1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Tiền Giang

3 1,7K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 96 KB

Nội dung

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Khóa ngày 01/12/2009 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 03 trang, gồm 6 câu Câu 1.(5,0 điểm): Trắc nghiệm khách quan: Chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc, b,c,d) vào giấy làm bài thi. 1. Kế hoạch cụ thể về công việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang được đề ra tại A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3/1945). B. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (4/1945). C. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (2/1943). D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945). 2. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”, đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa. C. gửi bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đến Hội nghị Vécxai. D. đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. 3. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã làm gì khi có thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng? A. thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc B. thành lập Uỷ ban lâm thời khu giải phóng C. thành lập Việt Nam giải phóng quân D. thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam 4. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu? A. Hiệp ước Maxtrích (1991) B. Định ước Henxinxki (1975) C. Hiệp ước Rôma (1957) D. Hiệp định Pari (1973) 5. Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã được khắc phục hoàn toàn từ A. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng CS Đông Dương (3/1935). B. Hội nghị BCH Trung ương Đảng (7/1936). C. Hội nghị BCH Trung ương Đảng ( 11/1939). D. Hội nghị BCH Trung ương Đảng (5/1941). 6. Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời được cải tổ từ A. Tổng bộ Việt Minh. B. Ủy ban quân sự cách mạng Bắc kỳ. C. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. D. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Trang 1/3 ĐỀ CHÍNH THỨC 7. Trong những năm 1992 - 1993, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là A. ngả về các cường quốc phương Tây B. quan hệ chặt chẽ với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) C. quan hệ chặt chẽ với các nước phương Đông D. cân bằng chính sách giữa châu Á và châu Âu 8. ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển từ thời điểm hình thành A. ASEAN 6 B. ASEAN 7 C. ASEAN 8 D. ASEAN 10 9. Điều không phải là nguy cơ do xu thế toàn cầu hoá mang lại đối với các nước đang phát triển là A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. B. đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia. C. vơi cạn các nguồn tài nguyên. D. đời sống con người kém an toàn. 10. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, về chính sách đối ngoại, Mĩ đã triển khai chiến lược A. “Ngăn đe thực tế”. B. “Cam kết và mở rộng”. C. “Phản ứng linh hoạt”. D. “Đối đầu trực tiếp”. Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Tác động đối với quan hệ quốc tế? Câu 3. (3,0 điểm) Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 Liên hệ những biến đổi ấy với thỏa thuận Ianta về Đông Nam Á và rút ra nhận xét? Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích thái độ và khả năng cách mạng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trang 2/3 Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1930 như thế nào? Câu 5. (3,0 điểm) Phân tích và chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt và kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Câu 6. (3,0 điểm) Bảng kê một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến 1945: STT Thời gian Tên sự kiện 1 6-8/11/1939 2 27/9/1940 3 23/11/1940 4 13/1/1941 5 28/1/1941 6 10-19/5/1941 7 9/3/1945 8 14-15/8/1945 9 19/8/1945 10 2/9/1945 a. Hãy điền tên các sự kiện. b. Chọn và giải thích 3 sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám. - Hết - ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ) Trang 3/3 . UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Khóa. giao đề) Đề thi có 03 trang, gồm 6 câu Câu 1.(5,0 điểm): Trắc nghiệm khách quan: Chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc, b,c,d) vào giấy làm bài thi.

Ngày đăng: 07/11/2013, 20:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến 1945:  - Đề thi học sinh giỏi tỉnh Tiền Giang
Bảng k ê một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến 1945: (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w