- Rèn luyện kĩ năng xử lí bản số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu %).. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc đ[r]
Trang 1Nguyễn Thị Kim Tiền
Ngày:
Tuần: Tiết:
BÀI 10 THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ
CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG THEO CÁC LOẠI CÂY,
SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.
I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần đạt những yêu cầu sau:
1 Kiến thức:
Học sinh củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xử lí bản số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu %)
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích
3 Thái độ:
Học sinh có ý thức học tập tích cực, tự giác bộ môn Địa lý
II Đồ dùng dạy học và phương tiện cần thiết:
1 Giáo viên:
Gíao án, thước kẻ, thước đo độ, compa
2 Học sinh:
SGK lớp 9, compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính
Trang 2III Hoạt động dạy và học:
1 Ổn định lớp: (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Nêu nguồn lợi thuỷ sản và sự phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam?
- Trình bày vai trò các loại rừng? Nêu biện pháp bảo vệ rừng?
3 Vào bài mới: (1 phút)
Hiện nay, mặc dù nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn trong cơ cấu kinh tế của nước ta Trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành cơ bản của nông nghiệp Hôm nay chúng ta sẽ cùng củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong tiết học này Chúng ta sẽ bắt đầu học bài 10 Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: VẼ VÀ PHÂN TÍCH
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO
TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI
CÂY, NĂM 1990 VÀ 2002 (30 phút)
Hình thức hoạt động tập thể
Giaó viên cho một học sinh đứng lên đọc
yêu cầu bài tập 1 cho cả lớp
Gíao viên nêu cho học sinh quy trình vẽ
biểu đồ cơ cấu theo các bước:
Bước 1: Giaó viên hướng dẫn học sinh xử lí
số liệu và lập bảng số liệu đã xử lí
- Cách tính: Năm 1990 diện tích là 9040
nghìn ha → cơ cấu diện tích 100%
Bài tập 1:
- Xử lí số liệu:
Loại cây
Cơ cấu diện tích gieo trồng (%)
Góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ)
1990 2002 1990 2002
Cây lương
Cây công
Cây thực phẩm, cây
ăn quả, cây khác
Trang 39040 → 100%
6474,6 → X
⟹ X = 6474,6x100:9040=71,6
Góc ở tâm của cây lương thực được tính là:
71,6x3.6°=258°
- Học sinh chia làm 2 nhóm tính toán và xử
lí số liệu (tính cơ cấu diện tích gieo trồng
và góc ở tâm):
+ Nhóm 1 và 3: Năm 1990
+ Nhóm 2 và 4: Năm 2002
Giaó viên nhận xét và chuẩn xác kết quả
của các nhóm
Bước 2: Gíao viên nêu cách vẽ:
- Vẽ 2 hình tròn có bán kính cho sẵn Vẽ
biểu đồ theo quy tắc: bắt đầu vẽ từ “tia 12
giờ”, vẽ thuận chiều kim đồng hồ
- Vẽ các hình quạt tương ứng với tỉ trọng
của từng thành phần trong cơ cấu ⟹ Ghi trị
số % vào quạt tương ứng
- Vẽ đến đâu, kẻ vạch tới đó Đồng thời
thiết lập bảng chú giải
Giaó viên mời 1 học sinh lên vẽ biểu đồ
năm 1990 và 1 học sinh vẽ biểu đồ năm
2002
Gíao viên nhận xét, chuẩn xét bài làm của
học sinh
- Tiến hành vẽ biểu đồ:
Năm 1990 Năm 2002 Biểu đồ Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, năm 1990 và 2002 (%)
- Chú giải:
Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
Trang 4Bước 3: Giaó viên hướng dẫn học sinh
nhận xét sau khi hoàn thành vẽ biểu đồ
- Nhận xét:
+ Cây lương thực:
Diện tích gieo trồng tăng từ 6474,6 nghìn
ha lên 8320,3 nghìn ha, tăng 1845,7 nghìn ha
Tỉ trọng giảm từ 71,6% xuống 64,8%, giảm 6,8%
+ Cây công nghiệp:
Diện tích gieo trồng tăng từ 1199,3 nghìn
ha lên 2337,3 nghìn ha, tăng 1138 nghìn ha
Tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% lên 18,2%, tăng 4,9%
+ Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác:
Diện tích gieo trồng tăng từ 1366,1 nghìn
ha lên 2173,8 nghìn ha, tăng 807,7 nghìn ha
Tỉ trong tăng từ 15,1% lên 16,9%, tăng 1,8%
Trang 5HOẠT ĐỘNG 2: VẼ VÀ PHÂN TÍCH
BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC GIA CẦM,
GIAI ĐOẠN 1990-2002
Hình thức: Bài tập về nhà
Gíao viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ:
- Trục tung: trị số %, gốc thường lấy trị số
0 nhưng cũng có thể lấy một trị số phù hợp
≤ 100
- Trục hoành: đơn vị thời gian, chú ý
khoảng cách năm, gốc toạ độ trùng với
năm gốc 1990
- Các đường biểu diễn bằng kí hiệu khác
nhau
- Nhận xét và giải thích
Bài tập 2:
- Lập bảng số liệu mới:
2000 101,5 132,4 164,7 182,6
- Vẽ biểu đồ:
% 250 200 150 100 50
1990 1995 2000 2005 Biểu đồ Thể hiện chỉ số tăng trưởng của gia súc, gia cầm (%)
Chú giải:
- Nhận xét:
Chỉ số tăng trưởng của gia súc, gia cầm từ năm 1990-2002:
+ Chỉ số tăng trưởng của trâu giảm 1,4%
+ Chỉ số tăng trưởng của bò tăng 30,4%
+ Chỉ số tăng trưởng của lợn tăng 89,0%
+ Chỉ số tăng trưởng của gia cầm tăng 117,2%
Trang 64 Củng cố:
Câu 1: Nước ta có thể phát triển nhiều loại cây công nghiệp vì:
A Khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều loại đất phù hợp
B Có thể trồng xen cây lương thực
C Có nhu cầu thị trường lớn
D Có trình độ kĩ thuật cao
Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 1990-2002 đã cho ta thấy vai trò của:
A Cây công nghiệp lâu năm ngày càng quan trọng
B Cây lương thực, năng suất, sản lượng ngày một cao
C Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác đã được chú trọng phát triển
D Tất cả các ý trên đều đúng
5 Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành bài tập 2
- Soạn trước bài 11
IV Rút kinh nghiệm:
………
………
………
………
………
………
………