1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dap an thi HKI mon Đia lý (THPT) nam 2010

4 322 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 68 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA 12 THPT A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I : (3,0 điểm) 1.Ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta (1,0 điểm) -Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa -Là một trong những nhân tố tạo ra tính phong phú , đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta -Là một trong những nhân tố tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta -Là một trong những nhân tố làm cho nước ta có nhiều thiên tai . 2.Đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (2,0 điểm) a. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri : - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam . Diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm (0,5 điểm) - Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay , tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ (0,25 điểm) -Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (0,25 điểm) + Khí quyển rất loãng chủ yếu là amoniac , điôxít cácbon , nitơ , hidro (0,25 điểm) + Khi nhiệt độ không khí hạ thấp , thủy quyển mới xuất hiện , từ đó sự sống xuất hiện (0,25 điểm) + Các sinh vật còn ở dạng sơ khai (tảo , động vật thân mềm) (0,25 điểm) b.Ý nghĩa : Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam (0,25 điểm) Câu II.(2,0 điểm) 1.Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta (1,25 điểm) - Nhiệt độ trung bình tháng I : + Càng vào Nam , nhiệt độ càng tăng + Có sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (Lạng Sơn 13,3 0 C , T.P Hồ Chí Minh 25,8 0 C ) , chênh lệch 12,5 0 C 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC KỲ 1 LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: ĐỊA – Giáo dục trung học phổ thông -Nhiệt độ tháng VII: Cũng có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam , nhưng không lớn (Lạng Sơn 27 0 C , T.P Hồ Chí Minh 27,1 0 C), chênh lệch 0,1 0 C - Nhiệt độ trung bình năm : Cũng có sự thay đổi , càng vào Nam nhiệt độ càng tăng (Lạng Sơn 21,2 0 C , T.P Hồ Chí Minh 27,1 0 C) -Biên độ nhiệt giảm từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn 13,7 0 C , T.P Hồ Chí Minh 1,3 0 C) 2. Gỉải thích : (0, 75 điểm) - Càng vào Nam , càng gần xích đạo nên góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn , sẽ nhận được lượng nhiệt nhiều , ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông giảm , khi vào đến Huế thời tiết se lạnh , vào đến Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông . -Tháng I : Có sự chênh lệch nhiệt lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa Đông ở phía Bắc -Tháng VII : Do hoạt động của gió mùa mùa Hạ nên có sự chênh lệch nhiệt độ ít từ Bắc vào Nam. Câu III : (3,0 điểm) 1.Vẽ biểu đồ cột (1,0 điểm) - Vẽ đủ 4 cột , chính xác + Thiếu tên biểu đồ , chú thích đơn vị trên các trục - 0,25 điểm + Thiếu số liệu trên đầu cột - 0,25 điểm 2.Nhận xét và nêu nguyên nhân : (1,5 điểm) Từ 1943 đến 2006 , diện tích rừng nước ta giảm (DC) (0,25 đ) Trong giai đoạn trên , diện tích rừng có sự biến động lớn trong từng thời kì (0,25 điểm) +Thời kì 1943 – 1983 : diện tích rừng giảm mạnh (dẫn chứng) (0,25 điểm) Nguyên nhân : (0,25 điểm) *Phá rừng lấy đất canh tác * Cháy rừng *Chiến tranh * Khai thác rừng bừa bãi , khai thác không đi đôi với trồng rừng . + Thời kì 1983-2006 : diện tích rừng tăng (dẫn chứng) (0,25 điểm) Nguyên nhân : (0,25 đ) *Do đẩy mạnh trồng rừng *Việc quản lí và bảo vệ rừng tốt hơn 3.Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta : (0,5 điểm) - Mất cân bằng sinh thái -Suy giảm các nguồn lợi kinh tế : tài nguyên sinh vật , đất đai , các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch … ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành và đời sống nhân dân . 2 Câu IV.a :(2,0 điểm) Sự khác nhau về địa hình của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc : -Đông Bắc : +Chủ yếu là đồi núi thấp (0,25 điểm) +Hướng núi : vòng cung , có 4 cánh cung lớn mở ra về phía bắc và phía đông , chụm lại ở Tam Đảo, đó là các cánh cung : sông Gâm , Ngân Sơn , Bắc Sơn , Đông Triều (0,25 điểm) + Núi cao tập trung chủ yếu ở phía bắc , giáp biên giới Việt Trung , trung tâm là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 600 m (0,5 điểm) Tây Bắc : + Địa hình núi cao nhất nước (0,25 điểm) +Hướng núi : tây bắc – đông nam (0,25 điểm) +Có ba dải địa hình lớn : (0,5 điểm) *Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn , cao đồ sộ , có đỉnh Phanxipăng (3143 m). Phía tây là địa hình núi trung bình chạy dọc biên giới Việt Lào ,ở giữa thấp hơn là các dãy núi các sơn nguyên , cao nguyên đá vôi , xen giữa các dãy núi là thung lũng các con sông cùng hướng tây bắc –đông nam . Câu IV.b : (2,0 điểm) Những nét đặc trưng trong sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long -Đồng bằng sông Hồng : (1,0 điểm) + Là nơi điển hình về sức ép dân số lên việc sử dụng đất nông nghiệp , bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha / người , là mức thấp nhất cả nước , khả năng mở rộng còn hạn chế . + Sử dụng hợp lí đất nông nghiệp của vùng phải qui hoạch tổng thể , đẩy mạnh thâm canh tăng vụ , phát triển vụ đông thành vụ chính , tận dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long : (1,0 điểm) + Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần đồng bằng sông Hồng , bình quân đầu người (0,15 ha) , còn nhiều diện tích đất trồng lúa mới gieo trồng một vụ và nhiều diện tích mặt nước chưa khai thác . +Sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long phải gắn liền với việc qui hoạch thủy lợi , cải tạo đất , thay đổi cơ cấu mùa vụ , đa dạng hóa cây trồng ,phát triển nuôi trồng thủy sản . ---------------HẾT---------------- 3 4 . 0 C 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC KỲ 1 LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: ĐỊA LÝ – Giáo dục trung học phổ thông -Nhiệt. đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam (0,25 điểm) Câu II.(2,0 điểm) 1.Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta (1,25 điểm)

Ngày đăng: 08/11/2013, 07:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w