1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:vị tướng hồi sinh từ nhà xác.doc

5 242 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

TIN HOT TIN TUC TRONG NGAY Bài viết "Người tướng và nữ y tá: Chuyện cảm động của tình hữu nghị" trên báo Vientiane Times. Vị tướng được hồi sinh từ nhà xác Thứ Năm, ngày 11/03/2010, 03:30 (Tin tuc 24h) - Chỉ biết tên, nơi công tác và một vài đặc điểm ngoại hình, vị tướng Lào Khăm Xỉ đã vượt cả khoảng cách biên giới và thời gian để tìm lại người ân nhân đã hồi sinh mình từ nhà xác. Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày Quá khứ lãng quên Năm 1976, chị Ngọc được điều về trạm điều dưỡng Cửa Lò và công tác ở đó cho đến ngày nghỉ hưu. Ở vị trí nào, chị cũng nhận được bằng khen trong công tác suốt nhiều năm liền. Không biết bao người đã được hồi sinh dưới bàn tay nữ y tá nhỏ nhắn ấy. Câu chuyện cứu Khăm Xỉ năm nào đã đi qua cuộc đời chị Ngọc như những năm tháng chiến tranh, như một việc bình thường mà người thầy thuốc như chị phải làm. Nó ngủ yên trong kí ức của cô y tá giữa bao lo lắng lo toan của cuộc sống đời thường. Bởi vậy khi nghe tin Đài truyền hình đăng tin tìm một nữ y tá Ngọc đã từng công tác tại T20 có cứu sống một chiến sĩ Lào, T20 chỉ có chị là y tá nữ nhưng Ngọc vẫn không nghĩ đấy là mình. Bà Ngọc hạnh phúc bên những đứa cháu Là y tá của một bệnh viện trong thời kỳ kháng chiến, ngoài Khăm Xỉ, chị còn cứu và giúp đỡ rất nhiều chiến sĩ, thương binh khi nằm viện. Có người, chị thức hằng đêm để chăm sóc, bỏ tiền thuốc thang chu đáo cho đến lúc khỏe. Chị kể lại: “Anh Dương ở Nghi Lộc bị bom đánh trúng cụt cả hai tay được đưa vào bệnh viện Anh Sơn. Ở nhà mẹ già, vợ lại vừa mới sinh xong không có ai chăm sóc, tôi đút từng thìa cháo, giặt từng quần áo cho anh. Đến bây giờ, thỉnh thoảng anh vẫn chạy chợ ở Vinh rồi ghé vào nhà tôi chơi”. Chị còn tự nguyện làm người giúp việc không công cho Viện điều dưỡng Cửa Lò khi đã về hưu để giúp đỡ những người bệnh không đủ điều kiện nhập viện được ở lại chữa trị thường xuyên. Bây giờ, khi đã về hưu, nhiều người vẫn quay về tìm chị để trò chuyện thân mật, ôn lại các kỉ niệm xưa. Hơn 20 mươi năm làm y tá, đến khi nghỉ hưu chị vẫn tiếp tục công việc chữa bệnh, cứu người. Xóm chợ Liễu ở Nam Đàn có ai ốm đau, bệnh tật đều nhờ đến chị. Có hôm nghe tin một cô gái đi chợ bị ngất, chị Ngọc xách kim tiêm, đồ nghề ra tận chợ để cứu chữa cho người ta. Bao nhiêu năm về hưu, bấy nhiêu năm chị vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê chữa bệnh cứu người của mình mà không lấy bất cứ một khoản lệ phí nào. Nhà nào nghèo không có thuốc chị còn tự bỏ tiền túi mua thuốc cho họ. Cứu giúp người khác, với chị Ngọc, cứu giúp người như một lẽ thường tình của con người sống với nhau: “Như người ta đi đường thấy người ngã thì sẽ giúp họ đứng dậy rồi mình mới tiếp tục đi được, chứ có ai nghĩ đến chuyện đền ơn!”. Nghẹn lòng sau 30 năm xa cách Từ một anh lính, Khăm Xỉ (SN 1954, tên Việt là Nguyễn Văn Tống) đi học lái xe. Anh tiếp tục được cử sang Liên Xô học 4 năm, trở về Hà Nội học tiếp và công tác tại đây. Ông từng giữ chức Cục trưởng Cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng Lào, hiện Mùa đông năm 1972, cô y tá Ngọc được tăng cường cho trạm xá T20 để tiếp máu cho các bộ đội bị sốt rét. Lúc ấy có 3 chiến sĩ Lào được chuyển vào điều trị vết thương, trong đó có một chiến sĩ bị sốt rét ác tính và chuyển vào nhà xác sau khi có xác nhận là tim ngừng đập hoàn toàn. Linh tính mách bảo Ngọc sau khi hoàn thành công việc vẫn ngần ngừ ở lại tại trạm xá. Chị đi vào nhà xác kiểm tra lại lần nữa, thấy cơ thể chiến sĩ Lào gầy nhỏ ấy đã chưa lạnh hẳn, đồng tử vẫn chưa dãn hết. Không kịp đợi suy nghĩ, chị cõng chiến sĩ ấy trên vai quay lại phòng khám và cấp cứu. “Còn nước còn tát”, chị vội vã pha nước chanh, tiêm thuốc, xoa dầu, bón nước cháo cho anh bộ đội. Từ 5h chiều đến 3h sáng hôm sau, cơ thể anh đã bắt đầu ấm trở lại, khả năng sống là 70%. Thở phào nhẹ nhõm, chị tiếp tục dùng các phương pháp sơ cứu và bằng cả tấm lòng, thức đêm chăm sóc cho anh. Chị mượn tấm chăn của một bệnh nhân với lời hứa giản dị: “Nếu người chiến sĩ Lào này mất, tôi sẽ lấy chăn nhà mang trả”. Điều kì diệu cuối cùng cũng xảy ra, ba ngày sau vào lúc 8h sáng người lính ấy tưởng như chết bắt đầu mấp máy môi và hồi tỉnh. Sau khi Khăm Xỉ tỉnh dậy, ông không hề biết ai đã đưa mình từ cõi chết trở về. Ngọc đã ra đi ngay sau đó để làm nhiệm vụ khác. là Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu quân đội Lào. Dù những năm tháng bận bịu, chiến tranh chia cắt nhưng trong lòng người chiến sĩ ấy vẫn giữ nguyên hình ảnh nữ y tá tóc dài và mong ước đi tìm lại ân nhân. Khi gia đình yên ấm vị tướng Lào đã nghĩ: “Nếu không có chị Ngọc ấy thì không có mình ngày hôm nay”. Ông khát khao được tìm để biết hoàn cảnh sống của chị và nói một lời cảm ơn suốt 30 năm ông vẫn còn chưa có cơ hội để thực hiện. Đã nhiều lần ông tự mình sang Việt Nam để tìm nữ y tá Ngọc nhưng khi quay lại mảnh đất xưa tại Anh Sơn thì T20 đã giải thể, những thông tin ông có được chỉ là một nữ y tá tên Ngọc có mái tóc dài. Bao nhiêu lần sang Việt Nam tìm là bấy nhiêu lần ông thất vọng trở về. Có lần quay lại T20 có người cho ông một thông tin quý giá là cô y tá Ngọc đã chuyển về vùng biển công tác. Ông lập tức xuống các bệnh viện tại huyện Diễn Châu cũng là một vùng ven biển để đi tìm, gặp không biết bao nhiêu cô y tá cùng tên Ngọc nhưng Khăm Xỉ vẫn lắc đầu. Bà Ngọc lần giở xem những tài liệu, báo chí do ông Khăm Xỉ gửi tặng Trong một lần gặp chị Thanh - nhân viên bưu điện tỉnh Nghệ An, chị chỉ cho Khăm Xỉ cách nhờ Đài truyền hình Nghệ An đăng tin tìm người thân. Nghe câu chuyện của vị tướng Lào, nhân viên bưu điện cảm phục lòng kiên trì khi biết hàng chục năm nay Khăm Xỉ vẫn đi tìm người con gái ấy. Có chị hỏi: “Chắc cô y tá ấy phải đẹp lắm?”. Khăm Xỉ đã không ngần ngại trả lời: “Chị ấy bề ngoài không đẹp mà đẹp ở trong lòng”. Nhưng trước khi ông đăng tin vài ngày, tivi của gia đình bà Ngọc bị hỏng, vậy là mẩu tin không đến được với bà. May mắn có người quen tình cờ xem được mẩu tin, ghi lại và mang đến cho bà Ngọc. Biết tin có một người Lào đang tìm, bà Ngọc không nghĩ đó là người được mình hồi sinh thuở trước. Nhưng ngày bà Ngọc nhận được mẩu tin và gọi điện cho Khăm Xỉ thì cũng là ngày Khăm Xỉ sau một thời gian tìm kiếm vô vọng đã tháo chiếc sim điện thoại di động nên không liên lạc được. Anh Nguyễn Thạc Nam đã xuống nhà khách bưu điện Nghệ An (TP Vinh) để xác minh thông tin. Sau khi được nhân viên bảo vệ kể chuyện, anh Nam để lại địa chỉ, số điện thoại. Nhân viên bảo vệ đã nhờ bưu điện Nghệ An tìm cách liên lạc sang Lào thông báo cho Khăm Xỉ. Mùa hè 2002, nhận được tin, Khăm Xỉ lập tức về Nghệ An. Trong suốt hành trình tìm kiếm đằng đẵng của mình, vị tướng Lào vẫn còn lo lắng vì anh sợ lại không phải là cô y tá Ngọc năm nào, anh sợ mình lại một lần nữa phải quay về, phải thất vọng. “Từ nay, em có một người chị ở Việt Nam và chị có một cậu em ở Lào” - Khăm Xỉ xúc động nói. Một tuần sau, bà Ngọc nhận được điện thoại của chị Thanh bưu điện thông báo chiều nay Khăm Xỉ đến tìm chị. Nhà bà Ngọc nằm gần con đê chắn bờ sông Lam xanh trong, khi nghe tin bà và cả gia đình ra đón nhưng tận sâu trong tiềm thức, người phụ nữ ấy đã quên người lính mà mình đã từng cứu chữa tận tình. Bà Ngọc không nhận ra người lính năm xưa vì lúc ấy Khăm Xỉ gầy nhỏ như một cậu thiếu niên chỉ với 36 kg sau trận sốt rét ác tính. Bây giờ Khăm Xỉ đã là một vị tướng mặc quân phục chững chạc nặng tới… 97 kg. Nhưng Khăm Xỉ thì khác, vừa nhìn thấy bà Ngọc đứng lẫn giữa bao nhiêu người, ông vẫn thốt lên: “Em nhận ra chị rồi mà chị không nhận ra em. Chị già đi nhưng đôi mắt và mái tóc thì không thay đổi”. Ông đưa hai tay lên vuốt ngực, vẫn chưa hết xúc động: “Tổ tiên đã cho tôi tìm được chị, bao nhiêu lần phải thất vọng mới có được ngày hôm nay”. Bà Ngọc xúc động vì tấm lòng của vị tướng nước Lào đã lặn lội 30 năm tìm kiếm ân nhân để nói 1 lời cảm ơn. Chị không ngờ anh bộ đội Lào ấy vẫn nhớ và sau bao nhiêu năm vẫn đi tìm mình. Chỉ đến khi ấy họ mới biết tên nhau. Sau một tiếng đồng hồ trò chuyện về kỉ niệm xưa, vị tướng Lào xin được kết nghĩa làm em trai của bà Ngọc “Từ nay em có một người chị gái ở Việt Nam, còn chị có một người em trai ở nước Lào”. 10 năm sau lần gặp gỡ đầu tiên, Khăm Xỉ thường sang Việt Nam vào thăm nhà bà Ngọc, ông đưa cả vợ và con sang để cảm ơn. Nhiều lần có việc ở Việt Nam, ông đều cố ghé qua và ở lại ăn cơm thân mật như người nhà. Ông cũng đón bà Ngọc sang Vientiane thăm nhà ông và ở đấy suốt một tháng. Câu chuyện tình nghĩa đầy cảm động của nữ y tá Việt và vị tướng Lào như một huyền thoại đẹp của bà con mảnh đất bên dòng sông Lam. Nhiều lần sang chơi thấy căn nhà bà Ngọc đã cũ và rêu phong dần theo năm tháng và chiếc tivi đen trắng chập chờn làm bà không nhận được tin nhắn của ông trên truyền hình, Khăm Xỉ đã giúp bà làm lại nhà, mua lại chiếc ti vi mới… như một món quà tặng đầy ý nghĩa. . Bài viết "Người tướng và nữ y tá: Chuyện cảm động của tình hữu nghị" trên báo Vientiane Times. Vị tướng được hồi sinh từ nhà xác Thứ Năm, ngày 11/03/2010,. điểm ngoại hình, vị tướng Lào Khăm Xỉ đã vượt cả khoảng cách biên giới và thời gian để tìm lại người ân nhân đã hồi sinh mình từ nhà xác. Tin Tức, Tin HOT

Ngày đăng: 08/11/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w