Mỗi nhàgiáo là một tấm gươngsáng về đạo đức và tự học (VOV) - Mỗi giáo viên khi bước chân vào nghề đều hiểu rằng, có rất nhiều sự quan sát hướng đến mình, với học trò là để học tập làm theo, còn với xã hội là thái độ trân trọng cùng sự gửi gắm về tương lai của thế hệ trẻ. Trước năm học 2009-2010, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra lời kêu gọi “Mỗi nhàgiáo là một tấm gươngsáng về đạo đức và tự học”. Quả thật trong một “thế giới phẳng” như hiện nay, khi mà kho tàng tri thức của nhân loại không ngừng nhân lên từng giây từng phút, mỗi nhà giáo, những người đang làm công việc“trồng người”cao quý, đều đứng trước yêu cầu phải tự vươn lên mạnh mẽ để đáp lại mong mỏi của toàn xã hội. Từ xưa đến nay, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, người giáo viên luôn được xem như một hình ảnh mực thước trong một môi trường sư phạm mẫu mực. Ở đó, người giáo viên dạy học trò tri thức và nhân cách. Với ý nghĩa vô cùng cao quý đó, có lẽ mỗi giáo viên khi bước chân vào nghề này đều hiểu rằng, có rất nhiều sự quan sát hướng đến mình, với học trò là để học tập làm theo, còn với xã hội là thái độ trân trọng cùng sự gửi gắm về tương lai của thế hệ trẻ. Người giáo viên, hằng ngày, hằng giờ qua những bài giảng, qua những hành động của mình đang nuôi dưỡng nhân cách học trò, tức là dạy cách làm người. Và đương nhiên như thế, mỗi thầy giáo, cô giáo cần là một tấm gươngsáng về đạo đức, vì đơn giản, không giữ được nhân cách làm sao dạy được nhân cách cho học trò. Trong thời đại hiện nay, mọi thông tin trong xã hội đều có thể được truyền đi và phản hồi trong một không gian rộng. Học sinh và phụ huynh có thể nắm bắt nhiều phương diện, từ nhiều chiều về người thầy, và vì vậy áp lực với người thầy cũng lớn hơn bởi họ luôn phải tạo dựng và giữ gìn cho mình hình ảnh tốt đẹp và giữ gìn hình ảnh đó trong mắt học trò. Thế giới mà chúng ta đang sống cũng không chỉ là thế giới phẳng về thông tin mà còn là thế giới của những giá trị vật chất, không ít khi những giá trị vật chất đó chi phối con người. Bởi thế, người giáo viên cũng phải vượt lên nhiều cám dỗ để trở thành tấm gươngsáng về đạo đức. Cuộc sống luôn vận động, nguồn tri thức luôn là vô tận và không ngừng nhân lên. Ngành giáo dục đang đứng trước trọng trách chuẩn bị những con người đáp ứng cho thời đại ấy. Xã hội cũng ngày càng đòi hỏi chất lượng giáo dục cao hơn, đặt nhiều kỳ vọng hơn vào thế hệ sau. Chính vì vậy, chưa bao giờ người giáo viên phải đứng trước áp lực tự cập nhật, tự trau dồi kiến thức như bây giờ. Tiếc rằng ở nước ta, đã có một thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. “Cỗ máy cái” của ngành giáo dục là các trường Đại học sư phạm không phải là ưu tiên lựa chọn của những học sinh xuất sắc. Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm vừa phát huy hiệu quả được vài năm, thì trong cơ chế thị trường, chính sách này cũng không còn đủ sức hấp dẫn với nhứng học sinh khá giỏi. Bởi để những con người thực sự có tài năng gắn bó với ngành sư phạm, họ không chỉ cần chính sách ưu đãi ngắn hạn khi đi học, mà là cả chính sách lâu dài sau khi ra trường. Chính vì vậy, yêu cầu về tự nâng cao chất lượng đầu vào, yêu cầu về tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình giảng dạy là yêu cầu bức thiết đặt ra với ngành giáo dục. Lời kêu gọi, lời động viên “mỗi thầy giáo là một tấm gươngsáng về đạo đức và tự học” của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, có thể xem là rất đúng, và rất trúng trong thời điểm hiện nay. Nhưng cùng với đó phải là hệ thống các giải pháp thực hiện, trong đó có những giải pháp khuyến khích, động viên giáo viên cả về tinh thần và vật chất, nếu không lời kêu gọi này vẫn sẽ chỉ là khẩu hiệu. Rất nhiều giáo viên hiện nay vẫn đang ngày đêm nêu cao tấm gượng tự học, tu dưỡng đạo đức, họ cần được khen thưởng, tôn vinh kịp thời. Một thuận lợi là Bộ giáo dục và Đào tạo vừa xây dựng bộ chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học phổ thông, chuẩn hiệu trưởng một số cấp học. Nếu mỗi giáo viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục đều sử dụng chuẩn này như một thước đo khách quan về năng lực, đạo đức nghề nghiệp để có hướng phấn đấu, tự rèn luyện mình sẽ giúp cho lời kêu gọi của bộ trưởng đi vào cuộc sống Nhân ngày 20/11, nói về những áp lực, thách thức đối với các thầy giáo, cô giáo trong quá trình phấn đấu trở thành tấm gươngsáng về đạo đức và tự học như một lời chia sẻ, cũng như một lời tri ân đối với hàng triệu nhàgiáo trên cả nước, vẫn đang ngày đêm hết mình vì học trò, để xã hội giữ vững niềm tin và sự kính trọng với nghề giáo./. . Mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học (VOV) - Mỗi giáo viên khi bước chân vào nghề đều hiểu rằng,. năm học 2009-2010, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra lời kêu gọi “Mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học”. Quả