1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động marketing tại viện thông tin khoa học xã hội viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam

131 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Hoạt động marketing tại Viện mới đang ở giai đoạn đầu, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể chính vì vậy sản phẩm và dịch vụ thông tin chưa được NDT biết đến rộng rãi, hoạt động phân phối

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******************

NGUYỄN THỊ CẨM LỆ

HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******************

NGUYỄN THỊ CẨM LỆ

HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI,

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Chuyên ngành: khoa học thông tin - thư viện

Mã số : 60320203

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Thị Lan Thanh

Hà Nội - 2017

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******************

NGUYỄN THỊ CẨM LỆ

HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Chuyên ngành: khoa học thông tin - thư viện

Mã số : 60320203

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Thị Lan Thanh

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

PGS TS Nguyễn Thị Lan Thanh TS Mai Hà

Hà Nội - 2017

Trang 4

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

Chủ tịch Hội đồng

TS Mai Hà

Trang 5

Cuối cùng, cho phép tôi được cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập

Học viên

Nguyễn Thị Cẩm Lệ

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU _ 5 PHẦN NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ KHÁI

QUÁT VỀ VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 14

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động marketing 14

1.1.1 Các khái niệm _ 14

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong cơ quan thông tin – thư viện _ 20 1.1.3.Tiêu chí đánh giá hoạt động marketing thông tin – thư viện _ 28

1.2 Khái quát về Viện Thông tin Khoa học xã hội 29

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện _ 29 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ _ 30 1.2.3 Nguồn lực thông tin _ 31 1.2.4 Đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin 32

1.3 Vai trò của marketing trong cơ quan thông tin thư viện và đối với Viện Thông tin Khoa học xã hội 35

1.3.1 Vai trò của marketing trong cơ quan thông tin thư viện _ 35 1.3.2 Vai trò của hoạt động marketing đối với Viện Thông tin Khoa học xã hội 36

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing tại Viện _ 65

2.2.1 Yếu tố bên trong _ 65 2.2.2 Yếu tố bên ngoài _ 69

2.3 Đánh giá hoạt động marketing tại Viện Thông tin Khoa học xã hội _ 72

2.3.1 Đánh giá từ thư viện 72 2.3.2 Đánh giá từ NDT 75

2.4 Nhận xét chung _ 82

2.4.1 Những ưu điểm trong hoạt động marketing 82 2.4.2 Những hạn chế trong hoạt động marketing 83

Tiểu kết chương 2 _ 84

Trang 7

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI _ 86

3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức 86

3.1.1 Về cơ chế chính sách 86 3.1.2 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động marketing 87 3.1.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động marketing trong cơ quan thông tin – thư viện 88

3.2 Nhóm giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động marketing 88

3.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường thông tin _ 88 3.2.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện _ 89 3.2.3 Xác định giá cả cho các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 92 3.2.4 Xây dựng chiến lược mở rộng và phân phối truyền thống và hiện đại 93 3.2.5 Xây dựng chiến lược truyền thông marketing _ 94 3.2.6 Hoàn thiện quy trình hoạt động thông tin – thư viện 96 3.2.7 Xây dựng chiến lược về con người _ 101 3.2.8 Đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường kinh phí cho hoạt động marketing _ 103

3.3 Giải pháp khác và khuyến nghị 104

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN _ 1

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thống kê lượt bạn đọc và lượt tài liệu taị thư viện Viện TTKHXH 46

Bảng 2: Giá các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện Viện TTKHXH theo quy chế chi tiêu nội bộ 49

Bảng 3: NDT biết đến thư viện qua các kênh thông tin 53

Bảng 4: NDT đánh giá về thái độ của cán bộ thư viện 58

Bảng 5: Tần suất sử dụng thư viện của NDT tại Viện TTKHXH 76

Bảng 6: Mức độ phù hợp của tài liệu đối với NDT 77

Bảng 7: Đánh giá của NDT về giá cả của sản phẩm và dịch vụ TT – TV 78

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

09 Viện Hàn lâm KHXHVN Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Marketing ra đời rất sớm nhưng khái niệm Marketing chỉ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20 Marketing là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường đại học Tổng hợp Michigan ở Mỹ Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nội dung của marketing ngày càng trở nên phong phú Ngày nay, marketing được ứng dụng rộng rãi ở cả các nước có nền kinh

tế thị trường phát triển và đang phát triển, nó đang được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới Vai trò của marketing ngày càng quan trọng không chỉ với ngành kinh tế mà trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác, trong đó có hoạt động thông tin – thư viện (TT-TV)

Việc đưa marketing vào hoạt động TT-TV đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người Trước đây thư viện chỉ được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin, cán bộ thư viện chỉ là người trông giữ sách không cần trình độ chuyên môn, không cần bằng cấp hay yêu cầu đào tạo, thế nhưng quan điểm đó đã dần trở nên không phù hợp với xu thế phát triển của thế giới Marketing tốt đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho mọi người về vị trí, vai trò của thư viện cũng như cán bộ TT-TV trong xã hội từ

đó giúp cán bộ thư viện xây dựng hình ảnh thương hiệu Marketing giúp thư viện hiểu được người dùng tin (NDT) đang có nhu cầu gì, làm sao đáp ứng tối đa nhu cầu tin (NCT) của họ và làm thế nào để cải thiện được mối quan hệ giữa người dùng tin và cán bộ thư viện Marketing còn giúp cho người dùng tin nhận biết về các dịch

vụ, sản phẩm thông tin mà thư viện có và chất lượng của chúng từ đó thu hút ngày càng đông bạn đọc tới sử dụng thư viện Marketing giúp thư viện xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức, các nhà tài trợ, và với người sử dụng thư viện Hơn nữa, marketing còn là vũ khí quan trọng giúp thư viện có thể cạnh tranh với các cơ quan thông tin khác trong kỷ nguyên internet Chính vì vậy, các cơ quan TT-

TV cần đẩy mạnh marketing nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động

Trang 11

Ở Việt Nam, vấn đề marketing trong hoạt động TT-TV cũng đã manh nha từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng được quan tâm chú ý nghiên cứu, ứng dụng triển khai vào thực tế tại mỗi cơ quan trung tâm TT-TV

Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện TTKHXH) là đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm KHXHVN) Theo Quyết định

số 266/2013/QĐ-KHXH ngày 27/02/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam thì chức năng của Viện là Nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học, hoạt động

thư viện, đào tạo nguồn nhân lực và xuất bản tạp chí cùng các sản phẩm thông tin KHXH

Như vậy, hoạt động của Viện gồm hai lĩnh vực lớn là Nghiên cứu - thông tin và Thư viện Hoạt động Nghiên cứu – thông tin có chức năng và trách nhiệm giải quyết các quan hệ đa chiều về thông tin: giữa thông tin phục vụ lãnh đạo với thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học, giữa thông tin khoa học cơ bản và thông tin mũi nhọn mang tính cấp thiết, giữa thông tin lý thuyết - lý luận và thông tin thực tiễn, giữa thông tin cũ và thông tin mới, giữa thông tin từ nguồn tài liệu trong nước và thông tin từ nguồn tài liệu nước ngoài, v.v đáp ứng yêu cầu đa dạng và phong phú về nghiên cứu khoa học xã hội và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ Hoạt động Thư viện với tư cách là Thư viện đầu ngành về KHXH với những bộ sưu tập phong phú, quý hiếm bậc nhất đất nước, lớn nhất Đông Nam Á về Đông phương học…nhằm phục vụ đông đảo giới nghiên cứu và giảng dạy KHXH trong và ngoài nước, các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức và cá nhân dùng tin có nhu cầu, góp phần to lớn vào sự nghiệp nâng cao dân trí và phát triển KHXH của Việt Nam

Với vị thế là thư viện đầu ngành về KHXH, có vai trò nghiên cứu, cung cấp thông tin về KHXH cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng nhưng để nâng cao hơn nữa tầm ảnh hưởng đối với lĩnh vực KHXH thì Viện TTKHXH cần đẩy mạnh hoạt động marketing tại Viện Hoạt động marketing tại Viện TTKHXH những năm gần đây đã bắt đầu được chú ý quan tâm, tuy nhiên

Trang 12

chưa thực sự được xem như một công cụ hữu ích để đưa dịch vụ thư viện tiếp cận với NDT rộng rãi, thu hút và hiệu quả Hoạt động marketing tại Viện mới đang ở giai đoạn đầu, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể chính vì vậy sản phẩm và dịch vụ thông tin chưa được NDT biết đến rộng rãi, hoạt động phân phối sản phẩm và dịch

vụ chưa được xem trọng, công tác truyền thông marketing còn giản đơn, vai trò của con người trong marketing chưa được đề cao, quy trình hoạt động marketing chưa được xây dựng theo chuẩn, cơ sở vật chất trang thiết bị dành cho hoạt động marketing vẫn trên cơ sở của các hoạt động chuyên môn khác… Từ thực tế đó, đòi hỏi Viện TTKHXH cần xây dựng kế hoạch hoạt động marketing phù hợp để đáp ứng tối đa NCT của NDT, nâng cao năng lực cán bộ hoạt động marketing, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của thư viện trong mắt NDT

Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động marketing tại Viện

Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” làm đề tài

luận văn cho mình với mong muốn những nghiên cứu này của tôi có khả năng ứng dụng vào thực tế, nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, giúp nâng cao vai trò và vị thế của Viện với tư cách là cơ quan thông tin chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) lớn nhất Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Có nhiều công trình nghiên cứu là sách, các bài báo, đề tài nghiên cứu đề cập tới marketing trong hoạt động TT-TV cả ở trong và ngoài nước

Trên thế giới có nghiên cứu của các nhà thư viện học về marketing và tầm

quan trọng của marketing các dịch vụ thông tin thư viện như: “Strategic Marketing

in Library and Information Science” của Irene Owens xuất bản năm 2003;

“Marketing library and information services international perspectives” của Dinesh

K Gupta xuất bản năm 2006; “The Significance of Marketing in the Library and

Information Science” của Monday Obaidjeevwe Ogbomo công bố năm 2012;

“Marketing of Library and Information Services in Global Era: A Current

Approach” của Basanta Kumar Das và Sanjay Kumar Karn công bố năm 2008…

Trang 13

Ở Việt Nam, những nghiên cứu trên phương diện liên quan đến hoạt động marketing trong thư viện điển hình là các luận văn và các bài báo đã được công bố trên các tạp chí hay trong kỷ yếu hội thảo khoa học

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về hoạt động marketing có luận án của

tác giả Bùi Thanh Thủy với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong

hoạt động thông tin – thư viện ở các trường đại học Việt Nam”.Luận văn có đề tài

“Hoạt động marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore

và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội” của

Vũ Quỳnh Nhung; “Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm Học liệu – Đại

học Huế” của Phùng Ngọc Tú; “Marketing tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội” của Bùi Thị Thanh; “Marketing tại Thư viện khoa học kĩ thuật và công nghệ quốc gia” của Nguyễn Thị Thảo Những đề tài trên nghiên cứu trên

nhiều phương diện khác nhau của hoạt động marketing, các nghiên cứu mang tính

lý luận chung, hoặc đối với thư viện các trường đại học, hoặc cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chiến lược marketing có “Xây dựng

chiến lược marketing phát triển người dùng tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội” của Phùng Thị Mai; “Nghiên cứu và triển khai thử nghiệm chiến lược marketing Trung tâm học liệu tại Đại học Cần Thơ” của Nguyễn Hoàng Vĩnh

Vương; “Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư

viện khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh” của Trần Lê Thu Hà Các đề tài trên tập

trung vào nghiên cứu lý luận về marketing và xây dựng chiến lược marketing nhằm phát triển NDT, đưa sản phẩm, dịch vụ thông tin tới NDT

Thứ ba, các bài báo đăng trên các tạp chí hay trong kỷ yếu, của tác giả

Nguyễn Thị Lan Thanh có bài “Marketing trong quản lý thư viện và trung tâm

thông tin” đặt ra vấn đề tổ chức và quản lý hoạt động thông tin – thư viện và sự liên

kết mật thiết với marketing; “Marketing mục tiêu – một phương pháp tiếp cận thị

trường thư viện – thông tin”; “Chiến lược marketing trong thư viện và cơ quan thông tin” trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược marketing trong thư

Trang 14

viện và cơ quan thông tin bao gồm: định nghĩa về chiến lược, chiến lược marketing

và vai trò của chiến lược marketing; của tác giả Bùi Thanh Thủy có bài “Marketing

– mix với hoạt động thông tin” trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thông tin Khoa

học và Công nghệ ngày nay” năm 2009, “Marketing hỗn hợp trong hoạt động thư

viện” bài viết đã đưa ra nhận định về việc kết hợp bốn biến số: sản phẩm, phân

phối, chi phí, xúc tiến hỗn hợp một cách hài hòa trong một chiến lược marketing

hỗn hợp sẽ giúp thư viện giải quyết được hiệu quả hoạt động của mình; “Các yếu tố

cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động marketing của thư viện các trường đại học” bài

viết chỉ ra những yếu tố cơ bản nhất tác động trực tiếp tới hoạt động marketing trong thư viện các trường đại học; của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa có các bài

“Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế

“Văn hóa trong thế giới hội nhập”; “Tiếp thị thư viện qua mạng Internet” bài viết đã

đưa ra và phân tích các phương thức sử dụng internet phục vụ cho hoạt động quảng

bá thư viện; “Tiếp thị thư viện thời “chấm com” bài viết nghiên cứu và đưa ra

những giải pháp nhằm đáp ứng được đúng thị hiếu của người dùng tin tại các cơ quan thông tin trong thời đại internet phát triển vô cùng mạnh mẽ như hiện nay;

“nP” trong hoạt động marketing thư viện công cộng”; của tác giả Trương Đại Lượng có các bài “Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện” phân tích tầm

quan trọng và một số giải pháp của marketing trong hoạt động thông tin – thư viện;

của tác giả Trần Mạnh Tuấn có bài “Các quan điểm marketing và vấn đề áp dụng

trong hoạt động thông tin – thư viện” phân tích và giới thiệu một số quan điểm về

marketing từ đó áp dụng vào hoạt động thông tin – thư viện với nhiều vấn đề được đặt ra

Thứ tư, luận văn bảo vệ thành công tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

và Đại học Văn hóa Hà Nội viết về Viện TTKHXH lại chỉ tập trung đề cập tới các

vấn đề của sản phẩm và dịch vụ TT – TV như “Những rào cản trong việc phát triển

các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại Viện Thông tin Khoa học xã hội”

của Nguyễn Minh Hồng; “Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đáp

ứng nhu cầu tin thời kỳ đổi mới tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” của Nguyễn

Trang 15

Thị Thúy Nga; “Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Viện Thông

tin Khoa học xã hội” của Lưu Thị Yến; “Nâng cao hiệu quả phát triển, quản lý và khai thác vốn tài liệu tiếng nước ngoài tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” của

Nguyễn Thị Xuân Dự, viết về NDT và NCT có các đề tài sau “Công tác phục vụ

người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” của Trương Đại Nghĩa;

“Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội”

của Phạm Thanh Huyền, viết về các khâu của hoạt động TT - TV có các đề tài

“Công tác bổ sung tài liệu tiếng Việt của Viện Thông tin khoa học và xã hội – Trung

tâm Thông tin Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia” của Bùi Thị Thái; “Bảo quản di sản thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” của Nguyễn Thị Thúy

Bình; “Bảo quản tài liệu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” của Đỗ Thị Ngọc Bích; “Số hóa tài liệu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội – Thực trạng và giải

pháp” của Nguyễn Thị Trang; “Nghiên cứu đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu thư mục tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” của Trần Thị Kiều Nga; “Nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm nguồn mở Greenstone tại Viện Thông tin Khoa học xã hội”

của Nguyễn Thị Loan, về nguồn nhân lực có đề tài“Phát triển nguồn nhân lực

thông tin tại Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” của Trần Thị Thanh Tâm

Bản thân tác giả đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp năm 2009 với đề

tài “Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và khai thác các nguồn tư liệu

số tại Viện Thông tin Khoa học xã hội”

Như vậy, nghiên cứu về hoạt động marketing tại Viện TTKHXH, Viện Hàn lâm KHXHVN chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này Đề

tài “Hoạt động marketing tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam” mà tác giả lựa chọn là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đề

tài đã nghiên cứu trước đó Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực hoạt động marketing trong TT-TV tại đơn vị Chọn vấn đề này, tác giả có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình đã công bố trước Cùng với những kinh nghiệm

từ thực tế công tác của bản thân, hi vọng đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm

Trang 16

nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Viện, giúp nâng cao vai trò và vị thế của Viện với các đơn vị khác

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động marketing

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi quy mô mẫu khảo sát

Nghiên cứu phát phiếu điều tra khảo sát với số lượng 150 phiếu bao gồm:

- Cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý: 10 phiếu

- Cán bộ nghiên cứu, giảng viên: 50 phiếu

- Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sịnh: 60 phiếu

- Các đối tượng khác (hưu trí, các ngành khoa học khác): 30 phiếu

3.2.2 Phạm vi không gian

Viện TTKHXH, Viện Hàn lâm KHXHVN

3.2.3 Phạm vi thời gian

Năm 2012 Viện TTKHXH chuyển trụ sở làm việc từ 26 Lý Thường Kiệt về

số 1 Liễu Giai thì số lượng NDT đến sử dụng và khai thác thư viện có giảm hơn so với trước đây Chính vì vậy luận văn tiến hành khảo sát/ nghiên cứu hoạt động marketing tại Viện trong khoảng thời gian từ tháng 02 – tháng 10/2016 để từ đó tìm

rs nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút NDT đến với thư viện ngày càng đông đảo hơn

3.2.4 Phạm vi nội dung

Nghiên cứu hoạt động marketing nói chung và nghiên cứu hoạt động marketing tại Viện TTKHXH, Viện Hàn lâm KHXHVN

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu của đề tài

Trang 17

Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing tại Viện TTKHXH, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động marketing tại Viện TTKHXH

4.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về marketing và marketing trong cơ quan TT-TV như: khái niệm, vai trò, mục tiêu, yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá marketing trong cơ quan thông tin – thư viện

- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động marketing tại Viện TTKHXH

- Đánh giá theo các tiêu chí của hoạt động marketing Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động marketing tại Viện

TTKHXH

5 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động marketing tại Viện TTKHXH đã được đề cập đến trong chiến lược phát triển của Viện Tuy nhiên việc thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao, chưa phát huy hết tiềm lực của Viện, chưa nắm bắt và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của người dùng tin Có thể do vấn đề nhận thức và trình độ hiểu biết của lãnh đạo, cán bộ, người dùng tin về marketing trong hoạt động TT-TV chưa cao, kinh phí cho hoạt động marketing chưa nhiều, kế hoạch phát triển, phân phối các sản phẩm và dịch

vụ thông tin chưa hợp lý, hoạt động truyền thông marketing chưa được chú trọng Nếu các giải pháp được thực thi sẽ giúp Viện thu hút được đông đảo NDT tới sử dụng thư viện và nâng cao năng lực đáp ứng NCT của cán bộ thư viện

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác sách báo và hoạt động TT-TV

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

Trang 18

Phương pháp khảo sát thực tế, thống kê số liệu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

7.1 Về mặt khoa học

Góp phần hoàn thiện các quan điểm lý luận về marketing trong cơ quan TT-TV

7.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đưa ra những giải pháp về hoạt động marketing phù hợp

để áp dụng cho Viện TTKHXH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Viện, nâng cao vai trò và vị thế của Viện, nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin cho các đối tượng người dùng tin

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của các đối tượng người dùng tin

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing và khái quát về Viện Thông tin Khoa học xã hội

Chương 2: Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing tại Viện Thông tin Khoa học xã hội

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động marketing tại Viện Thông tin Khoa học xã hội

Trang 19

* Khái niệm marketing

Marketing xuất hiện gắn liền với sự trao đổi hàng hóa Sự trao đổi ấy diễn ra không bình thường mà làm nảy sinh mâu thuẫn giữa người bán và người mua Người bán tìm mọi cách để bán được hàng hóa, còn người mua cũng tìm mọi cách

để mua được hàng Khi có sự cạnh tranh giữa người bán và người mua thì marketing lại càng được thể hiện rõ nét hơn Marketing ra đời từ rât lâu trên thế giới nhưng khái niệm Marketing chỉ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20

Marketing là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường đại học Tổng hợp Michigan ở Mỹ Qua quá trình hình thành và phát triển thì nội dung của marketing ngày càng trở nên phong phú Hiện nay, marketing được ứng dụng rộng rãi ở cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển

và đang phát triển , nó đang được truyền bá dần sang các nước khác trên thế giới Vai trò của marketing ngày càng quan trọng không chỉ trong nền kinh tế thị trường

mà trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động thông tin – thư viện

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing:

Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: “Marketing là một hệ thống tổng thể các

hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.[3,tr 7]

Trang 20

Philip Kotler, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đã đưa ra

khái niệm “Marketing xã hội” như sau: “Marketing xã hội là nhiệm vụ của tổ chức

để xác định các nhu cầu, mong muốn và mối quan tâm của thị trường mục tiêu và phân phối sự thoả mãn một cách hiệu quả và hiệu suất hơn đối thủ, theo cách giữ gìn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng và của xã hội”.[4,tr 22]

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì marketing chính là các hoạt động từ tạo lập sản phẩm, dịch vụ, định giá, phân phối …cho đến truyền thông marketing nhằm mục đích lớn nhất là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Dù khác nhau về định nghĩa song bản chất của marketing vừa là khoa học vừa là hoạt động thực tiễn có tính nghệ thuật cao về sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích làm thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng với nguyên tắc đảm bảo đồng thời cả ba lợi ích: lợi ích của nhà doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của cộng đồng xã hội

* Khái niệm marketing trong cơ quan thông tin – thư viện

Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện là hoạt động marketing trong

cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận

Từ điển giải thích thuật ngữ Thư viện học và tin học ( ALA) định nghĩa: “

Marketing thông tin thư viện là tất cả các hoạt động có mục đích cổ vũ cho sự trao đổi

và đáp ứng giữa nhà cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thông với những người đang

sử dụng những dịch vụ này”.[1,tr.127]

Theo Suzanne Walters: “ Marketing là những hoạt động tạo ra các sản phẩm

thư viện cho người dùng tin Nó không chỉ là quảng cáo hay quan hệ công chúng

Nó bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng, các chương trình hiện có

và các dịch vụ, thiết lập mục tiêu và đối tượng, sử dụng khả năng thuyết phục trong giao tiếp Nói cách khác, marketing là những gì bạn làm hàng ngày để khách hàng đánh giá cao những gì bạn đã làm cho họ và bạn làm điều đó như thế nào” [32]

Từ những định nghĩa trên có thể hiểu marketing là tổng thể các hoạt động từ nghiên cứu thị trường NCT và NDT; xây dựng chiến lược marketing nhằm cung cấp cho NDT các sản phẩm và dịch vụ phù hợp NCT của họ; triển khai chiến lược dựa

Trang 21

trên các công cụ marketing và truyền thông marketing; đánh giá hiệu quả khi thực hiện chiến lược marketing đó Hoặc tập trung khai thác tầm quan trọng của marketing trong việc thúc đẩy trao đổi thông tin giữa NDT và thư viện, là công cụ

hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển thư viện Tuy nhiên các khái niệm đều hướng tới một mục tiêu cuối cùng của marketing là làm thỏa mãn tối đa nhu cầu người dùng tin

* Khái niệm công cụ marketing trong hoạt động thông tin thư viện

Công cụ marketing được hiểu là tập hợp các công cụ để tác động đến quyết định sử dụng sản phẩm và dịch vụ của NDT bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Truyền thông), People (Con người), Progress (Quy trình), Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

a) Product – Sản phẩm

Các sản phẩm trong thư viện thường được hiểu là các sản phẩm do thư viện tạo ra như hệ thống mục lục, thư mục, cơ sở dữ liệu, bản tin điện tử, tạp chí tóm tắt… nhờ quá trình xử lý thông tin Tuy nhiên, dưới góc độ marketing thì sản phẩm thư viện được nhìn nhận là không chỉ bao gồm các sản phẩm do thư viện tạo ra thông qua quá trình xử lý thông tin mà bao gồm tất cả các thể loại tài liệu mà thư viện có được thông qua mua, trao đổi, biếu tặng… nhằm cung cấp tổng thể những lợi ích thông tin khác nhau mà người dùng tin cần và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của họ Thứ nữa, khi xem xét những lợi ích người dùng tin nhận được khi sử dụng sản phẩm thư viện thì các sản phẩm đó lại bao hàm cả dịch vụ thư viện và không tách rời được chúng có nghĩa là thư viện sử dụng các sản phẩm thư viện để thực hiện dịch vụ thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin Ví dụ, thực hiện dịch vụ cung cấp tài liệu thì không thể thiếu được tài liệu, thực hiện dịch

vụ tra cứu thì không thể thiếu cơ sở dữ liệu…

“Trong các công cụ Marketing, sản phẩm đóng vai trò quan trọng: là yếu tố đầu tiên mang lại khả năng thu hút NDT nếu nó đảm bảo các lợi ích mà NDT cần tìm; là yếu tố giúp thư viện định vị vị trí của mình trong nhận thức của NDT về các giá trị đích thực của sản phẩm Đây cũng là một yếu tố khó thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định” [3, tr.25]

Trang 22

Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện chính là đánh giá khả năng thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện

b) Price – Giá

Thư viện là cơ quan phi lợi nhuận và là nơi cung cấp dịch vụ công cộng nên việc xác định giá cho các sản phẩm thư viện không hề dễ dàng Với cách tiếp cận kiểu truyền thống thì cho rằng sản phẩm thư viện là những sản phẩm tinh thần và là

vô giá nhưng với cách tiếp cận hiện đại thì lại cho rẳng, nếu không định giá cho các sản phẩm thư viện thì NDT sẽ không nhận ra giá trị của sản phẩm Việc định giá sản phẩm cần phải tính đến các yếu tố: sản phẩm nào cần định giá, sản phẩm nào không cần định giá, giá cao hay thấp cho các loại sản phẩm khác nhau hay sản phẩm cùng loại nhưng đối tượng NDT khác nhau sử dụng; giá được xác định trên cơ sở chi phí của những nguồn lực nào của thư viện hay của bản thân NDT?

Giá cả là yếu tố thứ hai có vai trò quan trọng trong việc thu hút NDT đến sử dụng sản phẩm thư viện Đây là yếu tố linh hoạt và dễ thay đổi hơn sản phẩm nên trong một số trường hợp thì nó quyết định tăng hay giảm NDT đến với thư viên c) Place - Phân phối

Hoạt động phân phối của thư viện là các phương thức cung cấp các loại hình sản phẩm tới NDT, đặc biệt là người dùng tin mục tiêu Các hình thức phân phối chủ yếu: phân phối tại địa điểm cụ thể, phân phối điện tử, phân phối qua các phương tiện chuyển phát khác… Hoạt động phân phối có ý nghĩa quan trọng, là khâu cuối cùng để đưa các sản phẩm và dịch vụ thư viện tới người dùng tin nhanh chóng và thuân tiện Sản phẩm tốt và giá cả phải chăng nhưng không được đưa tới tay NDT thì coi như thư viện không thành công trong việc phục vụ NDT và sự tồn tại của thư viện cũng không còn ý nghĩa Tùy vào mỗi cơ quan thông tin – thư viện

mà các hình thức phân phối được vận dụng với hiệu quả khác nhau

d) Promotion – Xúc tiến/Truyền thông

Trang 23

“Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm và dịch

vụ tới khách hàng để thuyết phục họ mua Vì vậy, có thể gọi đây là các hoạt động

truyền thông marketing” [3, tr.360]

Theo tác giả Lê Thế Giới trong cuốn Quản trị marketing phân tích, hệ thống truyền thông marketing bao gồm 5 công cụ chủ yếu:

- Quảng cáo (advertising) là bất kỳ một hình thức giới thiệu gián tiếp và

khuếch trương các ý tưởng , sản phẩm hoặc dịch vụ, do một người ( tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi tiền ra để thực hiện

- Marketing trực tiếp (direct marketing) là hình thức sử dụng thư tín, điện thoại

và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có

và khách hàng tiềm năng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại

- Khuyến mãi (sales promotion) là những khích lệ ngắn hạn dưới hình thức

thưởng để khuyến khích dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ

- Quan hệ công chúng và tuyên truyền ( public relation and publicity) bao gồm

các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao, bảo vệ hình ảnh một doanh nghiệp hay những sản phẩm và dịch vụ nhất định nào đó

- Bán hàng trực tiếp (personal selling) là hình thức giao tiếp trực tiếp với

khách hàng nhằm mục đích bán hàng

Truyền thông marketing trong hoạt động thông tin – thư viện với mục đích giới thiệu tới người dùng tin và người dùng tin mục tiêu các sản phẩm và dịch vụ của

thư viện mình, “là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng người dùng tin nhận

biết về các sản phẩm của thư viện, có ấn tượng tốt và dẫn tới việc thực sự sử dụng các sản phẩm này” [22, tr.33].

Hoạt động marketing trong cơ quan thông tin – thư viện chủ yếu sử dụng 4 trong 5 công cụ trên đó là: Quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng Mỗi một công cụ truyền thông có một thế mạnh riêng, một đặc thù riêng, nắm chắc được những vấn đề đó là mấu chốt để vận dụng thành công các công cụ này vào thực tiễn quá trình truyền thông

Trang 24

e) People – Con người

Mọi hoạt động trong đó có hoạt động thư viện thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của hoạt động Yếu tố con người ở đây bao gồm: cán bộ làm công tác thông tin – thư viện, các nhà lãnh đạo, quản lý của thư viện và NDT Mỗi nhóm người có vị trí, tầm quan trọng và vai trò khác nhau trong

sự phát triển của hoạt động marketing thư viện nói chung

- Với cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động thư viện: phải có khả năng nắm bắt

và thấu hiểu được năng lực cụ thể của mỗi cán bộ thư viện, để từ đó có sự phân công công việc phù hợp cho họ giúp họ có thể phát huy hết năng lực của mình Có khả năng quản lý tổng quát tất cả mọi hoạt động của thư viện, nghiên cứu và đưa ra các chính sách phát triển phù hợp cho thư viện mình

- Với cán bộ trực tiếp làm công tác chuyên môn, phục vụ NDT: Cần được đào

tạo tại các cơ sở đúng ngành nghề và phù hợp với yêu cầu tính chất công việc Có khả năng nắm bắt thành thạo công việc chuyên môn, được đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với NDT, có khả năng lắng nghe thấu hiểu nhu cầu của NDT và thái độ của họ với sản phầm và dịch của của thư viện để từ đó giúp hoàn thiện hơn thư viện của mình

- Với người dùng tin: Cần được đào tạo về kỹ năng sử dụng các sản phẩm và

dịch vụ thư viện để có thể sử dụng chúng một cách thành thạo, nhanh chóng Điều này cũng sẽ giúp cho NDT cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia khai thác thông tin tại thư viện Ngoài ra, cần phổ biến và cung cấp các thông tin về nội quy sử dụng thư viện với NDT

f) Process – Quy trình

Quy trình “bao gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác động tương

hỗ giữa các yếu tố, tác động tuyến tính giữa các khâu, các bước của hệ thống trong mối quan hệ mật thiết với những quy chế, quy tắc, lịch trình thời gian và cơ chế hoạt động” [18, tr 307] Tại thư viện thiết lập rất nhiều các quy trình cho hoạt động, nhưng

dưới góc độ của Marketing thì cần chú trọng các quy trình hoạt động liên quan trực tiếp tới lợi ích của NDT như quy trình mượn tài liệu, quy trình tra cứu tin, quy trình phổ

Trang 25

biến thông tin… nhằm tạo niềm tin với NDT về phương thức làm việc hiệu quả, giúp đảm bảo rút ngắn được thời gian, sức lực và chi phí phục vụ Chính vì vậy, sự thuận tiện hay phức tạp của việc thực hiện các quy trình trên ảnh hưởng tới quyết định của

NDT có tiếp tục sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện hay không

g) Physical Evidence – Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất ở đây có thể là tòa nhà, các phương tiện trang thiết bị tiện nghi bên trong như bàn ghế, máy tính, giá kệ, kho sách, phòng đọc, phòng in sao tài liệu…là nơi mà cán bộ thư viện và NDT giao tiếp với nhau Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ với những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại giúp thư viện có thể xây dựng và phát triển mạnh các sản phẩm và dịch vụ giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của NDT tạo sức hút NDT đến với thư viện Trong tâm lý và nhận thức của NDT, khi chưa tìm hiểu được các sản phẩm và dịch vụ của thư viện thì yếu tố đầu tiên tác động vào suy nghĩ của họ là cơ sở vật chất kỹ thuật của thư viện đó có đủ hấp dẫn

để thu hút họ tới tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ở đây hay không?

Ở Việt Nam hiện nay, số lượng các thư viện được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vẫn còn khiêm tốn chính vì thế chưa thu hút được NDT đến sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện

Để hoạt động marketing được thực hiện có hiệu quả tại các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện thì cần có sự kết hợp khéo léo và đồng bộ tất cả 7 yếu tố nêu trên Ngoài ra, người thực hiện phải có sự hiểu biết thấu đáo về tầm quan trọng của các yếu tố đó cũng như khả năng kết hợp giữa chúng với nhau trong quá trình hoạt động của thư viện dựa trên tình hình thực tế của mỗi thư viện để đưa ra các chính sách cụ thể và phù hợp Với đòi hỏi ngày càng cao của NDT đối với chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ, cùng sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thư viện trong hệ thống thư viện công cộng, thư viện các trung tâm nghiên cứu, thư viện các trường đại học thì thư viện nào thực hiện tốt được hoạt động marketing coi như đã thành công phần nào việc thu hút NDT đến với thư viện

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong cơ quan thông tin – thư viện

Trang 26

Mọi tổ chức đều hoạt động trong một môi trường nhất định và đều chịu tác động chủ quan lẫn khách quan gây ảnh hưởng đến tổ chức đó Muốn hoạt động marketing đạt hiệu quả thì nhà quản lý phải xây dựng chiến lược trên cơ sở phân tích tác động của môi trường marketing tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tổ chức Việc phân tích này giúp tổ chức thấy được các ảnh hưởng của môi trường, dự đoán tác động và từ đó hoạch định kế hoạch và đưa ra quyết sách marketing thích nghi với các ảnh hưởng đó

Hoạt động Marketing trong thư viện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động cả bên trong và bên ngoài tổ chức Các yếu tố bên trong bao gồm: Vị thế thư viện; Sản phẩm và dịch vụ; Nguồn lực thư viện; Mục tiêu phát triển của thư viện Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội trong nước và quốc tế; Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Điều kiện môi trường tự nhiên; Đối thủ cạnh trạnh và các yếu tố khác Mối yếu tố tác động ở những mức độ khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể thuận lợi hoặc khó khăn Nắm được những yếu tố tác động đó sẽ giúp thư viện làm tốt công tác marketing và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện

* Yếu tố bên trong

* Vị thế thư viện

Xã hội ngày càng phát triển vị thế thư viện càng được nâng lên tầm cao mới

Đảng ta đã khẳng định “coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” chính vì vậy thư viện

được coi là nhân tố không thể thiếu đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học và nâng cao dân trí Đặc biệt với công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập thì thư viện là nơi cung cấp cho NDT những tài liệu quý, có giá trị khó tìm thấy trên mạng, ngoài hiệu sách hay ở nơi khác Thư viện là nơi cung cấp cho NDT các công cụ tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng, những cơ sở dữ liệu điện tử cập nhật và có giá trị Khác hoàn toàn với việc NDT tìm kiếm tài liệu trên internet, đây là những nguồn thông tin được chọn lọc, sắp xếp và nghiên cứu, phân loại từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, là những thông tin đã có sự kiểm duyệt Với dịch vụ tìm tin có chọn lọc, NDT được thư viện cung cấp những thông tin gần nhất, chính xác

Trang 27

nhất liên quan trực tiếp tới lĩnh vực họ yêu cầu….Thư viện còn là nơi cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin, giúp bạn đọc thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thông qua các diễn đàn, hội thảo… Chính vì vai trò và vị trí to lớn như vậy nên việc tạo dựng được vị thế của mình trong hệ thống thư viện là tiền đề và là cơ sở để thư viện thu hút được đông đảo NDT tới khai thác và sử dụng tài nguyên

Pháp lệnh thư viện ra đời cùng kế hoạch dự thảo về luật thư viện được tiến hành đã giúp thư viện có vị thế mới, là sự khẳng định tầm quan trọng chiến lược của thư viện đối với sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

mở cửa và hội nhập quốc tế

* Nguồn lực của Thư viện

- Kinh phí :

Đây là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của Thư viện thông qua khối lượng nguồn vốn có thể huy động nhằm phục vụ cho tất cả các hoạt động của thư viện và khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó

- Con người:

Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào thì con người luôn được coi là trung tâm ,

là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của tổ chức

+ Người dùng tin:

Mục đích cuối cùng trong quá trình hoạt động của thư viện là thỏa mãn nhu cầu tin đối với đối tượng NDT khi sử dụng thư viện Người dùng tin chính là mục đích tồn tại và phát triển của thư viện Hoạt động marketing nhằm mục đích giới thiệu tới người dùng tin các sản phẩm và dịch vụ của mình, làm cho người dùng tin cảm thấy thích thú và nhận biết tầm quan trọng của các sản phẩm và dịch vụ đó, từ

đó tăng cường tần suất khai thác thư viện của người dùng tin

+ Cán bộ thư viện:

Cán bộ thư viện bao gồm những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ như cán bộ các phòng biên mục, xử lý phân tích thông tin, phòng phục vụ…và bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia công tác marketing, chúng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hiệu quả của hoạt động marketing Nếu bộ phận làm công tác chuyên

Trang 28

môn nghiệp vụ thực hiện tốt vai trò của mình, tạo ra được những sản phẩm và dịch

vụ thông tin tốt thì khả năng thu hút NDT tới sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện cao hơn Điều đó tạo điều kiện cho bộ phận marketing thực hiện tốt hơn vai trò của mình Bộ phận trực tiếp làm marketing nếu biết tận dụng các lợi thế của thư viện, khai thác đúng nhu cầu, mong muốn của NDT thì sẽ phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển của thư viện

Trong quá trình hoạt động để đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi đồng thời người cán bộ vừa có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, có tư cách tốt, khả năng giao tiếp tốt…điều đó sẽ có tác dụng rất tích cực hỗ trợ cho hoạt động marketing của thư viện đạt hiệu quả cao

* Mục tiêu phát triển của thư viện

Mục tiêu phát triển của thư viện là các kết quả mong muốn phấn đấu để đạt được bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn Nhờ vào các mục tiêu mà mọi hoạt động của thư viện sẽ có được hướng đi thống nhất và chuẩn xác nhằm đạt được mục đích cuối cùng đề ra Việc xây dựng được một hệ thống mục tiêu hoạt động, phát triển phù hợp và cụ thể, xác định được cái nào là trọng yếu và cái nào là thứ yếu sẽ rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng tác động tới mọi hoạt động của thư viện, trong đó có hoạt động marketing

* Chính sách phát triển hoạt động marketing trong thông tin – thư viện

Với hoạt động marketing trong công tác thông tin – thư viện, nếu sớm đưa ra những chiến lược marketing phù hợp, bám sát mục tiêu phát triển của thư viện thì tổ chức cần tập trung đầu tư nguồn lực cho việc phát triển hoạt động marketing bao gồm: chủ trương đường lối, cơ sở vật chất, con người, …có như vậy thì hoạt động marketing mới phát huy được hiệu quả cũng như khẳng định tầm quan trọng của mình trong vấn đề phát triển thư viện Và ngược lại

Ví dụ, khi Thư viện xây dựng được một chiến lược marketing cụ thể thì trong mỗi bước cần thực hiện sẽ phải làm những gì, có thể là thành lập một phòng/

bộ phận chuyên trách về marketing thông tin – thư viện, đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, tuyển dụng và có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 29

nghiệp vụ cho cán bộ, tăng cường mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức khác cùng làm về thông tin – thư viện trong nước và quốc tế để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kêu gọi đầu tư nhằm đạt được hiệu quả trong công tác marketing và từng bước khẳng định vị trí của thư viện mình trong hệ thống các thư viện khu vực và quốc tế

Như vậy là, xây dựng chính sách của thư viện đối với hoạt động marketing là việc làm cần thiết và nó chính là nhân tố khởi đầu kéo theo một chuỗi các thuận lợi hay khó khăn và sự thành công của công tác marketing thư viện

* Yếu tố bên ngoài

* Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa- giáo dục

Kinh tế - chính trị - văn hóa – giáo dục là bốn yếu tố cơ bản tồn tại trong một xã hội Đó là những yếu tố cơ bản để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, chúng không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà có sự tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau

và ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia Mỗi một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt

động lại chịu một sự tác động riêng, ở mức độ khác nhau

- Kinh tế:

Điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sự nghiệp thông tin – thư viện, trong đó bao gồm hoạt động marketing thông tin – thư viện

Nhiệm vụ của thư viện là lưu giữ và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của NDT NDT sử dụng thư viện với mục đích chính là khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập, một phần ít hơn cho việc lao động, sản xuất kinh tế Chính vì vậy, khai thác thông tin và

sử dụng thư viện không phải một việc làm trực tiếp tạo ra giá trị của cải vật chất đối với NDT mà nó là một hoạt động nâng cao trình độ, tri thức cho con người Từ thực

tế đó, phản ánh tại sao kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thư viện nói chung và hoạt động marketing nói riêng Khi mà nhu cầu về kinh tế của NDT được đáp ứng đầy đủ, thời gian và công sức họ phải sử dụng để tạo ra của cải vật chất

Trang 30

càng giảm đi thì khi đó sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho việc sử dụng thư viện để khai thác thông tin

Kinh tế cũng chính là công cụ để phục vụ cho việc đầu tư phát triển thư viện về

cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học và công nghệ…những yếu tố quan trọng để có thể hấp dẫn người dùng tin

- Chính sách và pháp luật của nhà nước về hoạt động thông tin – thư viện

Bao gồm các chính sách, pháp lệnh, thể chế, nghị định….có ảnh hưởng mạnh

mẽ nhằm định hướng phát triển và quản lý hoạt động thông tin – thư viện

- Văn hóa – giáo dục

Hiện nay thư viện đã và đang được nhà nước đầu tư quan tâm và phát triển, nhiều thư viện đã được đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài liệu…làm cho bộ mặt một số thư viện có sự biến đổi rõ rệt cả về chất và lượng Tuy nhiên, so với sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề khác thì thư viện vẫn còn rất hạn chế Trong đó yếu tố văn hóa – giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hoạt động thông tin – thư viện, điều đó được thể hiện qua một số phương diện sau:

Thư viện có nhiệm vụ là nơi lưu giữ, cung cấp và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, thể hiện một phần giá trị văn hóa dân tộc Bên cạnh đó, sự phát triển của giáo dục cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp thư viện

Văn hóa đọc ở Việt Nam cho tới nay vẫn là vấn đề trăn trở đối với các thư viện, khi mà công nghệ phát triển mọi người có thể tiếp cận với thông tin mà mình cần qua nhiều kênh khác nhau, mà chủ yếu là qua mạng Internet Chính điều này đã làm cho thư viện không còn được lựa chọn là điểm đến ưa thích nhất đối với họ Một phần có thể do thư viện chưa đáp ứng được hết nhu cầu tin của NDT, mặc khác NDT chỉ đến thư viện sử dụng trong một thời gian giới hạn để phục vụ việc học tập của mình (với học viên cao học và sinh viên…) mặt khác có một số thư viện thủ tục làm thẻ, mượn trả tài liệu còn rườm rà, khả năng khai thác thông tin còn hạn chế, gây khó khăn cho NDT khi đến thư viện Các thư viện chưa tạo được môi trường gây hứng thú với NDT khiến họ muốn đến thư viện sử dụng các sản phẩm và dịch vụ

Trang 31

* Điều kiện môi trường tự nhiên

Các yếu tố của môi trường tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường Phần lớn các yếu tố này là khách quan không chịu sự quản lý của con người, tuy nhiên chúng lại tác động một phần nào đó phụ thuộc khả năng sắp đặt của con người Các yếu tố này không chỉ liên quan đến sự phát triển của quốc gia mà còn liên quan đến phát triển bền vững của tổ chức

Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tác động tích cực đến độ bền của cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của thư viện và ngược lại Ví dụ khí hậu với độ ẩm cao

sẽ sinh ra nhiều nấm mốc, tài liệu giấy dễ bị mục nát nên khó bảo quản Hoặc khí hậu nhiều thiên tai như bão, lũ sẽ phá hỏng kho tàng cơ sở vật chất của thư viện Thư viện đặt ở nơi đông dân cư, giao thông đi lại thuận tiện thì NDT sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin ở thư viện và ngược lại.Nếu thư viện được đặt ở vị trí địa lý xấu, không thuận tiện giao thông đi lại cũng sẽ hạn chế rất lớn khả năng tiếp cận của người dùng tin với thư viện Vị trí thuận lợi cũng sẽ giúp cho hoạt động marketing quảng bá sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của thư viện tới NDT được thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả

* Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay mạng Internet rất phát triển và chỉ cần ngồi tại nhà với công cụ có kết nối Internet là cả thế giới có thể hiện ra trong tầm tay bạn Internet là nơi mà vô vàn thông tin được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng về mọi mặt của đời sống

xã hội NDT có thể tìm kiếm, khai thác, trao đổi thông tin qua các công cụ tra cứu trực tuyến, các công cụ cung cấp khả năng online trực tuyến Internet có thể mạnh hơn hẳn so với sử dụng thư viện về tốc độ truy cập, thời gian sử dụng, khai thác thông tin, tính linh hoạt trong việc khai thác thông tin, khả năng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tin, chi phí khai thác thông tin và khả năng thỏa mãn các yêu cầu tin đa dạng Có thể nói rằng internet là công cụ đắc lực trong việc kết nối con người trên toàn thế giới, là phương tiện cung cấp thông tin vô cùng nhanh chóng và thuận tiện

Trang 32

Tuy nhiên, mạng Internet bên cạnh những lợi thế vượt trội thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, và đó chính là lợi thế của thư viện Hoạt động khai thác thông tin qua mạng internet mang tính chất mở vì thế nó là sự tập hợp của vô vàn các loại thông tin khác nhau mà NDT có thể cùng tìm kiếm được trong một thời điểm, đó có thể là thông tin chính xác cũng có thể là những thông tin không chính xác, đa phần những thông tin đó không có sự kiểm định, phân loại rõ ràng nên NDT sẽ khó khăn trong việc lựa chọn thông tin tốt nhất và phù hợp nhất cho mình Điều đó không khó tránh khỏi việc sử dụng các thông tin không có giá trị cao thậm chí là sai lệch Cũng chính vì vậy, giá trị của những thông tin khi tìm kiếm qua mạng luôn được đánh giá thấp hơn các thông tin khai thác từ thư viện

Không chỉ phải đối đầu với những thế mạnh của mạng internet, thư viện còn

có một số đối thủ cạnh tranh khác như các nhà xuất bản, các hiệu sách và các thư viện khác trong hệ thống thư viện Những năm gần đây sự gia tăng của nhu cầu thông tin dẫn đến một số lượng lớn các nhà xuất bản ra đời, theo đó là sự ra đời của hàng loạt các đầu sách mới từ sách trong nước cho tới ngoại văn, trên nhiều lĩnh vực khác nhau Cùng với sự ra đời của các nhà xuất bản thì các hàng loạt các hiệu sách cũng ra đời hàng loạt, người mua chỉ phải chi trả cực thấp cho giá trị tri thức của những cuốn sách do khả năng in sao được thực hiện với số lượng lớn và việc quản lý lỏng lẻo vấn đề bản quyền dẫn đến việc in sao sách lậu một cách ồ ạt làm cho giá cả sách, báo chỉ được tính bằng giá trị của giấy sử dụng in sách Chính vì vậy, những người có nhu cầu có thể rất dễ dàng mua cho mình một cuốn sách mà không cần phải mất thời gian tới thư viện, trải qua các thủ tục để có thể mượn sách

về nhà hoặc thậm chí chỉ được đọc tại chỗ, và khả năng phải bồi thường nếu làm mất hoặc hỏng sách

Để khẳng định vai trò và vị trí của thư viện đối với nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT, thư viện cần nắm chắc được thế mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, qua đó có biện pháp đẩy mạnh hoạt động marketing để NDT biết đến các sản phẩm và dịch vụ thư viện nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của NDT

Trang 33

1.1.3.Tiêu chí đánh giá hoạt động marketing thông tin – thư viện

Dựa trên các hoạt động của marketing trong cơ quan thông tin – thư viện, có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của chúng bao gồm:

* Đánh giá từ cơ quan thông tin – thư viện

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần phải đảm bảo tiêu chí cập nhật, mang tính chuyên sâu, thuận tiện và luôn đặt mục tiêu đáp ứng tối đa NCT của NDT lên trên nhất để phục vụ họ

- Sự hợp lý về giá cả của các sản phẩm, dịch vụ: giá cả đắt hay rẻ? Có phù hợp với sức chi trả của NDT không?

- Sự thuận tiện của các kênh phân phối: các hình thức phân phối từ phân phối tại địa điểm cụ thể, phân phối điện tử, phân phối qua các phương tiện chuyển phát khác…đều phải đặt ra mục tiêu sao cho thuận tiện nhất với khách hàng khi sử dụng

tổ chức đúng theo trình tự không và có thuận tiện với NDT không?

- Tính chuyên nghiệp của cán bộ thư viện thể hiện ở trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ NDT

- Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi khang trang, sạch đẹp

* Đánh giá từ người dùng tin:

- Nhận thức của NDT về sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh thư viện được nâng lên

- Tần suất sử dụng thư viện của người dùng tin nhiều, ít cho thấy họ tin dùng sử dụng sản phẩm và dịch vụ TT – TV

- Mức độ thỏa mãn NCT, thể hiện rõ nét qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin: mức độ đầy đủ, bao quát, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, chính xác, cập nhật, thân thiện, tỷ lệ các yêu cầu tin bị từ chối thấp.i

Trang 34

- Sự hợp lý về giá cả của các sản phẩm, dịch vụ: giá cả đắt hay rẻ? Có phù hợp với sức chi trả của NDT không?

- Tính chuyên nghiệp của cán bộ thư viện thể hiện ở trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ NDT

1.2 Khái quát về Viện Thông tin Khoa học xã hội

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện

Viện Thông tin Khoa học xã hội trực thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 93/CP ngày 8/5/1975 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở thống nhất hai đơn vị là Thư Viện Khoa học xã hội (thành lập năm 1968) và Ban Thông tin Khoa

học xã hội (thành lập năm 1973) Viện có tên giao dịch quốc tế là Institute of

Social Science Information

Website của Viện là http://www.issi.vass.gov.vn

Theo Quyết định này, Viện Thông tin Khoa học Xã hội có chức năng

“nghiên cứu, thông báo, cung cấp tin tức và tư liệu về khoa học xã hội cho các cơ

quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng có trách nhiệm đối với công tác khoa học xã hội”

Ngày 24/3/1976, trên cơ sở tổ chức hệ thống thông tin tại Uỷ ban, Chủ nhiệm

Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam ra Quyết định số 54/KHXH-QĐ, quy định:

“Viện Thông tin Khoa học Xã hội là cơ quan khoa học phụ trách công tác thư viện,

tư liệu và thông tin của Uỷ ban Khoa học xã hội” Viện có nhiệm vụ thực hiện tất cả

những vấn đề liên quan đến hoạt động thư viện từ khâu bổ sung tới tổ chức phục vụ cho mượn sách báo, tư liệu và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện; thông tin những thành tựu và những vấn đề mới của ngành KHXH trong và ngoài nước cho các cơ quan ban ngành có trách nhiệm về KHXH

Ngày 25/4/2005, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ban hành Quyết

định số 352/2005/QĐ-KHXH, tiếp tục khẳng định chức năng của Viện là: Nghiên

Trang 35

cứu khoa học, thông tin khoa học, hoạt động thư viện, đào tạo nguồn nhân lực và xuất bản tạp chí cùng các sản phẩm thông tin KHXH

Ngày 27/02/2013 Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ra Quyết định số 266/2013/QĐ-KHXH, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Viện Thông tin Khoa học xã hội, quy định rõ 4 chức năng của Viện là:

1) Thông tin khoa học cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo, các doanh nghiệp về những vấn đề cơ bản và xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và Việt Nam, về KHXH thế giới và Việt Nam

2) Bảo tồn, khai thác và phát huy di sản truyền thống Thư Viện Khoa học xã hội; Xây dựng và phát triển Thư viện là Thư viện Quốc gia về Khoa học Xã hội

3) Chủ trì, điều phối và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thông tin và thư viện trong toàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

4) Đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thông tin và thư viện KHXH

Như vậy, hoạt động của Viện gồm hai lĩnh vực lớn là Nghiên cứu - thông tin

và Thư viện Từ khi được thành lập đến nay, chức năng hoạt động của Viện Thông tin KHXH về cơ bản không có nhiều thay đổi Tuy nhiên, quy mô và phạm vi hoạt động nghiên cứu, thông tin, thư viện của Viện đã được mở rộng, phát triển mạnh mẽ

và trên thực tế đã ảnh hưởng đáng kể đối với sự nghiệp khoa học xã hội của đất nước

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Hiện tổng số cán bộ, viên chức của Viện là 97 người Về học hàm, học vị hiện nay Viện có 1 Giáo sư, 2 Phó giáo sư, 7 Tiến sỹ, 53 Thạc sỹ (trong đó có 4 đang làm NCS), 28 cử nhân (trong đó có 1 cán bộ đang học cao học)

Viện TTKHXH hoạt động trên 2 lĩnh vực là thông tin và thư viện Đội ngũ

cán bộ thuộc khối Thư viện là 45 người bao gồm 9 phòng chức năng trong đó có 26 Thạc sỹ (13 Thạc sỹ chuyên ngành Thông tin – thư viện) và 19 cử nhân Khối Thư viện với 9 phòng chức năng bao gồm: Phòng Bổ sung – trao đổi, Phòng Phân loại –

Trang 36

biên mục, Phòng Công tác bạn đọc, Phòng Báo – tạp chí, Phòng Bảo quản, Phòng

Nghiệp vụ, Phòng CSDL, Phòng tin học hóa, Phòng Phổ biến tin

Cơ cấu tổ chức của Viện được thể hiện qua sơ đồ (Xem phụ lục 1)

1.2.3 Nguồn lực thông tin

* Tài liệu truyền thống

Hiện tại, Thư viện có khoảng 1.000.000 đầu tài liệu, gồm 500.000 sách, hơn 2.000 loại báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó hơn 400 loại báo và tạp chí tiếng nước ngoài được bổ sung

đủ và thường xuyên Bộ sưu tập sách Nhật cổ có 11.223 bản, Trung Quốc cổ có 31.175 bản (đứng thứ 4 sau Thư viện quốc gia Bắc Kinh, Thư viện Đại học Tokyo, và Thư viện quốc gia Đài Loan.), sách Trung Quốc hiện đại có 11.000 bản, sách Latin có 40.000 bản Bản sách cổ nhất của thư viện có niên đại từ thế

kỷ XIV Bản độc đáo nhất của Thư viện có dấu “Ngự” của Triều Thanh Trung Quốc (Thế kỷ XVIII) Thư viện KHXH đang lưu giữ được một phần bộ “Vĩnh lạc đại điển” và một phần bộ “Tứ khố toàn thư” là những sách có giá trị đặc biệt

mà ngay tại nơi sinh ra nó là Trung Quốc cũng không có đủ

Trong kho tư liệu truyền thống có hơn 160 tập thần tích, thần sắc, 1.225 bản hương ước được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, bằng bút lông trên giấy dó (với khoảng 230 nghìn trang tư liệu viết tay) của gần 9000 làng Việt, trong đó có khoảng 50 văn bản soạn vào thế kỷ XVIII-XIX Thư viện cũng đang lưu giữ hơn 3.534 bản kê bằng chữ Hán, chữ Nôm các dạng văn hóa làng xã như văn bia, địa

bạ và bản kê địa danh làng xã năm 1923 của hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và hơn 400 bản sắc phong của triều Lê, triều Nguyễn và các triều đại phong kiến thời trước với bản cổ nhất mà Thư viện có được là vào đầu thế kỷ XVII: bản sắc phong có ký hiệu VHTS2, ngày ban sắc 17/6 năm Hoằng Định thứ hai -1602

Kho bản đồ có giá trị đặc biệt trong thư viện KHXH, đang lưu giữ 3.137 loại bản đồ với trên 9.437 tấm và 122 tập atlát về 3 nước Đông Dương được vẽ hoặc in rất sớm, từ những năm 1584 đến năm 1942 Nhiều bản đồ rất quý giá về mặt lịch sử,

Trang 37

văn hoá, chẳng hạn bản đồ Hà Nội năm 1831 “Hoài Đức phủ toàn đồ”, bản đồ Hà Nội 1873; bản đồ Sài Gòn năm 1902

Kho ảnh của Thư viện có 58.000 ảnh về các di tích lịch sử, kiến trúc, khảo

cổ, sinh hoạt văn hoá, trong số này có khoảng 40.000 ảnh về Việt Nam, Lào, Campuchia Kho ảnh này được hình thành chủ yếu từ các công trình nghiên cứu của các nhà sử học, kiến trúc sư, khảo cổ học, dân tộc học người Pháp và người Việt Nam UNESCO đã đề nghị Viện TTKHXH làm hồ sơ để bộ sưu tập ảnh này được đăng ký công nhận là Ký ức thế giới (Memory of the World)

Năm 2015 Thư viện đã được nhận 6203 cuốn sách do ngân hàng thế giới tặng

và hiện nay bạn đọc đã có thể tra cứu thông tin thư mục về tài liệu trên trang Opac

* Tài liệu điện tử

Hiện nay Viện TTKHXH có tới gần 1.000.000 trang tài liệu đã được số hóa trong đó có khoảng 600.000 trang số hóa toàn văn Hiện nay Viện đang thực hiện

“Dự án xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, ngân hàng dữ liệu Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” dự kiến sẽ có thêm khoảng 2.000.000 trang tài liệu số

hóa toàn văn nâng số lượng tài liệu số hóa của Viện lên đáng kể

Từ năm 2014 Viện chuyển hướng sang bổ sung các nguồn tin điện tử Với mục đích chi phí tối thiểu và lợi ích tối đa Viện đã tham gia vào Liên hiệp thư viện Việt Nam về nguồn tin khoa học và công nghệ để sử dụng chung CSDL online mà Liên hiệp thư viện đã mua đó là CSDL Proquest Central, CSDL STD và CSDL Kết quả nghiên cứu

Bắt đầu từ tháng 6/2014 các cán bộ nghiên cứu, độc giả có thể truy cập các CSDL trên mạng LAN của Viện Bên cạnh đó, để phát huy tối đa lợi ích mà các CSDL trên mang lại, Viện đã chia sẻ quyền truy cập bằng cách cấp thêm account cho 3 đơn vị khác là Viện Xã hội học, Viện Triết học và Viện Dân tộc học

1.2.4 Đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin

* Đặc điểm người dùng tin

Trang 38

Các nhóm NDT của Viện chủ yếu là: Nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy; Nhóm NDT là cán bộ quản lý; Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học; Nhóm NDT khác như cán bộ hưu, các ngành khoa học khác…

- Nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy

Đây là nhóm NDT chiếm số lượng lớn nhất trong thư viện Họ gồm những cán bộ làm công tác nghiên cứu trong các cơ quan, trung tâm, viện nghiên cứu và cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, họ đều là những người có trình độ đại học trở lên Đây là nhóm NDT đến thư viện nhiều nhất và nhu cầu tin của nhóm này phong phú, đa dạng, bao quát các lĩnh vực Nhóm NDT này nghiên cứu chuyên sâu

về các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, vì vậy họ cần thông tin bao quát và chuyên sâu; loại hình tài liệu cho nhóm NDT này vô cùng đa dạng và phong phú

- Nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lý

Đây là nhóm NDT chiếm số lượng ít Họ có thể là Viện trưởng, Phó viện trưởng, Trưởng phòng Nhóm NDT này có nhu cầu thông tin để phục vụ nhiệm vụ xây dựng, hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước So với nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy thì nhóm NDT này không có nhiều thời gian đến khai thác tài liệu thư viện, họ có nhu cầu cao trong việc sử dụng tài liệu số, CSDL online ở các lĩnh vực khoa học xã hội cả bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Họ cần những loại hình tài liệu có thể giúp họ cập nhật thông tin mới nhất, giúp nâng cao trình độ năng lực phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo mà không cần trực tiếp tới thư viện sử dụng các sản phẩm, dịch vụ

- Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học

Đây là nhóm NDT chiếm số lượng tương đối lớn trong tổng số NDT đến sử dụng thư viện nhưng nhu cầu tin của họ chỉ mang tính thời vụ nghĩa là họ chỉ đến thư viện khi cần tài liệu phục vụ cho việc học tập Với sinh viên thì họ có nhiều thời gian đến thư viện đọc tài liệu và họ cần những thông tin chung không phải chuyên sâu như các nhóm NDT khác Nhu cầu thông tin của nhóm NDT này cũng đa dạng bao gồm cả thông tin về văn hóa, xã hội và cả thông tin thuộc về chuyên ngành học

Trang 39

của họ Nhóm NDT này thường xuyên sử dụng công nghệ để tiếp cận các nguồn tài nguyên khác nhau

- Nhóm NDT khác

Phần lớn số NDT thuộc nhóm này là cán bộ đã về hưu, những người thuộc các ngành nghề khác nhau nhưng đến tìm tài liệu về khoa học xã hội phục vụ cho học tập, nghiên cứu hay giải trí Nhóm này chiếm tỷ lệ ít trong số những NDT đến thư viện Nhóm NDT này có thể họ đến thư viện hàng ngày để đọc báo, tạp chí, sách chuyên khảo, tư liệu về làng xã…Với cán bộ hưu thì chủ yếu sử dụng loại hình tài liệu truyền thống chứ không mấy khi sử dụng CSDL online

* Đặc điểm nhu cầu tin

- Nhu cầu tin của nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy

Nhu cầu tin của nhóm này không mang tính chất đại chúng mà chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó về khoa học xã hội Đây là nhóm NDT chủ yếu mà thư viện phục vụ, họ là nhóm NDT có trình độ cao , họ luôn tìm kiếm thông tin cần thiết trực tiếp phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy nên có rất nhiều nhu cầu về tài liệu quý hiếm, những tài liệu đã được số hóa thành tài liệu số hay tài liệu dạng CSDL online chuyên sâu của nước ngoài Do hoạt động đặc thù nên đa số NDT nhóm này luôn cập nhật và thích sử dụng các phương thức của thư viện hiện đại, một phần nhỏ bộ phận thích sử dụng tài liệu dạng in ấn Nhóm NDT này có nhu cầu cao cả về tài liệu tiếng Việt và các ngôn ngữ khác phục vụ cho công việc của mình

- Nhu cầu tin của nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lý

Nhu cầu tin của nhóm này là những tài liệu về khoa học quản lý, các văn bản hành chính, các tài liệu về sự phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội Trên cơ sở những thông tin thu nhận được họ đưa ra những quyết định phù hợp

và thúc đẩy sự phát triển của ngành và của xã hội Việc tổ chức và đáp ứng nhu cầu tin cho NDT thuộc nhóm này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và thông tin đưa đến cho họ cần đầy đủ, chính xác, kịp thời, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú; hoạt động thông tin linh hoạt, mềm dẻo

- Nhu cầu tin của nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học

Trang 40

Nhu cầu tin của nhóm này là những tài liệu mang tính chất chuyên ngành phục

vụ cho việc học tập và các đề tài nghiên cứu khoa học Họ thích sử dụng CSDL, tài liệu nội sinh đặc biệt là luận án, luận văn để tham khảo cho việc làm tiểu luận môn học, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ Nhóm NDT này chỉ có nhu cầu giới hạn trong một thời gian nhất định chứ không như nhóm NDT làm công tác giảng dạy, nghiên cứu

- Nhóm NDT khác

Đây là nhóm NDT có nhu cầu tin tài liệu cấp 1 là chủ yếu Nội dung tài liệu không quá sâu nhưng lại đa dạng, phong phú về nhiều dạng khác nhau Với nhóm NDT này thì họ đôi khi chỉ cần tài liệu phục vụ cho việc giải trí, một số khác thì là muốn tìm hiểu về một vấn đề gì về khoa học xã hội, số khác lại cần nơi yên tĩnh để đọc báo, tạp chí hàng ngày để thu nhận và cập nhật thông tin trên mọi mặt của đời sống xã hội

1.3 Vai trò của marketing trong cơ quan thông tin thư viện và đối với Viện Thông tin Khoa học xã hội

1.3.1 Vai trò của marketing trong cơ quan thông tin thư viện

Hoạt động marketing thư viện cần chứng minh giá trị các sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện với người sử dụng, giúp thư viện xây dựng được lòng tin và sự gắn

bó của người sử dụng với thư viện

Thứ nhất, marketing đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho NDT về vị trí, vai trò

của thư viện và cán bộ thông tin – thư viện trong xã hội từ đó giúp cán bộ thư viện xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt bạn đọc về thư viện mình Để thực hiện được vai trò này thì người cán bộ thư viện chính là “linh hồn” của thư viện Chính vì vậy,

để thay đổi cách nhìn của NDT thì cán bộ thư viện cần chứng minh rằng mình vừa

có bằng cấp vừa có kỹ năng, vừa là chuyên gia thông tin - người hướng dẫn, giúp

đỡ, phát triển các chiến lược tìm tin và cung cấp sự truy cập đến tri thức cho NDT thư viện

Ngày đăng: 15/03/2021, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w