Sự TíchCâyThìLà Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên chi cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Thôi thì, các loại cây giành nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý của mình muốn. Có câythì dịu dàng toả hương, đòi được gọi là Lan, có cây lại õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên, có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loại rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía Tô, Húng, vân vân . Cho đến cuối ngày, khi ông Trời đã mệt, có một cây nho nhỏ vội vàng chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Cây đó xin lỗi ông Trời đã đến trễ, vì nó phải chăm sóc bà của nó đang bị bệnh. Ông Trời thấy lòng hiếu thảo của nó thì cảm động lắm nên không phạt nó, nhưng ông không nghĩ ra được tên gì khác, cho nên ông ngập ngừng: - Tên của con là . thìlà .thì là . Nhành cây nghe vậy, mừng quá hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi ! Tôi làThìLà ! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe bà của nó, và để xem sức khỏe của bà. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà làsự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là câyThì Là, hay là Thìa Là. Tuy rằng cái tên đó rất bình dân, nhưng không một loài nào dám chế diễu, bởi vì lòng hiếu thảo của nó đã hơn tất cả các loại cây khác rồi. Sự TíchCủKiệu Ngày xửa ngày xưa, vào đời vua Hùng Vương, có một nàng công chúa rất yêu thích việc trồng trọt, cày cấy. Không như những công chúa khác, công chúa Kiệu sống cùng với những người dân chất phác đơn sơ, chia sẻ cuộc sống thường ngày với họ. Công chúa Kiệu rất thông minh, và hay tạo ra những loại cây mới hầu giúp cải thiện đời sống bình dân. Một ngày nọ, công chúa bước xuống một thửa ruộng bỏ hoang. Nàng định dọn sạch đám cỏ đang mọc cao để gieo lúa. Trong lúc ngắm nghía một cây cỏ lạ, nàng Kiệu chợt nhận ra rằng nó rất giống với cây hành lá. Nàng tò mò, nếm và ngửi thử mùi vị của củ. Kỳ lạ thay. Củ của cây cỏ này tuy hơi nồng gắt nhưng rất lạ, không giống với những củ nàng đã biết qua. Công chúa vui mừng quá, liền đem giống cỏ lạ về trồng. Khi đã đến lúc gặt hái, nàng thử ngâm củ trong hỗn hợp giấm và nước ngọt của cây trái. Vài ngày sau, củ đã không còn vị gắt nhưng thơm nồng và vị lạ chưa từng thấy. Nàng dùng củ đã ngâm, ăn với thịt kho hay bánh chưng, thìsự kết hợp đó thật là tuyệt hảo. Lúc đó cũng là dịp Xuân về. Nhân một ngày vua Hùng xuống thăm dân, công chúa Kiệu dâng lên vua cha những củ trắng trong, thơm ngát, cùng với những món ăn dân gian. Vua Hùng nếm thử, và rất thích. Từ đó, vua hạ lệnh trong dân gian cho trồng phổ biến cây cỏ lạ đó, mà vua đã đặt tên làKiệu theo tên nàng công chúa đã có công khám phá. Hoa Nhài vừa đẹp lại vừa thơm hoa nhài nở vào buổi tối Tục truyền rằng : Ngày xửa ngày xưa có một gia đình phú ông sinh hạ được người con gái rất xinh đẹp. Nhiều chàng trai con nhà giầu có khắp các vùng gần xa tìm đến cầu hôn. Nhưng nàng không nhận lời một ai lại đem lòng yêu một gã chăn bò. Phú ông tìm mọi cách can ngăn mối tình của con. Không thành công, phú ông bèn giả vờ ưng thuận. Một hôm phú ông sai chàng trai đưa thư đến một trang trại ở bên kia núi rồi giữa đường bố trí giết chết chàng. ở nhà, cô gái sốt ruột đợi người yêu. Đã mấy ngày trôi qua vẫn chưa thấy chàng về. Cảm thấy có sự chẳng lành, nàng bèn lẳng lặng ra đi và đã thấy xác người yêu bên một khe suối. Quá thương chànng, nàng quên cả nỗi sợ hãi bèn mang đầu người yêu về nhà, bí mật chôn vào một chậu hoa bên cửa sổ trong phòng. Đêm đêm nàng đến bên cửa sổ ôm lấy than khóc. Nước mắt lã chã rơi xuống chậu làm hiện lên một cái cây xanh tốt trổ đầy những nụ hoa trắng muốt. Tối đến hoa nở tỏa ngát hương. Cô gái cúi xuống bên hoa ngây ngất và chìm dần vào trong giấc ngủ. Hoa chỉ nở về đêm như cố tình chỉ dành riêng mùi hoa tinh khiết cho người con gái như mối tình người con gái trắng trong dũng cảm. Ngày nay, những người nghiện trà , không mấy ai là không có cái thú uống trà ướp hoa Nhài, vừa thơm vừa ngọt làm ngây ngất lòng người. . nghía một cây cỏ lạ, nàng Kiệu chợt nhận ra rằng nó rất giống với cây hành lá. Nàng tò mò, nếm và ngửi thử mùi vị của củ. Kỳ lạ thay. Củ của cây cỏ này. loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là. Tuy rằng cái tên đó rất bình dân, nhưng không một loài nào dám chế diễu, bởi vì lòng hiếu thảo của nó đã hơn