Phá vỡ . nguyên tắcnơicôngsở - Có những nguyêntắccôngsở không ai phải tranh cãi, ví dụ như đi làm đúng giờ, tránh nói xấu sếp và đồng nghiệp bởi chúng giúp ích cho sự nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có một sốnguyêntắc mà bạn có thể phá vỡ chúng để gặp thuận lợi hơn trong công việc . Có một số nguyên tắcnơicôngsở bạn có thể phá vỡ . (Ảnh minh họa) Dưới đây là 5 nguyêntắc như vậy: Nguyêntắc 1: Dành càng nhiều thời gian cho công việc, bạn càng thành công Càng dành nhiều thời gian tập trung vào một việc gì đó, bạn sẽ càng tự tin hơn để gặt hái thành công lớn hơn. Đó có vẻ là một lập luận logic nhưng không phải luôn luôn đúng. Dành nhiều thời gian không có nghĩa là bạn làm việc năng suất và đạt chất lượng công việc tốt. Thực ra, dành quá nhiều thời gian ở công ty có thể là dấu hiệu bạn đang làm việc kém hiệu quả. Liệu có phải bạn ở lại cơ quan lâu hơn do sắp xếp công việc kém và chú tâm quá mức vào những nhiệm vụ không thuộc ưu tiên hàng đầu? Ngoài ra, hãy nhận thức cả khả năng bạn đang bị “quá tải”. Dồn nhiều thời gian vào 1, 2 dự án một cách ngẫu nhiên là điều bình thường nhưng nếu tình trạng đó kéo dài và tạo thành thói quen, bạn phải đối mặt với stress nghiêm trọng, tinh thần giảm sút và các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Do đó, khi cảm thấy mình không thể đảm nhận hết tất cả, hãy đề nghị sự trợ giúp từ sếp và đồng nghiệp. Nguyêntắc 2: Đảm nhận tất cả nhiệm vụ mới Tình nguyện làm việc cho dự án thêm là một trong những cách tốt nhất để xây dựng các kĩ năng mới và đẩy mình lên vị trí mới. Nhưng ôm đồm quá nhiều thứ hơn khả năng của mình sẽ khiến bạn đuối sức. Thêm vào đó, mất nhiều thời gian chuẩn bị cho các dự án tình nguyện hoặc không thể kiểm soát chúng có thể là một bước lùi của bạn. Tóm lại, không nên tham lam quá và thất hứa về thời hạn hoàn thành. Hãy lập kế hoạch chiến lược cho những gì bạn tham gia. Liệu bạn có đủ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để thực hiện dự án? Hoặc bạn có nhận thức mình sẽ quá tải với lượng công việc? Hãy cân nhắc thật kĩ. Nguyêntắc 3: Khi được đề nghị thăng chức, chấp nhận nó ngay lập tức Nên đánh giá lại mọi khía cạnh của bản thân trước khi chấp nhận lời đề nghị thăng chức . (Ảnh minh họa) Trong bản đánh giá hiệu quả công việc thường kì, sếp cám ơn bạn vì quá trình làm việc chăm chỉ, những đóng góp tích cực cho công ty và cho biết họ tiến cử bạn lên vị trí cao hơn. Mặc dù một chức danh ấn tượng với mức lương cao hơn nghe rất hấp dẫn, bạn cũng nên đánh giá lại mọi khía cạnh của bản thân trước khi chấp nhận lời đề nghị. Hãy tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như: “Mình có khả năng đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm hơn không?”, “Mình có đủ tự tin không?”… Hoặc ví dụ, nếu bạn chấp nhận vai trò quản lí, bạn sẽ không được làm những việc hàng ngày mình yêu thích. Thay vào đó là đôn đốc mọi người, đảm bảo dự án tiến triển tốt và giải quyết những mâu thuẫn ở công sở. Liệu bạn có sẵn sàng để thích nghi? Hơn nữa, bạn cũng nên xem xét sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm thêm giờ nhiều hơn hay thường xuyên phải đi công tác, bạn có thể điều chỉnh cuộc sống riêng một cách thích hợp? Nguyêntắc 4: Tập trung gây ấn tượng với cấp trên Sếp là người có ảnh hưởng tới thành công sự nghiệp của bạn. Họ không chỉ quyết định loại hình công việc bạn đảm nhận mà còn giúp bạn tiếp cận với những cơ hội phát triển nghề nghiệp. Do đó, không có cớ gì bạn lại không tập trung vào việc làm vui lòng người quản lí của mình. Nhưng sếp không phải là người duy nhất ảnh hưởng tới thành công của bạn. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của mối quan hệ với đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới. Khi phải đối mặt với thời hạn hoàn thành dự án gấp rút, đồng nghiệp chính là người “cứu cánh” cho bạn. Hoặc trợ lí cũng có thể giúp bạn tiếp cận với vấn đề một cách chi tiết và chính xác hơn. Vì vậy, hãy thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với mọi người ở tất cả cấp bậc trong tổ chức. Nguyêntắc 5: Không là kẻ ba hoa trong công ty Bạn chắc chắn không muốn mang tiếng là người chuyên “ngồi lê đôi mách”, “kẻ buôn chuyện” trong công ty nhưng cũng đừng vì thế mà xa lánh đồng nghiệp. Hãy dành chút thời gian trong ngày làm việc của mình để kết nối với đồng nghiệp. Hiểu đồng nghiệp ở khía cạnh cá nhân, riêng tư sẽ giúp mối quan hệ của bạn vững chắc hơn. Lưu ý, hãy hạn chế những hành động gây khó chịu cho đồng nghiệp và người xung bằng như nhắn tin, “chat chít” liên tục hay khoe khoang về bản thân quá mức. . vẫn có một số nguyên tắc mà bạn có thể phá vỡ chúng để gặp thuận lợi hơn trong công việc . Có một số nguyên tắc nơi công sở bạn có thể phá vỡ. (Ảnh minh. Phá vỡ. nguyên tắc nơi công sở - Có những nguyên tắc công sở không ai phải tranh cãi, ví dụ như đi làm đúng