1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu di lịch tràng an bái đính tỉnh ninh bình

157 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 4,76 MB

Nội dung

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các khu điểm du lịch bị mất lợi thế về kinh tế - xã hội và chính trị từ trong các hoạt động phát triển du lịch.. Do

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Dương Thị Thủy

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI

KHU DU LỊCH TRÀNG AN-BÁI ĐÍNH TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HẢI

Hà Nội – Năm 2012

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU - 1 -

1 Tính cấp thiết của đề tài - 1 -

2 Mục tiêu nghiên cứu - 2 -

3 Nhiệm vụ nghiên cứu - 2 -

4 Phạm vi nghiên cứu - 3 -

5 Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn - 3 -

6 Kết quả và ý nghĩa - 4 -

7 Cấu trúc luận văn - 5 -

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG - 6 -

1.1 Tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - 6 -

1.1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng du lịch dựa vào cộng đồng - 6 -

1.1.2 Khái quát các công trình nghiên cứu về khu vực Tràng An-Bái Đính - 8 -

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng - 9 -

1.2.1 Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng - 9 -

1.2.2 Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - 11 -

1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - 12 -

1.2.4 Một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng địa phương trong du lịch - 13 -

1.2.5 Cách thức xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - 13 -

1.2.6 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng - 14 -

1.3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu - 17 -

Trang 4

CHƯƠNG2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

KHU DU LỊCH TRÀNG AN - BÁI ĐÍNH - 25 -

2.1 Giới thiệu khái quát về khu vực du lịch Tràng An - Bái Đính - 25 -

2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên - 26 -

2.2.1 Điều kiện tự nhiên - 26 -

2.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên - 30 -

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn - 35 -

2.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội - 35 -

2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn - 39 -

2.4 Khả năng cung ứng dịch vụ cơ bản - 43 -

2.4.1 Khả năng tiếp cận điểm du lịch - 43 -

2.4.2 Khả năng cung ứng dịch vụ du lịch cơ bản - 44 -

2.5 Công tác quảng bá du lịch - 47 -

2.6 Các chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương - 48 -

CHƯƠNG 3.HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH TRÀNG AN - BÁI ĐÍNH - 51 -

3.1 Hiện trạng hoạt động du lịch khu vực Tràng An - Bái Đính - 51 -

3.1.1 Các loại hình du lịch tại khu vực Tràng An - Bái Đính - 51 -

3.1.2 Hiện trạng khai thác các tuyến tham quan - 53 -

3.1.3 Khách du lịch và doanh thu - 54 -

3.2 Đánh giá thị trường khách du lịch đến Ninh Bình - 62 -

3.2.1 Thị trường khách du lịch quốc tế - 62 -

3.2.2 Thị trường khách du lịch nội địa - 64 -

3.3 Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch - 64 -

3.3.1 Mức độ hài lòng về cảnh quan môi trường - 65 -

3.3.2 Mức độ hài lòng về yếu tố con người - 66 -

3.3.3 Mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng - 67 -

Trang 5

3.3.4 Mức độ hài lòng về yếu tố giá cả - 69 -

3.3.5 Loại hình cư trú nếu được xây dựng tại đây - 70 -

3.3.6 Những mong đợi của khách khi quay lại - 70 -

3.4 Đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc của DLCĐ - 73 -

3.4.1 Vai trò CĐĐP đối với phát triển du lịch Tràng An - Bái Đính - 73 -

3.4.2 Thực trạng tham gia của cộng đồng - 77 -

3.4.3 Chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng địa phương - 95 -

3.4.4 Mức độ ảnh hưởng của hoạt động DL tới CĐĐP - 99 -

3.4.5 Những hạn chế còn tồn tại ở Tràng An - Bái Đính - 102 -

CHƯƠNG 4.ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TRÀNG AN-BÁI ĐÍNH - 106 -

4.1 Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - 106 -

4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng - 106 -

4.1.2 Xây dựng khung du lịch cộng đồng mẫu - 113 -

4.2 Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - 118 -

4.2.1 Giải pháp về đào tạo - 118 -

4.2.2 Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương - 118 -

KẾT LUẬN - 121 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 124 -

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động DLCĐ - 12 -

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla - 15 -

Hình 1.3 Mô hình DLST dựa vào cộng đồng ở Ventanilla - 15 -

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức đồng quản lý tại xã Nhơn Hải - 16 -

Hình 1.5 Đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại xã Nhơn Hải - 17 -

Hình 1.6 Quy trình nghiên cứu - 24 -

Hình 2.1 Cơ cấu lao động xã Trường Yên năm 2012 - 36 -

Hình 2.2 Cơ cấu lao động xã Ninh Xuân năm 2012 - 36 -

Hình 2.3 Cơ cấu lao động xã Gia Sinh năm 2012 - 37 -

Hình 3.1 Tình hình khách du lịch đến Tràng An - Bái Đính năm 2012 - 56 -

Hình 3.2 Quy luật thời vụ trong kinh doanh du lịch ở Tràng An - Bái Đính - 57 -

Hình 3.3 Cơ cấu khách quốc tế đến Tràng An - Bái Đính năm 2012 - 58 -

Hình 3.4 Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch tới Tràng An - Bái Đính năm 2012 - 59 -

Hình 3.5 Mong muốn các dịch vụ nên được đầu tư tại Tràng An - Bái Đính - 71 -

Hình 3.6 Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển - 74 -

Hình 3.7 Mô hình cộng đồng dân cư cung cấp dịch vụ du lịch tại Tràng An - 78 -

Hình 3.8 Mô hình cộng đồng dân cư cung cấp dịch vụ du lịch tại Tràng An - 82 -

Hình 3.9 Sơ đồ phân chia lợi ích du lịch Tràng An - 96 -

Hình 3.10.Sơ đồ phân chia lợi ích du lịch Bái Đính - 97 -

Hình 3.11.Quy trình xác định hệ số chuyển đổi - 98 -

Hình 4.1 Khung phát triển du lịch dựa vào cộng đồng -115-

Hình 4.2 Quan hệ giữa các Tổ chức cộng đồng trong hoạt động du lịch TA-BĐ -116-

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Phân loại khí hậu tốt-xấu đối với sức khoẻ - 28 -

Bảng 2.2 Đánh giá các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng tại khu vực Tràng An - Bái Đính - 28 -

Bảng 2.3 Đặc điểm dân cư và lao động 3 xã nghiên cứu - 35 -

Bảng2 4 Trình độ lao động 3 xã nghiên cứu năm 2011 (đơn vị: %) - 37 -

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư trong khu vực (đơn vị: %) - 39 -

Bảng 2.6 Danh sách nhà nghỉ tại Bái Đính - 47 -

Bảng 3.1 Lượng khách đến khu du lịch TA-BĐ giai đoạn 2009-2012 - 54 -

Bảng 3.2 Mức chi tiêu của khách du lịch tại Tràng An - Bái Đính - 60 -

Bảng 3.3 Doanh thu du lịch tại Tràng An - Bái Đính (20092012) - 61 -

Bảng 3.4 Mức độ ý kiến đánh giá của khách về cảnh quan tự nhiên & môi trường - 65 -

Bảng 3.5 Những hoạt động du lịch ưa thích của du khách - 65 -

Bảng 3.6 Mức độ ý kiến đánh giá của khách về đội ngũ lao động - 66 -

Bảng 3.7 Thái độ của cộng đồng địa phương với khách du lịch - 67 -

Bảng 3.8 Mức độ ý kiến đánh giá của khách về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch - 68 -

Bảng 3.9 Ý kiến đánh giá của khách về giá cả dịch vụ tại Tràng An - Bái Đính - 69 -

Bảng 3.10.Loại hình cơ sở lưu trú nên được đầu tư xây dựng tại TA - BĐ - 70 -

Trang 8

Bảng 3.11 Các hoạt động du lịch nên được đầu tư phát triển tại Tràng An - Bái Đính - 70 -

Bảng 3.12.Các hoạt động cần được hỗ trợ từ vé tham quan - 72 -

Bảng 3.13.: Số lao động địa phương tham gia hoạt động du lịch - 87 -

Bảng 3.14.Thu nhập của người dân tham gia du lịch tại Tràng An-Bái Đính - 89 -

Bảng 3.15.Thu nhập từ các hoạt động liên quan gián tiếp đến du lịch - 92 -

Bảng 3.16 Thu nhập bình quân đầu người giữa CĐĐP tham gia du lịch và không tham gia du lịch - 93 -

Bảng3.17 Chi tiêu hàng tháng CĐĐP tham gia du lịch & không tham gia du lịch - 94 -

Bảng3.18 Số tiền nộp ngân sách của khu du lịch Tràng An - Bái Đính năm 2012 - 97 -

Bảng3.19 Doanh thu xã hội của khu vực Tràng An - Bái Đính - 98 -

Bảng3.20 Thu nhập từ trồng lúa của người dân qua các năm - 99 -

Bảng3.21 Ảnh hưởng tới nông nghiệp của người dân làm du lịch - 100 -

Bảng3.22 Ảnh hưởng du lịch tới nông nghiệp của người dân không làm du lịch - 100 - Bảng3.23 Ảnh hưởng tới nông nghiệp của người dân làm du lịch - 101 -

Bảng3.24 Ảnh hưởng tới nông nghiệp của người dân không làm du lịch - 101 -

Bảng3.25 Ảnh hưởng tới người dân tham gia du lich - 101 -

Bảng3.26 Ảnh hưởng tới người dân không tham gia du lich - 102 -

Bảng 4.1 Dự báo số lượt khách du lịch đến Tràng An-Bái Đính - 107 -

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

1 BẢN ĐỒ SỐ 1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu

2 BẢN ĐỒ SỐ 2 Bản đồ phân tầng độ cao Tràng An – Bái Đính

3 BẢN ĐỒ SỐ 3 Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên Tràng An – Bái Đính

4 BẢN ĐỒ SỐ 4 Bản đồ kinh tế xã hội Tràng An – Bái Đính

5 BẢN ĐỒ SỐ 5 Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Tràng An – Bái Đính

6 BẢN ĐỒ SỐ 6 Bản đồ hiện trạng du lịch Tràng An

7 BẢN ĐỒ SỐ 7 Bản đồ hiện trạng du lịch Bái Đính

8 BẢN ĐỒ SỐ 8 Bản đồ định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Tràng An – Bái Đính

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa

9 MCD Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng

10 TA – BĐ Tràng An – Bái Đính

11 SNV Tổ chức phát triển Hà Lan

12 UBND Uỷ ban nhân dân

13 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

14 UNESCAP Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc

15 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục Liên Hợp Quốc

16 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch

17 VNAT Tổng cục Du lịch Việt Nam

19 WB Ngân hàng Thế giới

20 WCED Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển

Trang 12

- 1 -

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Nghị định 26/CP ngày 9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty Du lịch Việt Nam đầu tiên của nước ta được thành lập [50], nhưng du lịch chỉ thực

sự phát triển khoảng 20 năm trở lại đây Từ chỗ chỉ đón khoảng 250.000 lượt khách quốc tế vào năm 1990, đến năm 2009 cả nước đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa với thu nhập từ du lịch đạt khoảng 70 nghìn

tỷ đồng, thu hút đầu tư khoảng 8,8 tỷ USD, đóng góp khoảng 5% GDP của quốc gia Từ năm 1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 người lên 370.000 người và lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 người [28] Vì vậy, phát triển du lịch là yêu cầu tất yếu nhằm phát triển kinh tế Quốc gia, góp phần tạo công ăn việc làm cho lượng lớn lao động địa phương và giải quyết các vấn đề xã hội khác

Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cư đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các khu điểm du lịch bị mất lợi thế về kinh tế - xã hội và chính trị từ trong các hoạt động phát triển du lịch Do vậy, nếu chúng ta không có chiến lược tăng cường sự tham gia người dân vào các hoạt động du lịch, để họ thấy được vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển du lịch, lợi ích cho họ từ hoạt động du lịch thì họ có thể gây

ra các động tiêu cực đến môi trường du lịch và suy giảm tài nguyên [36]

Du lịch dựa vào cộng đồng (du lịch cộng đồng) là một hướng tiếp cận mới khắc phục được những hạn chế của cách tiếp cận từ trên xuống (top down) Trong đó, sự tham gia của cộng đồng như một đối tác của ngành du lịch, một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia: nhà nước-các doanh nghiệp du lịch-cộng đồng-du khách để hướng tới một sự phát triển bền vững

Tràng An-Bái Đình là hai điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình được sự quan tâm nhiều của khách du lịch và các nhà khoa học Ngày 18/10/2011, Chính phủ Việt Nam đã chính thức đồng ý lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên thế giới và UBND tỉnh Ninh Bình

đã trình hồ sơ đề cử Di sản thế giới ngày 30/09/2012 Chùa Bái Đính được báo

Trang 13

- 2 -

giới ca ngợi là ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục châu Á và khu vực Tình đến ngày 28/2/2012 chùa Bái Đính đã có 8 kỷ lục được công nhận Với giá trị du lịch đặc sắc, Tràng An-Bái Đính hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Câu hỏi đặt ra “Làm thế nào có thể gìn giữ và phát huy bền vững những giá trị

du lịch đó?” Kinh nghiệm phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới cho

thấy rằng sự lâu bền của giá trị du lịch sẽ gắn liền với sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương

Hiện nay, Khu vực Tràng An-Bái Đính đã nhận được sự quan tâm đầu tư của trung ương và địa phương, đóng góp và hỗ trợ của các ngành, đang nhận được

sự ủng hộ tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống tại đây Tuy vậy, người dân địa phương tham gia du lịch chưa nhiều, còn mang tính tự phát, manh mún và chưa có tổ chức đơn vị quản lý và bảo trợ pháp lý Họ chưa được làm chủ hoạt động du lịch và lợi ích họ được chia sẻ là rất ít Về lâu dài, nếu không có giải pháp phát triển phù hợp cải thiện vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch địa phương thì chính họ sẽ là nhân tác tiêu cực làm suy giảm giá trị du lịch, hình ảnh du lịch nơi đây

Trước thực trạng đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu du lịch Tràng An-Bái Đính tỉnh Ninh Bình” cho

luận văn thạc sỹ của mình Với hy vọng, đề tài sẽ là đóng góp cho sự phát triển của hoạt động du lịch tại khu vực Tràng An-Bái Đính nói riêng và du lịch Ninh Bình nói chung, bền vững hơn trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng khu vực Tràng An-Bái Đính, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, giảm áp lực tới môi trường và tài nguyên du lịch

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên thì các nhiệm vụ cần hoàn thành là:

– Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó tại khu vực nghiên cứu

– Xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu du lịch dựa vào cộng đồng tại Tràng An-Bái Đính tỉnh Ninh Bình

– Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tại Tràng Bái Đính, trên cơ sở đó xác định giá trị du lịch của chúng

Trang 14

– Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Tràng An-Bái Đính và tiến hành xây dựng khung mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại đây

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vị không gian: do thời gian và kinh phí có hạn, về mặt không gian

đề tài tập trung nghiên cứu và tiến hành điều tra xã hội học tại ba xã: xã Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) và xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn) Phạm vi khoa học: đề tài tập trung nghiên cứu, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng khu du lịch Tràng An-Bái Đính dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng động tại khu vực nghiên cứu

5 Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:

– Các tài liệu, số liệu thống kê, các báo cáo, dự án của UBND huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, Phòng Thương mại và du lịch huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Ban quản lý khu du lịch Tràng An, khu du lịch Bái Đính: Số liệu thống kê; Đặc điểm tự nhiên huyện Hoa Lư, Gia Viễn; Báo cáo kinh tế xã hội năm 2006 - 2011; Các tập quảng cáo tuyên truyền, quảng bá; Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình; Đề án phát triển nông thôn mới xã Trường Yên, Ninh Xuân và Gia Sinh; Các cuốn phim về du lịch Ninh Bình; Webside dulichninhbinh.com.vn; trangantourism.vn

– Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận của các công trình liên quan:

Du lịch cộng đồng; Cộng đồng làng xã Việt Nam; Phát triển cộng đồng (lý thuyết và vận dụng); Cộng đồng và các vấn đề xã hội; Du lịch với dân tộc

thiểu số ở SaPa; Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây; Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các vườn quốc gia (VQG) miền Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp VQG Hoàng Liên và VQG Xuân Thuỷ); Nghiên

Trang 15

6 Kết quả và ý nghĩa

Kết quả

– Tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp: vị trí địa lý khu vực nghiên cứu, bản đồ phân tầng độ cao, bản đồ kinh tế xã hội, bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên, bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn, bản đồ hiện trạng du lịch, bản đồ định hướng du lịch

– Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thông qua các tiêu chí về điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

– Đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch và mức độ hài lòng của du khách khi tới Tràng An-Bái Đính

– Phân tích hiện trạng du lịch dựa vào cộng đồng dựa trên các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

– Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Tràng An-Bái Đính

a Ý nghĩa

Ý nghĩa khoa học

– DLCĐ là một vấn đề còn khá mới đối với Việt Nam Bởi vậy, ý nghĩa đầu tiên của đề tài chính là đưa ra một cách nhìn đúng đắn về DLCĐ trên cơ sở tổng hợp các định nghĩa, nguyên tắc của nhiều các tác giả và tổ chức du lịch

thế giới

Ý nghĩa thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tin cậy và góp phần xác lập căn

cứ khoa học cho việc quy hoạch phát triển DLCĐ của khu vực nghiên cứu Các nghiên cứu trước đó về DLCĐ thường diễn ra tại các VQG khu bảo tồn, nghiên cứu DLCĐ tại Tràng An-Bái Đính sẽ mang đến nguồn tư liệu đa dạng về tính khả thi trong triển khai hoạt động du lich này Từ đó, hỗ trợ đặc lực cho công tác

tổ chức và phát triển hoạt động DLCĐ trên quy mô cả nước

Trang 16

- 5 -

– Kết quả nghiên cứu và những định hướng, giải pháp cho việc phát triển DLCĐ ở khu vực nghiên cứu còn có thể được ứng dụng cho các khu vực có điều kiện

tương đồng, đồng thời là bài học kinh nghiệm cho việc phát triển bền vững

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm 4 chương:

– Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch dựa vào

Trang 17

- 6 -

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.1 Tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng du lịch dựa vào cộng đồng

a Trên thế giới

Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism) bắt nguồn từ loại

hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch

muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên [36] Lúc bấy giờ các chuyến tham quan này diễn ra ở các vùng xa xôi, thiên nhiên còn hoang sơ Vì vậy, khách du lịch cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa Đây chính là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng [25]

Khác với DLST, du lịch dựa vào cộng đồng (DLCĐ) không được nghiên cứu như một loại hình cụ thể mà kết hợp linh hoạt và đa dạng trong các hình thức du lịch khác, trong đó có DLST, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa Như tên gọi của

nó, DLCĐ hướng đến vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch mà hình thức cao nhất là quyền “điều hành” hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương Vì vậy,

DLCĐ mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn DLCĐ được coi là một biện pháp hữu hiệu

nhằm “xóa đói giảm nghèo” đối với khu vực kém phát triển do nó hạn chế sự “thất thoát kinh tế” của du lịch ra khỏi địa phương, nâng câo thu nhập của cộng đồng từ

du lịch thông qua nỗ lực của bản thân họ

Hiện nay, nhiều nước đã xây dựng thành công du lịch cộng đồng, điển hình là

mô hình du lịch của Costa Rica, Rwanda, Namibia và một số nước khu vực Mỹ Latinh Những người đóng góp cho sự phát triển của DLCĐ có thể kể đến như Murphy (1985), Drumm (1998), Timothy (2002)

Năm 2000, Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo “DLCĐ và phát triển”, tạo điều kiện liên kết giữa đại diện các ngân hàng và các tổ chức quản

lý công tác DLCĐ

Trang 18

- 7 -

b Khu vực Đông Nam Á

Ở các nước ASEAN, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi từ Hội thảo “Xây dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại Indonesia

tháng 5 năm 1995 Sau đó, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi quan điểm, khái niệm, điều kiện, cách thức và kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Ngày nay, du lịch dựa vào cộng đồng được các ban ngành, tổ chức của các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành du lịch Nhờ đó lý thuyết về DLCĐ dần dần được hình thành

ty du lịch Footprints và công ty lữ hành Intrepid, dự thảo về “Mạng lưới du lịch cộng đồng của Việt Nam” (VN_CBTN) đã được thiết lập Đây được coi là hình thức

liên kết đầu tiên trên quy mô quốc gia về DLCĐ, tạo tiếng nói chung giữa các nhà điều hành tour, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và trung tâm giáo dục với cộng đồng địa phương, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ tài chính trong và ngoài nước trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và bình đẳng xã hội

Là một quốc gia phong phú về số dân tộc với nhiều đặc sắc văn hóa, trong những năm trở lại đây, Việt Nam đang nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của cộng đồng địa phương (CĐĐP) đối với hoạt động bảo tồn Đặc biệt với những bài học kinh nghiệm tại một số VQG và khu bảo tồn, việc nâng cao ý thức cộng động và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng vào du lịch là hết sức quan trọng Cùng với sự hỗ trợ của SNV và nhiều tổ chức phi chính phủ khác như IUCN, UNDP, UNESCAP, Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) đã và đang tổ chức các

Trang 19

- 8 -

chương trình xây dựng năng lực du lịch cho cộng đồng, lồng ghép các vấn đề phát

triển bền vững và xoá đói giảm nghèo như phát động Chương trình Du lịch Bền vững – Xoá đói Giảm nghèo tại Việt Nam, triển khai Dự án Du lịch Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.[52]

Có thể nói nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về DLCĐ ở Việt Nam mới trong giai đoạn hình thành nên còn không ít hạn chế

1.1.2 Khái quát các công trình nghiên cứu về khu vực Tràng An-Bái Đính

Kể từ năm 1994 đến nay có thể kể đến một số công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến du lịch khu vực Tràng An-Bái Đính: Một trong số những công trình

có tính chất lý luận và thực tiễn cao liên quan tới hoạt động du lịch khu vực TA-BĐ – Trần Đức Thanh (2005), Cơ sở khoa học trong việc thành lập các bản đồ phục

vụ quy hoạch du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Ninh Bình) Luận án PTS,

Trang 20

- 9 -

– Bên cạnh đó có những nghiên cứu về du lịch sinh thái của học viên cao học tại

khu vực Tràng An, tại Ninh Bình Hoàng Thị Mỹ Hà (2005), Tổ chức lãnh thổ

du lịch tỉnh Ninh Bình; Phạm Văn Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững khu vực Hoa Lư và phụ cận

Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên của các tác giả như: Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Trần Thị Vân (1998), Trương Quang Hải (2007)

Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá tài nguyên thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng chưa được đề cấp đến trong các nghiên cứu Trong các nghiên cứu về du lịch chưa thực sự quan tâm đến vai trò của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài Nguyên nhân một phần có thể do khu du lịch Tràng An-Bái Đính mới đưa vào hoạt động chính thức được 2-3 năm sau khi mở rộng và quy hoạch lại Trong đề tài của luận văn, tác giả sẽ tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung thực trạng du lịch tại địa phương, từ đó phát triển DLCĐ cụ thể chi tiết tại từng thôn xóm, giúp người dân có thểm công ăn việc làm, tăng thu nhập và thêm hiểu biết văn hoá

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng

1.2.1 Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch cộng đồng hay Du lịch dựa vào cộng đồng (Community tourism/ Community-based tourism) được phát triển đầu tiên tại Mandeville, Jamaica vào năm 1978 và dần lan tỏa ra các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Costa Rica Ở Việt Nam, DLCĐ đặc biệt phát triển ở các khu vực miền núi Sapa (Lào Cai) và Mai Châu (Hòa Bình) là những điểm có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước [36]

a Các khái niệm về DLCĐ

Khi nghiên cứu về DLCĐ, các tác giả chưa có sự thống nhất Cũng như khái niệm DLST, mỗi tác giả có cách tiếp cận riêng

Trang 21

- 10 -

Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng: “DLCĐ là một loại hình du lịch

trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh

tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [36] Trong định nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh tế mà DLCĐ đem lại cho người dân địa phương

Một quan niệm khác cho rằng: “DLCĐ là một quá trình tương tác giữa cộng

đồng (chủ), và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương” Rõ ràng, tác giả của quan niệm này thiên về khía cạnh xã hội học, nhìn hoạt động du lịch như một môi trường nảy sinh và phát triển các quan hệ xã hội

Các nhà khoa học theo quan điểm bảo tồn thì cho rằng “DLCĐ là nhằm bảo tồn

tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng”

Những hướng tiếp cận trên đều chú ý đến tính bền vững của hoạt động du lịch này, xem nó cũng là một bộ phận của phát triển bền vững Đại diện cho tư tưởng

này là hai định nghĩa sau: DLCĐ là du lịch chú ý đến tính bền vững của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội DLCĐ được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng

địa phương và phục vụ chính cộng đồng, với mục tiêu tăng cường nhận thức và hiểu biết của du khách về đời sống của người dân địa phương (REST, 1997); và “DLCĐ

là du lịch bền vững về mặt xã hội, được thực hiện và điều hành phần lớn bởi cộng

đồng địa phương hay người bản địa và có sự kiểm soát chung Sự kiểm soát chung

là chú trọng đến lợi ích của cả cộng đồng hơn là lợi ích của mỗi cá nhân, sự bình đẳng về quyền lực trong cộng đồng, và sự củng cố giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao công tác bảo tồn và quản lý có trách nhiệm tài nguyên.”

Có thể nhận định rằng DLCĐ thực chất là tiếp cận cộng đồng trong hoạt động

du lịch, trong đó vai trò của cộng đồng được đề cao, thể hiện ở sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch trên địa bàn sinh sống của họ

Trang 22

- 11 -

1.2.2 Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng, một điểm du lịch cần đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:

a Nguồn lực bên trong

– Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị

– Về phía cộng đồng phải có sự tham gia rộng rãi và hiệu quả Họ là những người am hiểu, có ý thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch – Có sức hút với thị trường khách du lịch

b Điều kiện bên ngoài

– Có cơ chế chính sách hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DL và

sự tham gia của cộng đồng

– Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm làm việc, và của các công ty lữ hành về công tác tiếp thị

c Các yếu tố quyết định sự thành công của DLCĐ (hình 1.1) bao gồm:

– Thái độ cư xử giữa cộng đồng và du khách

– Khả năng tiếp cận điểm du lịch

– Khả năng cung ứng các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống và đi lại

– Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hút lớn

– Để các khâu đều hoạt động tốt, ngoài sự cố gắng của bản thân cộng đồng cần

có sự giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm

Trang 23

- 12 -

Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động DLCĐ

1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

a Mục tiêu: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nhằm đạt đến 4 mục tiêu

cơ bản về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sau:

– Góp phần bảo vệ tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và môi trường;

– Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu

về du lịch và những lợi ích kinh tế khác cho CĐĐP;

– Khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng;

– Mang đến cho du khách một sản phẩm DL có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội

b Để đạt được các mục tiêu trên, các nguyên tắc đề ra bao gồm:

– Có sự đồng thuận của CĐĐP và các bên tham gia (bao gồm chính quyền và

cơ quan quản lý khác, các doanh nghiệp du lịch, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận và chính cộng đồng);

– Có sự đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng từ quá trình lập kế hoạch, quy hoạch và quản lý;

– Phù hợp với khả năng của cộng đồng;

Khả năng cung ứng các dịch vụ

du lịch cơ bản

Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch

cơ bản

Tài nguyên DL phong phú, đa

dạng

Nguồn tài nguyên DL phong phú, đa dạng

Công tác quảng bá, xúc tiến DL

Công tác quảng bá, xúc tiến DL

Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng

du khách

Khả năng tiếp cận điểm DL

Khả năng tiếp cận điểm DL

Trang 24

- 13 -

– Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, đảm bảo sự phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia và một phần dành để tái đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục;

– Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững

1.2.4 Một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng địa phương trong du lịch

Như đã trình bày, DLCĐ thường không tồn tại độc lập mà có tính liên kết chặt chẽ với các loại hình du lịch khác để tạo thành những sản phầm du lịch đảm bảo các nội dung đã nên ở trên Trong giai đoạn hiện nay, các dạng tham gia phổ biến của cộng đồng trong hoạt động du lịch có thể kể đến như:

– Cho khách thuê trọ và ở chung trong nhà dân;

– Lập các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc

– Sản xuất hàng hóa và bán hàng lưu niệm để bán trực tiếp cho khách không qua trung gian;

– Ngoài ra, cộng động có thể tham gia gián tiếp vào du lịch thông qua sản xuất và cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng

1.2.5 Cách thức xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Kế hoạch xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là một chương tình hành động có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong xã hội Trong đó cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng nhằm phát huy các nguôn lực, sử dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý để tạo điều kiện cho phát triển du lịch tại các điểm có

Trang 25

- 14 -

tài nguyên du lịch phong phú, đồng thời nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển du lịch của dân, do dân và vì dân Các bước xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng [29]:

Bước 1: Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nhận

diện cộng đồng tại điểm du lịch

Bước 2: Xác định thị trường

Bước 3: Xây dựng mục tiêu tổng quát và cụ thể

Bước 4: Xác định nguồn lực xây dựng mô hình và các trở ngại

Bước 5: Hoạch định chương trình hoạt động của mô hình

Bước 6: Triển khai mô hình

Bước 7: Áp dụng mô hình vào thực tế

1.2.6 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng

a Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla

Du lịch dựa vào cộng đồng vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển Không có một mô hình chung áp dụng cho mọi khu vực Tuy nhiên, để có một hình dung rõ ràng hơn về DLCĐ, chúng tôi xin đưa ra dưới đây một mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đã được chứng minh là tương đối thành công bởi Foucat (2004) Sử dụng những tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội, môi trường, kinh tế và chính trị, tác giả đã chứng minh Du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla đang hướng tới

sự bền vững, [57]

 Giới thiệu sơ lược về cộng đồng Ventanilla

Cộng đồng Ventanilla thuộc bang Oaxaca, bang đa dạng nhất về dân tộc và sinh học của Mêhicô, nằm ở bờ biển Nam Thái Bình Dương Làng Ventanilla được thành lập cách đây 30 năm khi các hộ dân di cư xuống vùng bờ biển, chủ yếu từ hai làng La Florida và Tonameca Cộng đồng có quy mô nhỏ với 19 hộ gia đình, 90 hộ dân Nhà cửa được dựng chủ yếu bằng cây cọ dừa và gỗ

Trang 26

- 15 -

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ Huatulco

và Puerto Esscondido Mazunte và Puerto Angel là hai điểm DL khác trong vùng

b Sơ lược về lịch sử phát triển và hiện trạng du lịch ở Ventanilla

 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla

Cộng đồng Ventanilla có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển DLST - hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa Bản thân cộng đồng là người khởi nguồn DLST ở đây bằng những hoạt động kinh doanh nhỏ Trong suốt quá trình phát triển DLST, họ luôn giữ thế chủ động và trung tâm, các đơn vị khác, gồm các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trường đại học cũng tham gia nhưng với vai trò hỗ trợ cộng đồng

Cơ sở DLST địa phương

Hỗ trợ

Liên kết Hợp tác

Giữ vai trò quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh DLST, bảo tồn môi trường

Hình 1.3 Mô hình DLST dựa vào cộng đồng ở Ventanilla

c Mô hình đồng quản lý tại xã Nhơn Hải, tỉnh Khánh Hòa

Giới thiệu sơ lược về xã Nhơn Hải: Xã bán đảo nằm trên bán đảo Phương Mai,

Cách thành phố Quy Nhơn 12km theo đường thủy về Phía Đông với tổng diện tích:

Trang 27

- 16 -

1.208 hecta Gồm 4 thôn: Hải Bắc, Hải Đông, Hải Nam và Hải Giang với 1.337 hộ, dân số là 6.062 người (năm 2010) Bờ biển dài 12,4 km, nguồn lợi thủy từ biển đa dạng phong phú Dân số trong độ tuổi lao động là 1.800 người, trong đó 80% làm ngư nghiệp (2010)

 Mô hình đồng quản lý ở Nhơn Hải:

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức đồng quản lý tại xã Nhơn Hải

Các kết quả tích cực đạt được: Tăng cường bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bên cạnh đó, sự đồng thuận giữa người dân, cán bộ và các bên liên quan được nâng cao trong tiến trình đồng quản lý Mô hình cũng bước đầu hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho người dân và hướng người đân vào sinh kế bền vững

Tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế như: chưa chủ động được nguồn vốn đề vận hành mô hình đồng quản lý tại xã Nhơn Hải Trình độ của các bộ xã, thôn và người dân thấp, nên còn hoạt động đồng quản lý theo kiểu “văn hóa làng” và chưa giải quyết được vấn đế thị trường đầu ra cho sản phẩm

Trang 28

- 17 -

Hình 1.5 Tiến trình và cấp độ đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại xã Nhơn Hải

Mô hình đồng quản lý tại xã Nhơn Hải là quản lý con người thông qua sự cộng tác giữa các bên cùng lập kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản Mô hình đã huy động

sự tham gia, hợp tác của người dân để cùng quản lý nguồn lợi thủy sản bằng cơ chế

phân quyền

1.3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

a Quan điểm nghiên cứu

 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Tất cả mọi hoạt động không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể Theo E.A.kotliarov (1978), thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các cơ

sở thuộc kết cấu hạ tầng, được liên kết với nhau bằng mối liên hệ kinh tế, sản xuất

và sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh

Trang 29

- 18 -

thổ [45] Theo quan điểm này thì lãnh thổ du lịch được tổ chức là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch

vụ du lịch

 Quan điểm kinh tế sinh thái

Một trong những vấn đề quan trọng của du lịch nói chung và du lịch dựa vào cộng đồng nói riêng là đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên Vì vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu hiệu quả kinh

tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường du lịch là hai mặt không thể tách rời của chính sách kinh tế sinh thái toàn vẹn

 Quan điểm phát triển bền vững

Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tượng lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay

Trên quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến cộng đồng địa phương sinh sống tại Tràng An-Bái Đinh (cụ thể là

3 xã Trường Yên, Ninh Xuân thuộc huyện Hoa Lư và Gia Viễn thuộc huyện Gia Viễn) Để từ đó lột tả được thực trạng phát triển du lịch tại khu vực Tràng An Bái Đính Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp phát triển phù hợp cho từng xã cụ thể

 Quan điểm lịch sử

Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển là cơ sở đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ

b Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu

Trang 30

- 19 -

Phương pháp thống kê không chỉ được áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ

bộ, thu thập tài liệu thứ cấp như các số liệu, các bài báo, các báo cáo đã có về khu vực , mà còn sử dụng trong quá trình phân tích chọn lọc, xử lí các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc sử lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu

 Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu

Phương pháp khảo sát thực địa giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở

hạ tầng (nhà cửa, công trình phụ, đường giao thông), và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban của huyện, tỉnh và người dân địa phương

để thu thập được những nguồn tư liệu cần thiết và cập nhật Khảo sát thực địa được tiến hành trong nhiều đợt: vào năm 2011 và 2012

Quá trình thu thập tài liệu tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích:

– Các nghiên cứu về du lịch cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam;

– Các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: hoạt động du lịch, điều tra giá trị địa chất địa mạo, quy hoạch kinh tế xã hội cấp tỉnh Ninh Bình, huyện Hoa Lư, Gia Viễn; Báo cáo kinh tế xã hội huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, thành phố Ninh Bình qua các năm, hỗ trợ đối với cộng đồng, bản đồ địa hình tỉnh Ninh Bình;

– Thu thập số liệu về tình hình dân số từ các xã: tổng số hộ, dân số, tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động, trên và dưới độ tuổi lao động, tỷ lệ nam-nữ, trình độ văn hoá;

– Thu thập số liệu về: lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, số người tham gia phục vụ du lịch và các báo cáo du lịch tại khu vực nghiên cứu

 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này được áp dụng thông qua việc tổ hợp các nguồn tài liệu, số

liệu, các kết quả điều tra xã hội học cùng các khảo sát thực tế, phân tích để thấy được tiềm năng, thực lực phát triển du lịch

Trang 31

- 20 -

 Điều tra xã hội học

– Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn điểm đối với

4 nhóm đối tượng: cấp chính quyền và ban quản lý khu du lịch Tràng Bái Đính; cộng đồng địa phương có tham gia du lịch và không tham gia

An-du lịch; khách An-du lịch và đơn vị kinh doanh An-du lịch (nhà hàng, nhà nghỉ, bán hàng, trông giữ xe…) để tìm hiểu thực trạng, đánh giá nhận thức và nguyện vọng của các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ Phỏng vấn bằng bảng hỏi với người dân địa phương ở địa bàn nghiên cứu

– Phỏng vấn công đồng địa phương tham gia phục vụ du lịch: chèo thuyền, bán hàng, chụp ảnh, trông giữ xe, dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn viên, nhà hàng, thêu ren Phỏng vấn cộng đồng địa phương không tham gia du lịch: trồng lúa, nuôi dê, trồng rau

– Phỏng vấn khách du lịch: khách quốc tế và khách nội địa

– Số lượng phiếu phỏng vấn cụ thể như sau :

 Phiếu khách du lịch: 50 phiếu khách quốc tế và 50 phiếu khách nội địa (nhưng chỉ có 47/50 nội địa và 42/50 quốc tế trả lời đủ 100% câu hỏi trong phiếu)

 Phiếu cộng đồng địa phương xã Trường Yên: 35 phiếu cộng đồng không tham gia du lịch và 35 phiếu cộng đồng tham gia du lịch

 Phiếu cộng đồng địa phương xã Ninh Xuân: 33 phiếu cộng đồng không tham gia du lịch và 33 phiếu cộng đồng tham gia du lịch

 Phiếu cộng đồng địa phương xã Gia Sinh: 37 phiếu cộng đồng không tham gia du lịch và 37 phiếu cộng đồng tham gia du lịch

– Thời gian diễn ra phỏng vấn: với khách du lịch chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở 2 thời điểm là tháng 03/2012 và tháng 07/2012 Với đối tượng là cộng đồng địa phương chúng tôi tiến hành phỏng vấn vào tháng 07/2012

và tháng 09/2012

– Pham vi phỏng vấn: 3 xã thuộc khu vực Tràng An-Bái Đính là Trường Yên, Ninh Xuân huyện Hoa Lư và Gia Sinh huyện Gia Viễn

Trang 32

- 21 -

 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

Nhằm phát hiện các vấn đề cộng đồng và du lịch Tìm hiểu những suy nghĩ, cảm nhận cũng như quan điểm của người dân về các vấn đề cộng đồng tham gia phát triển du lịch Các cuộc phỏng vấn, thảo luận chính thức và không chính thức được

tiến hành cụ thể từng xã

Cuộc phỏng vấn và thảo luận của chúng tôi tiến hành với nhóm đối tượng là cộng đồng địa phương, phòng Văn hóa thể thao du lịch huyện Hoa Lư và Gia Viễn, Phòng Văn hóa Sở văn hóa thể thao và du lịch, ban quản lý khu du lịch Tràng An-Bái Đính, cán bộ quản lý xã Trường Yên, Ninh Xuân và Gia Sinh Tuy nhiên phương pháp PRA chúng tôi chỉ dừng ở giai đoạn đầu là thảo luận và ghi nhận ý kiến của người dân, ban quản lý, cán bộ xã, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định phù hợp cho khu du lịch

 Phương pháp bản đồ

Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng bản đồ đất đai, bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình, bản đồ thảm thực vật Kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan trên bản đồ như: bản đồ kinh tế xã hội, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ hiện trạng du lịch, bản đồ định hướng du lịch… dưới sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo và Arcgis

 Phương pháp toán học

Sử dụng một số công thức toán học để tính toán chỉ số thời vụ, xác định doanh thu xã hội của khu vực dự báo lượng khách năm 2015, 2020 và tính sức chứa tự nhiên một số điểm tại Tràng An

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

– Số lượt khách: Số lượt khách là tổng số khách du lịch đến và tiêu dùng

các sảnphẩm du lịch trong kỳ nghiên cứu

– Số ngày khách: Số ngày khách là tổng số ngày lưu trú tại khách sạn, nhà

nghỉ,…được thu thập bằng các báo cáo thống kê định kỳ

Trang 33

- 22 -

– Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được của

khách du lịch trong thời kỳ nghiên cứu

y0 : Bình quân lượng khách trong dãy số

 Nếu dãy số thời gian có lượng khách biến động có xu hướng rõ rệt

Công thức:

I TV = N

y

y t i

Trong đó:

I TV : Chỉ số thời vụ

y i : Lượng khách thực tế thời gian i

y t : Lượng khách lý thuyết (tính từ phương trình hồi quy)

N : Số năm

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phần mềm SPSS và thang đo Likert 5 mức trong

xử lý số liệu phỏng vấn cộng đồng địa phương và khách du lịch

c Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu thực hiện luận văn bao gồm các bước (hình 1.6):

Trang 34

- 23 -

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Bước đầu xác định những yêu cầu thực tiễn để định hướng nội dung và các bước nghiên cứu cụ thể, từ đó xác định các nhu cầu thông tin cần thiết để đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

Thu thập tài liệu và xử lý thông tin: các thông tin trong phòng (bản đồ khu vực nghiên cứu, các tài liệu, công trình đã được công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu…) và các thông tin khảo sát ngoài thực địa Các tài liệu này là cơ sở để tổng luận các vấn đề lý luận thực tiễn theo nội dung nghiên cứu của đề tài

Bước 2

Dựa trên những tư liệu đã thu thập được, những kết quả khảo sát thực địa tiến hành nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khả năng cung ứng dịch vụ du lịch, công tác quảng bá du lịch, chương trình hỗ trợ cộng đồng và đánh giá thị trường khách du lịch là cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch khu vực Tràng An-Bái Đính phục vụ phát triển DLCĐ và thành lập được bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên du lịch

Bước 3

Tiến hành điều tra xã hội học, xử lý số liệu làm cơ sở phân tích hiện trạng hoạt động du lịch, đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch, đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc của DLCĐ Từ đó đánh giá được hiện trạng DLCĐ tại khu vực nghiên cứu và thành lập bản đồ hiện trạng du lịch

Bước 4

Xây dựng hàm xu thế để dự báo lượng khách giai đoạn 2013-2020 và dựa trên

cơ sở thực trạng của khu vực Từ đó đưa ra định hướng phát triển DLCĐ, đề xuất các giải pháp cụ thể

Tiểu kết chương 1

DLCĐ là những vấn đề đang được quan tâm ở trên thế giới nói chung cũng như

ở Việt Nam trong những năm gần đây do vai trò và ý nghĩa quan trọng của nó trong chiến lược phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế -xã hội của

Trang 35

Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định nhu cầu thông tin và thu thấp

xỷ lý thông tin

Phân tích đktn, tài

nguyên tự nhiên

Phân tích đkktxh, tài nguyên nhân văn

Khả năng cung ứng

DL và quảng bá DL

Chính sách hỗ trợ CĐĐP, đánh giá thị trường khách

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DLCĐ, BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN DL

Hiện trạng hoạt động DL Mức độ hài lòng của khách DL Mức độ đảm bảo nguyên tắc DLCĐ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DLCĐ, BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG DL

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLCĐ, BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG

Chính sách quy hoạch

Đề xuất giải pháp cụ thể Xây dụng mô hình DLCD

Trang 36

- 25 -

CHƯƠNG2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG KHU DU LỊCH TRÀNG AN - BÁI ĐÍNH 2.1 Giới thiệu khái quát về khu vực du lịch Tràng An - Bái Đính

Khu du lịch Tràng An - Bái Đính nằm trong quẩn thể danh thắng Tràng An ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình trải rộng trên diện tích gần 8.000 ha thuộc huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình Trung tâm khu du lịch sinh thái Tràng

An thuộc xã Trường Yên (772,12ha), Ninh Xuân (357,56 ha) huyện Hoa Lư và trung tâm khu du lịch Tâm linh Bái Đính nằm trên xã Gia Sinh (529,6ha) huyện Gia Viễn [9]

Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Cố đô Hoa Lư - Tràng An, là điểm đến quan trọng trong hệ thống các khu du lịch quốc gia Điều này là minh chứng khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm quốc gia của khu du lịch Tràng

An - Bái Đính từ góc độ du lịch

Mặt khác, phát triển du lịch Tràng An - Bái Đính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với hoạt động phát triển du lịch của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận-một trong bảy khu vực trọng điểm du lịch của cả nước đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam Đặc biệt du lịch Tràng An - Bái Đính có mối liên hệ mất thiết với trung tâm du lịch Hà

Nội thông qua hoạt động phát triển du lịch “trục” lịch sử Cố đô Hoa Lư-Thăng

Long (Hà Nội) Điều này còn có ý nghĩa hơn khi phát triển du lịch văn hoá-lịch sử được xác định là định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khi du lịch Việt Nam hội nhập tích cực với du lịch khu vực

và quốc tế

Xây dựng khu du lịch Tràng An - Bái Đính góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân Đây là khu du lịch trọng điểm của Ninh Bình để tạo đà cho sự phát triển của các khu du lịch khác, phấn đấu sớm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Trang 37

- 26 -

Hoa Lư là Kinh đô của nước Việt Nam từ năm 968 đếnn ăm 1010 tồn tại được

42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968-980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền

Lê (980-1009) và năm cuối (1009-2010) là triều Lý [9]

Tồn tại 42 năm với 6 vị vua của 3 triều được ghi tên trong sử sách Đây từng là thành trì quân sự, một trung tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo Khu du lịch sinh thái (DLST) Tràng An, xưa chính là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh thành Hoa Lư (còn gọi là thành Nam) Khu du lịch sinh thái Tràng

An rất đặc biệt vì có Cố Đô Hoa Lư làm điểm tựa cho sự phát triển bền vững Chính

Cố đô Hoa Lư đã tạo nên các giá trị lịch sử vô giá cho khu du lịch sinh thái này và khu du lịch đó sẽ góp phần không nhỏ để những giá trị vô giá đó trở thành sức mạnh vật chất trong thời kỳ đổi mới và phát triển

Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh Thế kỷ XVI núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa 2 tập đoàn phong kiến

Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà chính quyền nhà Mạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình

Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng và tôn tạo từ năm 2003 Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò

mò của người Việt Nam thời nay

2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Địa chất và địa mạo

Kiến trúc đồi núi của khu vực là một tiểu bộ phận kéo dài của dãy núi đá vôi trùng điệp của vùng Tây Bắc nước ta đi từ Lai Châu qua Sơn La, Hòa Bình,

Trang 38

– Karst dạng nón: là những núi sót đơn dọc trên các cánh đồng Karst

– Karst dạng tháp: cũng là một dạng karst sót nhưng kích thước đỉnh và chân

không khác nhau nhiều, dạng này ít phổ biến

– Karst dạng xiên: là một dãy núi đá vôi, một phần của cánh uốn nếp Các lớp

được sắp xếp trình tự có phương vị và góc dốc như nhau Dạng này khá phổ biến tại Tràng An - Bái Đính Những dãy núi dạng đơn nghiêng tạo nên nhiều kiểu hình dạng karst lý thú như nhưng con rồng “đang săn ngọc, cá mập săn bắt tôm” hoặc “quần ngư”

Ngoài ra còn có thềm karst phát triển dọc theo các sông suối, cánh đồng karst sót giữa núi

b Khí hậu:

Khu vực Tràng An - Bái Đính thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam Khí hậu chia làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.860-1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh, trung bình năm có 125-157 ngày mưa Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 9), chiếm 80-90% tổng lượng mưa cả năm, lũ lụt cũng thường xảy ra trong thời gian này Vì vậy, hoạt động du lịch trong giai đoạn này trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là hoạt động chèo đò, dã ngoại

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C; tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,30C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,90C Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.400 giờ Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên 8.5000C Độ ẩm trung bình hàng năm

là 83%

Trang 39

Số ngày trời đầy mây

Tốc độ gió trung bình m/s

Bảng2 2 Đánh giá các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục

vụ du lịch và nghỉ dưỡng tại khu vực Tràng An - Bái Đính

Mức độ đánh giá Nhiệt độ

trung bình năm ( 0

C)

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ( 0 C)

Biên độ nhiệt trung bình năm ( 0 C)

Lƣợng mƣa trung bình năm (mm/năm)

N1 (12,7) S2 (1908,6)

Trạm Ninh Bình S1, hơi nóng

(23,4)

S2 (29,2/VII)

N1 (12,9) S1 (1828,5)

(Trong đó: (1*)

tham khảo chỉ tiêu sinh khí hậu của Phan Tất Đăc và Nguyễn Ngọc Toàn;

(2*)

tham khảo chỉ tiêu sinh khí hậu của học gia Ấn Độ)

Kết quả đánh giá cho thấy chỉ tiêu nhiệt độ thuộc loại hơi nóng nhưng vấn trong khoảng thích hợp với cơ thể con người (hạng S1) Tuy vậy, số tháng có nhiệt độ cao (> 270C) là 5 tháng từ tháng V đến tháng IX thuộc hạng khá thích nghi Lượng mưa cao (> 1800mm/năm) tạo không khí mát mẻ cho con người Như vậy, khí hậu Ninh Bình thuận lợi và khá luận lợi cho hoạt động du lịch, khách du lịch có thể tham

Trang 40

Các con sông này có sự phân bố dòng chảy không đều trong năm, thường biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều sông dễ gây ra ngập úng vào mùa lũ

từ tháng 6 đến tháng 9 gây khó khăn cho hoạt động chèo đò tại khu du lịch Chúng

có vai trò quyết định chế độ thủy văn, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân địa phương

Ngoài ra còn có hệ thống ao hồ của các hộ gia đình trong khu dân cư và hệ thống mương tưới dày đặc trải đều trên toàn khu vực Tràng An - Bái Đính, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho nông nghiệp và sản xuất

Nhóm đất xám: tập trung ở xã Trường Yên và Gia Sinh Thành phần cơ giới của nhóm đất này thường là thịt trung bình, tầng đất dày từ 0.5-1 m Hàm lượng lân tổng số ở mức trung bình, lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số ở mức trung bình khá Diện tích này sử dụng để trồng màu hoặc các cây trồng như ngô, cây ăn quả, cây thuốc

Ngày đăng: 10/03/2021, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w