1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về Cụng ty TNHH cụng nghiệp chớnh xỏc Việt Nam 1(VPIC1)

10 559 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 78,96 KB

Nội dung

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC1) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp chính xác Việt Nam 1(tên viết tắt: VPIC1) được thành lập Tổng quan về Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC1)vào ngày 15/12/2001 theo Giấy phép đầu tư số: 15/GP – VP của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trụ sở tại KCN Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Công ty thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về kinh doanh và tài chính, có tư cách pháp nhân. Điện thoại: 0211.842.897 – Fax: 0211. 842.896. Số vốn đầu tư đăng ký: 25.000.000 USD. Trong đó: + Vốn pháp định: 8.700.000 USD + Vốn vay: 16.300.000 USD Lĩnh vực hoạt động: doanh nghiệp là đơn vị sản xuât trong lĩnh vực cơ khí - công nghiệp chính xác. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất các loại sản phẩm phụ tùng ôtô, xe gắn máy - Vỏ các loại của máy tính, máy in, ổn áp, một số thiết bị máy nông nghiệp - Các loại sản phẩm trang bị cho bệnh viện bằng kim loại như: bàn, ghế, giá đỡ, tủ sắt, giường bệnh, bồn rửa tay, khay inox…… * Những kết quả đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của VPIC 1: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu( tỷ đồng): 300,7 512 945 Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng): 15,05 24,2 36 TN bình quân đầu người( triệu đồng): 1,65 1,9 2,35 Mô hình bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Sơ đồ số 01: Tổ chức bộ máy hoạt động của VPIC1 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1: ( tờ giấy ngang kèm theo) * Bộ máy quản lý: - Đứng đầu công ty là Chủ tịch hội đồng quản trị đóng vai trò là đại diện Doanh nghiệp, giữ nhiệm vụ quản lý chung. - Giúp việc cho Tổng giám đốc có 3 Phó tổng giám đốc, đó là: o Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng o Phó Tổng giám đốc – QMR o Phó Tổng giám đốc Ngoài 3 Phó tổng giám đốc giúp việc cho Giám đốc còn có Trợ lý Tổng giám đốc – Thư ký TSO: có chức năng thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc, thu thập ý kiến, sửa đổi văn bản, tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng. + Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng tài vụ: chuyên phụ trách về nhân sự, tổng vụ và bộ phận thu mua. Mỗi bộ phận lại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể: - Bộ phận Tài vụ: ngoài các nghiệp vụ chuyên môn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của công ty– Bộ phận tài vụ còn có nhiệm vụ cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng - Bộ phận Nhân sự: có nhiệm vụ lập kế hoạch nhân lực và tuyển dụng lao động, phụ trách các vấn đề liên quan đến phúc lợi cho người lao động, đào tạo nội quy – an toàn lao động – soạn công báo về tố tụng – kiểm soát thời gian làm việc của người lao động. - Bộ phận Thu mua: có nhiệm vụ làm đơn đặt hàng, giám sát các hoạt động giao hàng. Cụ thể: đảm bảo về chất lượng, giá cả, số lượng vật tư mua sắm, cước phí phụ trội, thời gian giao nhận hàng. + Phó Tổng giám đốc sản xuất: phụ trách các phần việc thuộc các phân xưởng và bộ phận kiểm soát chất lượng, bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu. - Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu: phụ trách các phần việc như: triển khai việc kinh doanh trong nước và nước ngoài. Lập báo giá và xác nhận giá bán, kiểm soát giá cả dựa trên các biến động về thị trường nguyên vật liệu và đề xuất các ý kiến về giá cả. - Bộ phận kiểm soát chất lượng: có chức năng đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào từ phía người cung cấp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Khôi phục kịp thời các vấn đề về chất lượng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ, định kỳ kiểm nghiệm sản phẩm mới. + Phó Tổng giám đốc phụ trách các phần việc về khai phá kỹ thuật như: Khuôn mẫu và khai phá thiết kế, có nhiệm vụ: khai phá và làm thử linh kiện liên quan đến sản phẩm mới, thúc đẩy nội địa hoá sản phẩm, xử lý thương lượng với khách hàng và đối tác. - Bộ phận khuôn mẫu: thực hiện việc chế tạo khuôn mẫu, cải thiện và sửa chữa khuôn mẫu, tham gia các hoạt động cải thiện năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Bộ phận quản lý sản xuất: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và điều chỉnh các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch nhân lực và đề xuất các máy móc thiết bị cần thiết, chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của máy móc và năng suất lao động, tiến hành kiểm kê theo quy định. - Bộ phận quản lý thiết bị: quản lý toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất và hệ thống điện trong công ty; bảo dưỡng, sửa chữa phân tích nguyên nhân và cải thiện hệ thống máy móc, thiết bị, đảm bảo hoạt động tốt. * Tổ chức sản xuất: Công ty gồm có 9 Phân xưởng thuộc phạm vi quản lý của Phó Tổng giám đốc sản xuất. Đó là các phân xưởng: Xưởng Dập, Xưởng Hàn, Xưởng Cắt, Xưởng Hàn ford dập, Xưởng Cán vành, Xưởng Mạ, Xưởng Sơn, Xưởng Đúc và Xưởng Đánh bóng. Từng phân xưởng thực hiện các phần việc khác nhau nhưng đều có trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sản xuất trong phân xưởng. Đồng thời điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày, đảm bảo phân công lao động đúng người, đúng năng lực, có quyền dừng dây chuyền để xử lý giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và chất lượng sản xuất. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1: Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam1( VPIC1) là 1 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí chính xác hoạt động tại KCN Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có 1 số đặc điểm sau đây: - Quy mô: diện tích mặt bằng: 149.800 m2, tổng số trên 1.500 lao động. - Lĩnh vực hoạt động: chế tạo và sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác( như linh kiện xe máy, máy công nghiệp….) - Vốn đầu tư: là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Đài Loan - Đặc điểm dây chuyền công nghệ: hoàn toàn sử dụng máy móc - Nguồn nguyên liệu của đơn vị chủ yếu là nhập khẩu từ VPIC Đài Loan. - Quy trình sản xuất: đơn vị nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài về, tiến hành sản xuất. Sản phẩm xuất bán cho 1 số doanh nghiệp lớn như Công ty Honda Việt Nam, công ty TNHH Yamaha Việt Nam… và xuất khẩu. - Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO/TS16949:2002 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1: KẾ TOÁN NVL KIÊM KT KHO KẾTOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHKẾTOÁN BÁN HÀNG KẾ TOÁN THANH TOÁNKẾ TOÁNTỔNG HỢPKẾ TOÁN CHI PHÍ – GIÁ THÀNH THỦ QUỸ QUẢN LÝ SẢN XUẤT Sơ đồ số 02: Bộ máy kế toán tại Công ty: - Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm toàn bộ trước Tổng giám đốc công ty về chỉ đạo chung, tổ chức thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Giải trình các báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng, tư vấn cho giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị trong các vấn đề về tài chính, về sản xuất và các chính sách, kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn. - Kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán kho vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá. - Kế toán thanh toán – bán hàng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ và thanh toán, tiền gửi, tiền mặt, thuế tại đơn vị. - Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi, tính toán tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ. PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM KẾ TOÁN TRƯỞNG - Kế toán tiền lương – BHXH: theo dõi tình hình tổng hợp và phân bổ tiền lương cho các đối tượng lao động - Kế toán chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, phân bổ chi phí để tính giá thành sản phẩm - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tính toán kết quả sản xuất kinh doanh để lập các báo cáo tổng hợp( hàng tháng, quý, năm) nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc và hội đồng quản trị. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt cho doanh nghiệp - Thống kê Phân xưởng: kết hợp với các bộ phận kế toán khác đảm bảo khớp đúng và chính xác về số lượng, hiện vật. * Một số chế độ kế toán áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp chính xác Việt Nam 1( VPIC 1): - Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1( VPIC1) hiện áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán hạch toán tập trung. Tất cả công việc kế toán đều thực hiện tại phòng kế toán. Bắt đầu từ tập hợp, phân loại chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến hạch toán và tổng hợp các báo cáo kế toán. - Hệ thống kế toán: VPIC1 hiện nay đang áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành, theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng bộ tài chính - Kỳ và niên độ kế toán: Niên độ kế toán của VPIC1 là 01 năm dương lịch( bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm). Kỳ kế toán của VPIC1 có thời hạn 03 tháng(01 quý). Kế toán khoá sổ 01 lần vào cuối mỗi quý. - Kỳ tính giá thành: Doanh nghiệp đã tính toán và áp dụng kỳ tính giá thành là 01 tháng vì nguyên vật liệu chính của đơn vị là các mặt hàng nhạy cảm với giá thị trường và nguồn chủ yếu là nhập khẩu. - Hệ thống tài khoản kế toán: đơn vị sử dụng tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành. - Hình thức sổ kế toán: VPIC1 đang áp dụng hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ. Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các sổ kế toán: bảng tổng hợp chứng từ, các thẻ kế toán chi tiết, sổ cái, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Thuế giá trị gia tăng: VPIC1 thực hiện tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Mức thuế suất áp dụng theo thông tư 89/1998/TT-BTC ngày 27 tháng 06 năm 1998 của Bộ Tài chính. Cụ thể: kế toán theo dõi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra phải nộp, số thuế GTGT được hoàn lại nhằm xác định số thuế GTGT còn phải nộp. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: đơn vị hiện nay đang áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhằm theo dõi thường xuyên tình hình nhập xuất kho sản phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu xuất dùng. - Khấu hao TSCĐ: doanh nghiệp tính và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Hạch toán giá vốn: giá vốn sản phẩm được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền: giá vốn của tháng này được xác định trên cơ sở giá vốn sản phẩm trong tháng trước, kết hợp với sản lượng hoàn thành trong tháng này. - Hạch toán doanh thu: doanh thu được xác định khi sản phẩm xuất bán, khách hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán. - Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ: kết quả tiêu thụ được xác định trên cơ sở tập hợp doanh thu bán hàng, chi phí sản xuất và chi phí phát sinh ngoài sản xuất đối với sản phẩm đó. Sơ đồ số 03: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ: * Diễn giải: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Cuối tháng, khoá sổ và tính ra số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản. Tính ra tổn số phát sinh Nợ - Có và số dư trên từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối kế toán. Sau khi đối chiếu số liệu trên sổ cái với sổ chi tiết các tài khoản CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI CÁC TÀI KHOẢN SỔ ĐĂNG KÝ CT GS SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT CÁC TK BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN B¸o c¸o tµi chÝnh . 1: Tổng quan về Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC1) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam. Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp chính xác Việt Nam 1(tên viết tắt: VPIC1) được thành lập Tổng quan về Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC1)vào

Ngày đăng: 08/11/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán kho vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá. - Tổng quan về Cụng ty TNHH cụng nghiệp chớnh xỏc Việt Nam 1(VPIC1)
to án nguyên vật liệu kiêm kế toán kho vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá (Trang 6)
Sơ đồ số 03: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ: - Tổng quan về Cụng ty TNHH cụng nghiệp chớnh xỏc Việt Nam 1(VPIC1)
Sơ đồ s ố 03: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ: (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w