LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

14 501 3
LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THUYẾT KẾ TOÁN Câu 1: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán: Trả lời: •Khái niệm: Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ phục vụ cho công tác kế toán và công tác qlý. •Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra chỉ đạo các hoạt động kinh tế và công tác kế toán: - Thông qua phương pháp chứng từ kế toán sẽ thu nhận dược thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng phục vụ cho việc quản lý, điều hành từng nghiệp vụ một cách có hiệu quả. - Thông qua phương pháp chứng từ kế toán cung cấp số liệu để ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế. - Thông qua phương pháp chứng từ, kế toán thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính. - End - Câu 2: Trình bày khái niệm chứng từ kế toán, ý nghĩa chứng từ kế toán: Trả lời: • Khái niệm: Chứng từ kế toán là những vật mang tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính, nó chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. • Chứng từ kế toán là phương tiện để phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của các đơn vị, nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán và công tác quản lý, được biểu hiện cụ thể như sau: - Chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh tính hợp pháp, hợp của các nghiệp vụ tài chính phát sinh ở đơn vị. - Chứng từ kế toán là căn cứ pháp cho mọi số liệu, thông tin kinh tế và là cơ sở số liệu để ghi sổ kế toán. - Chứng từ kế toán là căn cứ pháp ký để kiểm tra chấp hành các chính sách chế độ và quản kinh tế tài chính tại đơn vị; kiểm tra tình hình về bảo quản và sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa, có biện pháp xử mọi hiện tượng tham ô, lãng phí tài sản của đơn vị, của Nhà nước. - Chứng từ kế toán là bằng chứng để kiểm tra kế toán, bằng chứng để giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp về kinh tế, kiểm tra kinh tế, kiểm toán trong đơn vị. - End - Câu 3: Trình bày nội dung chứng từ kế toán, quy đinh lập chứng từ kế toán: Trả lời: • Nội dung chứng từ kế toán: - Một chứng từ kế toán được coi là hợp pháp, hợp lý, hợp lệ phải có các nội dung sau: + Tên và số hiệu của chứng từ kế toán: Tên gọi của chứng từ kế toán chứa đựng khái quát nội dung hoạt động kinh tế tài chính phát sinh được ghi trong chứng từ kế toán giúp cho việc phân loại chứng từ kế toán, tổng hợp số liệu kế toán một cách thuận lợi. Số hiệu chứng từ kế toán là ký hiệu của chứng từ kế toán giúp cho việc ghi sổ kế toán không bị trùng lặp hoặc bỏ sót nghiệp vụ. + Ngày, tháng, năm: Thể hiện thời gian lập chứng từ kế toán, giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu về thời gian, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. + Tên, địa chỉ đơn vị/ cá nhân lập chứng từ kế toán: Thể hiện về mặt địa điểm của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã thực sự hoàn thành. + Tên, địa chỉ của người nhận chứng từ kế toán (đơn vị hoặc cá nhân): Giúp cho việc xác định đơn vị/cá nhân liên quan dến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, phản ánh trên chứng từ kế toán. + Nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh: Thể hiện tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của kinh tế tài chính phát sinh. + Số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán thu, chứng từ kế toán chi thì được ghi bằng số và bằng chữ. Yếu tố này phản ánh phạm vi, quy mô của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. + Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan: Yếu tố này dùng để xác định trách nhiệm của các cán bộ, các bộ phận đối với các nghiệp vụ ktế tài chính p/sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán. • Quy định lập chứng từ kế toán: - Các nghiệp vụ ktế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ ktế tài chính. - Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ nội dung quy định theo pháp luật. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh không được viết tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa. Khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ kế toán bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ kế toán viết sai. - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ ktế tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Đối với chứng từ lập để giao dịch với tổ chức và cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi ra ngoài phải có dấu của đơn vị lập chứng từ kế toán. - Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán. - Chứng từ kế toán được lập dưới dạng điện tử phải tuân theo quy định chứng từ điện tử và phải in ra giấy, lưu trữ lại theo quy định của pháp luật. - End - Câu 4: Trình bày khái niệm kiểm và ý nghĩa kiểm kê: Trả lời: • Khái niệm kiểm kê: + Kiểm là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế và số liệu trên sổ kế toán. (Giáo trình) + Kiểm tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm để ktra đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. (Cô dạy) • Ý nghĩa kiểm kê: - Thông qua kiểm để ktra, giữ gìn, sử dụng tài sản của Doanh nghiệp - Thông qua kiểm khai thác mọi khả năng tiềm tàng về vật tư tiền vốn, cũng cố kỷ luật tài chính trong Doanh nghiệp. - Thông qua kiểm làm căn cứ để điều chỉnh số liệu, sổ kế toán cho phù hợp với thực tế. - End - Câu 5: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán: Trả lời: • Khái niệm: Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại các đối tượng kế toán để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán riêng biệt. • Ý nghĩa: - Hệ thống hoá, kiểm tra và tổng hợp được thông tin theo từng đối tượng kế toán. - Khắc phục được hạn chế của phương pháp chứng từ kế toán là chỉ sao chụp rời rạc từng nghiệp vụ mà không thể phản ánh mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình và các loại tài sản. => Hạch toán kế toán cần có một phương pháp thích ứng, thoả mãn được các yêu cầu nói trên của quản lý, đó là phương pháp tài khoản kế toán, được thể hiện dưới 2 nội dung: Các tài khoản kế toán sử dụng và cách ghi chép trên tài khoản kế toán. - End - Câu 6: Trình bày khái niệm định khoản kế toán và các loại định khoản kế toán: Trả lời: • Khái niệm: Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến những đối tượng kế toán nào, được ghi vào bên Nợ, bên Có của những tài khoản kế toán có liên quan nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu. • Các loại định khoản kế toán: Trong thực tế, nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất đa dạng, phong phú, có loại giản đơn, có loại phức tạp, mỗi một nghiệp vụ lại có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán được phản ánh trong các tài khoản khác nhau, nên định khoản kế toán phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán cũng bao gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào số lượng tài khoản trong một định khoản, định khoản kế toán có thể được chia làm 2 loại: - Định khoản kế toán giản đơn: Là đinh khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản. - Định khoản kế toán phức tạp: Là loại định khoản liên quan đến 3 tài khoản trở lên. - End - Câu 7: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá: Trả lời: • Khái niệm: Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định trị giá của từng loại và tổng số tài sản của đơn vị thông qua mua vào, sản xuất ra và số hiện có theo những nguyên tắc nhất định. • Ý nghĩa của phương pháp tính giá: - Nhờ có phương pháp tính giá mà kế toán mới theo dõi, phản ánh và kiểm tra các đối tượng kế toán bằng tiền. - Nhờ có phương pháp tính giá kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra liên quan đến việc mua sắm, sản xuất ra và bán từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá, xác địng giá trị của từng loại cũng như tổng số tài sản, so sánh được chi phí bỏ ra, giá trị tài sản thu về và từ đó mới xác định được kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và cơ cấu, quy mô tài sản của đơn vị. - End - Câu 8: Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Trả lời: • Khái niệm: Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán là phương pháp kế toán mà việ thiết kế và sử dụng các bảng tổng hợp - cân đối được dựa trên cơ sở các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết nhằm cung cấp những thông tin cho việc ra các quyết định điều hành, quản các hoạt động kinh tế của đơn vị và những người có lợi ích trực tiếp và gián tiếp nằm ngoài đơn vị. Mối quan hệ cân đối của đối tượng kế toán: Các đối tượng kế toán trong đơn vị có mối quan hệ cân đối vốn có của nó, mối quan hạican đối đó bao gồm 2 loại: - Quan hệ cân đối chung (hay cân đối tổng thể) +Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Tài sản = Nguồn vốn. + Cân đối giữa chi phí thu nhập và kết quả: Kết quả = Thu nhập - Chi phí - Quan hệ cân đối từng phần (Cân đối bộ phận) Vốn (nguồn vốn cuối kỳ) = Vốn (nguồn vốn đầu kỳ) + Vốn (nguồn vốn tăng trong kỳ) - Vốn (nguồn vốn giảm trong kỳ) • Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản điều hành các hoạt động kinh tế tài chính. Nhờ có phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán mà các cơ quan chức năng của Nhà nước, các nhà quản kinh tế mới nhận biết được những thông tin về tình hình kết quả hoạt động của đơn vị một cách tổng quát cũng như từng mặt, từng quá trình hoạt động. Từ những thông tin nhận được sẽ giúp cho các nhà quản điều hành kinh tế, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của đơn vị từ đó đưa ra những quyết định kịp thời đúng đắn, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. - End - Câu 9: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của sổ kế toán: Trả lời: • Khái niệm sổ kế toán: Sổ kế toán là các tờ sổ theo mẫu quy định dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp của kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán. Để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình và sự biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn hình thành tài sản và các quá trình kinh tế của các đơn vị, kế toán phải sử dụng một hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau. • Ý nghĩa của sổ kế toán: - Xây dựng được một hệ thống sổ hợp lý, khoa học và tổ chức vận dụng hợp sẽ đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu được kịp thời, trung thực, tiết kiệm được thời gian công tác và chi phí. - Thông qua số liệu ghi chép trong sổ kế toán nhằm phản ánh một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh giúp cho việc quản và giám đốc các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đó trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Số liệu ghi trong sổ kế toán là căn cứ để lập báo cáo kế toán, phân tích và đánh giá về tình hình tài sản, tình hình và kết quả các hoạt động kinh tế của đơn vị tại một thời điểm và trong từng thời kỳ nhất định. - End - Câu 10: Trình bày phương pháp sửa chữa sai sót trong sổ kế toán: Trả lời: Phương pháp sửa chữa sai sót trong sổ kế toán: Trong quá trình ghi chép, có thể xảy ra sai sót ở những trường hợp cụ thể khác nhau, khi phát hiện sai sót trong ghi sổ, kế toán phải chữa sổ theo các phương pháp sau: - Phương pháp cải chính: + Là phương pháp trực tiếp thay thế phần ghi sai bằng phần ghi đúng và thường áp dụng khi phần sai được phát hiện sớm, trước khi công dồn số liệu hợc chuyển sổ nhưng không sai quan hệ đối ứng tài khoản. + Theo phương pháp này, kế toán dùng mực dỏ gạch ngang phần ghi sai và dùng mực thường ghi đúng vào khoảng trống phía trên. Bên cạnh ghi rõ họ tên, chữ ký người sửa. - Phương pháp ghi bổ sung: + Phương pháp này áp dụng khi bỏ sót nghiệp vụ hoặc con số đã ghi sổ nhỏ hơn con số thực tế cần ghi và sai sót phát hiện muộn, khi đã cộng dồn số liệu và cũng không sai quan hệ đối ứng. + Theo phương pháp này, kế toán ghi sổ bổ sung bằng định khoản cùng quan hệ đối ứng với số chênh lệch thiếu. - Phương pháp ghi đỏ (hay phương pháp ghi âm): + Phương pháp này được sử dụng khi kế toán cần điều chỉnh giảm bớt (hoặc xoá đi toàn bộ) con số đã ghi trong sổ trong trường hợp đã cộng dồn số liệu nhưng không sai quan hệ đối ứng hoặc ghi sai quan hệ đối ứng. + Khi cần điều chỉnh giảm bớt hoặc xoá đi số liệu đã ghi trong sổ, kế toán sử dụng bút đỏ hoặc đặt vào khung chữ nhật hoặc trong dấu ngoặc đơn( .) con số cần ghi khi định khoản và ghi sổ để sửa chữa các con số đã ghi sai hoặc ghi thừa. Cụ thể: 1. Số đã ghi sổ lớn hơn số thực tế phát sinh: Kế toán ghi cùng quan hệ đối ứng tài khoản như cũ với số tiền chênh lệch thừa bằng bút toán đỏ. 2. Ghi trùng nghiệp vụ 2 lần: Lập định khoản mới cùng quan hệ đối ứng, cùng số phát sinh và ghi sổ bằng bút toán đỏ để xoá giá trị ghi thừa. 3. Ghi sai định khoản: Khi phát hiện, ghi lại định khoản đã ghi sai bằng mực đỏ để xoá, sau đó ghi lại định khoản đúng bằng mực thường. Ngoài ra còn có phương pháp sửa chữa sai sót sổ kế toán ghi bằng máy vi tính. - End - Câu 11: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 111 - "Tiền mặt" Trả lời: •Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ Doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. •Quy định hạch toán TK 111 - "Tiền mặt": 1.Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 "Tiền mặt" số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào NH (không qua quỹ TM của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 "Tiền mặt" mà ghi vào bên nợ TK 113 "Tiền đang chuyển". 2.Các khoản TM do Doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại Doanh nghiệp được quản và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. 3.Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. 4.Kế toán quỹ TM phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ TM, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ TM, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. 5.Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản và nhập, xuất quỹ TM. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm số tồn quỹ TM thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ TM và sổ kế toán TM. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử chênh lệch. 6.Ở những DN có ngoại tệ nhập quỹ TM phải quy đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. - Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ TM ngoại tệ bằng Đồng VN thì dược quy đổi ngoại tệ ra Đồng VN theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng VN theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt). - Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK007 "Ngoại tệ các loại" (TK ngoài Bảng cân đối kế toán). 7.Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản TM chỉ áp dụng cho các DN không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ở các Doanh nghiệp có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ TM thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi trả được hạch toán như ngoại tệ. - End - Câu 12: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 112 - "Tiền gửi Ngân hàng" Trả lời: •Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của Doanh nghiệp. •Quy định hạch toán TK 112 - "Tiền gửi Ngân hàng": 1. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 "Tiền gửi Ngân hàng" là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, .) 2. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 "Phải thu khác" (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 "Phải trả, phải nộp khác" (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. 3. Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở Tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở Tài khoản thanh toán phù hợp để thuậntiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng VN, ngoại tệ các loại). 4. Phải tổ chứ hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng Tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. 5. Trường hợp tiền gửi vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh (Sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch BQLNH). Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả. Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng VN theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Gía thực tế đích danh. 6. Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch nàyđược hạch toán vào bên Có TK 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ TK 635 "Chi phí tài chính" (Lỗ tỷ giá). 7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi ngoại tệ này được hạch toán vào TK 413 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" (4132) - End - Câu 13: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 131 - "Phải thu của khách hàng" Trả lời: •Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. •Quy định hạch toán TK 131 - "Phải thu của khách hàng": 1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. - Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với Doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐS đầu tư. 2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua Ngân hàng). 3. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử đối với khoản nợ phải thu không đòi được. 4. Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa Doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu Doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. - End - Câu 14: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 151 - "Hàng mua đang đi đường" Trả lời: •Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật tư (Nguyên liệu; vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hoá) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến Doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. •Quy định hạch toán TK 151 - "Hàng mua đang đi đường" 1. Hàng hoá, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm: - Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang tren đường vận chuyển; - Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã về đến Doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho. 2. Kế toán hàng mua đang đi đường được ghi nhận trên Tài khoản 151 theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho". 3. Hàng ngày, khi nhận được hoá đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đói chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hoá đơn vào tập hồ sơ riêng: "Hàng mua đang đi đường". - Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu", TK 153 "Công cụ, dụng cụ", TK156 "Hàng hoá", TK 158 "Hàng hoá kho bảo thuế". - Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ vào hoá đơn mua hàng ghi vào TK 151 "Hàng mua đang đi đường". 4. Kế toán phải mở chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi đường theo từng chủng loại hàng hoá, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế. - End - Câu 15: Trình bày công dụng, quy định hạch toán TK 157 - "Hàng gửi đi bán" Trả lời: •Công dụng: - Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá, thành phẩm gửi bán đại lý, ký gửi; Hàng hoá, sản phẩm chuyển cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc đẻ bán; Trị giá dịc vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. - Tài khoản này sử dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực. •Quy định hạch toán Tài khoản 157 - "Hàng gửi đi bán": 1. Hàng gửi đi bán phản ánh trên TK 157 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho. 2. Chỉ phản ánh vào TK 157 "Hàng gửi đi bán" trị giá của hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (Chưa được tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng). 3. Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán. 4. Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp, . chi hộ khách hàng. 5. Tài khoản 157 có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ sở nhận đại lý. - End - [...]... năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán pahỉ điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 "Lợi nhuận chưa phân phối năm trước" trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu "Lợi nhuận chưa phân phối" trên Bảng cân đối kế toán theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 29 "Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót" và Chuẩn mực kế toán số 17 "Thuế thu nhập Doanh nghiệp"... theo quy định Không được vì bất cứ do gì để trì hoãn việc nộp thuế 3 Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp 4 Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng Đồng VN) - End - Câu 18: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 412 - "Chênh lệch đánh... khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán 4 Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hoá đơn mua hàng - End Câu 17: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 333 - "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" Trả lời: • Công dụng:... hạch toán Tài khoản 331 - "Phải trả cho người bán" Trả lời: • Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của Doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ • Quy định hạch toán. .. hành - End Câu 19: Trình bày công dụng, quy định hạch toán Tài khoản 421 - "Lợi nhuận chưa phân phối" Trả lời: • Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (Lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập Doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lỗ của Doanh nghiệp • Quy định hạch toán Tài khoản 421 - "Lợi nhuận chưa phân phối": 1 Kết quả từ hoạt động kinh doanh phản ánh trên Tài khoản... phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm • Quy định hạch toán Tài khoản 333 - "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước": 1 Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp Việc khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp... sách tài chính hiện hành 3 Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (Năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của Doanh nghiệp (Trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư) 4 Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót... vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con, khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào TK 711 - Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc TK 811 - Chi phí khác (nếu là lỗ) 4 Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định 5 Số chênh lệch đánh giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử theo... ngắn hạn, dài hạn; - Thu nhập về thu hồi hoặc thanh các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác; - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; - Lãi tỷ giá hối đoái; - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác • Quy định hạch toán Tài khoản 515 - "Doanh thu hoạt động tài chính":... hạch toán Tài khoản 515 - "Doanh thu hoạt động tài chính" Trả lời: • Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của Doanh nghiệp Doanh thu hoạt động tài chính gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán . chứng từ kế toán, tổng hợp số liệu kế toán một cách thuận lợi. Số hiệu chứng từ kế toán là ký hiệu của chứng từ kế toán giúp cho việc ghi sổ kế toán không. cân đối kế toán theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 29 "Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót" và Chuẩn mực kế toán số

Ngày đăng: 07/11/2013, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan