Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
29,34 KB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁPLUẬNVÀPHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNGPHÁPLUẬN 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa). 2.1.1.2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Theo thống kê năm 2004 (sau 3 năm thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP) cả nước có 130.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%; xây dựng 14%; nông nghiệp 14%; dịch vụ chiếm 55%. Hàng năm, đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp 26% GDP, nộp ngân sách Nhà nước 14%, tạo ra giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 31%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 12%, tạo công ăn việc làm cho 25% lực lượng lao động trong cả nước,… Như vậy có thể thấy tầm quan trọng và những đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một nền kinh tế thị trường hiện đại bao gồm hàng nghìn thị trường với các sản phẩm khác nhau, các thị trường này yêu cầu hàng triệu doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng và hoạt động hiệu quả. Vậy là, một nền kinh tế hiện đại bao gồm nhiều hoạt động kinh tế đồng nghĩa với việc có càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức cạnh tranh mạnh càng tốt. Vấn đề quan trọng để phát triển nền kinh tế là làm thế nào để hỗ trợ họ phát triển, thuyết phục họ đầu tư, thuê thêm nhân công và hơn nữa là đóng thuế cho ngân sách Nhà nuớc. - Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được các doanh nghiệp lớn dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Có thể nói, một đất nước sản xuất công nghiệp có được xem là phát triển bền vững hay không thì phải xem xét đến ngành công nghiệp phụ trợ của quốc gia đó. - Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phươngvà là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Điều này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng đặc biệt ở vùng gần biên giới. - Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ không chỉ là tính kinh tế mà cả tính chính trị. Nếu một quốc gia có ít các doanh nghiệp nhỏ thì các chính sách của các quốc gia này sẽ hướng vào lợi ích của các doanh nghiệp lớn và duy trì ít các doanh nghiệp nhỏ, điều này cản trở năng suất lao động của quốc gia đó. Trái lại tại các quốc gia có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ thì số lượng sẽ luôn duy trì ở mức cao. 2.1.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Cần Thơ Bảng 1: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỐNG KÊ TẠI THỜI ĐIỂM 31/12 PHÂN THEO QUY MÔ LAO ĐỘNG Đvt: Lao động Năm Tổng Dưới 5 lđ Từ 5 -9 lđ Từ 10 -49 lđ Từ 50 -199 lđ Từ 200 -299 lđ Từ 300 -499 lđ Từ 500 -999 lđ Từ 1000 -4999 lđ Trên 5000 lđ 200 3 1.002 190 338 345 84 12 16 9 8 0 200 4 1.297 297 421 418 102 18 13 11 7 0 200 5 1.662 327 663 512 107 22 11 11 9 0 200 6 1792 349 685 558 129 25 19 15 12 0 200 7 1971 384 690 621 145 50 40 20 19 2 (Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ) Bảng 2: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỐNG KÊ TẠI THỜI ĐIỂM 31/12 PHÂN THEO QUY MÔ NGUỒN VỐN Đvt: Tỷ đồng Năm Tổng Dưới 0,5 tỷ Trên 0,5 -1 tỷ Trên 1 – 5 tỷ Trên 5 – 10 tỷ Trên 10 -50 tỷ Trên 50 -200 tỷ Trên 200 -500 tỷ Trên 500 tỷ 2003 1.002 301 214 305 62 80 31 9 0 2004 1.297 445 259 382 79 88 34 8 2 2005 1.662 523 353 506 113 103 46 15 3 2006 1792 540 361 532 140 136 58 20 5 2007 1971 560 452 554 162 146 65 25 7 (Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng DN N&V tại Thành phố Cần Thơ luôn tăng nhanh qua từng năm kể cả phân theo quy mô lao động hay quy mô nguồn vốn. Đây là một điều thuận lợi cho Ngân hàng trong việc trong việc phất triển tín dụng đối với loại hình kinh tế này. Hơn nữa nó còn thể hiện trực tiếp sự phát triển đi lên của Thành phố Cần Thơ trên con đường hội nhập. 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của loại hình doanh nghiệp này 2.1.2.1. Thuận lợi Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, không ít doanh nghiệp nhỏ băn khoăn: nếu mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, làm sao mình có thể cạnh tranh được với những đối thủ lớn. Nhưng sự thật là doanh nghiệp nhỏ có rất nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp lớn như sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường và khả năng cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân - Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động giúp doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội nhanh chóng để gia tăng lợi nhuận khi thị trường chuyển biến tích cực. Ngược lại, khi thị trường chuyển biến tiêu cực thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng thu hẹp quy mô hoạt động, giúp nhanh chóng cắt giảm chi phí, giảm bớt rủi ro thua lỗ. Hơn nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng hiện nay thì với vốn đầu tư ban đầu không cao nên doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hơn là các doanh nghiệp cồng kềnh, hoạt động lâu năm. Điều này giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có được sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường hơn là các doanh nghiệp lớn. - Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực nhất định để thoả mãn ngách thị trường nhỏ bé đó. Đây thường là lỗ hỗng thị trường của các doanh nghiệp lớn, vì là doanh nghiệp lớn nên họ chỉ tập trung vào phân khúc thị trường với số đông người tiêu dùng. Hơn nữa, tập trung tất cả những gì mình có vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó, sự tập trung vào một ngách thị trường hẹp giúp bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn. Thực tế trên thế giới đã chứng minh, không ít các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nhưng đã biết tập trung phát triển những sản phẩm riêng biệt mang tính cá nhân thì vẫn tồn tại và phát triển rất thành công. 2.1.2.2.Khó khăn - Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nước ta có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất lạc hậu. Trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp còn yếu. Việc phân tích, đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh còn mang tính thời vụ, bóc ngắn cắn dài, thiếu một chiến lược "dài hơi". - Trình độ tay nghề người lao động thấp dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự chú trọng đến việc nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin về thị trường vốn, lao động thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu. - Mặt khác có thể nói sự thiếu nhanh nhạy, yếu kém về tiếp cận thị trường, cải tiến mẫu mã sản phẩm . đang bộc lộ ở hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển sản xuất những gì thị trường cần mà chủ yếu sản xuất, kinh doanh và bán những gì mình có. Đặc biệt, mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng việc liên kết, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phần lớn không có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ cao. - Một hạn chế nữa đang là điểm yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta là trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao . Điều này rất nguy hiểm khi Nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, hàng loạt công ước quốc tế được ký kết, nếu không nắm vững luật pháp nước ta nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung, thì các doanh nghiệp rất dễ bị thua thiệt. - Ngoài những hạn chế trên, có một hạn chế mà nguyên nhân không phải từ bản thân doanh nghiệp, đó là hạn chế về tiếp cận các nguồn tín dụng. Có một thực tế là nhiều nguồn vốn Ngân hàng hiện nay đang trong tình trạng vốn chờ dự án, trong khi đó các doanh nghiệp luôn kêu thiếu vốn. Vậy vì sao lại có tình trạng đó ? Thực tế hiện nay đang tồn tại tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp Nhà nước trong tâm lý mỗi người dẫn đến việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước có thể vay vốn Ngân hàng mà không phải thế chấp nhưng ngược lại doanh nghiệp ngoài quốc doanh, muốn vay vốn Ngân hàng thì buộc phải có tài sản thế chấp. Hoặc tình trạng "buông rơi doanh nghiệp ngoài quốc doanh" như trong khi về khung pháp lý, các cơ chế, chính sách quy định khá chi tiết về chính sách tín dụng dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã . nhưng riêng đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì vẫn bị bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất khó có thể được Nhà nước bảo lãnh vay vốn, rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng dài hạn của các Ngân hàng nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa . đều thực hiện chính sách vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Mà đây là một trong những điều tối kỵ, vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn trong kinh doanh. Nếu đầu tư theo quy trình ngược này thì tất yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ khó có thể tối ưu hoá lợi nhuận; thậm chí có không ít doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến thâm hụt đầu tư, phá sản doanh nghiệp . 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Sau khi huy động vốn, các Ngân hàng tìm biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng bởi vì tín dụng là hoạt động chủ yếu trong kinh doanh Ngân hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng làm phát sinh các chỉ tiêu sau: Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà Ngân hàng đã cho vay trong một khoản thời gian nào đó, không kể là món nợ đó đã thu hồi về hay chưa, doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. Doanh số thu nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ khoản cho vay, kể cả của năm hiện tại và của năm trước đây. Dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây là khoản mà Ngân hàng cần thu và sẽ phải thu về. Nợ quá hạn: Là các khoản nợ đã đến hạn trả nhưng chưa được thanh toán, khi đó Ngân hàng làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cao thì sẽ khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. 2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 2.1.3.1.1. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng được xác định theo công thức: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = (vòng) Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Hay nói cách khác nó phản ánh số vốn đầu tư quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Như vậy để xem xét thời hạn thu hồi nợ vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh hay chậm thì ta vận dụng công thức sau: Doanh số thu nợ DNNVV Vòng quay vốn tín dụng DNNVV = (vòng) Dư nợ bình quân DNNVV 2.1.3.1.2. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ DNNVV Hệ số thu nợ DNNVV = (%) Doanh số cho vay DNNVV Hệ số thu nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng trong việc cung cấp vốn tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó cho biết một đồng vốn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Ngân hàng sẽ thu về đuợc bao nhiêu đồng trong một kỳ kinh doanh nhất định. 2.1.3.1.3. Dư nợ DNNVV trên tổng nguồn vốn huy động Dư nợ DNNVV Dư nợ DNNVV trên tổng nguồn vốn huy động = (%) Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho ta so sánh khả năng cho vay DNNVV của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. 2.1.3.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn Để đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng ta có thể xem xét thông qua tình trạng nợ quá hạn tại các Ngân hàng thương mại Nợ quá hạn là nợ mà đến kỳ hạn trả nợ, người đi vay không trả và cũng không được gia hạn nợ. Sẽ không thể đánh giá chất lượng tín dụng cao nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Ta đánh giá bằng các nhóm chỉ tiêu sau: - Tổng nợ quá hạn / Tổng dư nợ - Tổng nợ quá hạn DNNVV / Tổng dư nợ DNNVV - Tổng nợ quá hạn DNNVV / Tổng nợ quá hạn Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn một cách rõ rệt, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao. 2.1.3.2. Rủi ro tín dụng 2.1.3.2.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là nghiệp vụ kinh doanh thường đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. 2.1.3.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Nguyên nhân chủ quan - Về phía Ngân hàng: do thiếu am hiểu thông tin khách hàng dẫn đến cho vay sai mục đích, sai đối tượng. Cán bộ tín dụng thiếu về chất lượng lẫn số lượng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả dẫn đến rủi ro. - Về phía khách hàng: khách hàng thiếu năng lực pháp lý, vay vốn sai mục đích, không có trình độ chuyên môn lẫn năng lực sản xuất dẫn đến kinh doanh thua lỗ Nguyên nhân khách quan Là nguyên nhân xảy ra ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng cũng như của khách hàng. Đó là các yếu tố: - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra làm thiệt hại to lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh - Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động lớn như: chiến tranh, lạm phát, sự thay đổi cơ chế chính sách,… dẫn đến khả năng khách hàng vay vốn không kịp thích nghi nên phần nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ - Người vay bị bệnh tật, chết, mất tích hay bị biến cố bất ngờ trong hoạt động sản xuất kinh doanh,… 2.1.3.2.3. Những thiệt hại do rủi ro gây ra - Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Khi có rủi ro xảy ra, có thể làm thiệt hại vật chất hay uy tín của Ngân hàng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: như thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu hụt. Vì vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất khả năng cân đối trong việc thanh toán và có nguy cơ phá sản. - Đối với nền kinh tế xã hội: Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp, đến tất cả các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan sang các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn, điều này đưa đến khả năng phá sản đồng loạt toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Như vậy rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế. 2.1.3.2.4. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro - Giải pháp về con người: Đây là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất, nguồn phát sinh nguyên nhân gây rủi ro tín dụng có thiệt hại nặng nề nhất. Việc đào tạo, tuyển chọn để sử dụng những cán bộ Ngân hàng có trình độ nghiệp vụ, có đạo đức, phẩm chất tốt là cần thiết để thực hiện giải pháp. - Phân tích tín dụng và dự đoán về năng lực trả nợ của khách hàng: Trước khi đi đến quyết định cho vay, Ngân hàng cần xem xét thật kỹ các điều kiện về mặt pháp lý của khách hàng, đánh giá năng lực trả nợ thông qua tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm,… Đặc biệt trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng khâu thẩm định dự án để xác định chính xác tính khả thi của các dự án và năng lực của doanh nghiệp để quyết định cho vay - Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng: Đây là giai đoạn mà đồng vốn của Ngân hàng đã đi vào hoạt động, Ngân hàng có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, định hướng cho đồng vốn đi theo quỹ đạo của nó một cách có hiệu quả. Có thể nói đây là khâu quan trọng để chặn đứng nợ quá hạn khi nó có điều kiện phát sinh. - Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý vốn vay tránh tình trạng khách hàng vay vốn rồi bỏ trốn. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro được trích từ lợi nhuận sau thuế nhằm có nguồn bù đắp thiệt hại khi rủi ro xảy ra. 2.1.4. Giới thiệu qui trình cho vay tại Ngân hàng Công thương Cần Thơ Ngân hàng Công thương Cần Thơ thực hiện qui trình xét duyệt cho vay như sau: (1) (2) Căn cứ vào các yếu tố sau (3) Vấn đề pháp lý Tài sản thế chấp Phương án kinh doanh (7) (6) (5) (4) Sơ đồ 1: Qui trình cho vay tại Ngân hàng Công thương Cần Thơ Giải thích sơ đồ: Bước 1: Khi khách hàng đặt quan hệ muốn vay vốn Ngân hàng thì cán bộ tín dụng (CBTD) tại Ngân hàng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục vay vốn. CBTD kiểm tra hồ sơ về các vấn đề như tính pháp lý của người vay, thẩm định kỹ lưỡng phương án vay vốn, các điều kiện về tài sản thế chấp,… Bước 2: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ do CBTD chuyển đến. Tuỳ theo các yếu tố pháp lý, tài sản thế chấp, phuơng án kinh doanh mà CBTD lập Tờ trình thẩm định ghi rõ ý kiến của mình về việc không cho vay hoặc quyết định số lượng tiền vay, thời hạn vay vàphương thức giải ngân, kỳ hạn trả nợ và hoàn tất hồ sơ vay. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, trình cho Trưởng phòng Tín dụng phê duyệt Bước 3: Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm,… theo qui định hiện hành. Trình cho Ban giám đốc (BGĐ) phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước BGĐ về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định do CBTD trình Bước 4: Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và Tờ trình thẩm định do TPTD trình, nếu từ chối khoản vay thì ghi rõ quyết định và lý do Ngân hàng (Cán bộ tín dụng) Trưởng phòng tín dụng Khách hàng BGĐ duyệt CBTD lập hồ sơ Ngân quỹ giải ngân Thu nợThanh lý [...]... 2: Phươngpháp thu thập và xử lý số liệu Thông qua những tài liệu sẵn có tiến hành phân loại, hệ thống, kiểm tra , tổng hợp theo phươngpháp Bàn giấy (Desk research) 2.2.2 Phươngpháp phân tích số liệu Qua số liệu đã được tổng hợp, dựa trên phần mềm máy tính MS Excel hệ thống thành biểu bảng, vẽ biểu đồ,… Dựa vào biểu bảng đã có, sử dụng các phươngpháp phân tích để tìm ra kết quả Cụ thể: - Phương pháp. .. phải làm đơn gia hạn kịp thời, nếu không Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và tiến hành các biện pháp cần thiết để thu hồi vốn vay, có thể là phát mãi, thanh lý tài sản thế chấp 2.2 PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể đã đề ra, trên cơ sở số liệu có được, sau đó tiến hành xử lý số liệu và đưa ra kết quả Có thể được minh họa bằng sơ đồ sau: Các báo cáo KQHĐKD... liệu thực hiện của kỳ này so với kỳ trước - Phương pháp số tương đối: nhằm so sánh tình hình thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của năm sau so với năm trước đó, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế - Phươngpháp phân tích nhân tố: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh - Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: nhằm thấy... ngân cho khách hàng Bước 6: Bộ phận tín dụng giữ hồ sơ pháp lý của khách hàng và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ định kỳ Bước 7: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra để tất toán khoản vay Khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực Nếu bên vay yêu... của mình vào Tờ trình thẩm định, sau đó gửi phòng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng Hồ sơ được chấp thuận sau đó chuyển về cho CBTD để lập khế ước vay tiền hoặc sổ vay tiền cho khách hàng Bước 5: Sau khi thủ tục hoàn tất, sẽ gửi đến bộ phận kế toán để lập phiếu chi tiền Kế đến chuyển sang bộ phận ngân quỹ để tiến hành giải ngân cho khách hàng Bước 6: Bộ phận tín dụng giữ hồ sơ pháp lý . PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1 hạn và tiến hành các biện pháp cần thiết để thu hồi vốn vay, có thể là phát mãi, thanh lý tài sản thế chấp. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp