Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
57,2 KB
Nội dung
MỘT SỐVẤNĐỀCƠBẢN VỀ HIỆUQUẢPHÂNTÍCHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆPTRONGCHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPVỪAVÀNHỎCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1. Vai trò củadoanhnghiệpvừavànhỏ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm củadoanhnghiệpvừavànhỏ Thế nào là Doanhnghiệpvừavà nhỏ? Rất nhiều các quốc gia, các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra những chỉ tiêu khác nhau để xác định DNVVN nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu của mình. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định quy mô doanhnghiệp dựa trên hai tiêu thức chủ yếu: tổng vốn kinh doanhvà tổng số lao động đểphân biệt quy mô lớn với quy mô vừavà nhỏ. Ở Việt Nam, căn cứ theo QĐ 48 dẫn chiếu Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 củaChính phủ về “ Trợ giúp phát triển DNVVN” điều 3 của NĐ 90 định nghĩa về DNVVN như sau: “Doanh nghiệpvừavànhỏ là cơsở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Có sự khác biệt đáng kể giữa các DNVVN và các doanhnghiệp lớn. Sức mạnh của các doanhnghiệp lớn chủ yếu xuất phát từ lợi thế vật chất, liên quan tới tính kinh tế về qui mô và phạm vi, sự sẵn cócủa các công cụ tàichính rẻ tiền, cách thức bù trừ rủi ro vàcó năng lực tốt hơn về con người và phương tiện chuyên môn hóa. Mặt khác, sức mạnh tương đốicủa các doanhnghiệpnhỏ hơn lại xuất phát từ các lợi thế hành vi liên quan tới các vấnđề như: động cơ làm việc của nhân viên cao hơn; dễ chấp nhận sự thay đổivà ứng biến trong công việc hơn; tri thức ẩn chứa vào các kỹ năng độc đáo; truyền thông hiệuquả hơn; sự linh hoạt do các quá trình ra quyết định ít quan liêu hơn; hợp tác quản trị tốt hơn. Các đặc điểm chung của các DNVVN là thiếu tri thức và thiếu thời gian để thu nhận kiến thức về các kỹ năng quản trị; hướng vào tăng trưởng và tầm nhìn ngắn hạn, hướng ngoại kém, điều này đồng nghĩa với việc nhận thức quá chậm về các dấu hiệu từ môi trường vị thế tàichính yếu khiến mức đầu tư thấp, và thiếu các phương tiện để đào tạo nhân viên trong công ty. Ở Việt Nam hiện nay các DNVVN đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, các chủ DNVVN thì chưa được đào tạo đầy đủ, bài bảncó hệ thống, khả năng cập nhật thông tin còn yếu, trình độ tổ chức, quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh còn non kém, đội ngũ lao động ít được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng . bù lại bộ phậndoanhnghiệp này lại góp phần giải quyết công ăn việc làm chomộtsố lượng lao động lớn nhàn rỗi trong xã hội, do vậy giải quyết được phần lớn tình trạng thất nghiệptrong nền kinh tế. Với những đặc điểm của các DNVVN như trên, cộng với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hỗ trợ phát triển các DNVVN là nhiệm vụ hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. 1.1.2. Vai trò củadoanhnghiệpvừavànhỏtrong nền kinh tế quốc dân DNVVN có vai trò lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của rất nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các DNVVN đã và đang đóng vai trò quan trọngvề nhiều mặt, thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp, nó được coi là “ chất xúc tác” thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNVVN là những nhà thầu phụ cho các doanhnghiệp lớn, hỗ trợ sự ra đờicủa các doanhnghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế DNVVN được ví là “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế. Các DNVVN có quy mô nhỏ, nên thườngdễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết), do đó làm cho nền kinh tế năng động hơn. Thêm vào đó các DNVVN chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh tạo ngành công nghiệpvà dịch vụ phụ trợ quan trọng. Nhờ việc tăng nguồn hàng xuất khẩu cho các quốc gia đã góp phần tăng nguồn thu choNgân sách Nhà nước, đồng thời nó còn là trụ cột của kinh tế địa phương. Nếu như doanhnghiệp lớn thường đặt cơsở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, thúc đẩy khai thác tiềm năng của các ngành nghề truyền thống như thủ công, mỹ nghệ, . cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm chomột bộ phận đông đảo dân cư; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng của đất nước. 1.1.3. Quá trình phát triển củadoanhnghiệpvừavànhỏ ở Việt Nam Ở Việt Nam, các DNVVN ra đời từ rất sớm và được hình thành cùng vớiquá trình hình thành của ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn. Hình thức tổ chức sản xuất lúc bấy giờ chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, hoặc liên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa vừa mang tính sáng tạo nghệ thuật. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, loại hình này được duy trì vàcóphầnđổi mới nhưng rất hạn chế. Sau ngày đất nước thống nhất, giai đoạn 1976–1985, các DNVVN ngoài quốc doanh không được khuyến khích phát triển nên đã gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là các hợp tác xã sản xuất. Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau. Và kể từ đó, Việt Nam đã trải quamộtquá trình chuyển đổi kinh tế mang tính chất căn bản, mộttrong những nhân tố quan trọngcủa sự chuyển đổi này là sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà phần lớn là các DNVVN. Nhận thức rõ vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về “ trợ giúp phát triển doanhnghiệpvừavà nhỏ”. Theo đó: “Phát triển doanhnghiệpvừavànhỏ là một nhiệm vụ quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đốivới các doanh nghiệp, trong đó các DNVVN đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào cản được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi doanhnghiệp hoạt động trongvà ngoài nước thúc đẩy sự phát triển năng động vàcóhiệuquảcủa DNVVN. Hiện tại, DNVVN chiếm tới 97% trong tổng sốdoanhnghiệpcủa cả nước (khoảng hơn 240.000 doanh nghiệp), vàphân bố ở mọi ngành nghề như thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy, chế biến, xây dựng, kinh doanhtài sản, tư vấn, khách sạn… Hàng năm, bộ phậndoanhnghiệp này đã tạo ra khoảng 45% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng 26% GDP của cả nước. Các DNVVN chiếm ưu thế gần như tuyệt đốitrong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng nông sản, thuỷ sản chưa qua chế biến… Nhìn chung, các DNVVN ở Việt Nam đang dần hoàn thiện và phát triển hơn. Đặc biệt trong bối cảnh gia nhập WTO, thì DNVVN Việt Nam đang đứng trước thức thách vô cùng lớn, đó là những khó khăn về môi trường kinh doanh, về vốn, trình độ quản lý, cơsở hạ tầng, và điều đặc biệt là Việt Nam chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, điều này tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các DNVVN trong nước cũng như thị trường quốc tế. Song bên cạnh đó đã có những tác động tích cực giúp cho các DNVVN có hành lang pháp lý, có môi trường bình đẳng công khai, có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới. Việc giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ chi phí đầu vào giúp các doanhnghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới. Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốc tại 164 nước trên thế giới nên nhiều ngành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xóa bỏ hạn ngạch. Đây là nguyên nhân cơbản tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của các DNVVN, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để nâng cao sức cạnh tranh… Nhận thức được vai trò quan trọngcủa các DNVVN, đểđối phó với những thách thức trongquá trình hội nhập kinh tế thế giới thì bên cạnh việc bản thân các DNVVN phải có chiến lược phát triển doanhnghiệpvề giá, sản phẩm, phân phối tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo, dịch vụ, hệ thống đối tác, bạn hàng… thì Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ để lực lượng này phát triển, từ việc thành lập đến các điều kiện hỗ trợ khác như cơsở hạ tầng, kỹ thuật, vốn, kỹ năng quản trị điều hành, năng lực kinh doanhvà quảng bá, tiếp thị thương hiệu… Trong đó, Nhà nước cũng có những chủ trương để các ngânhàng mở củacho DNVVN được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, từ đó góp phần vào sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam. 1.2. Phântíchtàichínhdoanhnghiệptrongchovayđốivớidoanhnghiệpvừavànhỏcủangânhàngthươngmại “Tài chínhdoanhnghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệpvới các chủ thể trong nền kinh tế” (Giáo trình Tàichínhdoanh nghiệp). Các quan hệ tàichính bao gồm quan hệ giữa doanhnghiệpvới Nhà nước; giữa doanhnghiệpvới thị trường tài chính; giữa doanhnghiệpvới các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động; và quan hệ trong nội bộ doanhnghiệp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng đất và quyền sở hữu vốn 1.2.1. Quan niệm vềphântíchtàichínhdoanhnghiệpPhântíchtàichính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ XIX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phântíchtàichính thực sự được phát triển và chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanhnghiệp ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanhvà khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phântíchtàichính là khâu quan trọngtrong quản lý doanh nghiệp. Vậy, phântích TCDN là gì? Có rất nhiều các quan niệm khác nhau: “Phân tíchtàichính bao gồm việc đánh giá các điều kiện tàichínhcủadoanhnghiệptrongquá khứ, hiện tạivà tương lai” ( Quản trị tàichính căn bản – TS Nguyễn Quang Thu, NXB Thống kê 2005). Khái niệm này chưa cho thấy được mục tiêu củaphântíchtàichính vì nó chưa chỉ ra được nguồn thông tin trongphântíchtàichính là gì. “Phân tíchtàichínhdoanhnghiệp là quá trình sử dụng các báo cáo tàichínhcủadoanhnghiệpđểphântíchvà đánh giá tình hình tàichínhcủadoanh nghiệp” ( Nghiệp vụ Ngânhàngthươngmại – TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê 2005). Khái niệm này chỉ cho thấy nguồn thông tin phục vụ chophântíchtàichính là các thông tin kế toán ( các báo cáo tàichínhcủadoanh nghiệp). Song trong thực tế, việc phântíchtàichínhcó thể dựa vào các nguồn thông tin khác phục vụ cho quản lý. Khái niệm phântích TCDN được đề cập trong giáo trình “ Tàichínhdoanh nghiệp” ( Chủ biên TS Lưu Thị Hương- Khoa Ngânhàngtài chính- Trường Đại học kinh tế quốc dân) được coi là khái niệm đầy đủ nhất vềphântíchtài chính: “ Phântíchtàichính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tàichínhcủadoanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệuquả hoạt động củadoanhnghiệp đó”. Dưới giác độ của NHTM, đóng vai trò là người cho vay, thì “Phân tíchtàichínhdoanhnghiệp là việc thu thập, phântích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng tiềm lực củadoanhnghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng”. Ngânhàng đưa ra quyết định chovay dựa trên cơsở tổng hợp các thông tin pháp lý, năng lực tàichínhvà hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng, tình hình thị trường đốivới sản phẩm của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàngtrong quan hệ tín dụng đốivới các tổ chức tín dụng khác cũng như quan hệ vớiđối tác kinh doanh. Do vậy, việc phântích TCDN là mộttrong những khâu vô cùng quan trọngcó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động tín dụng củangân hàng. 1.2.2. Vai trò củaphântíchtàichínhdoanhnghiệptrongchovaycủaNgânhàngthươngmạiPhântích TCDN nhằm đánh giá tình hình tàichínhcủamộtdoanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệuquả hoạt động củadoanhnghiệp đó. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngânhàngvàcủa thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội đểphântíchtàichính chứng tỏ là có ích và vô cùng cần thiết. Đóng vai trò là người cho vay, thì phântíchtàichính là một yếu tố vô cùng quan trọngcó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanhcủa các NHTM: 1.2.2.1. Đốivới quyết định chovayĐể quyết định cho vay, mộttrong những vấnđề mà các ngânhàng cần xem xét là doanhnghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ củadoanhnghiệp nhử thế nào? . Phântích TCDN sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các ngânhàngđể họ có những quyết định đúng đắn khi cho vay. Cụ thể là: Phântíchtàichính cung cấp chongânhàng những thông tin nhằm đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào ra, tình hình sử dụng cóhiệuquả nhất của vốn kinh doanh, từ đó đánh giá khả năng thanh toán củadoanh nghiệp. Đây cũng chính là cơsởđểngânhàng xem xét khả năng trả nợ củadoanhnghiệpvàdoanhnghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không. Phântíchtàichính cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện làm biến đổi ngồn vốn, đánh giá hiệuquả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp. Vốn củadoanhnghiệp dùng để đầu tư cho các tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Qua việc đo lường hiệuquả sử dụng tổng tài sản cùng với việc chú trọng tới hiệuquảcủa từng bộ phận cấu thành nên tổng tài sản củadoanhnghiệpđể biết được khả năng hoạt động củadoanh nghiệp. Quan tâm đến vốn chủ sở hữu và coi như nguồn đảm bảo chongânhàngcó thể thu hồi nợ khi doanhnghiệp bị thua lỗ, phá sản. Ngânhàng tiến hành phântích TCDN cả trước, trongvà sau quá trình chovay nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tàichínhvà hoạt động kinh doanhcủadoanh nghiệp, qua đó đánh giá tổng quát hoạt động củadoanh nghiệp, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanhđể quan hệ tín dụng vớidoanhnghiệp được lâu dài, cóhiệu quả, đảm bảo an toàn vốn vay. Như vậy, công tác phântíchtàichính sẽ được cán bộ tín dụng củangânhàng tiến hành một cách chi tiết, thống nhất, khoa học nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. 1.2.2.2. Đốivới công tác thẩm định Ngânhàng thu lời chủ yếu nhờ vào hoạt động cho vay, chính vì vậy mỗi khoản tín dụng cấp ra nhất thiết phải mang lại lợi nhuận, điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động củangânhàng được an toàn vàhiệu quả. Vớiquá trình kiểm soát trước, sau khi tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơvay vốn, các bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn. Thẩm định bao gồm việc kiểm tra hồ sơvay vốn và mục đích vay vốn; điều tra thu thập thông tin về khách hàngvà phương án sản xuất kinh doanh; kiểm tra xác minh thông tin…( thẩm định phi tài chính), và thẩm định tài chính. Phântíchtàichính yêu cầu khách hàng phải có điều kiện tàichính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Phântíchtàichính cùng với các điều kiện phi tàichính khác sẽ giúp ngânhàng hoàn thiện hơn một bước vô cùng quan trọngtrong việc thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng. 1.2.3. Phương pháp phântíchtàichínhdoanhnghiệpĐể tiến hành phântíchtàichính khách hàng nhất thiết phải có các thông tin tài chính. Tất cả các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau, quaquá trình tổng hợp, xử lý sẽ giúp đưa đến những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Về mặt lý thuyết, có nhiều phương pháp phântíchtàichínhdoanhnghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ, phương pháp tương quan và hồi quy bội, phương pháp phântíchtàichính Dupont,…Song chuyên đề này chỉ tập trung vào những phương pháp cơ bản, được các ngânhàngvận dụng trongphântíchtài chính: 1.2.3.1. Phương pháp tỷ số Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến nhất trongphântíchtàichính là phương pháp tỷ số. Tỷ sốtàichính là giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều số liệu tàichínhvới nhau. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ: (1). Nguồn thông tin kế toán vàtàichính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơsởđể hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ sốcủamộtdoanhnghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. (2). Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số. (3). Phương pháp phântích này giúp nhà phântích khai thác cóhiệuquả những số liệu vàphântíchmột cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn. Các nguồn thông tin kinh tế vàtàichính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn từ đó cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số. Dựa vào mục tiêu phântích chúng ta có thể chia thành: các tỷ số nợ, các tỷ số thanh khoản, các tỷ sốhiệuquả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lời, các tỷ số khả năng sinh trưởng và các tỷ số hoàn trả lãi vay. * Ưu điểm: + Đây là phương pháp truyền thống, có tính hiệu lực cao với phạm vi áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép tích lũy dữ liệu, phântíchcó hệ thông hàng loạt các ty sốtrong chuỗi thời gian liên tiếp. + Các tỷ sốtàichính được chia thành các nhóm khác nhau, phản ánh các nội dung cơbản theo mục tiêu hoạt động củadoanh nghiệp: khả năng thanh toán, cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. Các tỷ số này bao quát các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanhcủadoanh nghiệp. + Phântích tỷ sốcó thể thấy được các mối liên hệ quan trọng, các điều kiện và xu thế của các chỉ tiêu riêng lẻ mà nếu chỉ so sánh thì không thể xác định được. * Nhược điểm + Một tỷ sốtàichính đứng riêng lẻ thường là vô nghĩa. Theo nguyên tắc, trong phương pháp này cần phải xác định các ngưỡng, các định mức, các tỷ số tham chiếu. Muốn đánh giá tình hình tàichínhdoanhnghiệp cần phải so sánh các tỷ sốcủadoanhnghiệpvới các tỷ số tham chiếu đó (có thể là số trung bình của ngành). Nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể xây dựng các tỷ số tham chiếu này + Sự hữu ích của các tỷ số phụ thuộc lớn vào khả năng ứng dụng và giải thích tỷ số, do đó nếu các nhà phântíchtàichính không có trình độ cao thì hiệuquảphântích sẽ không cao. Mặt khác, mức độ tin cậy củasố liệu trong các báo cáo tàichính là rất quan trọng, cho nên nếu các số liệu này thiếu tính chính xác thì những kết luận rút ra từ phântích chắc chắn sẽ bị sai lệch. 1.2.3.2. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trongphântíchđể xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì thế, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấnđềcơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ đểcó thế so sánh được các chỉ tiêu tàichính như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phântích mà xác định gốc so sánh và kỳ phân tích. Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc đểso sánh là trị sốcủa chỉ tiêu kỳ trước ( nghĩa là năm nay sovới năm trước) vàcó thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Kỳ phântích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Trên cơsở đó, nội dung của phương pháp so sánh gồm: - So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanhcủadoanhnghiệpvà từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổicủa TCDN. - So sánh số liệu thực hiện vớisố liệu kế hoạch, số liệu củadoanhnghiệpvớisố liệu bình quân của ngành, củadoanhnghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu củadoanhnghiệp được hay chưa được. - So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọngcủa từng chỉ tiêu sovới tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổivề lượng vàvề tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. * Ưu điểm: + So sánh giữa số thực hiện vàsố kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu củadoanhnghiệptrong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. + So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọngcủa các chỉ tiêu trong tổng thể, đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hoạt động quản lý doanh thu, chi phí. + So sánh số liệu thực hiện của kỳ này với các kỳ trước để theo dõi sự biến động của tình hình tài chính, kết quả hoạt động củadoanhnghiệpqua nhiều kỳ kế toán liên tiếp. Từ đó, dự đoán khả năng hoạt động, khả năng tạo ra các luồng tiền, các mức doanh lợi trong tương lai phục vụ cho việc định giá doanh nghiệp; và bên cạnh đó là sự biến động khả năng thanh toán, chi trả lãi vay, chi trả cổ tức… + Khi so sánh số liệu với các doanhnghiệp khác trong ngành hoặc vớisố trung bình của ngành có thể đánh giá vị thế tài chính, khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp, xem xét tình hình tàichínhcủadoanhnghiệp như vậy là tốt hay xấu, có thể đứng vững hay không. * Nhược điểm: + Không cho thấy rõ mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tàichính trên các báo cáo tàichínhvới nhau, không thể đánh giá hết tình hình tài chính, hoạt động củadoanh nghiệp. + Cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính: Sự thống nhất về không gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán… + Việc so sánh các tỷ lệ phần trăm tỷ trọngcó thể không cho thấy quy mô củadoanh nghiệp. Phương pháp so sánh thường được sử dụng kết hợp với phương pháp phântích tỷ số thông qua việc so sánh vàphântích sự biến động của các tỷ sốtàichínhđể khắc phục được những nhược điểm của hai phương pháp trên. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng rất phổ biến và nó được coi là công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể phântích thấy được “ bức tranh” về tình hình tàichínhcủadoanh nghiệp, là những “người dẫn đường” chocho các nhà quản trị nhận định về khuynh hướng tương lai củadoanh nghiệp. 1.2.3.3. Phương pháp phântíchtàichính DUPONT [...]... doanh thu vớisố thu thực tế, tổng chi phí vớisố chi thực tế để đánh giá chính sách tàichính tín dụng, khả năng chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp, … 1.3 Hiệuquảphântíchtàichínhdoanhnghiệptrongchovayđốivớidoanhnghiệpvừavànhỏcủa ngân hàngthươngmại 1.3.1 Sự cần thiết nâng cao hiệuquảphântíchtàichínhdoanhnghiệpcủa các ngânhàngthươngmạiChovay là hoạt động chínhcủa các NHTM,... chínhdoanhnghiệptrongchovaycủaNgânhàngthươngmại 1.2.4.1 Phântích các chỉ sốtàichínhTrongphântíchtài chính, các chỉ sốtàichính chủ yếu thường được phân làm 4 nhóm chính: Chỉ sốvề khả năng thanh toán, chỉ sốvề khả năng cân đối vốn, chỉ sốvề khả năng hoạt động và các chỉ sốvề khả năng sinh lãi Các chỉ sốvề khả năng thanh toán Bằng cách kiểm tra việc tăng vốn và khả năng quản lý từ... các ngân hàngthươngmại Hiệu quảphântíchtàichínhdoanhnghiệptrong NHTM là khả năng đáp ứng yêu cầu tìm hiểucủangânhàngvề tình hình tàichínhcủa khách hàng cũng như việc đánh giá rủi ro, mức độ vàhiệuquả hoạt động củadoanhnghiệp đó thông quaquá trình phântích TCDN, nhằm đảm bảo sự tồn tạivà phát triển trong hoạt động tín dụng của NHTM Do vậy, hiệuquảcủa việc phântíchtàichính được... vốn trong nền kinh tế, và góp phần vào sự phát triển của các doanhnghiệp mang lại lợi nhuận chongânhàngvà lợi ích cho xã hội 1.3.1.2 Nâng cao hiệuquảphântíchtàichínhdoanhnghiệp quyết định sự tồn tạivà phát triển của các Ngân hàngthươngmại Phân tích TCDN làm tăng khả năng thu hồi nợ củangân hàng, tăng vòng quay của vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng, tạo ra một hình ảnh tốt về. .. kết quả đạt được cũng như những khó khăn mà ngânhàng gặp phải trong công tác phântích TCDN khi đưa ra quyết định chovay Đảm bảo một quy trình phântích khoa học, hợp lý đểcó những đánh giá chính xác hơn về khách hàng mà vẫn đáp ứng yêu cầu về thời gian cũng như chi phí phântíchchongânhàngvà cả khách hàng 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquảphântíchtàichínhdoanhnghiệpcủangânhàng thương. .. khi cho vay, qua đó đảm bảo được uy tín củangân hàng, giúp ngânhàngcó những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận lớn bổ sung cho vốn đầu tư Với những ưu thế như trên thì việc củng cốvà nâng cao hiệuquảphântích TCDN của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tạivà phát triển lâu dài củangânhàng 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệuquảphântíchtàichínhdoanhnghiệpcủa các ngân. .. thươngmại 1.3.3.1 Nhân tố chủ quan Trình độ của cán bộ phântíchtàichínhdoanhnghiệp Trước tiên phải kể đến vai trò của cán bộ lãnh đạo ngânhàng vì đó chính là người hoạch định chính sách hoạt động phát triển lâu dài củangânhàng Tất cả những chỉ tiêu đánh giá hiệuquảphântíchtàichính đều xuất phát từ chính sách, quy định, yêu cầu và đánh giá của lãnh đạo ngânhàng Còn về cán bộ phân tích, ... hoạt động củadoanhnghiệptrong bối cảnh chung của nền kinh tế vàcủa ngành Thông tin chính xác vì thông tin quyết định độ tin cậy của kết quảphântíchtài chính, đảm bảo cho việc ra quyết định chovaycủangânhàng được an toàn hơn Phương pháp phântích Hiện nay, các phương pháp phântíchtàichính ngày càng được hoàn thiện và đa dạng hơn, đó là công cụ hữu hiệuđể đưa ra kết quảphântích Nếu... kiểm tra và những chi phí này thường được chi dưới dạng công tác phí Ngânhàng giảm bớt chi phí sao cho hợp lý song vẫn phải đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu củaphântíchtàichínhCó thể thấy hiệuquảcủa việc phântích TCDN được phản ánh qua chất lượng chovaycủa các ngân hàngthươngmại Như vậyđể đánh giá đúng hiệuquảphântích TCDN cần kết hợp phântích nhiều chỉ tiêu với nhau giúp ngânhàng đánh... đến ROE củamộtdoanh nghiệp: Đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và việc sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính) Khi doanhnghiệp đang kinh doanh thuận lợi, doanh thu tăng lên vàdoanhnghiệp đang có lãi thì tăng vay nợ (đòn cân tài chính) sẽ làm chi ROE tăng cao Còn ngược lại, doanhnghiệp đang kinh doanh khó khăn, chính đòn cân tàichính cao sẽ đẩy doanhnghiệp vào kết . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Vai trò của. Nam. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những
Bảng 1.1
Bảng tài trợ (Bảng mẫu) (Trang 21)
Bảng c
ân đối kế toán (Trang 24)
i
sản cố đinh hữu hình - Tài sản cố định vô hình (Trang 25)
Bảng 1.3
Các khoản mục chủ yếu trong Báo cáo kết quả kinh doanh (Trang 25)