Học cách làm giàu - p1
Học cách làm giàu. Phần 1: Kế hoạch làm giàuPhần 1: Kế hoạch làm giàu1. Vốn liếng của Bạn 2. Ngân quỹ của Bạn 3. Các giấy tờ cần thiết 4. Xác lập mục tiêu 5. Bắt đầu lên kế hoạch ngay! 6.7. Vay tiền 8. Trắc nghiệm 9. Tổng kết 1. Vốn liếng của BạnVốn liếng của Bạn là gì? Giả sử Bạn muốn đưa gia đình tới Florida hoặc đưa người thương của mình du ngoạn vùng biển Caribê. Khi Bạn gọi điện thoại tới các văn phòng du lịch để đăng ký chuyến đi, họ sẽ hỏi Bạn một số câu hỏi: - Khi nào Ông/ Bà muốn đi- Ổng/ Bà muốn đi đâu- Ông/ Bà dự định chi bao nhiêu tiền- Ông/ Bà định đặt phòng loại nào Một nhà đầu tư cũng sẽ hỏi những câu tương tự. Điều quan trọng là phải biết, về mặt tài chính, hiện nay Bạn đang đứng ở vị trí nào. Biết được mục tiêu của mình cho tương lai, các nguồn lực tài chính đang có để đạt mục tiêu đó cũng rất quan trọng. Vị trí hiện tại được đo bằng vốn liếng hiện nay của Bạn, vị trí Bạn muốn đạt tới được xác định bằng các mục tiêu và mục đích của Bạn. Kế hoạch về tài chính sẽ chỉ đường dẫn lối để Bạn đi từ vị trí hôm nay tới vị trí mong ước ngày mai. Mục tiêu tài chính của Bạn có thể là tích luỹ đủ tiền để đi du lịch hoặc để cho con cái được học hành đến nơi đến chốn. Khi đã thiết lập được mục tiêu, Bạn cần xác định vị trí hiện nay của mình còn cách mục tiêu đó bao xa. Vốn liếng của Bạn, tính bằng tổng các tài sản của Bạn (tất cả những gì Bạn có, kể cả nhà và phương tiện đi lại) trừ đi tổng số tiền mà Bạn đang nợ (thẻ tín dụng, các khoản nợ khác v.v.), sẽ cho Bạn biết vị trí hiện tại của Bạn. Đầu tiên, xin hãy tính toán vốn liếng của mình, lúc đó Bạn mới có thể xây dựng một chiến lược thích hợp để đạt mục tiêu. Vốn liếng hiện tại của Bạn sẽ: - Cho Bạn một điểm khởi đầu - Giúp Bạn xây dựng chiến lược phù hợp- Giúp Bạn đo lường được tiến bộ của mình mỗi lần đánh giá lại vốn liếng- Giúp Bạn sống có nguyên tắc và kỷ luật về tài chính- Loại bỏ sự bấp bênh vì không biết rõ vị trí hiện tại của mình Quá trình định giá vốn liếng bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu. Cần phải có ý niệm rõ ràng về trị giá nhà và xe của Bạn, những khoản tiền mà Bạn đang nợ (thẻ tín dụng, các khoản nợ cá nhân, các khoản cầm cố, v.v.). Việc thu thập những dữ liệu này chẳng vui vẻ gì, nhưng kết quả sẽ là một thống kê tài chính mà Bạn sẽ cần đến nhiều lần trong quá trình lập kế hoạch tài chính như thuế má, bất động sản hay kế hoạch nghỉ hưu chẳng hạn. Mẫu sau đây (nhấp chuột để tải xuống) là một ví dụ đơn giản, có thể áp dụng cho trường hợp của Bạn. Bạn hãy in ra và điền vào, không cần thật chính xác, chỉ cần ước tính để giúp Bạn khởi động. Kết luận Bản thống kê vốn liếng của Bạn, bằng tổng số những gì Bạn có trừ đi tổng số tiền mà Bạn nợ, sẽ thể hiện vị trí hiện tại của Bạn. Nó sẽ cho Bạn điểm khởi đầu và mách cho Bạn biết Bạn có thể trông cậy vào những nguồn lực nào.2. Ngân quỹ02/11/2005 Đã bao giờ Bạn viết séc hoặc dùng thẻ tín dụng mà chỉ thầm mong séc không bị trả lại hoặc thẻ tín dụng không bị từ chối chưa? Nhưng khi Bạn đã có kế hoạch, dù là một kế hoạch đơn giản nhất, Bạn cũng sẽ tránh được tình trạng séc bị trả lại hoặc thẻ tín dụng hết tiền. Một kế hoạch chi tiêu hoặc bản thống kê lưu lượng tiền mặt sẽ giúp Bạn nắm được luồng tiền ra tiền vào của mình. Bạn cần xác định các khoản thu chi. Việc này còn quan trong hơn là ngồi theo dõi từng xu cuối cùng, vì vậy, nếu Bạn không biết rõ về một khoản mục nào đó, hãy cố gắng đoán thật sát. Dựa vào thông tin thu được, Bạn có thể quyết định nên tiết kiệm bao nhiêu, lượng tiết kiệm như vậy đã đủ để đáp ứng mục tiêu lâu dài của mình chưa. Cũng có thể sử dụng bản thống kê nói trên để xét lại thói quen chi tiêu. Nếu chi nhiều hơn thu, kế hoạch chi tiêu sẽ giúp Bạn quyết định phải điều chỉnh như thế nào. Nhiều nhà đầu tư thấy vạch kế hoạch chi tiêu hàng tháng rất có ích vì có nhiều khoản phải chi hàng tháng. Hãy điền vào mẫu sau (Nhấp chuột để tải xuống). Nếu có khoản nào không rõ chi phí bao nhiêu, hãy cứ đoán, Bạn có thể điều chỉnh sau. Khi tiết kiệm cho một mục tiêu nào đó, chẳng hạn mua nhà hay cho con đi học, một số gợi ý sau có thể sẽ có ích cho Bạn: Sau khi xem xét ngân quĩ, Bạn có thể thấy vốn liếng của mình không tăng nhanh như mong muốn. Bạn có thể cắt giảm chi tiêu, tăng thu nhập hoặc áp dụng cả hai cách.Để tình hình lưu thông tiền mặt được tốt hơn, Bạn hãy thử: - Giảm các khoản chi tiêu lặt vặt. Một cốc cà phê hoặc mua đồ ăn trưa ngoài tiệm mỗi ngày thôi cộng lại cũng sẽ là một khoản đáng kể. Hãy thử theo dõi xem Bạn tốn bao nhiêu vào những khoản như vậy trong một tháng để quyết định đó có phải là cách Bạn muốn chi tiêu không. Và có thể Bạn sẽ thấy đã đến lúc bỏ thuốc lá, kèm theo đó tiết kiệm được chi phí mua thuốc.- Tiết kiệm khi mua sắm. Tránh mua sắm đồ đạc tiện nghi và hãy mua sỉ nếu có thể.- Mặc cả mọi thứ, từ những khoản mua sắm lớn đến tỷ giá lãi suất ngân hàng.- Điều chỉnh lại cơ cấu nợ. Trước hết, hãy trả sạch những khoản nợ “đắt” nhất (ví dụ nợ thẻ tín dụng). Hãy xin vay một khoản trong ngân hàng để trả hết các khoản nợ này. Hãy tìm kiếm và đàm phán để được hưởng tỷ giá ưu đãi nhất. 3. Các loại giấy tờ cần thiếtGiữ những giấy tờ này có lợi như thế nào? Hiểu biết là một trong những nhân tố then chốt để thu lợi. Bạn phải biết rõ nguồn thu của mình từ đâu ra và được chi cho cái gì. Nếu biết được mình chi tiền vào đâu, Bạn sẽ tìm được cách giảm chi phí hàng tháng mà không cần điều chỉnh lối sống. Bạn cần 4 bản thống kê để biết đã tiêu tiền như thế nào, bao gồm: các hóa đơn thẻ tín dụng, giấy báo của ngân hàng mỗi tháng, bản khai thuế thu nhập và thống kê đầu tư. Thẻ tín dụng: - Thẻ tín dụng có thể là một trong những công cụ hữu hiệu nhất cho kế hoạch tài chính của cá nhân Bạn. Thẻ tín dụng sẽ cho Bạn một khoản vay tín dụng tự do trong thời gian ngắn nếu sau đó Bạn trả hết nợ mỗi tháng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thẻ, điều đó thúc đẩy việc mua hàng bằng thẻ, giúp bớt phải đi lại, không phải mang theo nhiều tiền mặt và nhiều ưu điểm khác nữa. Do đó, bản thông báo hàng tháng về thẻ tín dụng sẽ cung cấp cho Bạn thông tin cần thiết để theo dõi tình hình chi tiêu hàng tháng. Giấy báo ngân hàng: - Thông báo ngân hàng sẽ bổ sung nốt phần mà thông báo thẻ tín dụng không có, nó cho Bạn biết tần suất sử dụng thẻ ATM của Bạn, số tiền chi cho các khoản thanh toán tự động và trực tiếp. Bạn nên lập các khoản thanh toán tự động càng nhiều càng tốt, để trả cho những khoản như tiền gas, tìên nước, nợ thế chấp trả góp, v.v. Bạn nên trả các hóa đơn bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản tự động và theo dõi mọi chi phí của mình, thỉnh thoảng mới tiêu tiền mặt. Bản kê khai thuế thu nhập: - Bản kê khai thuế thu nhập và mọi giấy tờ khác đi kèm sẽ cung cấp thông tin về thu chi và tiết kiệm của Bạn. Nhiều người đóng thuế xong là vứt luôn biên lai đi. Bạn đừng làm vậy. Hãy giữ và theo dõi biên lai thuế cũ để xem tình hình tài chính của mình. Thống kê đầu tư: - Loại giấy báo này cung cấp những thông tin như: Bạn đã làm ra bao nhiêu tiền, đã đầu tư vào cái gì và vào đâu, giá mua trung bình là bao nhiêu, Bạn đã lãi hay lỗ… Giữ các giấy tờ này ở đâu? Hãy giữ tất cả các giấy tờ đó ở một nơi có thể dễ dàng tìm thấy. Cuối tháng, Bạn sẽ biết được mình thu bao nhiêu, chi bao nhiêu và quan trọng hơn, chi cho những cái gì. Biết được như vậy, Bạn sẽ có sách lược điều chỉnh để có lợi cho chính mình sau này. 4. Xác lập lục tiêuMục tiêu tài chính của BạnNhiều người thanh toán các hóa đơn vào cuối tháng và nếu còn dư lại chút tiền nào họ mới đem đầu tư. Tuy nhiên, tiết kiệm sẽ làm tăng giá trị thực của Bạn do làm tăng tài sản và giảm nợ. Vì vậy, nếu muốn tăng vốn liếng, Bạn phải tiết kiệm tiền. Trong những phần trước, chúng tôi đã đề cập đến việc Bạn phải xác định được vốn liếng của mình và những khoản tiền Bạn tiêu. Vốn liếng và kế hoạch chi tiêu của Bạn luôn phải gắn liền với nhau, như vậy Bạn mới có thể đạt được mục tiêu của mình. Đạt tới mục tiêu Bạn phải nắm rõ những mục tiêu đầu tư của mình và cần bao nhiêu tiền tiết kiệm để đạt được chúng. Ví dụ, nếu Bạn muốn có khoản tiền 100 ngàn USD khi nghỉ hưu vào lúc 65 tuổi, hiện nay Bạn đã có 10.000 USD, ước tính Bạn có thể kiếm được 10%/ năm và hiện nay Bạn 50 tuổi, như vậy, Bạn phải tiết kiệm thêm 1.833 USD/ năm. Nếu Bạn tiết kiệm được ít hơn, Bạn sẽ phải thay đổi cung cách chi tiêu hoặc thay đổi mục tiêu của mình. Bước tiếp theo là tiết kiệm tiền. Trong ví dụ trên, Bạn phải để dành được 1.833 USD/ năm. Kế hoạch chi tiêu của Bạn sẽ giúp Bạn biết có thể lấy khoản tiền đó ở đâu. Nhớ là phải coi khoản tiết kiệm này như một chi phí cố định, tự giác “thanh toán cho mình trước tiên”, như thế mới mong đạt được mục tiêu. Nghĩa là phải coi khoản tiết kiệm này như một phần ngân sách chứ không phải chỉ tiết kiệm khoản tiền còn thừa lại mỗi tháng.Tăng lượng tiết kiệm Có một số cách để tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm: - Cất ngay 10% thu nhập để tiết kiệm rồi điều chỉnh nhu cầu chi tiêu của Bạn theo số tiền còn lại. Đây có thể là bước khởi đầu lớn. Tuy nhiên, làm được như vậy từ khi còn trẻ sẽ đảm bảo cho Bạn một lối sống thoải mái hơn về lâu dài.- Bắt đầu tiết kiệm những khoản nhỏ cố định mỗi tháng, ví dụ 50.000, 100.000đ. Nếu bắt đầu bằng một khoản tiền lớn, Bạn sẽ rất chật vật để đạt được cam kết tài chính của mình, có thể Bạn sẽ thất bại. Do vậy, khi đã thành thói quen, hãy định kỳ đánh giá lại và nâng mức tiết kiệm lên.- Tiết kiệm tự động rất có lợi. Tiết kiệm tự động nghĩa là séc trả lương hay tài khoản ngân hàng của Bạn sẽ bị trừ đi một khoản tiền và khoản tiền này sẽ được đầu tư trước khi Bạn nhìn thấy nó. Để biết rõ hơn về loại tiết kiệm này, hãy hỏi ngân hàng của Bạn. Mục tiêu ở đây là buộc Bạn phải tiết kiệm, không quan tâm nhiều đến việc khoản tiền đó sẽ được đầu tư vào đâu.- Nghĩ nhiều đến tiết kiệm hơn là chi tiêu. Điều này nói thì dễ, làm mới khó, nhưng hãy nghĩ đó là tiết kiệm hôm nay để chi tiêu ngày mai.- Định kỳ tự thưởng cho mình. Nếu Bạn đạt được mục tiêu, hãy tự thưởng bản thân mình. 5. Bắt đầu lập kế hoạch ngay!Trong kinh doanh có một câu ngạn ngữ: “Nếu Bạn không biết hoạch định nghĩa là Bạn đang hoạch định sẵn thất bại cho mình”. Một doanh nhân khôn ngoan sẽ dành nhiều thời gian lập kế hoạch và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Khi lập kế hoạch, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức sẽ được bộc lộ, cơ hội và thách thức của lĩnh vực kinh doanh sẽ được đánh giá. Do đó, người ta sẽ vạch ra được và thực thi một chiến lược kinh doanh thích hợp. Tuy vậy, nhiều người không thể xây dựng một chiến lược tài chính cá nhân khôn ngoan như vậy. Bạn không cần phải xây dựng một kế hoạch chi tiết để đáp ứng mục tiêu tài chính của mình. Một trong những cách để đảm bảo Bạn được tự do về tài chính là bắt đầu đầu tư sớm. Người đi sớm thường bỏ xa người đi sau. Và khoảng cách giữa người đi sớm và người đi muộn có thể là rất lớn. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ: một người tiết kiệm 50USD/ tháng trong vòng 5 năm sẽ thu được tổng số là 3872 USD. Nếu tiết kiệm 300USD/ tháng trong vòng 25 năm thì số tiền thu được là 398.050 USD. Chỉ cần thêm một chút tiền để đầu tư mỗi tháng rồi để nó sinh lãi kép, số tiền thu được sẽ khác xa. Bắt đầu tiết kiệm sớm làm khả năng chịu rủi ro của Bạn cao hơn bởi vì xét về lâu dài, lợi nhuận thu được từ đầu tư mạo hiểm sẽ bù đắp cho những thua lỗ trước mắt. Vì vậy, các nhà đầu tư dài hạn sẵn sàng đầu tư vào những thương vụ có độ rủi ro cao hơn. Người nào có thể chờ đợi lâu sẽ thu lợi nhiều hơn. Biết rõ khả năng chịu đựng rủi ro của mình Phân bổ vốn đầu tư là một thuật ngữ thú vị đề cập đến việc phân phối quĩ đầu tư của Bạn cho các hạng mục đầu tư khác nhau- nói một cách khác, Bạn đầu tư bao nhiêu tiền và vào đâu. Phân bổ vốn đầu tư là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả danh mục vốn đầu tư của Bạn. Lý do lớn nhất khiến thành phần danh mục đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau là khả năng chịu đựng rủi ro của họ khác nhau. Khi Bạn đã xác định được khả năng chịu rủi ro của mình, Bạn có thể quyết định nên đầu tư bao nhiêu tiền và vào đâu. Bản câu hỏi ở phần 7 là một hệ thống đánh giá rủi ro và lợi nhuận tương ứng. Những nhà đầu tư đạt trên 30 điểm là những người năng nổ hơn và có thể xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý hơn. Những người có điểm thấp hơn nên xét đến những thương vụ đầu tư ít rủi ro hơn.Khi Bạn hoàn thành bản câu hỏi, hãy điền các câu trả lời của Bạn vào để tính điểm. Có được một tỷ lệ đầu tư thích hợp là rất quan trọng vì nó đảm bảo cho Bạn sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. 6. Vay tiềnCắt giảm chi phí vay tiền Đâu là điểm chung của American Express, Sears, General Electric, Westinghouse, General Motor, Exxon? Tất cả các hãng này đều có những bộ phận cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng. Bảy trong số 30 công ty hoạt động tích cực nhất và có ảnh hưởng mạnh nhất đối với nền kinh tế (tính theo chỉ số Dow Jones) đều hoạt động trong lĩnh vực thẻ tín dụng, ở một mức độ nào đó. Vì sao vậy? Vì vay tiền tốn kém hơn mọi người tưởng rất nhiều. Nợ thẻ tín dụng càng năm càng cao, và các công ty này kiếm được rất nhiều tiền bằng cách cho vay. Vay tiền sao cho thông minh không đòi hỏi tốn thêm thời gian hay sức lực, chỉ cần có hiểu biết. Khi phải quyết đinh nên vay tiền cho vụ mua sắm hay nên trả tiền mặt, Bạn phải xét xem lựa chọn nào lợi hơn. Lý thuyết cơ bản này có thể áp dụng cho mọi thương vụ. Nếu lợi tức đầu tư thấp hơn lãi suất vay, hãy trả tiền mặt. Nếu lợi tức đầu tư cao hơn lãi suất vay, hãy đầu tư tiền vào thương vụ và vay tiền để mua sắm. Đây là một dạng của chiến lược tài chính gọi là buôn chứng khoán mà các ngân hàng thường xuyên sử dụng. Ví dụ ngân hàng vay tiền của Quĩ Dự trữ Quốc gia với lãi suất 6% rồi mang số tiền đó cho Bạn vay lại để mua ôtô với lãi suất 9,5%. Vậy là ngân hàng kiếm được 3,5% từ số tiền không phải của họ. Nếu ngân hàng dùng cách đó để kiếm lợi, tại sao Bạn lại không? Xóa bỏ mọi khoản nợ lãi suất cao Để biết thế nào là “lãi suất cao”, chúng ta quay lại phần đã thảo luận ở trên. Nói chung, lãi suất cao là lãi suất cao hơn lợi tức do đầu tư đem lại. Vì vậy, nếu Bạn phải trả 12- 14% lãi suất năm cho bất cứ khoản vay nào thì lãi suất đó quá cao.Cách tốt nhất đơn giản là trả hết khoản nợ ngay một lần. Tuy nhiên, điều này nói thì dễ, làm thì khó. Nếu Bạn đã có sẵn khoản tiền đó, Bạn không cần phải vay, đúng không? Chưa chắc đâu. Biết đâu Bạn có nhiều tiền hơn Bạn nghĩ, nằm trong một tài khoản tiết kiệm nào đó. Bạn vẫn cho rằng mình không có đủ tiền để thanh toán khoản nợ lãi suất cao. Bạn có thể trao đổi với ngân hàng để tìm một phương án có lãi suất thấp hơn. Bạn có thể xin cấp thẻ tín dụng với lãi suất hàng năm ở mức ưu đãi 6- 8% thay vì 9- 12%/ tháng. Thông thường, các thẻ tín dụng này sẽ cho Bạn chuyển số dư từ thẻ có lãi suất cao sang mà không mất thêm lệ phí. Nếu đã gần hết hạn mà Bạn vẫn không thể trả hết nợ, đừng quên xin cấp thêm một thẻ mới với lãi suất ưu đãi. Nếu tình trạng tín dụng không cho phép Bạn nhận được mức lãi suất thấp hơn thì phương án lựa chọn là làm việc nhiều hơn để trả hết nợ. Có lẽ Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình nhanh chóng trả hết nợ tín dụng mà chỉ cần tiết kiệm thêm một ít tiền mỗi tháng. Phí lãi suất tăng lên dựa trên số nợ tháng trước, tiền tiết kiệm thêm của Bạn sẽ làm giảm cả phí lãi suất và số nợ trước. Để xác định xem nếu sử dụng thẻ tín dụng lãi suất cao, Bạn phải trả thêm bao nhiêu, câu trả lời là nhiều hết mức. Bạn có thể giảm thời gian thanh toán một cái thẻ xuống còn một nửa nếu Bạn theo cách sau:- Lượng tiền gốc hiện tại Bạn phải thanh toán- Lượng thanh toán đến hạn tối thiểu – lãi suất = lượng tiền gốc hiện tại- Bao gồm lượng tiền gốc + lượng thanh toán tối thiểu.Cho dù thẻ tín dụng của Bạn là lãi suất thấp hay cao thì Bạn vẫn phải nhớ một điều: luôn luôn trả hết mọi khoản phí mới trên thẻ của Bạn + lượng thanh toán tối thiểu và khoản gốc bổ sung. Tìm kiếm loại thẻ tín dụng tốt nhất Kết quả một số cuộc khảo sát cho thấy khách hàng đôi khi thiếu hiểu biết về thẻ tín dụng, 25% số người có thẻ tín dụng không biết lãi suất của loại thẻ mà họ có. Bạn phải nắm được “giá” của thẻ, đôi khi giá này ẩn. Đối với các loại thẻ tín dụng, nên xét tới những yếu tố sau:- Lãi suất: Tìm loại thẻ có lãi suất thấp. Nhiều loại thẻ có lãi suất lên tới 18, 19 thậm chí 20% sau thời kỳ ưu đãi ban đầu.- Phí hàng năm: Một số loại thẻ có phí này, một số không. Tìm loại nào không lấy niên phí - Thời gian ưu đãi: Một số thẻ tín dụng bắt đầu tính phí ngay từ ngàybán, một số tính phí từ ngày viết hóa đơn và một số cho phép sử dụng miễn phí 25 ngày.- Phí giao dịch: Chú ý phí giao dịch, nhất là khi lấy tiền ứng trước. Các ngân hàng thường tính phí giao dịch 2 USD mỗi lần rút tiền ứng trước và có lãi suất cao hơn các thương vụ mua hàng. Nói chung, nếu tháng nào Bạn cũng trả hết nợ tín dụng của tháng thì lãi suất không quan trọng lắm. Nếu Bạn nợ đọng, lãi suất sẽ đáng kể và Bạn phải xin cấp thẻ lãi suất thấp. Cẳt giảm chi phí thẻ tín dụng Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng thẻ tín dụng và cách sửa lỗi:Đừng lấy tiền ứng trước từ thẻ tín dụng. Phí để lấy tiền ứng trước từ thẻ tín dụng là 2- 2,5% với mức tối thiểu là 2 USD và mức tối đa là 20 USD, hơn nữa lại không có thời gian ưu đãi và lãi suất cao hơn. Kết quả là: khoản vay này sẽ rất đắt.Cố gắng đừng vượt quá giới hạn. Phí cho việc vượt quá giới hạn có thể lên tới 18 USD. Đừng để phải trả khoản vượt trội đó. Hãy đề nghị được tăng giới hạn. Bạn có thể dùng số điện thoại miễn phí ở mặt sau của thẻ.Hãy thanh toán đúng hạn. Mỗi lần quên không thanh toán bị phạt 8- 10 USD. Vài lần như vậy cộng lại sẽ là một số tiền lớn.Cẩn thận khi thanh toán một phần. Đầu tháng, Bạn nợ 1000 USD, Bạn trả 900 USD và nghĩ chỉ còn phải trả 100 USD nữa. Bạn sai rồi. Ngân hàng có tới vài cách khác nhau để tính lãi suất. Bạn phải biết cách họ tính. Cách phổ biến nhất là tính khoản nợ trung bình theo ngày kể cả những khoản mua mới. Trong trường hợp nói trên, Bạn phải trả lãi suất cho cả 1000 USD. Nếu Bạn nợ nhiều thẻ tín dụng, hãy trả gọn các thẻ càng nhiều càng tốt để tránh cách tính trung bình của ngân hàng.Đừng thanh toán tối thiểu. Luôn luôn thanh toán hết các khoản nợ càng sớm càng tốt. Nếu Bạn phải nợ trong thời gian dài, hai tháng trở lên, hãy xem xét sao cho lãi suất vay thấp. Tìm cách giảm lãi suất ngay đối với các thẻ tín dụng hiện có Đừng đợi khi có thẻ tín dụng mới rồi mới giảm nợ. Tìm số điện thoại miễn phí đằng sau tấm thẻ tín dụng rồi quay số. Nói với bộ phận dịch vụ khách hàng là lãi suất và niên phí của họ quá cao và Bạn nhận được một số lời đề nghị với lãi suất thấp hơn, đề nghị họ miễn niên phí và giảm lãi suất. Hầu hết các hãng sẽ chấp nhận giảm giá. Nếu họ không giảm, gặp người phụ trách và yêu cầu lần nữa. Tìm kiếm các khoản vay mua nhà để giảm tổng số nợ và lãi suất Nói chung, các khoản vay này (lên tới 100.000USD) có lãi suất chấp nhận được (5- 8%). Do đó, đây là một lựa chọn tốt hơn thẻ tín dụng vốn có lãi suất 18- 20%. Ngoài ra, còn một điều lợi nữa là lãi suất có thể khấu trừ, do vậy giúp Bạn giảm hóa đơn đóng thuế. Nhưng luôn ghi nhớ những khoản vay này được bảo đảm bằng tài sản của Bạn. Nếu Bạn quên không thanh toán, Bạn sẽ bị tịch thu tài sản để thế nợ, cũng giống như vay thế chấp vậy. Giảm thời hạn trả nợ xuống còn tối đa 36 thángChúng ta xét ví dụ sau:John đi đến showroom của hãng Honda gần nhà để mua một chiếc Civic trả góp trong 3 năm. Anh ước tính có thể mua chiếc xe với giá 12.000 USD, nghĩa là anh phải trả 381 USD/ tháng trong 36 tháng. Thế nhưng, người bán hàng lại giới thiệu với John một chiếc Accord mới có giá tới 18.500 USD. Thoạt đầu, John tự nhủ mình không đủ tiền mua chiếc Accord, nhưng người bán hàng nói “Đương nhiên là anh đủ tiền, anh chỉ phải trả thêm có 3USD mỗi tháng thôi mà”. Sự khác nhau chỉ là 3 USD mỗi tháng? Vấn đề là thời gian. Bây giờ thời gian trả góp của John sẽ là 5 năm. Thay đổi thời hạn trả góp từ 3 năm lên 5 năm để mua một chiếc xe đắt hơn là Bạn đã tăng gần gấp 3 số tiền lãi phải trả. Vay có thế chấp sao cho hợp lý Vay có thế chấp là một quyết định phức tạp, phải tính đến nhiều yếu tố. Ai sẽ giúp Bạn trong lĩnh vực này/ Bạn bè và gia đình có lẽ không phải là nguồn cố vấn lớn vì hầu hết mọi người chỉ mua nhà một vài lần trong đời. Bạn có thể làm theo lời khuyên của nhân viên tư vấn cho vay của ngân hàng hay người môi giới vay tiền không? Tuyệt đối không! Người môi giới được nhận tiền hoa hồng trên số tiền vay, do đó, tiền hoa hồng sẽ điều khiển hoạt động của họ. Chỉ cần Bạn nói bóng gió rằng Bạn lo lắng làm sao đạt các yêu cầu để vay được tiền là họ sẽ tính cho Bạn lãi suất cao. Vì vậy, Bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức để tự quyết định. Về cơ bản, có hai loại vay có thế chấp. Loại thứ nhất là vay thế chấp với lãi suất cố định (LCĐ), nghĩa là lãi suất tiền vay và điều khoản thanh toán không thay đổi trong suốt thời hạn vay tiền. Loại thứ hai là vay thế chấp với lãi suất thay đổi (LTĐ), lãi suất khi bắt đầu vay thấp hơn loại LCĐ nhưng sẽ tăng một lượng định trước trong một số lần định trước. Ví dụ, Bạn vay với lãi suất ban đầulà 5%, sau đó bên cho vay có thể tăng 2%lãi suất mỗi năm và tăng tối đa tổng số là 6%. Nghĩa là với khoản vay này, lãi suất tối đa sẽ không vượt quá 11%. Yếu tố quyết định chọn loại hình nào là tỷ giá lãi suất của LCĐ. Nếu lãi suất này trên 9,5%; Bạn nên chọn LTĐ; ngược lại, nếu lãi suất dưới 9,5%, Bạn nên chọn LCĐ. Có nên thay đổi loại hình vay thế chấp? Trước hết, phải xem xét viễn cảnh của LTĐ. Nhiều khoản LTĐ có điều khoản chuyển đổi, nghĩa là một lúc nào đó trong thời hạn vay, Bạn có thể chuyển sang vay LCĐ với một khoản phí để bên cho vay không thể tăng lãi suất. Nếu Bạn vay thế chấp dạng LTĐ, có thể chuyển sang loại LCĐ lãi suất dưới 9,5% với khoản phí chuyển đổi không quá 1% thì nên chuyển sang loại LCĐ. Nếu khoản vay LTĐ của Bạn không có điều khoản chuyển đổi, hoặc Bạn đang vay loại LCĐ, nên chuyển loại vay thế chấp nếu: Lãi suất loại vay mới thấp hơn lãi suất khoản vay hiện tại 2% và Bạn dự định sở hữu tài sản đang thế chấp trong ít nhất 2 năm nữa. Hãy sử dụng những tiêu chuẩn đã nói ở trên trong phần này để quyết định chọn loại hình LCĐ hay LTĐ cho khoản vay mới. Không tính đến trường hợp Bạn chuyển khoản vay từ loại LTĐ sang loại LTĐ. Tiết kiệm lãi suất thế chấp cho mình chứ không phải cho ngân hàng Bạn nên nhớ thời gian làm thay đổi giá trị của tiền bạc. Sử dụng nguyên tắc này khi vay thế chấp, Bạn có thể tiết kiệm hàng triệu đồng. Các tổ chức cho vay thế chấp sẽ rất vui lòng cho Bạn thời hạn trả góp là 30 thay vì 15 năm. Đây là nguyên nhân: nếu Bạn vay 100.000 USD với lãi suất 9,5% trong vòng 15 năm, cả gốc và lãi Bạn phải trả hàng tháng là 1036,02 USD. Cũng khoản nợ đó trả trong vòng 30 năm, tiền Bạn phải trả hàng tháng là 834,24 USD, tiết kiệm 201,78 USD/ tháng. Nhưng tổng số lãi suất Bạn trả trong suốt 30 năm đó là bao nhiêu: 15 năm (thanh toán 180 lần) x 1036,02 = 186.483,60 USD cả vốn lẫn lãi, nghĩa là 86.483,60 USD lãi30 năm (thanh toán 360 lần) x 834,24 = 300.326,40 USD cả vốn lẫn lãi, nghĩa là 200.326,40USD lãiKhoản tiền tiết kiệm được mỗi tháng với kỳ hạn 15 năm sẽ tiết kiệm cho Bạn tổng cộng 113.842,80 USD (200.326,40 – 86.483,60 = 113.842,80 USD). Khoản tiền đó quá đủ để mua một căn nhà nữa. Ngoài ra, vay thế chấp thời hạn 15 năm thường có lãi suất thấp hơn một chút so với thời hạn 30 năm. Cho dù hiện nay Bạn phải trả bao nhiêu cho khoản vay thế chấp, 5 năm nữa chúng có vẻ thấp hơn nhiều khi thu nhập của Bạn tăng lên, đồng tiền lại mất giá do lạm phát và các khoản thanh toán của Bạn rốt cuộc vẫn như cũ. Phải làm gì đây nếu Bạn đã ký vay trong thời hạn 30 năm và không thể chuyển thời hạn vay? Đơn giản thôi- hãy sử dụng chính những phương pháp để trả hết nợ tín dụng và mua ôtô đã trình bày ở trên. Đầu tiên, hãy lấy từ bên cho vay một bản copy lịch trả tiền theo chính những điều khoản của khoản vay Bạn đã ký. Sau đó, lập kế hoạch trả một séc trị giá bằng khoản tiền mà Bạn phải thanh toán trong một tháng và séc thứ hai bằng khoản tiền gốc của tháng tiếp theo và viết “chỉ để trả tiền gốc” lên phần note của tấm sec. Như vậy, tháng sau Bạn sẽ bỏ qua được một dòng trên lịch hẹn thanh toán vì tiền gốc tháng đó đã được thanh toán rồi. Tiếp theo, thay vì chỉ thanh toán tháng thứ 3, Bạn thanh toán luôn cả tiền gốc của tháng thứ tư. Bạn có thể tăng hoặc giảm số tiền định trả mỗi tháng tuỳ theo năng lực tài chính của mình. [...]... lấy lãi Kết luận Vay tiền một cách thông minh là yếu tố phân biệt người sung túc và kẻ chật vật Hãy tự trang bị kiến thức để hiểu rõ về thế giới tín dụng rộng lớn 7 Câu hỏi 1 Đúng/ Sai Một bản thống kê giá trị thực giúp Bạn tự đánh giá tiến bộ trong việc theo đuổi mục tiêu của mình và có kỷ luật hơn về mặt tài chính 2 Đúng/ Sai Nếu giá trị thực của Bạn không tăng nhanh, cách lựa chọn duy nhất là tăng... vấn đề rất quan trọng 6 Đúng/ Sai Hầu hết mọi người nhìn nhận rủi ro tài chính giống như nhau 7 Đúng/Sai Chi phí của hầu hết thẻ tín dụng là như nhau 8 Đúng/ Sai Khi Bạn đã nhận thẻ tín dụng, không có cách nào đàm phán để giảm lãi suất của nó 9 Một kế hoạch chi tiêu cũng được coi là một bản thống kê 10 Lấy ngay 10% thu nhập để tiết kiệm được gọi là Đáp án 1 Đúng 2 Sai 3 Sai 4 Sai 5 Đúng 6 Sai 7 . Học cách làm giàu. Phần 1: Kế hoạch làm giàuPhần 1: Kế hoạch làm giàu1 . Vốn liếng của Bạn 2. Ngân quỹ của. hỏi Bạn một số câu hỏi: - Khi nào Ông/ Bà muốn đi- Ổng/ Bà muốn đi đâu- Ông/ Bà dự định chi bao nhiêu tiền- Ông/ Bà định