(Thời gian thi 90 phút không kể thời gian phát đề ) I. LÍ THUYẾT : ( 4 đ ) 1. Từ là gì? Nêu tên các loại từ theo cấu tạo từ của tiếng Việt? Cho ví dụ minh hoạ từng loại. (1 đ ) 2. Danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) 3. Động từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) 4. Chỉ từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) 5. Tính từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) 6. Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên” mà em đã học. ( 1 đ ) II. LÀM VĂN : ( 6 đ ) Tự chọn và làm một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy kể về một người mà em yêu quý. Đề 2: Tưởng tượng và kể sáng tạo tiếp theo câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” mà em đã học. Bài làm: 1 Họ và tên HS: . Lớp 6 ĐỀTHI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN6 NĂM HỌC 2010 -2011 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN6 NĂM HỌC 2010 -2011 (Thời gian thi 90 phút không kể thời gian phát đề ) I.LÍ THUYẾT: ( 4 đ ) 1. Từ là gì? Nêu tên các loại từ theo cấu tạo từ của tiếng Việt? Cho ví dụ minh hoạ từng loại. (1 đ ) * Nội dung đáp án: a. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. b. Theo cấu tạo từ của tiếng Việt, ta có 02 loại từ. Đó là từ đơn và từ phức. - Từ đơn: Ví dụ minh hoạ: Trời - Từ phức: Ví dụ minh hoạ: chợ búa * Cách ghi điểm: - Nêu đúng tên và cho ví dụ đầy đủ như minh họa trên ( 1 đ ). - Nếu nêu và cho ví dụ chưa rõ, chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung trả lời với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp. 2. Danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) * Nội dung đáp án: - Danh từ là những từ chỉ tên người, vật hiện tượng, khái niệm, . - Ví dụ minh hoạ: nhà, xe, . * Cách ghi điểm: - Nêu đúng định nghĩa và cho ví dụ minh họa đúng. ( 0,5 đ ). 2 - Nếu nêu và cho ví dụ chưa rõ, chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung trả lời với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp. 3. Động từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) * Nội dung đáp án: - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Ví dụ minh hoạ: đi, học, . * Cách ghi điểm: - Nêu đúng định nghĩa và cho ví dụ minh họa đúng. ( 0,5 đ ). - Nếu nêu và cho ví dụ chưa rõ, chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung trả lời với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp. 4. Chỉ từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) * Nội dung đáp án: - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Ví dụ minh hoạ: nọ, này, . * Cách ghi điểm: - Nêu đúng định nghĩa và cho ví dụ minh họa đúng. ( 0,5 đ ). - Nếu nêu và cho ví dụ chưa rõ, chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung trả lời với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp. 5. Tính từ là gì? Cho ví dụ minh họa. ( 0,5 đ ) * Nội dung đáp án: - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Ví dụ minh hoạ: đẹp, tốt, . * Cách ghi điểm: - Nêu đúng định nghĩa và cho ví dụ minh họa đúng. ( 0,5 đ ). - Nếu nêu và cho ví dụ chưa rõ, chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung trả lời với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp. 6. Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên”. ( 1 đ ) * Nội dung đáp án: (Nội dung kể bảo đảm được yêu cầu các ý cơ bản sau): - Giới thiệu cơ bản được Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Hoàn cảnh hai người gặp nhau. - Hai người kết duyên và sinh ra một trăm người con trong một bọc trứng. - Vì hoàn cảnh sống mà hai người chia con nhau. - Năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống vùng biển sinh sống. - Năm mươi người con theo Âu Cơ lên núi sống và người con trai trưởng lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương, rồi truyền cho đời sau. - Đó chính là nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của đân tộc ta. * Cách ghi điểm: - Kể tóm tắt bảo đảm đầy đủ những ý cơ bản như trên ( 1 đ ). - Nếu kể tóm tắt chưa bảo đảm đầy đủ những ý cơ bản như trên nêu và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung trả lời với thang điểm để ghi điểm cho phù hợp. II.LÀM VĂN : ( 6 đ ) Học sinh tự chọn và làm một trong hai đề: Đề 1: Hãy kể về một người mà em yêu quý. * Nội dung đáp án: - Đây là một đề bài yêu cầu tự sự. Người viết phải viết hoàn chỉnh thành một bài văn tự sự về một người mà mình yêu quý. - Gợi ý một số nội dung cần đạt được khi tự sự trong bài viết là: (1) Mở bài: - Dẫn dắt được vấnđề cần tự sự vào phần mở bài: Đó chính là một người nào đó mà mình yêu quý nhất (người đó là ai?). - Có thể giới thiệu sơ lược qua người đó. (2) Thân bài: Có thể kể theo một số ý sau: 3 - Người đó hiện đang ở đâu? - Cuộc sống của người đó như thế nào? - Tính nết người đó ra sao? - Quan hệ người đó trong cuộc sống và với bản thân mình như thế nào? - Vì sao mình lại yêu quý người đó? .V.V.V. (3) Kết bài: - Tóm tắt lại về người ấy. - Nêu lên tư tưởng, tình cảm của bản thân với người ấy. Liên hệ, khuyên bảo mọi người về tình cảm, mối quan hệ trong cuộc sống nói chung. * Cách ghi điểm: - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, bài viết hay, hoặc có nhiều ý hay khác, câu cú rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không có lỗi chính tả. Bài viết thành một văn bản hoàn chỉnh, độ dài bài viết phù hợp và tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Ghi điểm tối đa (6 đ ) - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu,đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, hoặc có một số ý khác, nhưng chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có một số lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 4 đ đến 5,5 đ ) - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, có ý đúng như phần ý, hoặc có một số ý khác, nhưng chưa đủ ý, chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 3 đ đến 4,5 đ ) - Bài viết chưa đúng thể loại đề yêu cầu, viết chưa đúng ý, chưa đủ ý như nội dung gợi ý, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết chưa là một văn bản hoàn chỉnh, còn sơ sài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 1 đ đến 2,5 đ ) Đề 2: Tưởng tượng và kể sáng tạo tiếp theo câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. * Nội dung đáp án: - Đây là một đề bài yêu cầu tự sự sáng tạo. Người viết phải viết tiếp theo sau câu chuyện đã biết bằng cách tưởng tượng sáng tạo cho những nội dung mà chính bản thân mình tưởng tượng tiếp theo câu chuyện ấy, làm cho bài viết ấy trở thành một bài văn tự sự sáng tạo của cá nhân mình. - Gợi ý một số nội dung cần đạt được khi tự sự sáng tạo trong bài viết là: (1) Mở bài: - Dùng biện pháp liên kết cho được phần cuối của văn bản được kể sáng tạo tiếp theo (ví dụ: Sau rất nhiều năm đánh nhau với Thủy Tinh, năm nào Sơn Tinh cũng thắng Thủy Tinh. Vì thế, Sơn Tinh tỏ ra kiêu ngạo, chẳng còn màng gì đến việc luyện tập võ nghệ, tài năng của mình cũng như của các binh sĩ nữa .Còn Thủy Tinh, thì sau nhiều lần thua Sơn Tinh nên tỏ ra tức tối, ra sức luyện tập võ nghệ, tài năng của mình cũng như của các binh sĩ để chờ ngày rửa hận .) (2) Thân bài: Có thể kể sáng tạo theo một số ý sau: - Sơn Tinh tự kiêu, không chăm lo phòng bị. - Mị Nương khuyên bảo chồng không được, bèn họp kín với các quần thần, . để ra sức luyện tập quân lính, chuẩn bị và đề phòng Thủy Tinh, đè phòng tên giặc Nước. - Vào một đêm tối trời đầu mùa mưa, Thủy Tinh bất ngờ dâng nước tiến đánh Sơn Tinh. - Sơn Tinh một phần vì không chuẩn bị, một phần vì không luyện tập bản thân thường xuyên cho nên không thể nào chống trả lại được đưới sức mạnh của sự luyên tập võ nghệ, tài năng thường xuyên cũng như lòng hận thù chồng chất bấy lâu nay của Thủy Tinh. - Sơn Tinh nhắm mắt, chờ thần Nước rước đi. - Không ngờ ngay lúc ấy bỗng vang lên những âm thanh vang dội sau lưng Sơn Tinh. Đoàn quân do Mị Nương dẫn đầu tiến đến ứng cứu cho chồng. Theo sau nàng là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao cùng với một đoàn quân đông đảo và hùng mạnh hơn bao giờ hết. - .V.V.V. 4 - Trước sức mạnh của tình yêu chồng cùng với sức mạnh đoàn kết, tập luyện bấy lâu của mọi người đã chiến thắng cái sức mạnh mù quáng của Thủy Tinh. - Thủy Tinh lại thua trận và hăm dọa năm sau sẽ phục thù. - Sơn Tinh một lần nữa lại chiến thắng Thủy Tinh, nhưng lần này không phải bằng sức lực của chính bản thân mình mà bằng sức mạnh rèn luyện, chuẩn bị thường suyên và nhất là tinh thần đoàn kết của mọi người dưới sự chỉ đạo tài tình của vợ. - .V.V.V. (3) Kết bài: - Sơn Tinh đã rút ra một bài học cho sự chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng cái kiêu ngạo và chủ quan trong việc phòng chóng Thủy Tinh, một kẻ thù mang lòng thù hận không nguôi và luôn tìm cách phục thù khi có cơ hội nhỏ nhất. - Rút ra bài học cho việc phòng chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta nói riêng và của nhân loại nói chung. - Nêu lên bài học cho bản thân và cho mọi người. * Cách ghi điểm: - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, bài viết hay, hoặc có nhiều ý hay khác, câu cú rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không có lỗi chính tả. Bài viết thành một văn bản hoàn chỉnh, độ dài bài viết phù hợp và tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Ghi điểm tối đa (6 đ ) - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu,đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, hoặc có một số ý khác, nhưng chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có một số lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 4 đ đến 5,5 đ ) - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, có ý đúng như phần ý, hoặc có một số ý khác, nhưng chưa đủ ý, chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 3 đ đến 4,5 đ ) - Bài viết chưa đúng thể loại đề yêu cầu, viết chưa đúng ý, chưa đủ ý như nội dung gợi ý, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết chưa là một văn bản hoàn chỉnh, còn sơ sài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 1 đ đến 2,5 đ ) Hết 5 . HS: . Lớp 6. . ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2010 -2011 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2010 -2011 (Thời gian thi 90 phút. họa. ( 0,5 đ ) 6. Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên” mà em đã học. ( 1 đ ) II. LÀM VĂN : ( 6 đ ) Tự chọn và làm một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy kể về