bài 45 ánh sáng khoa học 4 nguyễn yến duyên thư viện giáo án điện tử

6 257 1
bài 45 ánh sáng  khoa học 4  nguyễn yến duyên  thư viện giáo án điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín, và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp.. Ngo[r]

(1)

Khoa học ÁNH SÁNG I Mục tiêu

1 Kiến thức

- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng - Biết : +Ánh sáng truyền theo đường thẳng

+ Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi từ vật đó tới mắt 2 Kỹ năng

- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không cho ánh sáng truyền qua

- Nêu ví dụ và làm thí nghiệm chứng tỏ : + Ánh sáng truyền theo đường thẳng

+ Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi từ vật đó tới mắt

3 Thái độ: Nghiêm túc thực hành các thí nghiệm.Có ý thức tìm hiểu, áp dụng những điều đã học vào thực tế

II Đồ dùng dạy học

- Phiếu học tập (Hoạt động 1, 3)

- Bảng phụ ghi kết luận (Hoạt động 1, 3)

- Bìa có khe hở (Hoạt động 2) Đèn pin, kính trong, kính màu, vở (Hoạt động 3) - Hộp ánh sáng

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A Khởi động (3p)

- Lớp trưởng lên điều khiển lớp chơi trò chơi “Chiếc hộp bí mật”; Trò chơi sẽ gồm ba chiếc hộp HS sẽ chọn một hộp bất kì và trả lời câu hỏi bên trong hộp đó

- Ba câu hỏi như sau:

+ Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?

+Tác hại của tiếng ồn đối với con người?

+Nêu các cách chống tiếng ồn?

- HS chơi trò chơi dưới sự điều khiển của lớp trưởng Lớp trưởng yêu cầu các bạn chọn hộp và trả lời câu hỏi bên trong hộp

- HS trả lời:

(2)

- Lớp trưởng mời GV lên nhận xét

- Gv nhận xét về tinh thần tự quản, cách đọc và nắm nội dung bài cũ của HS

B Bài mới : 1.GTB (1p)

- GV hỏi: Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật gì ta phải làm thế nào?

- GV giới thiệu bài: Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật Muốn nhìn thấy vật ta cần phải có ánh sáng, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn thấy chúng Đó là những vật tự phát sáng Qua bài học ngày hôm nay các em sẽ được hiểu rõ hơn về ánh sáng 2.Hoạt động :

HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.(8p)

*Mục tiêu: Phân biệt được các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng - Để giúp các em có thể phân biệt được vật nào tự phát ra ánh sáng và vật nào được chiếu sáng, thì bây giờ cô sẽ tổ chức cho các em thảo luận nhóm trong vòng 3 phút: Hãy quan sát H1&H2 trong SGK-90 và cho biết: Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng (Quan sát và nhận xét từng hình.Ghi kết quả vào phiếu)

- GV phát phiếu, rồi yêu cầu 1 HS đọc nội dung Phiếu học tập

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Yêu cầu các nhóm khác đối chiếu bài của nhóm mình vớ nhóm bạn, nhận xét, bổ sung

* Kết luận: Hình 1: Ban ngày :

+ Vật tự phát sáng : Mặt trời

+ Vật được chiếu sáng : gương, bàn ghế…

truyền đến tai - Lắng nghe

- Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật ta phải chiếu sáng vật

- 1 hs đọc nội dung Phiếu học tập - Thảo luận nhóm (3phút)

- Đại diện 1 nhóm trình bày

(3)

Hình 2: Ban đêm :

+ Vật tự phát sáng : Đèn điện

+ Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, gương, bàn ghế…

- Liên hệ: Hãy tìm thêm 1 số ví dụ về những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng mà em biết

- GV kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng Ánh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua Còn mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng do mặt trời chiếu sáng Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng

HĐ2:Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng (8p)

*Mục tiêu: Nêu ví dụ và làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Dự đoán đường truyền của ánh sáng

- GV Hướng dẫn cách chơi:

+ Mời 2 học sinh đứng trước lớp ở 2 vị trí khác nhau

+ Cầm đèn pin chưa bật hướng vào những vị trí khác nhau (GV đứng cuối lớp)

+ Yêu cầu các tổ lần lượt dự đoán về đường truyền của ánh sáng

( Tổ nào dự đoán đúng nhiều lần nhất, tổ đó sẽ giành phần thắng.)

+ Bật đèn pin để kiểm chứng kết quả

? Qua trò chơi vừa rồi, hãy cho biết, ánh sáng truyền theo đường nào

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm

+ Yêu cầu HS quan sát H3-90-SGK và dự đoán

- HS nêu nối tiếp : Nến, đèn pin, lửa, nhà cửa, cây cối……

- HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV:

+ 2 HS thực hiện yêu cầu (đứng trước bảng)

+ Hướng đèn pin ở những vị trí khác nhau

+ Các tổ lần lượt nêu dự đoán: Ánh sáng đi tới đâu?(đi về phía bạn nào?)

- HS trả lời: Ánh sáng truyền theo đường thẳng

(4)

đường truyền của ánh sáng qua khe

+ Yêu cầu mỗi nhóm lấy đồ dùng đã chuẩn bị : 1đèn pin, 1 tấm bìa có khe hở

? Qua trò chơi và thí nghiệm vừa rồi chúng ta đã có 1 kết luận về đường truyền của ánh sáng Kết luận đó là gì

- GV nhắc kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng

HĐ3:Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật (8p)

*Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua.

- Để biết vật nào cho ánh sáng truyền qua, và vật nào không cho ánh sáng truyền qua, thì bầy giờ chúng ta tiếp tục làm việc theo nhóm làm thí nghiệm và viết kết quả vào phiếu học tập

- Phát Phiếu học tập cho các nhóm, rồi yêu cầu 1 HS đọc nội dung phiếu học tập

- Các nhóm làm thí nghiệm: Dùng đèn pin chiếu qua các vật : Kính trong, kính mắt (kính mờ), quyển vở, bìa

- Yêu cầu các nhóm trình bày

- Yêu cầu các nhóm khác đối chiếu kết quả, nhận xét, bổ sung

? Qua thí nghiệm vừa rồi, các em rút ra kết luận gì về sự truyền ánh sáng qua các vật

- Liên hệ thực tế: Ngoài những đồ dùng chúng ta vừa làm thí nghiệm thì ai có thể kể những vật nào cho ánh sáng đi qua và những vật không cho ánh sáng đi qua?

HĐ4:Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào (8p) *Mục tiêu: Nêu ví dụ và làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi từ vật đó tới mắt.

- Yêu cầu 1 HS đọc mục 3 trang 91 sgk - Yêu cầu HS dự đoán các kết quả:

+ Làm thí nghiệm như H3

-Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng

- 1 HS đọc nội dung phiếu - HS làm thí nghiệm

- Đại diện nhóm báo cáo

- Các nhóm khác đối chiếu kết quả, nhận xét,bổ sung

- Kết luận: Ánh sáng truyền qua các vật khác nhau thì khác nhau

- Liên hệ ứng dụng trong thực tế : Bóng đèn, kính mắt, mặt đồng hồ

- 1 HS đọc

(5)

+Khi đèn chưa bật, có thấy không? + Khi đèn sáng có thấy không?

+ Khi chắn quyển vở trước mắt, có thấy không? - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm, để biết dự đoán ban đầu của HS có đúng không?

- Yêu cầu HS trình bày - Yêu cầu HS nhận xét

- GV hỏi: Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào?

- Kết luận: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín, và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp Ngoài ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật đến mắt Nếu vật quá bé mà lại để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được

C Củng cố - Dặn dò : (2p)

- Củng cố: Các em học được những gì qua bài học hôm nay ?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò: Nắm được nội dung bài Chuẩn bị bài sau “Bóng tối”

- Các nhóm làm thí nghiệm - Đại diện 1 số nhóm báo cáo - HS nhận xét

-Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt

- Lắng nghe

-Biết vật nào tự phát ra ánh sáng và vật nào được chiếu sáng

-Ánh sáng truyền theo đường thẳng -Ánh sáng truyền qua các vật khác nhau thì khác nhau

-Ta chỉ nhìn thấy vật khi có áng sáng từ vật đó truyền vào mắt

(6)

PHIẾU HỌC TẬP Nhóm : …………. Hoạt động 1 Hình 1 :

+ Vật tự phát sáng :……… + Vật được chiếu sáng : ……… Hình 2 :

+ Vật tự phát sáng :……… + Vật được chiếu sáng : ………

PHIẾU HỌC TẬP Nhóm : …………. Hoạt động 3

Các vật cho gần như toàn bộ ánh sáng đi qua

Các vật chỉ cho

một phần ánh sáng đi qua

Các vật không cho ánh sáng đi qua ………

……… ………

……… ……… ………

Ngày đăng: 08/03/2021, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan