1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT

46 532 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 499,96 KB

Nội dung

Kế toán trưởng Kế toán thu NSNN Kế toán chiKế toán chi NS huyện Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại KBNN Na Hang Giám đốc PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT 1. Khảo sát thực tế 1.1 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán NSNN là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Na Hang, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của giám đốc KBNN Na Hang. 1.2.Những quy định chung về tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN 1.2.1 Quy định về tập trung, quản lý thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN 1.2.1.1 Tại cơ quan thu a. Lập dự toán thu NSNN quý kế hoạch thu tháng - Căn cứ nhiệm vụ thu cả năm do cơ quan cấp trên được giao, số đăng ký thuế dự kiến các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các đối tượng trên địa bàn thu NSNN phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NSNN quý thuộc phạm vi quản lý, chi tiết theo từng loại thu, phân loại nội dung theo đối tượng nộp thu. - Dự toán thu NSNN lập theo năm từng quý gửi Ủy ban nhân dân, cho cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ điều hành ngân sách, đồng gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp để làm căn cứ điều hành tổ chức công tác thu NSNN của các quý sau trong năm gửi trước ngày 20 của tháng cuối quý trước. - Vào ngày 20 hàng tháng, cơ quan thu lập kế hoạch thu NSNN tháng sau, chi tiết theo địa bàn, đối tượng (thu trực tiếp qua KBNN hoặc thu qua cơ quan thu), thời hạn nộp gửi KBNN để phối hợp tổ chức thu ngân sách. - Trách nhiệm lập dự toán thu NSNN của các cơ quan thu: + Cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý, dự kiến số hoàn thuế giá trị gia tăng. + Cơ quan Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý. + Cơ quan Tài chính các cơ quan khác được ủy quyền thu NSNN lập dự toán thu NSNN đối với các khoản thu ngoài phạm vi quản lý của cơ quan Thuế Hải quan nêu trên. b. Tổ chức thu NSNN: - Căn cứ vào tờ khai thuế các khoản phải nộp NSNN của đối tượng nộp, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế các khoản phải nộp NSNN ra thông báo thu NSNN gửi đối tượng nộp. Thông báo thu phải ghi rõ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo mục lục ngân sách đối với mỗi khoản thu. - Cơ quan thu ra thông báo thu NSNN cho các đối tượng nộp NSNN theo quy định hiện hành. Trường hợp không cần thông báo thu (đối với các đối tượng nộp được tự khai, tự xác định số tính, tự nộp thuế các khoản phải nộp khác), thì các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp NSNN đầy đủ, kịp thời theo chế độ quy định. 1.2.1.2 Tại KBNN a. Trường hợp 1: Thu bằng giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: - Đối tượng nộp tiền căn cứ theo thông báo hoặc tờ khai thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt theo quy định. - Khi nhận được giấy nộp tiền từ đối tượng nộp, KBNN làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu NSNN xử lý các liên giấy nộp tiền: Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu NSNN; Liên 2: gửi đối tượng nộp; Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp. - Khi tiến hành hạch toán thu NSNN kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ; ghi mã địa bàn của đối tượng nộp thuế, mã nguồn, mã điều tiết của từng khoản thu, các tài khoản thu các tài khoản liên quan. b. Trường hợp 2: Thu bằng biên lai thu: - Đối với trường hợp KBNN sử dụng biên lai thu để thu trực tiếp, KBNN lập 3 liên biên lai thu để thu tiền từ đối tượng nộp xử lý các liên biên lai thu: 1 liên lưu cuống, 1 liên gửi đối tượng nộp, 1 liên lưu tại KBNN; - Cuối ngày hoặc theo định kỳ (không quá 2 ngày), KBNN lập 2 liên bảng biên lai thu: 1 liên lưu tại KBNN, 1 liên gửi cơ quan thu; đồng thời lập 3 liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, hạch toán thu NSNN xử lý: Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu NSNN; Liên 2: huỷ bỏ; Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp. 1.2.2 Một số quy định về quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN 1.2.2.1 Về thời gian các đơn vị sử dụng NSNN gửi dự toán đến KBNN Đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN trước ngày 31/12/N-1 đồng gửi cơ quan Tài chính, KBNN cùng cấp KBNN nơi giao dịch (gửi thông qua đơn vị sử dụng ngân sách bản chi tiết đối với đơn vị). Trường hợp trong tháng 1/N, các đơn vị dự toán cấp I các đơn vị sử dụng ngân sách chưa gửi dự toán cho KBNN thì KBNN chỉ tạm cấp lương, các khoản có tính chất tiền lương, nghiệp vụ phí, công vụ phí các khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy (trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa), chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới. Mức tạm cấp một tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước, đồng thời tổng hợp danh sách các đơn vị chưa có dự toán gửì KBNN báo cáo KBNN cấp trên, cơ quan tài chính đồng cấp để xem xét xử lý theo quy định. 1.2.2.2 Điều kiện chi trả, thanh toán. Kho bạc nhà nước chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN khi có đủ các điều kiện sau: 1) Đã có trong dự toán chi NSNN được giao, trừ các trường hợp sau: - Dự toán phương án phân bổ dự toán NSNN chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định. - Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán NSNN được giao từ nguồn dự phòng NSNN theo quy định của cấp có thẩm quyền để khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn…; các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt, nhưng không thể trì hoãn được. - Chi ứng trước dự toán NSNN năm sau. 2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 3) Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. - Đối với các khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp, thì quyết định chi là “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát ngân sách nhà nước theo quy định. KBNN thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính. - Đối với các khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp, khi có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập gửi KBNN giấy rút dự toán ngân sách nhà nước. 4) Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán Ngoài dự toán năm được giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu chi quý đã gửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trước), tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm: a. Chi thanh toán cá nhân: - Đối với các khoản chi tiền lương: + Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi lần đầu); + Danh sách những người hưởng lương phụ cấp lương (gửi lần đầu); + Bảng tăng, giảm biên chế quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). - Đối với các khoản chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên: + Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi lần đầu); + Bảng tăng, giảm học bổng, sinh hoạt phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). - Đối với các khoản chi thuê ngoài lao động: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút, được ghi trong hợp đồng lao động. b. Chi nghiệp vụ chuyên môn: các hồ sơ chứng từ có liên quan. c. Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa tài sản cố định: - Dự toán chi quý về mua sắm, sửa chữa tài sản cố định được cấp có thầm quyền duyệt; - Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền; - Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ; - Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán), hoá đơn bang hàng, vật tư, thiết bị; - Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan. d. Các khoản chi khác: - Bảng liệt chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền; - Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan. 1.2.2.3 Hình thức chi trả, thanh toán ngân sách nhà nước a. Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN - Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán ngân sách nhà nước từ KBNN gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị như sau: + Các cơ quan hành chính nhà nước; + Các đơn vị sự nghiệp; + Các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thường xuyên; + Các tổng công ty nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật. - Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN: + Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã đăng ký với KBNN theo yêu cầu nhiệm vụ chi thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán. Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết cấp bách trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm được giao, nhưng vượt quá nhu cầu chi quý đơn vị đã gửi KBNN thì KBNN vẫn chi, song phải báo cáo kịp thời cho cơ quan tài chính đồng cấp để chủ động cân đối nguồn; + KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN. + Khi thực hiện chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN, KBNN thực hiện chi cho đơn vị sử dụng NSNN theo đúng các mục chi thực tế trong phạm vi các nhóm mục đã được giao trong dự toán ngân sách nhà nước. Riêng nhóm mục chi khác trong dự toán NSNN được phép thanh toán để chi cho tất cả các nhóm mục, song phải hạch toán theo đúng mục thực chi. Từ năm ngân sách 2008, thực hiện chuyển hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền sang rút dự toán tại KBNN đối với các nhiệm vụ chi sau: + Chi trả nợ, viện trợ; + Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính. b. Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền - Đối tượng thực hiện chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền bao gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN; - Trách nhiệm của cơ quan tài chính, KBNN trong việc kiểm soát, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền: + Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; + KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính. 1.3. Quy trình kế toán thu chi NSNN 1.3.1 Quy trình kế toán thu NSNN bằng tiền mặt a. Quy trình thu NSNN bằng Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang: - Khi nhận được 03 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt từ người nộp, kế toán KBNN kiểm tra nội dung chứng từ chuyển cho thủ quỹ theo đường nội bộ để thu tiền; - Thủ quỹ KBNN kiểm tra chứng từ, nhận tiền, kiểm đếm, lập bảng loại tiền yêu cầu người nộp ký vào bảng kê, ghi sổ quỹ, ký tên đóng dấu “Đã thu tiền” vào các liên giấy nộp tiền, sau đó lưu bảng loại tiền chuyển lại các liên giấy nộp tiền cho kế toán theo đường nội bộ; - Kế toán ghi mã điều tiết, mã nguồn (nếu có), định khoản kế toán, ký tên, chuyển kế toán trưởng ký, đóng dấu vào các liên giấy nộp tiền; hoạch toán thu NSNN xử lý các liên chứng từ như quy định. b. Quy trình thu NSNN bằng biên lai thu tại KBNN Na Hang: - Khi đối tượng nộp tiền vào NSNN; kế toán thu NSNN lập 03 liên biên lai thu, ghi đầy đủ các yếu tố trên biên lai, cùng người nộp ký tên trên các biên lai thu xử lý: 1liên lưu cuống biên lai; 2 liên chuyển cho thủ quỹ theo đường nội bộ để thu tiền; - Thủ quỹ căn cứ 02 liên biên lai thu do kế toán chuyển đến, nhận tiền từ người nộp, kiểm đếm, vào sổ qũy, ký tên, đóng dấu “Đã thu tiền” vào các liên biên lai thu; sau đó, trả cho người nộp 1 liên, liên còn lại chuyển cho kế toán; - Cuối ngày, kế toán thu NSNN tập hợp biên lai thu của các khoản thu có cùng nội dung để lập 02 liên bảng biên lai thu. Kế toán thủ quỹ đối chiếu số tiền đã thu số tiền trên cuống biên lai các bảng biên lai; - Căn cứ số tiền đã thu ghi trên bảng biên lai thu, kế toán lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt, ghi đầy đủ các yếu tố ký tên vào vị trí người nộp tiền; sau đó chuyển 3 liên giấy nộp tiền, bảng biên lai thu các liên biên lai thu kèm theo cho thủ quỹ; - Thủ quỹ kiểm soát, đóng dấu “Đã thu tiền” trên các liên giấy nộp tiền bảng biên lai; kế toán chuyển chứng từ cho KT trưởng KBNN kiểm soát, ký tên; đóng dấu “Kế toán KBNN” vào các liên giấy nộp tiền hạch toán thu NSNN. 1.3.2 Quy trình kế toán chi NSNN bằng tiền mặt Tại KBNN huyện Na Hang diễn ra hai nghiệp vụ kế toán chi NSNN chủ yếu là kế toán chi thường xuyên; kế toán chi đầu tư CTMT có tính chất đầu tư 1.3.2.1 Quy trình kế toán chi thường xuyên Kinh phí thường xuyên là loại kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân bổ giao dự toán cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp. a. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách: - Đăng ký giao dịch với KBNN: + Khi nhận được quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải gửi tới KBNN nơi giao dịch bản dự toán chi tiết đến Loại, Khoản của Mục lục ngân sách nhà nước (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi không phân bổ chi tiết theo từng quý trong năm) của đơn vị mình. + Đăng ký mở tài khoản tại KBNN để thực hiện giao dịch. - Khi có nhu cầu chi: Căn cứ vào dự toán được giao, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát, thanh toán. b. Đối với kế toán KBNN: + Kế toán căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của cấp có thẩm quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách để lập Phiếu nhập dự toán ngân sách. Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ như: cấp ngân sách, niên độ ngân sách, loại kinh phí (kinh phí thường xuyên, kinh phí ủy quyền), tên, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, loại dự toán (dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh), mã tính chất nguồn kinh phí, cơ cấu phân bổ ngân sách (chương, loại, khoản, nhóm mục), số tiền, ngày hạch toán…;sau đó ký xác nhận trên chứng từ theo chức danh quy định. + Tiến hành mở tài khoản chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ theo yêu cầu mở tài khoản của các đơn vị. + Căn cứ vào dự toán được giao, kế toán KBNN hạch toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi kiểm tra, kiểm soát thấy các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng đủ điều kiện quy định. 1.3.2.2 Quy trình kế toán thanh toán vốn đầu tư bằng tiền mặt - Phòng Thanh toán vốn: + Sau khi tiếp nhận nguồn vốn, dự toán kinh phí đầu tư, mức vốn đầu tư của ngân sách các cấp yêu cầu phòng Kế toán mở các tài khoản chi tiết theo chương trình đầu tư, CTMT để theo dõi việc sử dụng từng loại nguồn vốn. + Khi nhận được quyết định giao công trình (dự án) cho chủ đầu tư (chủ dự án) của cấp có thẩm quyền từ chủ đầu tư (chủ dự án), Phòng yêu cầu phòng Kế toán mở các tài khoản chi tiết cho từng chủ đầu tư (chủ dự án). + Kiểm soát các chứng từ thực chi tạm ứng mà chủ đầu tư (chủ dự án) yêu cầu thanh toán, nếu đầy đủ điều kiện phòng sẽ xác nhận yêu cầu phòng Kế toán thanh toán. - Phòng Kế toán: + Mở tài khoản cho từng chương trình đầu tư (CTMT), chủ đầu tư (chủ dự án) theo yêu cầu của phòng Thanh toán vốn Giấy đăng ký mở tài khoản, đăng ký mẫu chữ ký của kế toán, chủ đầu tư. + Căn cứ chứng từ thanh toán vốn do Phòng Thanh toán vốn gửi theo đường nội bộ tiến hành hạch toán thanh toán vốn đầu tư chi tiết đến từng cấp ngân sách, niên độ, mục lục ngân sách, chủ đầu tư (chủ dự án), số tiền tạm ứng/thực chi của từng món thanh toán. - Thực hiện đối chiếu số liệu giữa phòng Thanh toán vốn phòng Kế toán đảm bảo khớp về tổng số vốn đã thanh toán chi tiết đến từng cấp ngân sách, niên độ, mục lục ngân sách, chủ đầu tư (ban quản lý dự án). [...]... thông tin Cơ quan Thu , Tài chính Thông tin Thông tin chi đầu tư BC thu chi NSNN y/c lập BC thu chi NSNN Ban giám đốc KBNN Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh HTTT Kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt Hệ thống phục vụ 3 đối tượng khách hàng: Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư đối tượng nộp tiền vào ngân sách tại KBNN 2.2.2 Sơ đồ DFD mức 0 của HTTT Kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt Thông tin phản... hạch toán 1.4.1 Hạch toán Thu NSNN bằng tiền mặt Kế toán thu thuế, thu tiền phạt, thu phí lệ phí + Căn cứ chứng từ thu: giấy nộp tiền vào NSNN, bảng biên lai… kế toán ghi: Nợ TK 50 Có TK 741.01 + Đồng thời điều tiết cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định Nợ TK 741.01 Có TK 701.01, 711.01, 721.01 1.4.2 Hạch toán Chi NSNN bằng tiền mặt 1.4.2.1 Hạch toán Chi thường xuyên a Kế toán thực chi NSNN... bàn Tên địa bàn 3NF b Từ Lệnh chi tiền, Lệnh chi tiền ngân sách xã (kiêm lĩnh tiền mặt) , Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt, Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT), Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt, Sổ chi tiết thanh toán vốn đầu tư Sổ tổng hợp theo dõi dự toán ngân sách, ta có danh sách các thu c tính sau: Danh sách thu c tính Ngày hạch toán Số chứng từ Số bút toán Mã t/c nguồn kinh phí Mã... ra của nhiều bài toán, đôi khi phải kết hợp một số hoặc cả bốn phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu với nhau chỉ để tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất phù hợp với hệ thống thông tin 3.1.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu Kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt Việc thiết kế CSDL Kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt được kết hợp cả hai phương pháp nguyên mẫu thiết kế từ các thông tin đầu ra Thiết kế CSDL đi từ các... trình kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt được đặt ra yêu cầu quản lý việc hạch toán các khoản thu chi NSNN chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước; tạo lập theo dõi các tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các khách hàng có phát sinh giao dịch tại KBNN; đưa ra các báo cáo cần thiết cho quá trình quản lý 2 Phân tích chi tiết HTTT Kế toán. .. của HTTT Kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt Giấy rút vốn, hồ sơ, chứng từ y/c thanh toán QĐ giao công trình Chứng từ nộp vào NSNN Chứng từ có xác nhận Phòng Kế hoạch - thanh toán vốn y/c mở TK Khách hàng y/c mở TK Ct y/c thanh toán đã qua kiểm soát Thông tinHTTT Kế toán thu chi NSNN TK y/c đối chi u số liệu Thông tin dự toán Giấy rút dự toán, chứng từ, hồ sơ thanh toán Chứng từ đã hạch toán chi. .. quản lý 2 Phân tích chi tiết HTTT Kế toán thu chi NSNN bằng tiền mặt 2.1 Sơ đồ chức năng (BFD) của hệ thống Kế toán thu chi NSNN Kế toán NN Hạch toán thu NSNN Kế toán NN Chi thường xuyên Quản lý TK của ĐVSDNS Lập báo cáo NN Thanh toán vốn đầu tư Qlý TK của CT đầu tư, CTMT, chủ đầu tư Hạch toán chi TX Hạch toán chi đầu tư Lập báo cáo chi TX Lập báo cáo chi đầu tư 2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của... cơ quan quản lý thu ra Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt thông báo Thủ quỹ Chứng từ đã kiểm tra Kiểm tra nội dung Chứng từ đã thu tiền Thu tiền, ký đóng dấu Hạch toán, ký đóng dấu chứng từ chứng từ đã hạch toán Nhập chứng từ CSDL kế toán In báo cáo 1.2 Luồng thông tin quá trình chi thường xuyên Thời điểm Đơn vị sử dụng ngân sách Cán bộ kế toán KBNN Khi có quyết định giao dự toán của cấp có... 342.11, 343.11 c Kế toán thực chi vốn đầu tư Căn cứ giấy rút vốn đầu tư đã được bộ phận Thanh toán vốn đầu tư kiểm soát, kế toán ghi: Nợ TK 301.03, 311.03, 321.03 Có TK 501 Đồng thời ghi: Nợ TK 341.01, 342.01, 343.01 Có TK 841.01, 842.01, 843.01 d Kế toán thu hồi vốn đầu tư - Khi chưa quyết toán niên độ ngân sách: Căn cứ giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt có ghi rõ mục lục ngân sách, kế toán ghi: Nợ... dự toán quyền Kiểm tra Dự toán đã kiểm tra Dự toán đã kiểm tra Bản dự toán chi tiết đăng ký mở TK Lập phiếu nhập dự toán Khi có nhu cầu chi Phiếu nhập dự toán , nhập dự toán CSDL kế toán Báo cáo In báo cáo Chứng từ Chứng từ hạch toán Giấy rút dự toán Hạch toán chi Chứng từ lưu Hồ sơ thanh toán Chứng từ hợp lệ Kiểm tra 1.3 Luồng thông tin quá trình chi đầu tư Thời điểm Chủ đầu tư Cán bộ thanh toán . Kế toán trưởng Kế toán thu NSNN Kế toán chi xã Kế toán chi NS huyện Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại KBNN Na Hang Giám đốc PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ. cảnh HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt Sơ đồ mức ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt.

Ngày đăng: 07/11/2013, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.2.Màn hình giao diện chính của chương trình - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT
4.2. Màn hình giao diện chính của chương trình (Trang 40)
4.1 Màn hình giao diện đăng nhập chương trình - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT
4.1 Màn hình giao diện đăng nhập chương trình (Trang 40)
Bảng kê chứng từ đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến chứng từ chi - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT
Bảng k ê chứng từ đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến chứng từ chi (Trang 44)
Bảng kê chi tiết đưa ra các thông tin chi tiết của các chứng từ thu đã phát sinh - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT
Bảng k ê chi tiết đưa ra các thông tin chi tiết của các chứng từ thu đã phát sinh (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w