Đề phòng trẻbiếng ăn, béophìtrongdịpTếtTrong những ngày Tết, nề nếp ăn uống của trẻ thường bị phá vỡ. Vì thế sau Tết nhiều trẻ thường bị sút cân, thậm chí rối loạn tiêu hóa do ăn uống không điều độ. Chế độ ăn uống hàng ngày đối với trẻ em vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Nhưng trong những ngày Tết lại còn quan trọng hơn vì trong những ngày này sự tuân thủ một chế độ ăn nề nếp thường bị phá vỡ. Sẽ có hai tình trạng xảy ra: một số trẻ do ăn uống không điều độ sẽ bị sút cân, suy dinh dưỡng sau tết, thậm chí bị rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều hoặc ăn phải thực phẩm ôi thiu để lâu ngày. Tình trạng thứ hai đối lập là tăng cân quá mức dẫn đến thừa cân, béophì vì ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, và các món ăn giàu béo giàu đạm thường có trong ngày Tết. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻđể tránh xảy ra các tình trạng trên. Đối với các cháu nhỏ còn trong giai đoạn ăn bột, ăn cháo vẫn phải tuân thủ đúng như các bữa ăn trong ngày thường, không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, mứt, uống nước ngọt trước các bữa ăn sẽ làm các cháu ngang dạ (đường huyết tăng cao ức chế tiết men tiêu hóa) sẽ không ăn được các thức ăn trong bữa chính dẫn đến biếng ăn và suy dinh dưỡng. Ngày tết bao giờ cũng có quá nhiều các thức ăn bổ dưỡng , nhiều năng lượng như: bánh kẹo, mứt, giò chả, xúc xích, lạp sườn, thịt đông, bánh trưng…nên nguy cơ dẫn đến thừa cân, béophì cũng rất cao.Trong dịp lễ tết việc hạn chế ăn uống của trẻ lại càng khó khăn vì trẻ thường được thả lỏng hơn, nhiều khi trẻ lại thường được đến ăn uống ở nhà bà con họ hàng, cho nên rất nhiều trẻ bị tăng vài kg trongdịptết là chuyện bình thường. Vì vậy đối với trẻ đã bị tăng cân – béophì hoặc có nguy cơ bị tăng cân – béophì các bậc phụ huynh cần phải lưu ý một số điều sau đây: - Vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng dù là ngày Tết - Hạn chế cho trẻ ăn bánh, mứt, kẹo và nước ngọt, nhất là khi đến chơi thăm họ hàng. Nên thay bánh kẹo bằng quả chín ít ngọt như: bưởi, cam, quýt, dưa hấu…Trong ngày Tết cha mẹ cũng không nên mua quá nhiều bánh mứt kẹo về nhà. - Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng trong ngày Tết như: giò thủ, giò mỡ, thịt đông mà nên thay bằng giò lụa, hoặc chả quế. - Nên tăng cường các món ăn từ cá: cá hấp, cá om canh dưa. - Thay tôm rán bọc bột bằng tôm luộc hoặc hấp. - Hạn chế ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán, nếu ăn thì nên ăn bánh chưng luộc hoặc hấp lại cho nóng, khi ăn bánh chưng thì không nên ăn thêm cơm hoặc các loại thức ăn tinh bột khác. - Không nên ăn cơm rang, hạn chế ăn nem rán mà thay bằng nem cuốn hoặc phở cuốn không dùng đến dầu mỡ. - Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh dưới dạng luộc như: su hào, bắp cải, bí xanh, susu…trong ngày tết - Thay nước ngọt bằng sữa tươi không đường hoặc sữa bột đã tách chất béo. - Không nên cho trẻ thức quá khuya và ăn thêm bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ. - Không cho trẻ ăn vặt, vẫn phải ăn theo bữa dù là ngày Tết. - Trong ngày Tết nên chế biến các món ít béo cho trẻ ăn như: bún riêu cua, bún canh măng, miến nấu thịt nạc, bún nấu cá rau cần…hoặc ăn lẩu trong các bữa ăn sum họp cùng gia đình bạn bè. Tết đến thường mang nhiều niềm vui đến mỗi gia đình, các bậc cha mẹ bận rộn hơn, có nhiều buổi gặp gỡ gia đình, bạn bè, người thân, nhưng cha mẹ cũng vẫn cần chú ý đến ăn uống hợp lý cho tất cả mọi người, và đối với trẻ em lại càng quan trọng. Đừng để sau ngày Tết các cháu suy dinh dưỡng lại suy dinh dưỡng hơn, béophì lại càng béo hơn. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Và một điều cần thiết với tất cả mọi người là chọn thực phẩm sạch và chế biến an toàn để tránh phải vào viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm. . Đề phòng trẻ biếng ăn, béo phì trong dịp Tết Trong những ngày Tết, nề nếp ăn uống của trẻ thường bị phá vỡ. Vì thế sau Tết nhiều trẻ thường. rất nhiều trẻ bị tăng vài kg trong dịp tết là chuyện bình thường. Vì vậy đối với trẻ đã bị tăng cân – béo phì hoặc có nguy cơ bị tăng cân – béo phì các