GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

8 3.1K 54
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG. I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.Quá trình hình thành. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng trước đây là một công ty tư nhân, sản xuất nhỏ, lẻ với tên gọi là xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng, được thành lập năm 1976 theo quyết định số 866/QĐUB ngày 22/1/1976 trụ sở ban đầu tại 280 – Hùng Vương với diện tích hạn chế chưa đầy 500m 2 . Do nhu cầu phát triển đòi hỏi xí nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 1978, nhà máy được chuyển trụ sở đến 199 – Trần Cao Vân (số cũ ) nay là 371 – Trần Cao Vân với sở sản xuất mới được xây dựng với diện tích 17400m 2 và được đưa vào hoạt động năm 1981. Năm 1993, theo quyết định số 1844/QĐUB ngày 29/11/1993 của UBND tỉnh QNĐN lúc bấy giờ, xí nghiệp chính thức trở thành DN nhà nước với tên gọi là công ty nhựa Đà Nẵng . Trước xu hướng vận động chung của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hóa DN nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh, sản xuất hiệu quả, công ty nhựa Đà Nẵng đã chính thức trở thành công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng ngày 01/01/2000 theo quyết định số 90/2000 – QĐ – ttg của thủ tướng chính phủ. Công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng: Tên giao dịch: Danang Plastic joint – stock Company Trụ sở chính: 371 Trần Cao Vân – Thanh Khê – Đà Nẵng Điện thoại: (0511 ) 714642 – 714460 Fax: 0511.714561 – 714931 Email: Danangplass@dng.vnn.vn Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là 15.872.800.000 đồng được chia thành 158.872 cổ phần thuộc sở hữu của 406 cổ đông trong đó gồm hai cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ 31,5%, 274 cổ đông công ty chiếm 27,33% và 130 cổ đông bên ngoài chiếm chiếm 41,17%. Ngày 09/11/2001, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng cho Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Loại chứng khoán mà công ty phát hành gồm hai loại: cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên. 2.Quá trình phát triển Gần 30 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng đã khắc phục được những khó khăn và từng bước đi lên mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nhựa trong địa phương cũng như trong khu vực. Sản phẩm của công ty đã dần cạnh tranh và thay thế hàng ngoại nhập, tiến đến xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Thực tế cho thấy, từ những năm qua nhất là từ khi chuyển sang hình thức cổ phần DN, công ty đã từng bước nghiên cứu đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, SL sản xuất và DT tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này càng khẳng định việc chuyển đổi sang hình thức Cổ phần DN ở công ty là một quyết định hợp lý và hiệu quả. Đặc điểm hoạt động công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng: • Hình thức sở hữu: - Công ty cổ phần - Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập • Lĩnh vực kinh doanh: - Sản xuất công nghiệp Nguyên liệu Máy trộn Máy đùn thổi màng Máy định hình Th.bị làm nguội Máy Cắt dán Máy xay Máy lọc Phế phẩm Thành phẩm - Kinh doanh, xuất nhập khẩu và nguyên liệu. • Tổng số nhân viên: 265 trong đó nhân viên quản lý: 22 Công ty đã đạt được thành tích qua 27 năm hoạt động như: Năm 1992 được hội đồng nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Năm 1994 sản phẩm của công ty được tặng thưởng danh hiệu vàng của công ty quản lý chất lượng toàn cầu Gobal Quality Management. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT 1. Chức năng: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và nguyên liệu nhựa. Công ty là một đơn vị SXKD theo nguyên tắc hạch toán độc lập, công ty sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của nhà nước để tiện trong giao dịch công tác. Các sản phẩm được chế biến từ nhựa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như: manh bao dệt PP, túi HDPE, ống nước, tấm lợp trần, vỏ két bia, can, thẩu,… Ngoài ra chức năng chính là sản xuất và kinh doanh , để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển, công ty – với sự đồng ý của các cổ đông – thể liên doanh và hợp tác với các DN trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. 2.Nhiệm vụ: Sản xuất và kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm của công ty. Tìm hiểu thị trường để xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô SXKD trang trải vốn và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. 3. Thị trường tiêu thụ:  Thị trường trong nước: Đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, trong đó thị trường Miền Trung và Tây Nguyên chiếm 53,8%, Miền Bắc chiếm 45%, Miền Nam chỉ 1,2%. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là mặt hàng ống nước nhựa, với mặt hàng này công ty đã chiếm gần 80% thị phần cung cấp cho các công ty cấp nước tại các tỉnh miền trung và trong các chương trình nước sạch nông thôn  Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu trực tiếp gồm các nước Đức, Bỉ, HồngKông, Đài loan, Pháp,…sản phẩm chủ yếu là các loại bao bì, màng mỏng: túi PE, bao dệtPP. 4. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty: Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty nhựa được tiến hành trên dây chuyền công nghệ tự động, theo kiểu chế biến liên tục. Các sản phẩm chính của công ty chủ yếu được sản xuất trên 4 quy trình công nghệ như sau:  Quy trình sản xuất công nghệ màng mỏng (công nghệ thổi màng ): Máy cắt ống Thành phẩm Phế phẩm Hạt nhựa, HDPE, PVC, phụ gia Máy đùn Máy định hình Thiết bị làm nguội Thiết bị kéo ống In Phế phẩm Hạt nhựaPP, phụ gia Máy trộn Máy Máy kéo chỉ Máy thu chỉ Máy dệt màng PP Máy cán tráng Gấp miệng bao Gấp định hình Dán ống Đục lổ thoát khí Máy ghép bao KCS Thành phẩm đóng gói Đóng gói In Nguyênliệuphụ gia Khuôn mẫu Khuôn làm nguội Gọt via Thành phẩm Đóng gói Xay Phế liệu Máy ép phun Công ty Bộ phận sản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất Tổcanphao Tổ dệtbaoTổ màngmỏng Tổ maybao Tổbaobì Tổ sảnxuấtPVC Tổ sảnxuất tấmlợp trần Tổcắt manh Tổ cơđiện Tổphốiliệu TổKCS  Quy trình sản xuất ống nước:    Quy trình sản xuất bao bì xi măng (công nghệ bao dệt ):   Quy trình sản xuất các sản phẩm khác: 4.2.Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng: Phế liệu Đại hội đồng cổ Ban kiểm soát Hội đồng quản Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Bộ phận sản xuất Bộ phận KCS Bộ phận phục vụ sản xuất Nhiệm vụ của các bộ phận:  Bộ phận sản xuất chính: • Tổ can phao: chuyên sản xuất các loại can, thẩu, đĩa, két nhựa,… • Tổ cắt manh: Nhận manh ống PP ( bao dệt ) cắt thành sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. - Tổ dệt bao: Được chia thành hai công đoạn - Tổ kéo chỉ: nhiệm vụ sản xuất ra sợi chỉ • Tổ dệt bao: Nhận sợi từ tổ kéo chỉ dệt thành manh ống PP. • Tổ màng mỏng: Sản xuất các loại sản phẩm như túi PELD, HDPE,… • Tổ may bao: Nhận bao dệt từ tổ cắt manh hoặc tổ dệt bao để may thành bao tạo ra sản phẩm PP, PE. • Tổ bao bì xi măng: Sản xuất bao bì theo quy trình công nghệ của nó. • Tổ sản xuất PVC: Chuyên sản xuất ống nước, dép ủng các loại. • Tổ sản xuất tấm lợp trần: Chuyên sản xuất tấm lợp trần.  Bộ phận phục vụ sản xuất : • Tổ điện: Cung cấp điện cho sản xuất, xử lý sự cố về điện. • Tổ phối liệu: Pha trộn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. • Tổ KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập, xuất kho. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, giám đốc là người đại diện cho công ty đảm nhận công việc điều hành hoạt động SXKD ,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động SXKD của công ty. III.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ ): Là quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. - Hội đồng quản trị : Là quan quản lý cấp công ty, quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc: Giám đốc là người chỉ đạo cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. - Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết toán, kiến nghị, khắc phục sai phạm. - Phòng tổ chức hành chính: + nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng chính sách về an toàn lao động, y tế, kỹ thuật lao động. + Đánh giá thành tích công tác của nhân viên, phát động phong trào thi đua khen thưởng trong nội bộ. Tham mưu cho giám đốc về khen thưởng, kỷ luật. - Phòng kỹ thuật: + Thiết kế, theo dõi, lắp đặt quy trình sản xuất. + Xây dựng định mức NVL, kế hoạch bảo dưởng và sữa chữa máy móc thiết bị, xác định tiêu chuẩn chất lượng. Nghiên cứu sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới để theo kịp sự phát triển của công nghệ trong nghành. + Đào tạo và quyết định nâng bậc công nhân. - Phòng kinh doanh: + Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn. + Ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mua sắm, kiểm soát tồn kho NVL và thành phẩm. Bảo đảm cung ứng vật tư đúng yêu cầu chất lượng, đúng quy cách, đúng thời điểm cho các bộ phận sản xuất. + Quản lý giao dịch xuất nhập khẩu, giới thiệu hàng, marketing trực tiếp, ký nhận các đơn hàng của đối tác nước ngoài. - Phòng kế toán tài chính: Kế toán trưởng phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ,Chứng khoán,ngoại tệ kế toán tiền lương, NVL,nợ phải trả kế toán tiêu thụ, nợ phải thu kế toán tiền mặt thủ quỹ + Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán của nhà nước quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ kế toán định kỳ như lập quyết toán hàng quý, hàng năm. + Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các CP phát sinh. + Thông qua phân tích kinh doanh, đề xuất tham mưu cho ban điều hành về phân bố sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. IV.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Quan hệ điều hành Quan hệ nghiệp vụ 2.Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên: - Kế toán trưởng: Là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán tài chính, trực tiếp phân công, chỉ đạo công việc của tất cả nhân viên kế toán trong công ty, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp kiêm tính giá thành: Phụ trách cho kế toán trưởng trong việc điều hành công tác kế toán, thay thế cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt, tổng hợp số liệu tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tổng hợp quyết toán cuối quý, cuối năm. - Kế toán TSCĐ, chứng khoán, ngoại tệ: Theo dõi sự lên xuống của thị trường chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ, thu chi ngoại tệ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ. - Kế toán tiền lương, NVL, nợ phải trả: Theo dõi tình hình hiện và biến động về vật tư, CCDC, nợ phải trả của công ty,tính lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên. - Kế toán tiêu thụ, nợ phải thu: Theo dõi từng loại sản phẩm nhập kho, tình hình công nợ và tiêu thụ . - Kế toán tiền mặt: Theo dõi tiền Việt Nam tại quỹ, tại ngân hàng, tình hình tạm ứng, thanh toán với cán bộ công nhân viên trong công ty. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện nghĩa vụ thu chi, báo cáo quỹ theo đúng quy định. Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Sổ tổng hợp tài khoản Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Sổ tổng hợpchi tiết Hiện nay tại công ty công tác kế toán chỉ là kế toán tài chính, chưa xây dựng bộ máy kế toán quản trị. Do đó, chưa cung cấp thông tin nhiều cho những NQT DN, mà chỉ mới đặt trọng tâm trong việc cung cấp thông tin cho những cá nhân, tổ chức bên ngoài DN. 3.Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cải biên. Công ty đã áp dụng chương trình kế toán máy được lập trình bằng ngôn ngữ Visual Foxpro trong việc hạch toán. Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối kỳ Đối chiếu Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, các nhân viên kế toán của từng phần hành sẽ kiểm tra chứng từ rồi tiến hành ghi vào sổ chi tiết tài khoản. Đối với những phiếu thu hay phiếu chi, thủ quỹ sẽ ghi vào sổ quỹ. Các đối tượng cần theo dõi chi tiết như NVL, công cụ dụng cụ, thành phẩm, tài sản cố định, khách hàng thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết như sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết công nợ. Cuối tháng, kế toán các phần hành theo dõi chi tiết sẽ ghi vào sổ chi tiết tài khoản,sổ tổng hợp tài khoản và căn cứ vào sổ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Cuối quý, kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản của quý, rồi từ đó lên bảng cân đối tài khoản. Dựa vào bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo kế toán. . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG. I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.Quá trình hình thành. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng trước. thức Cổ phần DN ở công ty là một quyết định hợp lý và hiệu quả. Đặc điểm hoạt động công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng: • Hình thức sở hữu: - Công ty cổ phần

Ngày đăng: 07/11/2013, 01:20

Hình ảnh liên quan

Hạt nhựa, HDPE, PVC, phụ giaMáy đùn Máy định hìnhThiết bị làm nguội In Thiết bị kéo ống - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

t.

nhựa, HDPE, PVC, phụ giaMáy đùn Máy định hìnhThiết bị làm nguội In Thiết bị kéo ống Xem tại trang 3 của tài liệu.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, giám đốc là người đại diện cho công ty đảm nhận công việc điều hành hoạt động SXKD ,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động SXKD của công ty. - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

h.

ình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, giám đốc là người đại diện cho công ty đảm nhận công việc điều hành hoạt động SXKD ,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động SXKD của công ty Xem tại trang 4 của tài liệu.
+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán của nhà nước quy định. - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

ch.

ức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán của nhà nước quy định Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng cân đối tài khoản - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

Bảng c.

ân đối tài khoản Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan