1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

27 903 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 59,69 KB

Nội dung

THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. I. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử rất lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoại thương. Khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển, người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau. Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá. Đến thế kỷ XII thương mại và giao lưu hàng hoá ngày càng tăng, do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển, . gây ra làm cho giới thương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dẫn tới phá sản họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắn thành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao. Lãi suất cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo hiểm. Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đã ra đời trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong đơn. Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như là một nghề riêng độc lập. Năm 1468 tại Venise nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời. Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloy’d 1776 và luật bảo hiểm của Anh năm 1906, công ước Brucxen năm 1924, Hague Víby năm 1986, … Các điều khoản về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện. Ở Việt Nam, thời kỳ đầu nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 17/12/1964 theo quyết định số 179/ CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965. Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, CF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm. Từ năm 1965 – 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô, Ba Lan, Triều Tiên. Trước đó Bảo Việt chỉ có quan hệ bảo hiểm với Trung Quốc. Từ năm 1975 – 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng phạm vi hoạt động. Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám định, tái bảo hiểm với hơn 40 nước trên thế giới. Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung mới – Quy tắc chung 1990 cùng với luật hàng hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm là một đòi hỏi thiết thực. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành ngày 18/12/1993 đã tạo điều kiện cho nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển với sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là một nghiệp vụ truyền thống mà các nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì và phát triển với các biện pháp, chiến lược, sách lược giành thắng lợi trong cạnh tranh. II. Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. 1. Khái niệm bảo hiểm. 1.1. Định nghĩa. Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm 1.2. Phân loại bảo hiểm. • Bảo hiểm xã hội • Bảo hiểm thất nghiệp • Bảo hiểm y tế • Bảo hiểm thương mại • Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển • Bảo hiểm thân tàu thuỷ • Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt • Bảo hiểm hoạt động tham dò và khai thác dầu khí • Bảo hiểm cháy • Bảo hiểm tiền gửi, tiền cất giữ trong kho và trong quá trình vận chuyển • Bảo hiểm trong nông nghiệp • Bảo hiểm vật chất các phương tiện vận tải • Bảo hiểm trách nhiệm • Bảo hiểm con người Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng là hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Ðây là một trong số các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đã hình thành và phát triển từ rất sớm. 2. Vai trò của ngành bảo hiểm. Bảo hiểm nói chung mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực - Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất và rủi ro xảy ra. Rủi ro dù do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia bảo hiểm nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia. - Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt lỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất rủi ro đã xảy ra. Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy; cùng ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn . - Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách nhà nước. Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy ngân sách nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ, manh tính xã hội rộng lớn. - Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động được số lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngoài chi trả trợ cấp hay bồi thường thiệt hại còn là nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. - Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông qua hình thức phân tán rủi ro và chấp nhận rủi ro – hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty các nước. Như vậy, bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách. - Bảo hiểm thu hút một số lượng lớn số lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời hoạt động bảo hiểm cũng góp phần giải quyết đời sống cho bộ phận lao động làm việc trong ngành bảo hiểm; góp phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm trong nước của quốc gia. - Cuối cùng bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế xã hội; giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Do đặc điểm của vận tải đường biển tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét: Một là: Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩunhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải được hàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm. Hai là, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Ba là: Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiều rủi ro các hàng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở. Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bốn là: Hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hóa có giá trị cao, những vật rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu cần thiết. Năm là: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương. Như vậy việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế. III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển 1. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. 1.1. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. - Việc xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua hợp đồng giữa người mua và người bán với nội dung về số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê tầu và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán… - Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng hoá xuất nhập khẩu từ người bán sang người mua. - Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch… tuỳ theo quy định, thông lệ của mỗi nước. Đồng thời để vận chuyển ra ( hoặc vào ) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế. Người mua tham gia bảo hiểm có thể là người mua hàng ( người nhập khẩu ). Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ giữa người bảo hiểm và người mua bảo hiểm đối với hàng hoá được bảo hiểm. Nếu người bán hàng mua bảo hiểm thì phải chuyển nhượng lại cho người mua hàng, để khi hàng về đến nước nhập, nếu bị tổn thất có thể khiếu nại đòi người bảo hiểm bồi thường. - Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện trong đó có tàu biển. Người vận chuyển hàng hoá đồng thời cũng là người giao hàng cho người mua. Vì vậy người chuyên chở là bên trung gian phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc hàng hoá đúng quy cách, phẩm chất, số lượng từ khi nhận của người bán đến khi giao cho người mua hàng. Quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn bên chủ yếu là: Người bán ( bên xuất khẩu ), người mua ( bên nhập khẩu ), người vận chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy, cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan và khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá các bên liên quan phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. 1.2. Trách nhiệm của các bên liên quan. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua ba loại hợp đồng: Hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển và hợp đồng bảo hiểm. Ba hợp đồng này là cơ sở pháp để phân định trách nhiệm các bên liên quan và trách nhiệm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng của hợp đồng mua bán. Theo các điều kiện thương mại quốc tế “ INCOTERMS 2000” có 13 loại điều kiện giao hàng, được phân chia thành 4 nhóm E, F, C, D. Nhóm E : Giao hàng tại cơ sở của người bán – quy ước người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua ngay tại xưởng của người bán. Nhóm F: Cước vận chuyển chính chưa trả - quy ước người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho một người chuyên chở do người mua chỉ định (nhóm điều kiện F gồm: FCA, FAS và FOB); Nhóm C: Cước vận chuyển chính chưa trả - quy ước người bán phải hợp đồng thuê phương tiện vận tải, nhưng không chịu rủi ro về mất mát hoặc hư lại đối với hàng hoá hoặc các phí tổn phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau khi đã gủi hàng và bốc hàng lên tàu. ( nhóm điều kiện C gồm: CFR,CIF, CPT, CIP ) Nhóm D: Nơi hàng đến, tức người bán giao hàng tại nước người mua –quy ước người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoá tới địa điểm quy định ( nhóm điều kiện D: DAF, DES, DEG , DDU, DDP) Trong đó thông dụng nhất là điều kiện FOB( giao hàng lên tàu ), điều kiện CFR ( tiền hàng và cước phí ), điều kiện CIF( Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí). Trong các điều kiện giao hàng, ngoài phần giá hàng, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà có thể thêm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Có những điều kiện giao hàng mà người bán không có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Như vậy, tuy bán được hàng nhưng dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm sẽ do người mua đảm nhận (điều kiện FOB). Có trường hợp giao hàng theo điều kiện mà ngoài việc xuất khẩu được hàng hoá, người bán còn có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm cho số hàng hoá (điều kiện CIF ). Thực tế, các tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất, vận chuyển, bảo hiểm,… khi giao hàng theo điều kiện nhóm C và D, bên cạnh việc bán hàng còn giành cho họ dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm cho số hàng đó. Vì vậy, nếu nhập khẩu hàng theo điều kiện FOB, hay điều kiện CFR thì sẽ giữ được dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm, hay chỉ dịch vụ bảo hiểm. Nếu trong hoạt động nhập khẩu, bán hàng theo giá CIF, người bán cũng giữ được dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm. Như vậy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải đường biển và ngành bảo hiểm của quốc gia đó. Nói chung trách nhiệm của các bên liên quan được phân định như sau: • Người bán: Chuẩn bị hàng hoá theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, loại hàng, bao bì đóng gói, thời hạn tập kết hàng ở cảng; thủ tục hải quan, kiểm dịch. Nếu bán theo giá CIF, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá, sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người mua. • Người mua: Có trách nhiệm nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán, lấy giấy chứng nhận kiểm đến, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên. Nếu sai lệch về số lượng và chất lượng với hợp đồng mua bán nhưng đúng với hợp đồng vận chuyển thì người mua bảo lưu quyền khiếu nại đối với người bán. Nếu phẩm chất, số lượng sai lệch so với biên bản giao hàng thì người mua căn cứ vào hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên mà khiếu nại người vận chuyển. Ngoài ra người mua có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá hoặc nhận từ người bán chuyển nhượng lại. • Người vận chuyển: Có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện chuyên chở theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúng quy định theo hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàu chở hàng cũng phải được bảo hiểm. Người vận chuyển còn có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn là một chứng từ vận chuyển hàng trên biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên quan hệ pháp giữa người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng. Có nhiều loại vận đơn, nhưng ở đây cần quan tâm đến vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo. • Người bảo hiểm: Có trách nhiệm đối với hàng hoá được bảo hiểm. Chẳng hạn, kiểm tra chứng từ về hàng hoá, kiểm tra hành trình và bản thân con tàu vận chuyển… Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm tiến hành giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây tổn thất này. 2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 2.1. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở. Rủi ro hàng hải gồm nhiều loại: • Theo nguyên nhân, rủi ro hàng hải bao gồm rủi ro do thiên tai, rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển và rủi ro do hành động của con người. Ngoài ra còn rủi ro do lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi lây bẩn,… - Rủi ro do thiên tai: Là những hiện tượng do thiên tai gây ra như biến động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được. - Rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển: Mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc vật thể khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng, thuỷ thủ trên tàu. - Rủi ro do hành động của con người: Ăn trộm, ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu… • Theo nghiệp vụ bảo hiểm: rủi ro thông thường được bảo hiểm, rủi ro không được bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt. - Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Bão, lốc, sóng thần, mắc cạn, đâm va … - Rủi ro không được bảo hiểm: Các hành vi sai lầm cố ý của người được bảo hiểm, bao bì không đúng quy cách, vi phạm thể lệ xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá… [...]... bảo hiểm nếu có yêu cầu Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường 4 biển 4.1 Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là một văn bản trong đó người mua bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm đã ký kết, còn người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm 4.2 Các loại hợp đồng bảo. .. chở hàng hoá được bảo hiểm - Điều kiện về giá trị bảo hiểm - Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm Người bảo hiểm đảm bảo thu được một khoản phí bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm Người được bảo hiểm vẫn được người bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm ngay cả khi hàng đã xếp lên tàu vận chuyển rồi mà chưa kịp thông báo bảo hiểm. .. loại hợp đồng bảo hiểm Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển người ta chia ra làm hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao:  Hợp đồng bảo hiểm chuyến: Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trong hợp đồng bảo hiểm Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi... và hàng hoá chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung 3 Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường Sau đây là những điều kiện bảo. .. CIF hoặc xuất theo giá CIP thì: V= 110% * CIP 4.3.2 Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm Về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó sẽ không được bảo hiểm Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức... Rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt: Rủi ro do chiến tranh, định công, bạo loạn… thường không được nhận bảo hiểm Trong trường hợp chủ hàng yêu cầu rủi ro chiến tranh sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt 2.2 Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là những... được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được ghi trong hợp đồng Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng, tức là cùng một rủi ro, một giá trị bảo hiểm nhưng lại được bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau thì trách nhiệm của tất cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm Trong xuất nhập khẩu. .. đó: V – là giá trị bảo hiểm của hàng hoá C – là giá hàng tại cảng đi ( giá FOB ) I – là phí bảo hiểm F – là cước phí vận tải Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại: Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự tính Như vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF... thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được bảo hiểm nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi Như vậy phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm Để lập công thức tính phí bảo hiểm cần có các chỉ tiêu sau: R: là tỷ lệ phí bảo hiểm I: là phí bảo hiểm A: là số tiền bảo hiểm V: là giá trị bảo hiểm Thì: I = R * A (nếu A < V... đồng bảo hiểm chuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm do người bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm chính là một hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ Nội dung gồm hai phần: mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm Mặt trước thường ghi các chi tiết về hàng, tàu, hành trình Mặt sau thường ghi các điều lệ hay các quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm Nội dung của hợp đồng bảo hiểm . LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. I. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển Bảo hiểm hàng. trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 2.1. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất

Ngày đăng: 07/11/2013, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w