng lợi từ hoạt động du lịch để từ đó giảm tỉ lệ nghèo đói, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống”

Trang 17

1.1.2 Nội dung, đặc điểm của du lịch cộng đồng

1.1.2.1 Nội dung của du lịch cộng đồng

Tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam (2003) các nhà khoa học đã thống nhất 06 nội dung cơ bản về DLCĐ [6] đồng thời cũng là yêu cầu để phát triển DLCĐ như sau:

- Đảm bảo sự bền vững về văn hóa và thiên nhiên

- Có sự sở hữu cộng đồng

- Tạo thu nhập cho cộng đồng

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng

- Tăng cường quyền lực cho cộng đồng

- Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước

- Hoạt động du lịch phải thu hút cộng đồng địa phương và đem lại lợi ích cho

họ, tạo cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện sống của họ

- Du lịch gắn liền với phát triển bền vững, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá văn hóa của cộng đồng địa phương, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao…

1.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

1.1.3.1 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm đạt đến 4 mục tiêu cơ bản về mặt kinh tế, xã hội và môi trường:

- Góp phần bảo vệ tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và môi trường Phát triển

du lịch cộng đồng nhằm phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vì vậy

có đóng góp cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch

- Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu du lịch và những lợi ích kinh tế khác cho cộng đồng địa phương (tạo cơ hội việc làm tăng

Trang 18

thu nhập cho cộng đồng địa phương, nâng cao trình độ lao động khu vực này; địa phương hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch…)

- Khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng

- Mang đến cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội

1.1.3.2 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Một số nguyên tắc chủ yếu đối với phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:

- Có sự đồng thuận của cộng đồng địa phương và các bên tham gia (bao gồm chính quyền địa phương, cơ quan quản lý khác, các doanh nghiệp du lịch, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận và chính cộng đồng)

- Có sự đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng Ở đây, cần nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình

tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch Một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng

- Tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng: Thực tế cho thấy bất cứ chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến CĐĐP Vì thế các giá trị văn hóa của cộng đồng phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là người dân địa phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa tốt hơn họ Cộng đồng địa phương phải nhận thức được vai trò và vị trí của mình cũng như mặt tích cực và tiêu cực từ phát triển du lịch

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng Bao gồm khả năng nhận thức về vai trò

và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của

du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên cộng đồng Các điều kiện, khả năng tài chính

và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng: Theo nguyên tác này cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác khi tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch sẽ được

Trang 19

phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia và một phần dành để tái đầu tư cho cộng đồng về cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục

- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững

1.1.4 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng

Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại một điểm du lịch cần một số điều kiện như: điều kiện về tài nguyên du lịch; điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư; khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến; khách du lịch; liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch; chính sách phát triển du lịch; sự liên kết giữa địa phương với các doanh nghiệp du lịch…

1.1.4.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch [12, tr.2]

Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định, vì tài nguyên du lịch chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch Điều kiện tài nguyên du lịch cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thăm quan ở hiện tại và tương lai

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch [12, tr.2]

Tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định tạo nên giá trị của điểm đến Các điểm đến càng chứa nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc thì càng có sức hút khách du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch tại địa phương Để đáp ứng nhu cầu của du khách sản phẩm du

Trang 20

lịch cần phải đa dạng phong phú, đặc sắc trong đó có sự góp phần không nhỏ của tài nguyên du lịch Sự đa dạng của tài nguyên du lịch sẽ tạo nên sự đa dạng của sản phẩm

du lịch

Các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch Du lịch cộng đồng muốn phát triển cũng không nằm ngoài quy luật này Các khu, điểm du lịch muốn phát triển du lịch cộng đồng cần phải có tài nguyên du lịch đa dạng, hấp dẫn, đặc sắc

1.1.4.2 Cộng đồng dân cư

Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên Không bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh

Cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch

Họ là người quyết định sự tồn tại và phát triển của du lịch cộng đồng Họ vừa là chủ thể cung cấp dịch vụ du lịch vừa là người quản lý, họ cũng chính là người bảo vệ tài nguyên du lịch

Cộng đồng địa phương phải nhận thức được lợi ích kinh tế và xã hội từ hoạt động du lịch, cộng đồng phải tham gia rộng rãi và hiệu quả vào hoạt động du lịch Cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ với chất lượng cao Cùng với khai thác các tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương phải là những người am hiểu, luôn có ý thức, trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên du lịch, môi trường và môi trường bản địa Nếu cộng đồng khai thác tài nguyên du lịch bừa bãi làm tổn hại tới tài nguyên, môi trường thì du lịch sẽ không thể phát triển bền vững Ngoài ra, cộng đồng phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác với nhau, tạo ra hoạt động du lịch có tổ chức và hiệu quả Đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng cần phải có đủ điều kiện để đầu tư cho hoạt động du lịch

1.1.4.3 Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch cộng đồng

Cũng như việc phát triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển du lịch cộng đồng không thể thực hiện nếu không có hạ tầng tiếp cận điểm đến Đây là đặc điểm rất đặc trưng của du lịch khi sản phẩm du lịch được xây dựng và tiêu thụ tại chỗ Điều này khác với hoạt động sản xuất kinh doanh khác khi sản phẩm thương mại có thể được sản xuất ở một nơi rồi vận chuyển đến thị trường tiêu thụ ở nơi khác

1.1.4.4 Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch

Trang 21

Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…) là những yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch

1.1.4.5 Khách du lịch

Khách du lịch chính là điều kiện tạo nên thị trường cung khách du lịch hay nói cách khác nó là yếu tố cơ bản để phát triển sản phẩm du lịch Khách du lịch sử dụng các dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương là động cơ thúc đẩy nhận thức về du lịch của cộng đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch tích cực hơn

1.1.4.6 Chính sách phát triển du lịch

Chính sách là do Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp ban hành Có cơ

chế chính sách hợp lý sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng Nhà nước cần coi trọng vai trò của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế của đất nước, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ trương phát triển đa dạng loại hình du lịch, đầu tư theo chiều sâu các loại hình đó

Có chủ trương chính sách hỗ trợ cho hoạt động du lịch cộng đồng như: hỗ trợ ngân sách cho các dự án khu bảo tồn thiên nhiên, văn hóa; Nâng cấp, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa; cấp kinh phí đào tạo lao động du lịch cho địa phương

Phát triển du lịch cộng đồng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan

1.1.4.7 Công tác xúc tiến, quảng bá

Chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý về du lịch cần có chính sách hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; có các chương trình xúc tiến, quảng bá giới thiệu điểm đến trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các ấn phẩm quảng

bá điểm đến…

1.1.5 Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng

Nhiều hội thảo, diễn đàn quốc tế về du lịch cộng đồng đã nêu lên ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng đối với nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, bản thân cộng đồng …, thể hiện rõ nét nhất các vấn đề:

Trang 22

- Đối với công tác bảo tồn: du lịch cộng đồng phát triển sẽ gia tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên, qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững

- Đối với cộng đồng: Du lịch phát triển góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng, làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động từ đó hạn chế tình trạng di cư của cộng đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị, góp phần ổn định xã hội

Phát triển du lịch giúp cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng

xã hội (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông…) Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực

để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững

Mang lại lợi ích cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được hưởng lợi từ sự đóng góp của du lịch

Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới Ý nghĩa này cũng là yếu tố quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đồng thời là cơ hội để phát triển kinh tế ở những địa phương còn khó khăn

- Đối với du lịch: phát triển du lịch cộng đồng có ý nghĩa tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của các địa phương, các quốc gia

Góp phần thu hút khách du lịch

Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng

1.1.6 Một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng trong du lịch

Du lịch cộng đồng thường không tồn tại độc lập mà có tính liên kết chặt chẽ với các loại hình du lịch khác để tạo thành những sản phẩm du lịch Có thể kể đến một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng trong du lịch hiện nay như sau:

- Cho khách thuê trọ và ở chung trong nhà người dân Tham gia các hoạt động như: hướng dẫn một số phương thức làm đồng, leo núi,…

Trang 23

- Xây dựng các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc

có đóng góp cho cộng đồng

- Người dân làm việc trong ngành du lịch như: hướng dẫn viên, lễ tân, nấu ăn phục vụ khách du lịch…

- Sản xuất và bán hàng lưu niệm để bán trực tiếp cho khách du lịch

- Sản xuất và cung ứng một số sản phẩm như rau quả, thực phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới và Việt Nam về phát triển

Annapura-sa mạc và khô Khu bảo tồn có nhiều điều kiện tự nhiên phong phú như hệ động thực vật phát triển đặc biệt ở đây có các loài Báo Tuyết, Cừu Xanh, hàng trăm loài phong lan và nơi có khu rừng cây Đỗ Quyên lớn nhất thế giới

Địa hình vùng Annapurna có rất nhiều núi cao, hiểm trở như đỉnh núi Hymalaya cao nhất thế giới, nhưng lại rất độc đáo phù hợp cho những cuộc đi bộ thám hiểm

Hoạt động du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn Annapurna

Năm 1986, được sự hỗ trợ của Dự án bảo tồn thiên nhiên tại vùng Annapurna, vùng đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường với phát triển cộng đồng bền vững Phát triển du lịch cộng đồng tại làng Ghandruk đặt ra các tiêu chí:

- Xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng, đặc biệt là các cộng đồng chỉ sống dựa vào điều kiện tự nhiên

Trang 24

- Tạo ra thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng bằng các dịch vụ

du lịch thay cho việc đốn củi, khai thác săn bắn các loại động vật

- Bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống dân tộc

Thành phần tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng: Đơn vị tổ chức ACAP (Annapurna Conservation Area Project), Trung tâm đào tạo khách sạn, Đơn vị hỗ trợ, Các già làng, trưởng bản, Cộng đồng dân cư

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng hoạt động chịu sự tác động của các nhân tố: Nhân tố quản lý (các tổ chức phi chính phủ, ACAP-đon vị tổ chức thành lập); Yếu tố tài nguyên của địa phương; Cộng đồng tham gia; các Nhân tố tác động khác

Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn quốc gia Annapurna như sau:

- Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là rất quan trọng, ngoài ra sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngay từ khi triển khai các vấn đề của dự án cũng rất quan trọng

- Nghiệp vụ về du lịch có ý nghĩa quyết định, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng và bảo tồn thông qua các lớp tập huấn, các báo cáo chuyên đề và các lớp học tập

về du lịch cho cộng đồng

- Trong quá trình tổ chức, cần tôn trọng các giá trị tri thức văn hoá bản địa của cộng đồng trong suốt quá trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc, nêu kế hoạch và triển khai

- Có sự cam kết đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng từ du lịch với cộng đồng

- Tăng quyền lực cho cộng đồng trong qúa trình thực hiện các kế hoạch

1.2.2 Du lịch cộng đồng tại làng Yubeng, Vân Nam, Trung Quốc

Đặc điểm của làng Yubeng

Làng Yubeng nằm ở phía đông quận Deqin, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Là đặc trưng của một cộng đồng Tây Tạng nhỏ Theo người Tây Tạng, Yubeng có nghĩa là

“nơi các tác phẩm kinh điển được tìm thấy” Nằm ở chân núi Meili và bao quanh bởi núi tuyết, rừng nguyên sinh, đồng cỏ đầm lầy, thung lũng và cánh đồng Những người

Trang 25

đến làng phải đi bộ hay bằng ngựa một quãng đường núi dài 8km Nơi đây là một điểm

du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch sinh thái trong và ngoài nước, những người yêu thích thiên nhiên, cuộc sống làng quê mộc mạc và văn hóa Tây Tạng Người dân ở đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề nông, một số nhà hoạt động kinh doanh cho khách thuê nhà ở cùng

Các nhà leo núi, du khách ưa mạo hiểm, người đi bộ đường dài và các nhà nhiếp ảnh đã đến chinh phục và thám hiểm Yubeng Yubeng ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới Đây là điểm du lịch ưa thích của những du khách yêu thích thiên nhiên, du lịch sinh thái, phong tục tập quán và văn hóa tín ngưỡng truyền thống

Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng Yubeng

Từ giữa năm 1990, dân làng bắt đầu hoạt động kinh doanh loại hình ở nhà dân

và cưỡi ngựa, cung cấp cho khách du lịch dịch vụ nhà ở, giao thông và một số dịch vụ

cơ bản khác Với số lượng khách du lịch đến Yubeng ngày càng cao, những người dân

ở làng bắt đầu kinh doanh khách sạn gia đình nhiều hơn Doanh thu về phòng ở và thu nhập đánh xe ngựa mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho dân làng Điều này, đến một mức độ nhất định đã dẫn đến phe phái và thậm chí xung đột giữa các người dân trong làng A-Rong là một giáo viên tiểu học, khi tham quan Yubeng vào năm 2002, ông xây dựng một đề án và kêu gọi dân làng đón khách du lịch theo lượt quay vòng Ban đầu đề

án của ông không được chấp thuận Ông giải thích nếu không làm như vậy thì một số người sẽ không kiếm được tiền và nghèo hơn nhiều Sau đó, đề án của ông được chấp thuận Tuy nhiên, nếu không có cơ chế hiệu quả cho việc phối hợp các hoạt động cạnh tranh hoặc để hòa giải các xung đột, các mối quan hệ đơn giản giữa những người dân trong làng sẽ bị de dọa và phong tục dân gian tự nhiên sẽ không còn tồn tại Do đó môi trường nhân văn thu hút khách du lịch và khuyến khích phát triển du lịch của Yubeng

sẽ suy thoái Họ đã hình thành một “hệ thống phân phối cân bằng doanh thu du lịch” sau một số cuộc họp của một vài gia đình, để chia sẻ thu nhập từ hoạt động khách sạn gia đình, cung cấp thực phẩm và đồ uống cũng như điều khiển ngựa Thu nhập hộ gia đình sẵn có thực tế đã tăng, trong khi đó giảm sự bất bình thu nhập do sự khác biệt của các hoạt động trong kinh doanh du lịch

Trang 26

Họ phát triển du lịch, đạt được và chia sẻ lợi nhuận mà không có sự vận hành, quản lý, quảng cáo và xúc tiến thực hiện bởi các nhà đầu tư và phát triển bên ngoài Hơn nữa, thu nhập du lịch đã thu được trước khi có đầu tư quy mô lớn của chính quyền địa phương Dân làng đã có một hệ thống phân bổ lợi ích, không có sự tổ chức và quản

lý hành chính của chính quyền địa phương Họ là nhà thiết kế và điều hành hệ thống

Hệ thống không chỉ giảm khoảng cách giữa người giàu, người nghèo mà còn giảm cạnh tranh giữa các khách sạn gia đình Đa số dân làng tuân theo hệ thống và du lịch cộng đồng được thực hiện tự nhiên, duy trì sự hài hòa của cộng đồng

Bài học kinh nghiệm

- Thiết lập và phát triển hệ thống chia sẻ lợi ích

- Với nội dung cơ bản là tạo cơ hội bình đẳng về thu nhập chỗ ở và hệ thống phân phối; thực hiện quy tắc phân phối thu nhập từ cung cấp lương thực; quản lý thống nhất với mức giá thống nhất

- Thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường

1.2.3 Du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình, Việt Nam

Đặc điểm của Bản Lác

Bản Lác là một bản miền núi thuộc xã Chiềng Châu huyện Mai Châu., cách thủ

đô Hà Nội khoảng 140 km Cộng đồng cư trú ở đây chủ yếu là người Thái trắng Người Thái trắng sinh sống ở bản Lác có nền văn hóa phát triển lâu đời, họ đã định cư ở bản Lác trên 700 năm, gồm 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc, đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc như: trang phục của người phụ nữ Thái, phong tục đón khách của dân tộc Thái, cộng đồng người Thái, văn hóa ẩm thực… Toàn huyện hiện có

12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia Ngoài ra, Mai Châu còn là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động của người xưa trong các lễ hội, như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội “Chá chiêng” của dân tộc Thái và lễ hội

“Gầu tào” của dân tộc Mông…

Hoạt động du lịch cộng đồng tại bản Lác

Trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác đã dần được du khách khám phá Vào những năm

Trang 27

1970, bản Lác là điểm đón các chuyên gia, các đoàn ngoại giao nước ngoài đến Việt Nam Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết đến Từ năm 1995, du lịch cộng đồng tại bản Lác ngày càng phát triển Số

hộ dân làm du lịch cộng đồng tăng từ 1-2 hộ từ những năm 60 của thế kỷ 20 đến năm

1995 đã có trên 40 nhà Đến năm 2012, huyện Mai Châu ngoài 2 nhà nghỉ, 2 khách sạn,

ở các xã, thị trấn có 54 nhà nghỉ cộng đồng

Các hoạt động du lịch cộng đồng

- Đón khách nghỉ tại nhà dân: toàn bản hiện có hơn 100 hộ gia đình Hiện đã có

37 hộ cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch Khách du lịch lưu trú tại các nhà sàn của các hộ gia đình Mỗi nhà có thể lưu trú được từ 30-50 khách du lịch Khách được cung cấp đệm lau trải xuống sàn, chăn, gối và màn

- Phục vụ ăn uống: Trong bản Lác không có quán ăn Chủ nhà trực tiếp phục vụ

ăn uống cho khách du lịch Tùy theo nhu cầu của khách mà họ đưa ra các thực đơn khác nhau Thực đơn khá phong phú mang đậm nét đặc trưng bản địa nhưng vẫn phù hợp với khách du lịch

- Biểu diễn văn nghệ: Cả Bản Lác thường xuyên có 6 đội văn nghệ, ban ngày đi làm ruộng, làm nương, buổi tối biểu diễn phục vụ khách du lịch, một chương trình biểu diễn khoảng 30 phút gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc, múa truyền thống dân tộc Thái, dân tộc Mường và dân tộc Mông, những bài hát ca ngợi quê hương Tây Bắc của

Tổ quốc Tái hiện lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái…Các đội múa được chia ra thành nhiều lứa tuổi đồng đều, đội trẻ tuổi mười tám, đôi mươi Đội nam nữ có một con, đội 2 con, mỗi đội văn nghệ thường có 5 cô gái và 4-5 chàng trai Các ông, các bà

từ tuổi trung niên trở lên ở Bản Lác hầu hết đều biết múa hát và họ chỉ múa, hát khi có khách quý cùng tuổi ông tuổi bà với nhau Khách đến bản Lác không phỉa trả tiền xem biểu diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải trả tiền xem biểu diễn văn nghệ Cuối năm, các hội dân trong bản có trách nhiệm đóng góp 10% thu nhập của mình cho chính quyền địa phương, 90% thu nhập còn lại các hộ dân thường dùng để nâng cấp nhà cửa

Trang 28

- Hướng dẫn khách tham quan các tuyến đi bộ trong địa bàn Mai Châu: Cộng đồng tại bản Lác có dịch vụ dẫn đường cho khách theo các tuyến: bản Lác – Pom Cọn – Nà Phòn – bản Lác hoặc bản Lác – Xăm Khòe – bản Xô – bản Vặn – hang Kia – Pà

Cò – bản Lác Các đoàn khách vẫn có hướng dẫn suốt tuyến đi kèm, hướng dẫn viên địa phương có nhiệm vụ dẫn đường, giải thích các phong tục tập quán địa phương, hoặc nấu ăn cho khách khi lưu trú

Bài học kinh nghiệm

- Cộng đồng địa phương có trách nhiệm quản lý các hoạt động du lịch nhưng nguồn khách phần lớn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và bố trí

- Hoạt động dịch vụ du lịch chưa có cơ quan quản lý hướng dẫn, đào tạo và giúp đỡ Mỗi hộ phải tự tổ chức các dịch vụ và liên hệ với các công ty lữ hành để đón khách

- Cộng đồng không được hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước Cộng đồng địa phương đang cần sự hỗ trợ về đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng đón tiếp khách và nấu ăn

- Nguồn thu từ hoạt động du lịch tại bản Lác chưa được tái đầu tư

- Vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và bản sắc văn hóa truyền thống chưa được quan tâm đúng mức

Nhìn chung hoạt động du lịch cộng đồng tại bản Lác – Mai Châu còn mang tính

tự phát, cần phải xây dựng các tiêu chí cụ thể để đảm bảo các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng và lợi ích của các bên tham gia

Trang 29

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng: khái niệm về du lịch cộng đồng, nội dung và đặc điểm của du lịch cộng đồng, mục tiêu

và các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng, các điều kiện hình thành và phát triển

du lịch cộng đồng cũng như ý nghĩa phát triển cộng du lịch cộng đồng và một số hình thức tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển du lịch

Ngoài ra, Chương 1 cũng đã trình bày cơ sở thực tiễn về du lịch cộng đồng bằng cách đưa ra một số mô hình phát triển và một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapurna-Nêpan, làng Yubeng (Trung Quốc), tại bản Lác, Mai Châu (Hòa Bình, Việt Nam)

Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng trên là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Vân Long sẽ được trình bày ở Chương 2

Trang 30

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI VÂN LONG

2.1 Khái quát Khu du lịch sinh thái Vân Long

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quy hoạch chi tiết KDL sinh thái Vân Long được phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ KDL sinh thái Vân Long nằm trên địa phận của 7 xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Thanh, Gia Tân và một số điểm du lịch về nguồn thuộc xã Gia Phương, Gia Thắng và Gia Tiến, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Phía bắc, KDL sinh thái Vân Long giáp huyện Lạc Thủy, Hoà Bình qua sông Đáy Phía nam, giới hạn bởi con đê Đầm Cút, kéo dài từ thôn Mai Phương, xã Gia Hưng tới đồi Sói thuộc xã Gia Thanh Phía tây, giới hạn bởi núi Một (bên tả ngạn sông Bôi) thuộc xã Gia Hưng Phía đông, được giới hạn bởi chân núi Đồng Quyển đến núi Mây xã Gia Thanh, ven sông Đáy Trung tâm KDL sinh thái Vân Long ở xã Gia Vân cách huyện lỵ Gia Viễn 5 km về phía đông bắc, cách thành phố Ninh Bình gần 14 km

về phía bắc tây bắc và cách Hà Nội gần 80 km về phía nam Diện tích quy hoạch KDL sinh thái Vân Long là 3.710 ha, có tọa độ địa lý từ 20°21′30″ tới 20°24′00″ vĩ độ bắc,

và từ 105°48′53″ tới 105°54′ 40″ kinh độ đông Trong đó bao gồm:

- KBT thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, có diện tích 2.734 ha

+ Khu du lịch sinh thái Đầm Cút - động Hoa Lư

- Khu dịch vụ du lịch sân gôn Đá Hàn và resort

- Khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Trang 31

Đặc điểm địa hình Dựa trên đặc điểm địa hình, KDL sinh thái Vân Long có thể

Vùng đất ngập nước Vùng này phân bố sát núi đá vôi, là nơi chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng nổi cao và vùng núi đá vôi, tạo thành một dải chạy bao quanh dãy núi

đá vôi

Vùng núi cao Phân bố ở phía bắc, tây bắc khu vực Vân Long, kéo dài thành một dải bao bọc lấy khu đất ngập nước, tạo nên bức tranh thủy mặc rất hữu tình và đa dạng Nhiều khối đá vôi do quá trình karst nên bị chia cắt mạnh, có nơi tạo nên những núi tai mèo khá sắc nhọn Giữa các khối núi đá vôi là các thung lũng karst tương đối bằng phẳng hoặc là những cánh đồng nước xen kẽ Ngoài ra còn có các hang động ngầm, phân bố trong các khối đá vôi, tạo nên những bức tranh đa màu sắc Các hang động trong khu vực Vân Long nổi tiếng với các nhũ đá, măng đá, cột đá, rèm đá… đa dạng về kích thước và màu sắc

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Vân Long nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân hoá sâu sắc giữa các mùa trong năm Nhiệt độ trung bình năm khá cao và tương đối đồng đều: 23,30

C – 23,40C, độ ẩm dao động 84-85% Mùa lạnh thường tới sớm vào cuối tháng 11 và kết thúc muộn vào đầu tháng 3 (số ngày lạnh trung bình từ 50 – 60 ngày) chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Tháng lạnh nhất là tháng 1, xong cũng có năm là tháng 12 Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 5-60 C và mỗi đợt có thể kéo dài 5 -7 ngày Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3 Nhiệt độ trung bình nóng nhất vào tháng 7 ( 290 C) Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió Lào

mà phần lớn là gió mùa Đông Nam

Trang 32

Lượng mưa ở mức trung bình (1800 – 1900 mm/năm) phân bố không đều giữa các mùa Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88 -99% tổng lượng mưa hàng năm Mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có ngày mưa tới 451 mm

Có 3 hệ thống sông lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn trong vùng: Sông Đáy, sông Bôi, sông Hoàng Long, các con sông này có độ dốc nhỏ, nhiều uốn khúc quanh co, lại có nhiều sông nhỏ nối tạo nên một mạng lưới khá dày đặc Các hang xuyên thủy động là một trong những nhân tố duy trì sự ổn định của độ ẩm, chế độ nước cho khu vực Tuyến đê bao khu đất ngập nước Vân Long tạo ra sự khác biệt về chế độ thủy văn giữa trong đê và ngoài đê.Ngoài ra trong khu bảo tồn còn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép, suối Cút và một loạt hang động trong núi đá vôi cung cấp nước thường xuyên cho đầm Cút và đầm Vân Long

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Dân cư và lao động

Bảng 2.1 Dân số và mật độ dân số các xã trong KDL sinh thái Vân Long

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn 2011)

Theo thống kê của UBND huyện Gia Viễn tổng số nhân khẩu 7 xã (năm 2011) của KDL sinh thái Vân Long là 46.257 người/11.205 hộ Mật độ dân số là 655 người/km2

tập trung chính ở những nơi đất trồng lúa Xã có dân số đông nhất là xã Gia Tân (8.109 người/1.802 hộ) Trung tâm của khu du lịch sinh thái là Gia Vân có 5.465 khẩu

Liên Sơn

Gia Hòa

Gia Vân

Gia Lập

Gia Tân

Gia Thanh

Tổng cộng

1 Dân tộc Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh

Trang 33

Thực tế cho thấy số người bình quân trong một hộ thấp, chỉ khoảng 4 người/1

hộ Chỉ trừ vài xóm kinh tế mới của xã Gia Hòa là khá đông (bình quân 5-6 người/hộ) Hiện tại trong vùng lõi của khu bảo tồn vẫn còn 400 hộ với khoảng 2.500 nhân khẩu đang sinh sống thuộc 5 thôn: Hoa Tiên, Cọt (xã Gia Hưng), vườn Thị, đồi Ngô, Gọng

Vó (Gia Hòa) Tuy đã chuyển một số hộ gia đình vào sâu trong các thung lũng để khai hoang, nhưng mật độ dân số trung bình ở khu vực này còn rất cao 530 người/km2

, song

sự phân bố dân cư lại không đồng đều theo địa bàn các xã Tại các xã có ít ruộng canh tác thì mật độ dân số cao, nhưng các xã có nhiều đất ruộng và nhất là đất chưa sử dụng (như vùng núi đá, đầm lầy) thì mật độ giảm nhiều so với mật độ trung bình toàn vùng Mặt khác, do hệ thống cơ sở hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do đó mật độ dân số ở khu vực này có giảm hơn so với các vùng khác

Toàn khu vực có 20.460 lao động, chiếm 44% dân số Trong đó lao động nữ là 10.470 người (chiếm 51% lực lượng lao động)

Trong số 20.460 lao động được phân theo ngành nghề như sau:

Khối lao động nông nghiệp: 87,3%

Khối lao động thủy sản: 1,1%

Khối lao động thủ công chế biến: 5,9%

Khối lao động xây dựng: 1,2%

Khối lao động thương nghiệp dịch vụ: 3,8%

Khối lao động hành chính y tế giáo dục: 0,7%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn 2011)

Mặc dù lao động hoạt động ở các ngành nghề khác nhau, nhưng có quy mô nhỏ, phân tán, sự phân công lao động đơn giản, chủ yếu tập trung ở khối sản xuất nông nghiệp Còn các ngành khác chiếm tỷ lệ thấp Ngoài ra, cần chú ý thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong khu vực còn yếu, hầu hết lao động nông nghiệp chưa được đào tạo Vì vậy, khi huy động lực lượng lao động tham gia hoạt động

du lịch cần chú ý đến việc xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho KDL

2.1.2.2 Hạ tầng kỹ thuật

Trang 34

a Giao thông

Hệ thống cơ sở hạ tầng của KDL tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ Đây là một lợi thế để khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương phục vụ cho phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội nói chung của cả vùng Giao thông hiện có 20 km đường bê tông trên đê đầm Cút, 20 km đường đá Hàn đi tỉnh lộ 477, gần 100 km liên thôn xã Hiện nay hầu hết các đường liên thôn đã được đầu tư nâng cấp, đổ bê tông đi lại thuận tiện

Các tuyến đường thủy: trong khu du lịch bước đầu mới đưa 2 tuyến đường thủy vào phục vụ khách du lịch

Một số tuyến giao thông đi đến các điểm tham quan du lịch đang xuống cấp cần được đầu tư cải tạo như tuyến giao thông liên thôn liên thị, tuyến giao thông từ Cầu Cọt vào thung Lá, vào đá Hàn

b Cấp điện: Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với sản xuất, phát triển

kinh tế cũng như đối với đời sống của nhân dân Đến năm 2012, trong KDL đã có 93,5% số hộ dùng điện quốc gia

c Cấp nước: Công trình ngăn lũ đê đầm Cút là công trình thủy lợi lớn nhất

trong vùng Trong một số dự án đã xây dựng được 3 trạm bơm Các công trình này giúp dân địa phương chống được lũ và giúp nông dân tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp Đồng thời các công trình này cũng có tác dụng giữ nước để tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước và phục vụ du lịch

Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung còn trong tình trạng yếu Phần lớn nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, chưa được xử lý trước khi đưa vào sử dụng

d Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

Hệ thống thoát nước chưa có, hiện nay nước mưa và nước thải chủ yếu thoát ngay ra các khu vực xung quanh và tập chung vào các ao, kênh mương hiện có trong khu vực dân cư, gây ảnh hưởng tới nguồn nước và môi trường của các khu vực xung quanh

Rác thải: chủ yếu là rác thải sinh hoạt trong khu vực dân cư hiện nay cũng chưa được thu gom và xử lý Vệ sinh môi trường bước đầu có sự quản lý của địa phương và

Trang 35

các thôn xóm, song làng xóm chưa được sạch đẹp chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách

du lịch

Môi trường trong KDL chưa thực sự trong lành do ảnh hưởng khí thải của các

nhà máy trong khu công nghiệp Gián Khẩu nằm liền kề KDL

e Cơ cấu kinh tế

Trong KDL sinh thái Vân Long nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi Ngoài ra còn phát triển ngành thương mại và du lịch, nhưng các hoạt động còn mới bước đầu đi vào hoạt động, chưa tương xứng với

tiềm năng của khu du lịch

Ngành nông nghiệp:

- Trồng trọt: Hiện nay trong khu vực về cơ cấu cây trồng lương thực khá đơn giản, các cây chính ngoài lúa nước, sắn và rau đậu các loại, cây công nghiêp ngắn ngày chiếm tỷ lệ rất ít Kinh tế của các hộ gia đình phần lớn đều phục thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong đó canh tác cây lúa nước đóng vai trò quan trọng nhât Diện tích lúa nước chiếm 35,6% diện tích đất canh tác trong khu vực, ở phía ngoài đê Đầm Cút chiếm khoảng 65%, còn lại 35% diện tích ở bên trong khu bảo tồn và chủ yếu là diện tích lúa 1 vụ Phân bố chủ yếu ven chân núi đá vôi, kéo dài từ núi Cận xã Gia Hưng qua thôn Cọt, đồi Ngô, Gọng Vó đến thôn vườn Thị thuộc xã Gia Hòa, bao gồm những vạt đất bằng hoặc vùng đất ngập nước ven chân núi cũng đã được dân khai phá tận dụng Đất màu chiếm một diện tích tương đối lớn, phân bố trong các thung lũng núi đá vôi hoặc các sườn đồi thoải, nhưng do trình độ canh tác chưa cao, phần lớn theo kiểu quảng canh, chưa đầu tư thâm canh và đúng kỹ thuật, hệ thống tưới không có, cây trồng

chính trong khu vực là cây sắn, do vậy năng xuất cũng như giá trị kinh tế không cao

Trong những năm gần đây, người dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dần các diện tích vườn tạp sang thành vườn cây ăn quả, nhiều cây có giá trị kinh tế cao đã được người dân trong các thôn Vườn Thị, đồi Ngô, Gọng Vó sưu tầm

về trồng trong diện tích vườn nhà như: Xoài, Na, Vải, Nhãn, Hồng không hạt, Bưởi Bước đầu cũng đã đem lại hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho kinh tế hộ gia

đình

Trang 36

- Chăn nuôi: Cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi cũng đã từng bước phát triển Ngoài việc giải quyết sức kéo cho sản xuất nông nghiệp còn cung cấp thực phẩm tại chỗ và xuất ra bên ngoài, đồng thời tăng nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng và đồng ruộng Theo số liệu điều tra trực tiếp tại các thôn cho thấy, việc chăn nuôi đại gia súc trong khu vực chưa phát triển mạnh, hầu hết hình thức chăn nuôi theo kiểu tận dụng, bình quân mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con bò, lợn và 10 đến 15 con gia cầm các loại, chưa có mô hình chăn nuôi công nghiệp Hiện nay chăn nuôi trong khu vực đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện và tăng thu nhập cho bà con nông dân

trong vùng

- Sản xuất lâm nghiệp: Rừng ở vùng núi đá chủ yếu là rừng cây nhỏ, lùm bụi, dây leo, tre nứa…Đây là hậu quả của việc khai thác chặt phá rừng không kiểm soát được cùng với việc chăn nuôi đại gia súc Hiện nay, hầu hết diện tích đất có rừng đã được ban quản lý khu bảo tồn kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành giao khoán cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ rừng, với suất đầu tư cho 1 ha khoanh nuôi, bảo vệ rừng là 50.000đ/ha, từ đó diện tích rừng tái sinh đã dần được phục hồi Hoạt động sản xuất lâm nghiệp cũng đã góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập kinh tế cho một số hộ gia đình trong vùng Góp phần làm hạn chế nhiều hiện tượng lên núi chặt gỗ,

chặt phá rừng

- Thương mại và du lịch: Trên các khu vực xã vùng đệm có 207 cơ sở tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, số lao động tham gia chiếm 12% số lao động trong khu vực Hiện nay tại các xã như Gia Vân, Gia Thanh, Gia Hưng hoạt động du lịch đã dần từng bước phát triển, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xã

2.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long

2.2.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Vân Long tương đối phong phú, đa dạng cả về tự nhiên lẫn nhân văn Nơi đây đã được Bộ Khoa học & Công nghệ ghi vào danh sách các KBT đất ngập nước từ năm 2001 và là KBT lớn nhất châu thổ Bắc Bộ Nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý của động, thực vật và vi sinh vật, đồng thời là địa bàn với nhiều cảnh quan đẹp, danh thắng hấp dẫn, di tích lịch sử văn hoá có giá trị Đây là

Trang 37

lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển du lịch trong đó có du lịch cộng đồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian tới

2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

lào, cỏ tranh, cỏ lam…

Trong số các loài cây sống trên núi đá vôi còn phải kể đến nhóm các loài cây làm thuốc, có đến 266 loài Cây bụi có: cây ương rồng, cây vú bò, cây ké hoa vàng, cây cơm nguội… Cây cỏ có: cây rau má, hà thủ ô trắng, rau tàu bay, cây thuốc bỏng Cây

gỗ có: cây núc nác, cây cánh kiến, cây sấu, cây sung, cây đề, cây gạo…

Nhóm các loài cây cảnh có tới 20 loài có giá trị như: cây lan, cây si, cây sanh,

cây dương xỉ, cây thông đất, cây tuế… [10]

Các loài thực vật thuỷ sinh

Với gần 1000 ha diện tích đất ngập nước và bán ngập nước đang ở trạng thái tự nhiên hoang dã, giới khoa học đã thống kê được 39 loài thực vật thuỷ sinh Loài quyết thực vật có: cây hẹ nước, cây rau bợ, bèo ong Loài cây một lá mầm có: bèo cái, bèo tấm, cói, rau muống; Cây thuộc hai lá mầm có: sen, súng, cây treng, cây ấu… Các cây thuỷ sinh phát triển mạnh vào mùa hè, về mùa đông thời tiết lạnh, nước cạn phát triển chậm Các loài thực vật thủy sinh không chỉ là thành phần rất quan trọng ở Vân Long

nó còn là nhân tố không thể thiếu của tất cả các khu đất ngập nước thuộc đồng bằng

châu thổ sông Hồng

Trang 38

Các loài vi tảo sống ở trong đầm khá phong phú và đa dạng, có 258 bậc loài thuộc 5 ngành: tảo mắt, tảo lục, tảo silic, tảo vàng ánh và tảo hai rãnh Vi tảo ở trong đầm cùng với thực vật thuỷ sinh đóng vai trò quan trọng trong chu trình vật chất trong đầm Quá trình quang hợp lấy CO2 cùng với năng lượng mặt trời để hình thành nên chất hữu

cơ là cơ sở thức ăn cho tất cả các động vật và thải ôxi vào khí quyển

Các loài động vật sống dưới nước

Sống dưới đầm là cả một giới động vật thủy sinh đa dạng và phong phú Cỡ nhỏ

là các động vật nguyên sinh mà mắt thường không nhìn thấy Cỡ vừa là các loài tôm, cua, ốc, cá Cỡ lớn có rùa, ba ba Các nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy thành phần loại động vật không xương sống ở khu bảo tồn có 102 loài, thuộc 61 họ, trong đó

có 80 loài động vật đáy và 20 loài động vật nổi Có một số đại diện thuộc nhóm trùng bánh xe, nhóm chân chèo, nhóm râu ngành, thân mềm, giáp xác và côn trùng nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, cà cuống sống được coi là biểu hiện sự trong lành của môi trường nước, là loài thiên địch giúp con người tiêu diệt một số loài thân mềm

Cá được coi là động vật thuỷ sinh quan trọng, đến nay đã điều tra được 54 loài, thuộc 17 họ và 9 bộ, tất cả các loài cá ở nơi đây đều là các loài cá điển hình cho vùng

ao hồ, đầm ở Đồng bằng sông Hồng

Trang 39

Các loài động vật sống trên cạn

Khu bảo tồn thiên đất ngập nước Vân Long có 132 loài côn trùng Trong đó bộ

cánh nửa (Hemiptera) có 14 loài, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 11 loài, bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 7 loài, bộ cánh chuồn (Odonata) có 19 loài, bộ cánh vẩy (Lepidoptera)

có 54 loài

Nhóm bướm khá phong phú, hiện nay đã điều tra được 8 họ : Họ Bướm phượng

(Papilionidae) có 6 loài, họ Bướm mắt rắn (Satyridac) có 5 loài…

Các loài ếch, nhái và bò sát ở Khu bảo tồn có tất cả 38 loài, thuộc 16 họ, 4 bộ, 2

lớp Các loài rắn có khá nhiều là 14 loài; số lượng loài ếch, nhái là 7 loài, rùa có 4 loài

Các loài chim: ở Khu bảo tồn có khá nhiều, đến nay đã thống kê được 100 loài thuộc 39 họ và 14 bộ Đặc trưng của trong vùng là nhánh chim nước, hiện nay có hàng nghìn con cò bợ, cò ruồi, cò trắng thường xuyen kiếm ăn ở các bãi sình lầy và ruộng lúa Vân Long có thể là nơi quan trọng đối với một số loài chim nước di cư, đặc biệt là sâm cầm, le le Nhóm chim trên cạn, gồm các loài sống ở miền núi giáp đồng bằng, các loài sống trong các bụi cây trên núi đá vôi, có nhiều loài chim cỡ lớn như các loại họ ưng, họ trĩ, họ gà nước, họ gà lôi nước, họ bồ câu Một trong những ghi nhận đáng chú

ý ở Vân Long là loài đại bàng Bonelli Đây là một trong số ít các đặc điểm đã ghi nhận

chính xác loài chim này ở Việt Nam

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đang lưu giữ một số lượng thú khá lớn bao gồm 39 loài, thuộc 19 họ, 8 bộ Trong đó có nhiều loài thuộc nhóm động vật quý hiếm như Voọc mông trắng, gấu ngựa, sơn dương, lợn rừng, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai, báo gấm Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, đang bị đe dọa ở mức toàn cầu Hiện tại ở Vân Long có khoảng trên 100 cá thể, trong khi năm 2001 mới chỉ có khoảng 40 cá thể

Cảnh quan thiên nhiên

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, Vân Long còn là nơi có cảnh quan đẹp đã được mệnh danh là “Hạ Long không có sóng” với khoảng gần 100 hang động đẹp, nhiều hang động lớn có giá trị phát triển du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, động Địch Lộng (được mệnh danh là “Nam thiên đệ tam động” - nghĩa là động đẹp thứ ba dưới trời Nam sau Hương Tích và Bích Động)…

Trang 40

Riêng hang Cá là hang xuyên thủy dài 250m, cao 8m, rộng 10m là một động rất đẹp Đây là nơi quần tụ, sinh sản của các loài quý hiếm như cá trầu “tiến vua”, cá dầm xanh và nhiều loài cá khác như cá trê, cá rô, cá chuối

Đỉnh và sườn các khối núi Karst là thành tạo đá vôi phổ biến ở Khu bảo tồn Đỉnh và các khối này thường sắc nhọn với các chỏm đá tai mèo rất đặc trưng, sườn dốc đứng với nhiều đống đá sụp đổ tạo nên cảnh quan đẹp

Phễu và các hố sụt karst (địa phương gọi là Thung) ở đây rất phổ biến với mật

độ 2- 3 phễu/km2 Kích thước các phễu chỉ vài ha, hiếm khi đạt 10 ha Các phễu có tiếng là thung Cận, thung Đầm Bái, thung Quèn cả, thung Hoa Lư (thung Lau), thung Đồng Rộng, thung Giếng Méo… Đất trong phễu và hố sụt karst rất màu mỡ thích hợp cho nông nghiệp

Hang động karst: Các hang động karst ở đây khá nhiều nhưng đều không lớn, ngắn, trần thấp, và ít thạch nhũ Các điều tra nghiên cứu về hang động ở đây còn sơ sài, đại bộ phận là các hang ở chân núi Trước khi đắp đê Đầm Cút ngăn lũ (trước năm

1963 -1964) phần lớn các hang này là hang cạn, sau khi đắp đê thì các hang này ngập

nước quanh năm, như: Hang Cá, Hang Vồng, hang Bóng…

Với sự đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên đẹp, năm 2010 Vân Long được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 02 kỷ lục, đó là: “Nơi có số lượng cá thể Voọc mông trắng nhiều nhất” và “Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất” [10]

Trong xu thế phát triển của các ngành kinh tế như hiện nay kéo theo tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh Những khu du lịch còn giữ nguyên được nét hoang sơ với đa dạng sinh học cao là vô cùng quý Khu du lịch sinh thái Vân Long là một trong những vùng có giá trị đa dạng sinh học cao, có giá trị lớn về khoa học và tiềm năng phát triển

du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu, học tập…

Vân Long thuộc châu Đại Hoàng, là một vùng đất cổ của Ninh Bình, giàu truyền thống lịch sử Đây là vùng đất “sinh vương, sinh thánh”; nơi sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư) Đinh Bộ Lĩnh con của Thứ

sử châu Hoan Đinh Công Trứ, đã dẹp yên 12 sứ quân lên ngôi Hoàng Đế đặt Quốc hiệu

là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư (xã Gia Hưng) dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây dựng cung điện, đặt triều nghi Từ đây mở đầu một kỷ nguyên mới cho một quốc gia thống nhất và độc lập Vùng đất được hai triều đại Đinh, Lê chọn làm

Ngày đăng: 15/03/2021, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w