BỆNH DẠI I.KHÁI QUÁT BỆNH DẠI - Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loại động vật máu nóng. - Bệnh lây rất nguy hiểm giữa chó và người. - Bệnh làm rối loạn thần kinh bắt nguồn từ não và tủy sống .Trong tế bào chất của tế bào cảm nhiễm hay tế bào thần kinh của con vật bệnh ở vùng sừng amon thường thấy các thể Negri là những thể ẩn nhập ái toan chứa các hạt nhỏ ái kiềm ở bên trong. Thể Negri chỉ phát hiện trong não con vật mắc bệnh dại và không phát hiện trong các bệnh khác. - Biểu hiện của bệnh là điên cuồng hoặc bại liệt, sợ gió sợ nước. - Phân loại: dại điên cuồng, dại bại liệt. II. HÌNH THÁI CẤU TRÚC - Do virus thuộc họ Rhabdovidae, giống Lyssavirus, hình viên đạn, có vỏ bọc, kích thước 60-80nm( có thể thay đổi). - Bên ngoài được phủ các gai cấu tạo từ glycoprotein xuyên màng. - Nucleocapxit của virus cấu tạo từ phức hợp ARN với nucleoprotein , có hình đối xứng xoắn, có đường kính xoắn ốc từ 15 – 18nm. Lõi của hạt virion là một sợi ARN cuộn lại theo hình xoắn.Virion có vỏ kép bọc ngoài áp sát vào bề mặt nucleocapxit. - Bộ gen virus dại gồm có 5 gen theo trình tự 5’-L-G-M-NS-N-3’ và có 5 loại protein cấu trúc. Các protein N, L, NS cấu tạo nên các nucleocapsid, protein G có trong thành phần các gai, các protein NS, L có hoạt tính RNA –polymerase và hoạt tính poly-A- polymerase. Do đó chỉ có bộ gen đơn độc thì không có tính cảm nhiễm nhưng nuclecapsid thì lại có tính cảm nhiễm . Cấu trúc của virus dại -Thể Nêgri: Do nhà khoa học Nêgri ( người Italia) phát hiện ra 1903 ở trong não (trong bào tương của nơron thần kinh ) của súc vật chết vì bệnh dại . Tiểu thể nằm trong nguyên sinh chất của tế bào thần kinh đó là những hạt nhỏ hình tròn, hình trứng, hình bầu dục, tam giác . Thể Nêgri là dấu hiệu đặc thù của bệnh dại, khi phát hiện ra thể Nêgri trong tế bào não của động vật bị ốm, có thể chẩn đoán, xác định là con vật mắc bệnh dại. Bản chất của thể Nêgri đến nay vẫn chưa rõ. III. CƠ CHẾ GÂY BỆNH - Virus theo vết thương vào cơ thể, virus nhân lên tại chỗ, đặc biệt trong cơ.Bệnh biểu hiện ở 2 thể là thể thần kinh và thể bại liệt. Thể thần kinh xảy ra với tỉ lệ cao nhưng ở bò thì thể bại liệt xảy ra cao hơn. - Sau 1 thời gian virus bắt đầu phát tán, chúng đi theo các dây thần kinh để đi lên não(thời kỳ hướng tâm).Tốc độ di chuyển 1mm/giờ. Virus nhân lên trong những tế bào hạch thần kinh, dây thần kinh, tùng thần kinh. - Ngoài mô thần kinh, virus còn theo dây thần kinh nhân lên trong biểu mô của tuyến nước bọt, giác mô, da, dịch tiết nước bọt cơ lưỡi…Như vậy sau khi thực hiện sự xâm lấn ly tâm từ hệ thần kinh, virus xâm nhiễm tất cả cơ quan và mô. - Virus kích thích các tế bào thần kinh gây mất cảm giác, kích thích và lên cơn cuồng nộ. Sau đó các tế bào thần kinh bị phá hủy, con vật bắt đầu bại liệt dần rồi chết - Thời kì nung bệnh rất khác nhau từ 7 ngày đến 5 năm tùy theo giống virus, loài vật và vị trí vết cắn quyết định. IV.CHẨN ĐOÁN 1.Chẩn đoán lâm sàng: Đối với dại điên cuồng: - Những biến đổi thói quen thông thường con vật trở nên buồn bã, ủ rũ, trốn trong tối, co rút nhóm cơ vùng thân và tứ chi. - Miệng chảy nước bọt, con vật trở nên hung dữ và cắn người. - Thú có triệu chứng thần kinh, sự suy nhược hoàn toàn dẫn đến thú chết Đối với dại bại liệt: - Liệt cơ vùng đầu, cổ, chó có biểu hiện khó nuốt, bệnh phát triển, thú liệt tứ chi, toàn thân và chết. - Sự phát triển bệnh có thể giữa 1-11 ngày. Do tính chất nguy hiểm của bệnh dại đối với con người nên khi con vật có bất kỳ biểu hiện thần kinh không bình thường đều được xem là nghi bệnh dại và phải xử lý như con vật bị bệnh dại. Phân biệt bệnh dại với bênh giả dại và bệnh carré. 2.Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Chẩn đoán virus học: + Kiểm tra thể nêgri dưới kính hiển vi: - Bệnh phẩm là não của động vật mắc bệnh. - Nhuộm bằng phương pháp Giemsa, hoặc Sellers hoặc Mann. - Phương pháp nhuộm Giemsa quan sát thấy thể Nêgri bắt màu đỏ tươi trên nền hồng tim tím của tiêu bản. +Tiêm động vật thí nghiệm: - Tiêm thỏ: Tiêm huyễn dịch óc cần xét nghiệm vào não thỏ. Sau 12 – 25 ngày thỏ sẽ phát bệnh và chết. - Tiêm chuột nhắt con mới đẻ :Bệnh phẩm là óc, tuyến nước bọt của vật chết nghi dại. Nuôi cách ly riêng, theo dõi trong 30 ngày. Chẩn đoán huyết thanh học: - Miễn dịch huỳnh quang là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. - Nguyên lý: Lấy kháng thể hoặc kháng kháng thể đã được nhuộm màu huỳnh quang cho tác dụng với kháng nguyên nếu có sự tương tác thì chúng phản ứng dương tính. Kỹ thuật huỳnh quang trực tiếp: Kháng nguyên chẩn đoán tác dụng kháng thể đặc hiệu nhuộm huỳnh quang: - Phản ứng dương tính ( phát sáng) => bệnh phẩm có chứa virus. - Phản ứng âm tính ( không phát sáng) => bệnh phẩm không chứa virus. Kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp: Kháng nguyên chẩn đoán tác dụng với kháng thể kháng gamma-globulin. - Thấy phát sáng, có sự kết hợp 2 tầng: tầng 1: giữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu; tầng 2 : giữa kháng thể đặc hiệu và kháng globulin=> dương tính=> bệnh phẩm có virus dại. - Ngược lại thì không. * Bên cạnh đó có thể cho ta chẩn đoán khẳng định : vì lí do sức khỏe và tính mạng của con người cho nên cần phải chuẩn đoán khẳng định bệnh dại ở động vật. Nguyên tắc chuẩn đoán cho phép khẳng định nhầm con vật bị bệnh dại nhưng không cho phép khẳng định nhầm con vật không bị bệnh dại.Để khẳng định phải thực hiện đồng htời 3 phương pháp cơ bản: phương pháp nhuộm xanh methylen và fucsin để tìm thể Negri, phản ứng huỳnh quang và phương pháp thử sinh học. Chỉ cần 1 pp cho kết quả dương thì con vật mang bệnh dại. V. PHÒNG BỆNH - Chú ý đến nguồn bệnh, nguồn dự trữ mầm bệnh và cách lây truyền để loại bỏ những mắc xích liên quan trong quá trình phát sinh bệnh thì việc phòng chống bệnh mới có hiệu quả. - Ở nước ta bệnh chỉ xảy ra ở chó và động vật thuần hóa do đó chó nuôi là nguồn dự trữ mầm bệnh. Vì vậy cách phòng bệnh là phải quản lý đàn chó và bắt buộc tiêm phòng bệnh dại cho chó. - Vắc xin Flury: do Johnson phân lập từ năm 1939 từ óc 1 em bé chết vì bệnh dại, dung tiêm dưới da cho chó, thỏ và người. Virus Flury trở nên vô độc khi tiêm bắp thịt cho tất cả động vật ở mọi lứa tuổi. VI . ĐIỀU TRỊ - Đối với gia súc bị bệnh không chữa trị. - Đối với người: khi bị chó cắn thì phải tẩy rửa vết thương bằng xà phòng và thuốc sát trùng như thuốc tím 1%, cồn iod 2%, sau đó đi tiêm phòng vaccine dại càng sớm càng tốt. - Nếu vết thương gần não và tủy sống thì phải tiêm huyết thanh kháng bệnh dại ngay lập tức vì kháng huyết thanh có hiệu quả ngay sau khi tiêm. . điên cuồng, dại bại liệt. II. HÌNH THÁI CẤU TRÚC - Do virus thuộc họ Rhabdovidae, giống Lyssavirus, hình vi n đạn, có vỏ bọc, kích thước 60-80nm( có thể thay. Nucleocapxit của virus cấu tạo từ phức hợp ARN với nucleoprotein , có hình đối xứng xoắn, có đường kính xoắn ốc từ 15 – 18nm. Lõi của hạt virion là một sợi