1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm chung của công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà.

9 481 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 41,73 KB

Nội dung

NỘI DUNG I. Tổng quan về công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào công cuộc khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo nền kinh tế, đi lên xây dựng CNXH. Xuất phát từ quan điểm điện phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác, coi điện là hạ tầng sở quan trọng để phát triển các ngành kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, nhằm cung cấp điện năng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc, góp phần chi viện cho miền Nam đánh thắng Mỹ, Nguỵ tiến tới thống nhất đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng đã nêu: “Trong kế hoạch phát triển 5 năm, công nghiệp điện lực đi trước một bước, chú trọng phát triển công nghiệp gang thép, đồng thời phát triển công nghiệp than, công nghiệp vật liệu xây dựng và bước đầu xây dựng công nghiệp hoá”. Các nhà máy nhiệt điện của chúng ta lúc đó công suất phát điện nhỏ, không đủ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tổng sản lượng điện năm của các nhà máy chỉ đạt 40.324.000 kWh, nhiều thị xã, xóm thợ chưa điện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước, nghành điện đã góp phần quan trọng vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Thời kỳ 1961 – 1965, một số nhà máy nhiệt điện đã được xây dựng như: Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Bắc, Uông Bí. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc thì nguồn điện năng hiện của chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng được sản xuất và tiêu dùng. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển công nghiệp điện lực, trong đó chú trọng tới thuỷ điện, nhằm khai thác hiệu quả nguồn thuỷ năng dồi dào của nước ta. Dựa vào vị thế của Thác Bà, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông Chảy với công suất thiết kế 108 MW, sản lượng điện bình quân khoảng 400 triệu kWh/năm. Xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà còn tạo nên một hồ nhân tạo với sức chứa dung tích xấp xỉ 3 tỷ m 3 nước, tác dụng cắt lũ tích cực cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, giúp cho nhân dân ở miền xuôi hạn chế được một phần lũ lụt. Công việc khảo sát và thiết kế nhà máy được Liên Xô giúp đỡ. Tháng 7/1959, đoàn chuyên gia thuộc Viện Điện khí hoá nông nghiệp Liên Xô cùng đoàn cán bộ của Bộ Thuỷ lợi nước ta đi khảo sát trên sông Lô, sông Chảy, sông Gâm… Mục đích của cuộc khảo sát là tìm điểm thích hợp nhất, tập trung tối đa những thuận lợi để xây dựng nhà máy. Công việc khảo sát phải diễn ra nhiều ngày ở nơi rừng sâu, địa hình núi đồi hiểm trở, đi lại rất khó khăn. Mặc dù cuộc sống và công việc gian khổ, song các cán bộ và công nhân Việt Nam cùng các chuyên gia Liên Xô đã tỏ rõ quyết tâm cao và khắc phục mọi khó khăn để làm việc. Sau một thời gian dài đi khảo sát thực địa, tính toán cân đối, các chuyên gia, cán bộ công nhân của ta đã hoàn thành bản báo cáo kinh tế – kỹ thuật của 5 địa điểm khả năng xây dựng được nhà máy với các mức công suất: Quảng Cư trên sông Phó Đáy-17 MW; Lang Hít trên sông Cỗu-25MW; Thác Bà trên sông Chảy- 100 MW; Thác Cái trên sông Lô-280 MW và Lực Hành trên sông Gâm-485 MW. Những kết quả khảo sát chứng tỏ tiềm năng về thuỷ điện của Việt Nam thật dồi dào. Các chuyên gia cùng cán bộ của Bộ Thuỷ lợi nước ta thống nhất phương án chọn điểm Thác quy mô và hữu ích phù hợp với khả năng xây dựng và bước phát triển của nền kinh tế miền Bắc nước ta thời kỳ đó. Tuy nhiên phải tiếp tục giải quyết một số việc mới khẳng định được sự lựa chọn trên, đó là tìm hiểu nền móng của công trình đầu mối, đặc trưng thuỷ văn của sông Chảy; việc thẩm thấu của vùng hồ. Các yếu tố nêu trên rất quan trọng đối với sự lựa chọn của nhà máy, quyết định đến tuổi thọ của công trình. Năm 1960, các chuyên gia Liên Xô và cán bộ công nhân nước ta tới Thác Bà. Hai chuyến xà lan được neo chắc ở tuyến khoan cùng đội ngũ công nhân trẻ hăng hái làm việc.Kết quả tổng hợp về khoan ở vị trí Thác Bà trên sông Chảy được kết luận: Là một vị trí rất tốt về mặt địa chất và không nghi ngờ gì nữa, hoàn toàn thể xây dựng một nhà máy thuỷ điện ở đây. Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà là một quá trình lâu dài và khó khăn đối với đội ngũ cán bộ công nhân xây dựng Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô. Phải thi công trên một địa hình đồi núi phức tạp, hiểm trở là một thử thách lớn đối với những người xây dựng. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc thì công trường xây dựng nhà máy còn là chiến trường ác liệt giữa ta và địch. Năm 1961, những người xây dựng đầu tiên đến Thác Bà đó là ngững đơn vị bộ đội từ khắp các chiến trường trong cả nước sau chiến thắng thực dân Pháp tập trung về Thác Bà để xây dựng nhà máy. Trong số bộ đội phần đông thuộc sư đoàn 308. Cũng như trong chiến đấu, trong lao động khó khăn gian khổ, bộ đội lại là những người đầu tiên vào cuộc với khí thế mạnh mẽ, quyết tâm chiến thắng thiên nhiên như họ đã chiến thắng kẻ thù xâm lược. Biến Thác Bà trên sông Chảy trở thành nhà máy thuỷ điện phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Sau bộ đội là lực lượng thanh niên nam nữ từ các tỉnh miền xuôi Hải Hưng, Nam Định, Thái Bình… lần lượt tập trung về Thác Bà. Nhiệm vụ của họ là cùng với các đơn vị bộ đội khai phá khu vực rừng núi Thác Bà hoang vu để trở thành công trường xây dựng nhà máy. Chỉ huy toàn bộ lực lượng công nhân xây dựng Việt Nam trên công trường là Đại tá quân đội Vũ Nhất. Đến công trường xây dựng nhà máy còn hơn 100 chuyên gia Liên Xô từ khắp các nước cộng hoà Nga, Ucraina, Udơbếch… Họ là những chuyên gia phụ trách kỹ thuật, trực tiếp làm việc và hướng dẫn các kỹ sư và công nhân kỹ thuật Việt Nam tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ cho ngành thuỷ điện non trẻ của chúng ta. Sự mặt của các chuyên gia Liên Xô thể hiện mối tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Liên Xô. Với sự giúp đỡ to lớn về mặt vật chất và kỹ thuật, việc xây dựng nhà máy nhanh chóng được thực hiện. Theo dự tính, công trình sẽ được hoàn thành trong khoảng bốn, năm năm. Nhưng nghiệt ngã thay, công tác chuẩn bị thực hiện quá lâu, từ khâu khảo sát, mở công trường, mở đường khai thác vật liệu, khoan nổ mìn phá núi Hoàng Thi khai thác khoảng một triệu rưỡi mét khối đá và chuyển về trạm nghiền sàng đá, dựng trạm trộn bê tông, xưởng cưa xẻ, xây nhà cho chuyên gia, dựng lán trại cho công nhân ở. Rồi lại san núi, đắp đê quai, đào hố móng sâu đến dưới lòng sông hàng chục mét. Những máy ủi, máy xúc, máy khoan hối hả làm việc để đào xong cái hố móng khổng lồ hàng chục mét khối đất đá, rồi lại phải khoan sâu vài chục mét, với tổng chiều dài các lỗ khoan hơn hai mươi nghìn mét, phụt vữa xi măng hàng nghìn tấn để biến cái nền đá thành một khối bê tông vững chắc, công việc chuẩn bị kéo dài đến ba, bốn năm trời. Cho đến ngày 19 tháng 8 năm 1964, ngày chính thức khởi công công trình, đó là ngày đáng ghi nhớ. Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã trịnh trọng đặt những đồng tiền mang hình Bác Hồ dưới nền móng công trình,tượng trưng cho thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời Phó Thủ tướgn là người đổ mẻ bê tông đầu tiên vào hố móng. Không như ở các công trình khác, ngày khởi công là ngày động thổ. Còn ở đây, người ta động thổ trước đó mấy năm với nhịp hối hả suốt đêm ngày. Năm 1966, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt vào công trường. Hai ngày 8 và 21/7/1966, máy bay Mỹ ném bom dọc công trường với chiều dài 3-4 km, làm gần 100 công nhân đang lao động hy sinh. Đảng bộ, Ban giám đốc công trường, đã quán triệt sâu sắc chiến tranh nhân dân của Đảng, nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng CNXH ở nước ta. Công tác phòng không phân tán cất giấu tài sản, chuyển thời gian sản xuất theo thời chiến và giữ vững trận địa sản xuất được khẩn trương triển khai. Ngày 5/10/1971 là ngày khánh thành Tổ máy số 1 Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, là đứa con đầu lòng và là cái nôi của ngành Thuỷ điện Việt Nam. Khi nhà máy mới ra đời 5 phòng ban và 2 phân xưởng: -Phòng tổ chức. -Phòng hành chính. -Phòng kế hoạch – kỹ thuật. -Phòng tài vụ. -Phân xưởng điện. -Phân xưởng máy. Năm 1976, Nhà máy sáp nhập với một bộ phận của Ban A (Bộ Thuỷ lợi) thành lập phân xưởng thuỷ lực. Năm 1978, để bố trí hợp lý hơn các phân xưởng sản xuất, từ phân xưởng điện tách thành phân xưởng điệnphân xưởng vận hành. Năm 1989, phòng tổ chức sáp nhập với phòng hành chính. Sự hợp nhất này làm cho cấu Nhà máy gọn nhẹ hơn. Ta thể tóm tắt những mốc son lịch sử của Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà như sau: • Năm 1959 - 1961: Khảo sát thiết kế công trình. • Năm 1962 - 1964: Xây dựng công trình phụ trợ (xí nghiệp nghiền sàng đá, trộn bê tông, cốt thép, sửa chữa ô tô, xưa xẻ gỗ…). Xây dựng các công trình hạ tầng (hệ thống đường thi công, hệ thống điện công trường, nhà ở cho chuyên gia và cán bộ, công nhân viên). Đào hố móng công trình. • Ngày 19/8/1964: Lễ khởi công xây dựng công trình Thuỷ điện Thác Bà. Phó thử tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị đã tham gia đổ mẻ bê tông đầu tiên cho nền móng công trình. • Ngày 8/7 và 21/7/1966: Giặc Mỹ ném bom trên toàn bộ công trình đang thi công làm chết gần 100 cán bộ công nhân viên xây dựng công trình (chưa kể số bị thương), công trình tạm dừng thi công, đến tháng 8/1968 tiếp tục thi công công trình. • Ngày 22/2/1970: Hội lấp sông, nắn dòng sông Chảy qua các cửa tràn của Nhà máy. Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã dự hội nghị lấp sông. • Ngày 5/10/1971: Lễ khánh thành và khởi động tổ máy số 1 của Nhà máy. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị đã tham gia khởi động tổ máy số 1 và bắt đầu phát điện lên lưới điện quốc gia. • Ngày 10/3/1972: Khởi động chạy tổ máy số 2. • Ngày 19/5/1972: Khởi động tổ máy số 3. • Dự kiến khánh thành Nhà máy vào cuối năm 1972. • Ngày 2/6/1972: Đế quốc Mỹ ném bom phá huỷ Nhà máy bằng khoảng 2.000 quả bom nổ chậm. CBCNV Nhà máy và công trường đã phối hợp nhặt phá bom bi, xử lý hậu quả và khôi phục Nhà máy trở lại vận hành sau 48 giờ. • Ngày 10/6/1972: Đế quốc Mỹ huy động lực lượng lớn các máy bay ném bom huỷ diệt toàn bộ Nhà máy. Với sự chỉ đạo chặt chẽ và sáng suốt của cấp trên và quyết tâm cao, lao động dũng cảm và sáng tạo, CBCNV Nhà máy đã phối hợp với các lực lượng thi công trên công trình đồng thời được sự hỗ trợ của một số xí nghiệp trong ngành, đã nhanh chóng khôi phục các tổ máy tiếp tục vận hành. • Ngày 12/8/1972 (sau 2 tháng) đã khôi phục lại và phát điện tổ máy số 2 với công suất thiết kế 36 MW. • Ngày 15/12/1972: Đã khởi động lại và phát điện tổ máy số 1. • Sau hiệp định Pari, với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng thi công tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện tiếp các công việc xây lắp, để hoàn thành vịêc xây dựng công trình Thuỷ điện Thác Bà vào cuối năm 1975. • Ngày 22/4/1975 đã khôi phục hoàn chỉnh tổ máy số 3. • Ngày 15/6/1975 đã khôi phục hoàn chỉnh tổ máy số 2. • Ngày 15/7/1975 đã khôi phục hoàn chỉnh tổ máy số 1. Toàn bộ Nhà máy được xây dựng lại hoàn chỉnh theo đúng thiết kế. • Ngày 4/3/1995, Bộ trưởng Bộ Năng lượng ra Quyết định số 100/QĐ-BNL chuyển Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà thuộc công ty điện lực 1 về trực thuộc EVN. • Ngày 17/2/2003, Hội đồng quản trị thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam ra quyết định số 46/ QĐ-EVN – HĐQT về thành lập ban chuẩn bị sản xuất công trình thuỷ điện Tuyên Quang trực thuộc Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà. • Ngày 15/9/2003, ngừng tổ máy số 2 để đại tu phục hồi nâng cấp trong 10 tháng, đến 28/7/2004, đưa máy vào vận hành. • Ngày 31/12/2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp ra quyết định số 3536/QĐ-BCN, chuyển Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà thành công ty Thuỷ điện Thác Bà, đơn vị hạch toán độc lập. • Ngày 15/9/2005, Tổng công ty điện lực Việt Nam ra quyết định tách BCBSX Thuỷ điện Tuyên Quang từ Công ty Thuỷ điện Thác Bà về Ban quản lý Dự án Thuỷ điện 1. • Ngày 29/10/2005, Bộ trưởng Bộ công nghiệp ra quyết định 3497/QĐ-BCN phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty Thuỷ điện Thác Bà thành Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà. • Ngày 4/1/2006, ngừng tổ máy số 1 để đại tu phục hồi nâng cấp trong 10 tháng. • Ngày 31/3/2006, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Bà chính thức hoạt động với tổng số vốn điều lệ là 635 tỷ đồng, trong đó, 75% vốn chi phối của EVN. Ngày 29/8/2006, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Bà mang tên TBC chính thức giao dịch phiên đầu tiên tạo Trung tâm GDCK Hà Nội. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Bà như sau: - Hội đồng quản trị: 5 người - Ban kiểm soát: 3 người - Ban giám đốc công ty - Khối các văn phòng chuyên môn nghiệp vụ: bao gồm 5 đơn vị: + Văn phòng + Phòng tổ chức lao động + Phòng kế hoạch-vật tư + Phòng kỹ thuật + Phòng tài chính kế toán - Khối các phân xưởng bao gồm: + Phân xưởng vận hành + Phân xưởng sửa chữa SƠ ĐỒ 1.1: CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT Theo sơ đồ trực tuyến-chức năng ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ VĂN PHÒNG PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Ngày đăng: 08/11/2013, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w