de cuong on tap HKI

11 154 0
de cuong on tap HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 1 A. LÝ THUYẾT. I. Động học. 1. Chuyển động thẳng đều. Tính tương đối của chuyển động. + Chuyển động của một vật là sự thay đổi vò trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. + Những vật có kích thước rất nhỏ so kích thước mà chúng ta dùng so sánh được coi là một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của vật. + Để xác đònh vò trí của một vật chuyển động ta cần chọn một hệ qui chiếu gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. + Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. Véc tơ vận tốc của chuyển động thẳng đều có phương chiều và độ lớn không đổi theo thời gian. Gia tốc của chuyển động thẳng đều bằng 0. Đồ thò vận tốc – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian. Đồ thò toạ độ – thời gian là đường thẳng không song song với trục thời gian. + Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do. + Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian. Véc tơ vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều có phương, chiều không đổi, có độ lớn thay đổi đều theo thời gian. Véc tơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi cả về phương chiều và độ lớn. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều véc tơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều véc tơ gia tốc cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. Đồ thò vận tốc – thời gian là đường thẳng không song song với trục thời gian. Đồ thò toạ độ – thời gian có dạng là một phần của đường parabol. + Sự rơi tự do là sự rơi theo phương thẳng đứng chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Trong thực tế khi các vật rơi mà các lực khác tác dụng vào vật không đáng kể so với trọng lực thì có thể coi như vật rơi tự do. + Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng từ trên xuống. + Ở cùng một nơi nhất đònh trên Trái Đất, các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vó độ đòa lí trên Trái Đất và phụ thuộc vào độ cao so với mặt đất. 3. Chuyển động tròn đều. Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều có phương trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo và luôn thay đổi theo thời gian, có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng theo bán kính vào tâm quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm. Gia tốc hướng tâm có phương chiều luôn luôn thay đổi, có độ lớn không đổi. II. Động lực học. 1. Ba đònh luật Newton. + Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. + Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Phép tổng hợp 2 lực đồng qui hay phân tích một lực thành 2 lực đồng qui tuân theo qui tắc hình bình hành + Đònh luật I : Nếu một vật không chòu tác dụng của lực nào hoặc chòu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. + Quán tính : Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của về hướng và độ lớn. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. + Đònh luật II : Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghòch với khối lượng của vật. Biểu thức : m F a → → = + Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương, không dổi đối với mỗi vật và có tính chất cộng. + Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Biểu thức : →→ = gmP . Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật. Biểu thức : P = mg. + Đònh luật III : Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Biểu thức : →→ −= ABBA FF Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 2 + Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi từng cặp, lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng nhau vì chúng đặt lên hai vật khác nhau. + Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 2. Các loại lực cơ : + Lực hấp dẫn – Trọng lực : Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn. Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. + Đònh luật vạn vật hấp dẫn : Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghòch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Biểu thức : 2 21 . r mm GF hd = . + Lực đàn hồi : Là lực xuất hiện khi một vật bò biến dạng và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của nó và tác dụng lên vật tiếp xúc với nó làm nó biến dạng. Khi bò dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong, còn khi bò nén lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài. + Đònh luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Biểu thức : F đh = - k.∆l. + Khi sợi dây bò kéo căng nó sẽ tác dụng lên hai vật buộc ở hai đầu dây những lực căng, có điểm đặt là điểm mà dây tiếp xúc với vật, có phương trùng với chính sợi dây và có chiều hướng từ hai đầu dây vào giữa sợi dây. Với những dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở hai đầu dây có cùng một độ lớn. Với những dây vắt qua ròng rọc, nếu khối lượng của dây, của ròng rọc và ma sát ở trục quay không đáng kể thì lực căng trên hai nhánh dây có độ lớn bằng nhau. + Lực ma sát trượt : Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt, có hướng ngược với hướng của vận tốc, có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực. Biểu thức : F ms = µN. + Lực ma sát nghỉ : Xuất hiện ở mặt tiếp xúc và giữ cho vật đứng yên khi nó bò một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. Không có hướng nhất đònh. Hướng của nó ngược với hướng của ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. Không có độ lớn nhất đònh. Độ lớn của nó bằng với độ lớn của ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. Có một độ lớn cực đại : F msnmax = µ o. N ≥ F mst . + Lực ma sát lăn : Xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên một vật khác, có độ lớn tỉ lệ với áp lực. Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số ma sát trượt. + Lực hướng tâm : Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Biểu thức : F ht = ma ht = r mv 2 = mω 2 r III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn. 1. Cân bằng của vật rắn. + Vật rắn là vật có kích thước đáng kể và hầu như không biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. + Điều kiện cân bằng của vật rắn chòu tác dụng của hai lực : Hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. + Điều kiện cân bằng của vật rắn chòu tác dụng của ba lực không song song : Ba lực đó phải đồng phẵng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. + Mô men lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. Biểu thức : M = F.d + Quy tắc mô men lực : Muốn cho một vật ở trạng thái cân bằng thì tổng các mô men lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mô men lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. + Các dạng cân bằng : Khi vật bò kéo ra khỏi vò trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng: - Kéo nó trở về vò trí cân bằng thì đó là vò trí cân bằng bền. - Kéo nó ra xa vò trí cân bằng thì đó là vò trí cân bằng không bền. - Giữ nó đứng yên ở vò trí mới thì đó là vò trí cân bằng phiếm đònh. + Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế. Muốn tăng mức vững vàng của vật thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật. 2. Qui tắc hợp lực. Ngẫu lực. + Qui tắc tổng hợp hai lực đồng qui : Trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng qui, rồi áp dụng qui tắc hình bình hành để tìm hợp lực. + Qui tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều : Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với chúng, có độ lớn bằng tổng các độ lớn và có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của chúng thành những đoạn tỉ lệ nghòch với độ lớn của hai lực ấy. Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 3 + Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. Ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tònh tiến. Mô men của ngẫu lực không phụ thuộc vào vò trí của trục quay vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực và bằng tích của một lực với khoảng cách giữa hai giá của hai lực. 3. Chuyển động tònh tiến và chuyển động quay của vật rắn. + Chuyển động tònh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó. Gia tốc của chuyển động tònh tiến được xác đònh bằng đònh luật II Nton. + Mô men lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố đònh làm thay đổi tốc độ góc của vật. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính. Mức quán tính của vật càng lớn thì càng khó thay đổi tốc độ góc và ngược lại. Mức quán tính của vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. B. CÁC CÔNG THỨC. + Chuyển động thẳng : v = v o + at ; s = v o t + 2 1 at 2 ; 2as = v 2 – vo 2 ; x = x o + v o t + 2 1 at 2 . Với chuyển động thẳng đều thì a = 0. Với chuyển động rơi tự do thì v o = 0, a = g và s = h. + Chuyển động tròn đều : v = T r.2 π = 2πf.r = ω.r ; a ht = r v 2 = ω 2 .r. + Tổng hợp và phân tích lực : →→→ += 21 FFF . Ta có : F 2 = F 1 2 + F 2 2 + 2F 1 F 2 cosα ; (α là góc hợp bởi hai lực thành phần 1 → F và 2 → F ), và F 1 + F 2 ≥ F ≥ |F 1 – F 2 | + Đònh luật II Newton : m n FFFa →→→→ +++= . 21 . + Đònh luật III Newton : BAAB FF →→ −= + F hd = G 2 21 r mm ; với G = 6,67.10 -11 Nm 2 /kg 2 . + Trọng lượng, gia tốc rơi tự do : Ở sát mặt đất : P = mg = 2 R MmG ; g = 2 . R MG Ở độ cao h : P h = mg h = 2 )( hR MmG + ; g h = 2 )( . hR MG + . + Lực đàn hồi : F đh = - k.∆l. Khi treo vật nặng vào lò xo, ở vò trí cân bằng ta có : P = F đh hay mg = k(l – l o ) + Lực ma sát : Ma sát trượt, ma sát lăn : F ms = µN ; ma sát nghó : F msN = = µ o .N ; với µ ≤ µ o . Trên mặt phẵng ngang N = P = mg, trên mặt phẵng nghiêng N = Pcosα = mg cosα. + Lực hướng tâm : F ht = r mv 2 = mω 2 .r. C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 1. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm? A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí. B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời C. Viên bi trong sự rơitừ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó 2. Quỹ đạo chuyển động của vật nào sau đây là đường thẳng A. Một hòn đá được ném theo phương ngang B. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh C. Một viên bi rơi từ độ cao 2 m. D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m 3. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm? A. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay 4. “Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác đònh vò trí của ô tô như trên còn thiều yếu tố gì? Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 4 A. Vật làm mốc. B. Mốc thời gian. C. Thước đo và đồng hồ. D. Chiều dương trên đường đi. 5. Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra 6. Trong chuyển động thẳng đều A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc v. B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v. C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. 7. Một vật chuyển động với tốc độ v 1 trên đoạn đường s 1 trong thời gian t 1 , chuyển động với tốc độ v 2 trên đoạn đường s 2 trong thời gian t 2 , chuyển động với tốc độ v 3 trên đoạn đường s 3 trong thời gian t 3 . Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường s = s 1 + s 2 + s 3 bằng trung bình cộng của các vận tốc trên các đoạn đường khi : A. Các đoạn đường dài bằng nhau. B. Thời gian chuyển động trên các đoạn đường khác nhau. C. Tốc chuyển động trên các đoạn đường khác nhau. D. Thời gian chuyển động trên các đoạn đường bằng nhau. 8. Một người đi xe đạp trên nữa đoạn đường đầu tiên với tốc độ 30km/h, trên nữa đoạn đường thứ hai với tốc độ 20km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là : A. 25km/h. B. 24km/h. C. 28km/h. D. 22km/h. 9. Một ôtô chuyển động từ A đến B. Trong nữa thời gian đầu ôtô chuyển động với tốc độ 40km/h, trong nữa thời gian sau ôtô chuyển động với tốc độ 60km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là : A. 50km/h. B. 48km/h. C. 55km/h. D. 45km/h. 10. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến tốc độ trung bình : A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với tốc độ 50km/h. B. Viên đạn ra khỏi nòng súng với tốc độ 300m/s. C. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40km/h. D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80km/h. 11. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời : A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với vận tốc 50km/h. B. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40km/h. C. Viên đạn ra khỏi nòng súng với vận tốc 300m/s. D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80km/h. 12. Trường hợp nào sau đây tốc độ trung bình và vận tốc tức thời của vật có giá trò như nhau : A. Vật chuyển động nhanh dần đều. B. Vật chuyển động chậm dần đều. C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động trên một đường tròn. 13. Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều : A. v t = 20 – 2t. B. v t = 20 + 2t + t 2 . C. v t = t 2 – 1. D. v t = t 2 + 4t. 14. Phương trình nào sau là phương trình vận tốc của chuyển động nhanh dần đều (chiều dương cùng chiều chuyển động) A. v t = 10 + 5t + 2t 2 . B. v t = 20 - 2 2 t . C. v t = 5t. D. v t = 15 – 3t. 15. Phương trình nào sau là phương trình vận tốc của chuyển động chậm dần đều (chiều dương cùng chiều chuyển động) : A. v t = 5t. B. v t = 15 – 3t. C. v t = 10 + 5t + 2t 2 . D. v t = 20 - 2 2 t . 16. Đồ thò vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều : A. Từ t 1 đến t 2 và từ t 5 đến t 6 . B. Từ t 2 đến t 4 và từ t 6 đến t 7 . C. Từ t 1 đến t 2 và từ t 4 đến t 5 . Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 5 D. Từ t = 0 đến t 1 và từ t 4 đến t 5 . 17. Đồ thò vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều : A. Từ t = 0 đến t 1 và từ t 4 đến t 5 . B. Từ t 1 đến t 2 và từ t 5 đến t 6 . C. Từ t 2 đến t 4 và từ t 6 đến t 7 . D. Từ t 1 đến t 2 và từ t 4 đến t 5 . 18. Đồ thò vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Sau 4 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường : A. 31m. B. 23m. C. 16m. D. 24m. 19. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau : A. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. Gia tốc của vật càng lớn thì vận tốc càng lớn. C. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên của hướng và độ lớn của vật tốc. D. Gia tốc của vật càng lớn thì quãng đường vật đi được càng dài. 20. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều : A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với véc tơ vận tốc. B. Gia tốc của vật luôn luôn dương C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với véc tơ vận tốc. D. Gia tốc của vật luôn luôn âm. 21. Vật chuyển động chậm dần đều : A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động. B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.c. C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động. D. Gia tốc của vật luôn luôn âm. 22. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều : A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi. B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng thay đổi còn độ lớn không đổi. C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi. D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi. 23. Chọn câu đúng : A. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều. B. Chuyển động nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn. C. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi. D. Chuyển động biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian. 24. Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái hãm phanh và ôtô chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi được quãng đường 100m ôtô dừng lại. Độ lớn gia tốc chuyển động của ôtô là A. 0,5m/s 2 . B. 1m/s 2 . C. - 2m/s 2 . D. - 0,5m/s 2 . 25. Một ôtô bắt đầu chuyển bánh và chuyển động nhanh dần đều trên một đoạn đường thẳng. Sau 10 giây kể từ lúc chuyển bánh ôtô đạt vận tốc 36km/h. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động thì gia tốc chuyển động của ôtô là A. -1m/s 2 . B. 1m/s 2 . C. 0,5m/s 2 . D. - 0,5m/s 2 . 26. Một ôtô đang chạy trên một đường thẳng với vận tốc 72km/h thì tắt máy và hãm phanh. Sau 10 giây kể từ khi hãm phanh vận tốc của ôtô giảm xuống còn 10m/s. Chọn chiều dương ngược chiều chuyển động thì gia tốc của ôtô là A. -1m/s 2 . B. 0,5m/s 2 . C. 1m/s 2 . D. -0,5m/s 2 . 27. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì lái xe hãnh phanh chuyển động chậm dần đều, sau 20s thì xe dừng lại. Quãng đường mà ôtô đi được từ lúc hãnh phanh đến lúc dừng lại A. 120 m B. 150 m. C. 100 m D. 200 m 28. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 5m/s và với gia tốc 2m/s 2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) được tính theo công thức : A. s = 5 + 2t. B. s = 5t + 2t 2 . C. s = 5t – t 2 . D. s = 5t + t 2 . 29. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu 20m/s và với gia tốc 0,4m/s 2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) khi t < 50 giây được tính theo công thức : A. s = 20t - 0,2t 2 . B. s = 20t + 0,2t 2 . C. s = 20 + 0,4t. D. s = 20t - 0,4t 2 . Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 6 30. Phương trình toạ độ của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều (dấu của x o , v o , a tuỳ theo gốc và chiều dương của trục toạ độ) là : A. x = x o + v o t - 2 2 at . B. x = x o + v o t + 2 2 at . C. x = x o + v o + 2 2 at . D. x = x o + v o t + 2 at . 31. Trên đường thẳng đi qua 3 điểm A, B, C với AB = 10m, BC = 20m và AC = 30m. Một vật chuyển động nhanh dần đều hướng từ A đến C với gia tốc 0,8m/s 2 và đi qua B với vận tốc 5m/s. Chọn trục toạ độ trùng với đường thẳng nói trên, gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến C, gốc thời gian lúc vật đi qua B thì phương trình toạ độ của vật là A. x = 10 + 5t – 0,4t 2 . B. x = 10 + 5t + 0,8t 2 . C. x = 10 + 5t – 0,8t 2 . D. x = 10 + 5t + 0,4t 2 . 32. Trên đường thẳng đi qua 3 điểm A, B, C với AB = 10m, BC = 20m và AC = 30m. Một vật chuyển động chậm dần đều hướng từ A đến C với gia tốc 0,4m/s 2 và đi qua B với vận tốc 20m/s. Chọn trục toạ độ trùng với đường thẳng nói trên, gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến C, gốc thời gian lúc vật đi qua B thì phương trình toạ độ của vật là : A. x = 10 + 20t – 0,2t 2 . B. x = 10 + 20t + 0,2t 2 . C. x = 10 + 20t – 0,4t 2 . D. x = 10 + 20t + 0,4t 2 . 33. Trên đường thẳng đi qua 3 điểm A, B, C với AB = 10m, BC = 20m và AC = 30m. Một vật chuyển động nhanh dần đều hướng từ A đến C với gia tốc 0,2m/s 2 và đi qua B với vận tốc 5m/s. Chọn trục toạ độ trùng với đường thẳng nói trên, gốc toạ độ tại B, chiều dương hướng từ A đến C, gốc thời gian lúc vật đi qua B thì phương trình toạ độ của vật là : A. x = 10 + 5t + 0,1t 2 . B. x = 5t + 0,1t 2 . C. x = 5t – 0,1t 2 . D. x = 10 + 5t – 0,1t 2 . 34. Phương trình chuyển động (toạ độ) của một vật là x = 10 + 3t + 0,2t 2 (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Quãng đường vật đi được tính từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 10s là : A. 60m. B. 20m. C. 30m. D. 50m. 35. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường 1000m tàu đạt vận tốc 20m/s. Gia tốc chuyển động của đoàn tàu là : A. 0,2m/s 2 . B. - 0,2m/s 2 . C. 0,4m/s 2 . D. - 0,4m/s 2 . 36. Một vật chuyển động có phương trình vận tốc v = (10 + 2t) (m/s). Sau 10 giây vật đi dược quãng đường : A. 30m. B. 110m. C. 200m. D. 300m. 37. Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v o và v) là A. v 2 – v o 2 = - 2as . B. v 2 + v o 2 = 2as . C. v 2 + v o 2 = - 2as . D. v 2 – v o 2 = 2as. 38. Sức cản của không khí : A. Làm cho vật nặng rơi nhanh, vật nhẹ rơi chậm. B. Làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau. C. Làm cho vật rơi chậm dần. D. Không ảnh hưởng gì đến sự rơi của các vật. 39. Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là rơi tự do : A. Viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống. B. Lông chim rơi trong ống đã hút hết không khí. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Viên bi chì được ném thẳng đứng lên đang rơi xuống. 40. Độ lớn của gia tốc rơi tự do : A. Bằng 10m/s 2 . B. Phụ thuộc vào vó độ đòa lí trên Trái Đất. C. Không thay đổi ở mọi lúc, mọi nơi. D. Được lấy theo ý thích của người sử dụng. 41. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20 m, lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua lực cản không khí. Hỏi sau bao lâu vật sẽ chạm đất? A. 2s B. 3s C. 4s D. 5s 42. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 . Vận tốc của vật lúc chạm mặt đất là : A. 45m/s. B. 15m/s. C. 30m/s. D. 22,5m/s. 43. Một vật rơi tự do sau thời gian 4 giây thì chạm đất. Lấy g = 10m/s 2 . Quãng đường vật rơi trong giây cuối là A. 75m. B. 35m. C. 45m. D. 5m. 44. Vật rơi tự do từ độ cao h 1 xuống mặt đất trong thời gian t 1 , từ độ cao h 2 xuống mặt đất trong thời gian t 2 . Biết t 2 = 2 t 1 . Tỉ số h 2 /h 1 là A. 0,25. B. 4. C. 2. D. 0,5. Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 7 45. Vật rơi tự do từ độ cao h 1 xuống mặt đất trong thời gian t 1 , từ độ cao h 2 xuống mặt đất trong thời gian t 2 . Biết t 2 = 2 t 1 . Tỉ số giữa các vận tốc của vật lúc chạm đất v 2 /v 1 là A. 2. B. 0,5. C. 4. D. 0,25. 46. Một khí cầu đang chuyển động đều theo phương thẳng đứng hướng lên thì làm rơi một vật nặng ra ngoài. Bỏ qua lực cản không khí thì sau khi rời khỏi khí cầu vật nặng : A. Rơi tự do. B. Chuyển động lúc đầu là chậm dần đều sau đó là nhanh dần đều. C. Chuyển động đều. D. Bò hút theo khí cầu nên không thể rơi xuống đất. 47. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính ? A. Chiếc bè trôi trên sông. B. Vật rơi trong không khí. C. Giũ quần áo cho sạch b. D. Vật rơi tự do. 48. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động: A. Thẳng B. Thẳng đều C. Biến đổi đều D. Tròn đều 49. Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều vì: A. Vật có tính quán tính B. Vật vẫn còn gia tốc C. Các lực tác dụng cân bằng nhau D. Không có ma sát 50. Đònh luật II Newton cho biết : A. Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật. B. Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật. C. Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian. D. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. 51. Theo đònh luật II Newton thì : A. Khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng. B. Khối lượng tỉ lệ nghòc với gia tốc của vật. C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật. D. Gia tốc của vật là một hằng số với mỗi vật. 52. Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có tốc độ 0,7m/s. Lực tác dụng vào vật có giá trò là: A. F = 4,9N B. F = 24,5N C. F = 35N D. F = 102N 53. Hai xe A (m A ) và B (m B ) cùng chòu tác dụng của một hãm F như nhau. Sau khi bò hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn s A , xe B đi thêm một đoạn là s B < s A . Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe? A. m A > m B B. m A < m B C. m A = m B D. Một đáp án khác 54. Lực và phản lực của nó luôn : A. Khác nhau về bản chất. B. Xuất hiện và mất đi đồng thời. C. Cùng hướng với nhau. C. Cân bằng nhau. 55. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực? A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau 56. Lực hấp dẫn phụ thuộc vào A. Thể tích các vật. B. Khối lượng và khoảng cách giữa các vật. C. Môi trường giữa các vật. D. Khối lượng của Trái Đất. 57. Gia tốc trọng trường tại mặt đất là g 0 = 9,8m/s 2 . Gia tốc trọng trường ở độ cao h = 2 R (với R là bán kính của Trái Đất R = 6400 km ) là A. 2,45m/s 2 B. 4,36m/s 2 C. 4,8m/s 2 D. 22,05m/s 2 58. Ở dưới hầm mỏ sâu, gia tốc rơi tự do thay đổi thế nào so với trên mặt đất ở nơi đó : A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Tăng hoặc giảm tuỳ điều kiện thời tiết 59. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi : A. Vật có tính đàn hồi bò biến dạng. B. Vật chuyển động có gia tốc. C. Vật đặt gần Mặt đất. D. Vật đứng yên. 60. Một vật có khối lượng m = 200g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng, lúc đó chiều dài của lò xo là l = 20cm. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l 0 = 18cm và bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s 2 . Độ cứng của lò xo đó là: A. 1 N/m B. 10 N/m C. 100 N/m D. 1000 N/m Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 8 61. Một vật chuyển động trên mặt phẵng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật A. Vận tốc ban đầu của vật. B. Độ lớn của lực tác dụng. C. Khối lượng của vật. D. Gia tốc trọng trường. 62. Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là A. Một trong các lực tác dụng lên vật. B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật. C. Trọng lực tác dụng lên vật. D. Lực hấp dẫn. 63. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì : A. Vận tốc của vật không đổi. B. Vật đứng cân bằng. C. Gia tốc của vật tăng dần. D. Gia tốc của vật không đổi. 64. Khi lò xo bò dãn một đoạn ∆l thì lực đàn hồi A. Luôn luôn bằng hằng số. B. Tỉ lệ thuận với ∆l. C. Tỉ lệ nghòch với ∆l. D. Tỉ lệ với bình phương của ∆l. 65. Lực ma sát trượt xuất hiện khi A. Vật chòu tác dụng của ngoại lực nhưng vẫn đứng yên. B. Vật bò biến dạng. C. Vật lăn trên bề mặt của vật khác. D. Vật trượt trên bề mặt của vật khác. 66. Lực ma sát nghó A. Xuất hiện bất kì lúc nào. B. Nhỏ hơn ngoại lực tác dụng lên vật. C. Có hướng vuông góc với mặt tiếp xúc. D. Có độ lớn thay đổi theo ngoại lực. 67. Đối với hệ vật thì A. Nội lực không gây ra gia tốc cho hệ. B. Ngoại lực không gây ra gia tốc cho hệ. C. Các vật trong hệ luôn chuyển động. D. Các vật trong hệ luôn đứng yên. 68. Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì : A. Vật đó dừng lại ngay. B. Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v. C. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại. D. đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần. 69. Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi A. Thể tích của chúng rất lớn. B. Khối lượng của chúng rất lớn. C. Chúng có dạng hình cầu. D. Chúng rất gần nhau. 70. Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là A. Lực phát động. B. Lực hướng tâm. C. Lực cản chuyển động. D. Lực quán tính. 71. Khi tác dụng lên một vật đang đứng yên, lực ma sát nghó luôn A. Cân bằng với trọng lực. B. Cùng hướng với ngoại lực. C. Cân bằng với ngoại lực theo phương song song với mặt tiếp xúc. D. Luôn luôn có độ lớn cực đại. 72. Nguyên nhân xuất hiện ma sát là A. Các vật có khối lượng. B. Vật chuyển động có gia tốc. C. Mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lỏm hặc bò biến dạng. D. Vật đè mạnh lên giá đở. 73. Lực ma sát lăn A. Nhỏ hơn rất nhiều so với ma sát nghó. B. Lớn hơn rất nhiều so với ma sát nghó. C. Lớn hơn rất nhiều so với ma sát trượt. D. Nhỏ hơn rất nhiều so với ma sát trượt. 74. Có lực hướng tâm khi : A. Vật chuyển động thẳng. B. Vật đứng yên. C. Vật chuyển động không cớ gia tốc. D. vật chuyển động cong. 75. Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trò lớn nhất khi : A. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều. B. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực thành phần vuông góc với nhau. D. Hai lực thành phần hợp với nhau một gác khác không. 76. Phát biểu nào sau đây chưa đúng : A. Ba lực cân bằng thì giá của chúng phải nằm trên một mặt phẳng. B. Hai lực cân bằng thì chúng cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. C. Hai lực trực đối thì chúng cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 9 D. Hai lực trực đối là hai lực cân bằng. 77. Đặt một vật trên mặt phẳng nghiêng mà vật có thể đứng yên là do A. Có lực hấp dẫn. B. Có lực ma sát nghó. C. Có ma sát trượt. D. Có ma sát lăn. 78. Khi một em bé kéo một chiếc xe đồ chơi trên sân. Vật nào tương tác với xe : A. Sợi dây. B. Mặt đất. C. Trái Đất. D. Cả ba vật đó. 79. Khi ném một vật theo phương ngang, thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào : A. Vận tốc ném. B. Độ cao từ chổ ném đến mặt đất. C. Khối lượng của vật. D. Thời điểm ném. 80. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là : A. Một đường thẳng. B. Một đường tròn. C. Lúc đầu thẳng, sao đó cong. D. Một nhánh của đường paralol. 81. Một vật cân bằng chịu tác dụng của hai lực thì hai lực đó sẽ : A. Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn. B. Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn. C. Có giá vng góc với nhau và cùng độ lớn. D. Được biểu diễn bằng hai véc tơ giống hệt nhau. 82. Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực khơng song song là : A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. B. Ba lực đó có độ lớn bằng nhau. C. Ba lực đó phải vng góc với nhau từng đơi một. D. Ba lực đó khơng nằm trong một mặt phẵng. 83. Mơmen lực tác dụng lên một vật là đại lượng : A. Dùng để xác định độ lớn của lực. B. Đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. C. Ln có giá trị dương. D. Ln có giá trị âm. 84. Để cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì : A. Tổng các mơ men lực phải bằng hằng số. B. Tổng các mơ men lực phải khác khơng. C. Tổng các mơ men lực phải có một chiều nhất định. D. Tổng các mơ men lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mơ men lực làm vật quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. 85. Hai lực cân bằng là hai lực : A. Cùng tác dụng lên một vật. B. Là hai lực trực đối. C. Có tổng độ lớn bằng khơng. D. Cùng tác dụng lên một vật và trực đối. 86. Một viên bi nằm trên mặt bàn thì dạnh cân bằng của viên bi đó là : A. Cân bằng khơng bền. B. Cân bằng bền. C. Cân bằng phiếm định. D. Lúc đầu cân bằng bền, sau đó chuyển thành cân bằng phiếm định. 87. Phát biểu nào sau đây khơng đúng : A. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song với chúng. B. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần. C. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần. D. Hợp l ực của hai lực song cùng chiều có độ lớn bằng không. 88. Hai lực được gọi là ngẫu lực khi : A. Chúng cùng tác dụng lên một vật. B. Cùng phương và cùng chiều. C. Cùng phương, ngược chiều. D. Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều nhưng có giá khác nhau. 89. Mức vững vàng của vật sẽ tăng nếu : A. Vật có chân đế càng lớn, trọng tâm càng thấp. B. Vật có chân đế càng nhỏ, trọng tâm càng cao. C. Vật có chân đế càng lớn, trọng tâm càng cao. D. Vật có chân đế càng nhỏ, trọng tâm càng thấp. 90. Vật đứng yên trên mặt bàn nằm ngang thì : A. Vật không chòu tác dụng của một lực nào. B. Vật chòu tác dụng của hai lực. C. Trọng lực tác dụng lên vật cân bằng với phản lực của mặt bàn. D. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật bằng 0. D. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN THAM KHẢO 1. Hai bến sông A và B cách nhau 60km. Một ca nô đi từ A rồi về B mất 9 giờ. Biết ca nô chạy với vận tốc 15km/h so với dòng nước yên lặng. Tính vận tốc chảy của dòng nước. Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 10 2. Một môtô đi với vận tốc 40km/h trên nữa đoạn đường AB. Trên nữa đoạn đường còn lại môtô đi nữa thời gian đầu với vận tốc 30km/h, nữa thời gian sau với vận tốc 20km/h. Tìm vận tốc trung bình của môtô trên quãng đường AB. 3. Một oàn tàu hỏa đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì đầu hãm phanh và giảm đều tốc độ. Sau quãng đường 50 m tốc độ chỉ còn lại 1 phần 3. Tính : Gia tốc của đoàn tàu trên đoạn đường đó. Quãng đường đi được cho đến lúc dừng hẳn. Vẽ đồ thò vận tốc – thời gian của đoàn tàu. 4. Lúc 8 giờ sáng một ôtô qua đòa điểm A trên quốc lộ với vận tốc 36km/h, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 . Cùng lúc đó tại thò trấn B trên quốc lộ đó cách A 560m một ôtô khác bắt đầu khởi hành đi theo hướng ngược chiều với xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 40cm/s 2 . Viết phương trình chuyển động của hai xe, xác đònh thời gian hai xe đi để gặp nhau, thời điểm và vò trí hai xe gặp nhau. 5. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 14,4km/h thì hãm phanh để vào ga. Trong 10s đầu tiên sau khi hãm phanh nó đi đi được quãng đường AB dài hơn quãng đường BC trong 10s tiếp theo BC là 5m. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ khi hãm phanh thì đoàn tàu dừng lại ? Tìm đoạn đường tàu còn đi được sau khi hãm phanh. 6. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng vật đi được đoạn đường dài 63,7 m. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Tính thời gian rơi, độ cao h và vận tốc của vật lúc chạm đất. 7. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong hai giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được 4 3 độ cao h đó. Tính thời gian rơi, độ cao h và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10m/s 2 . 8. Một lưởi cưa tròn đường kính 40cm, quay đều được 300 vòng trong 1 phút. Tính tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành ngoài lưởi cưa. 9. Một đồng hồ treo trường có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm dang chạy đúng. Tìm tỉ số giữa tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của đầu kim phút với đầu kim giờ. 10. Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, sau khi đi được quãng đường 50m, vận tốc ôtô giảm xuống còn 54km/h. Tính hợp lực tác dụng lên ôtô trong thời gian hãm phanh, thời gian từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó. 11. Một lực không đổi 0,1N tác dụng lên vật có khối lượng 200g lúc đầu đang chuyển động với vận tốc 2m/s. Tính : a) Vận tốc và quãng đường mà vật đi được sau 10s. b) Quãng đường mà vật đi được và độ biến thiên vận tốc của vật từ đầu giây thứ 5 đến cuối giây thứ 12. Hai vật có khối lượng bằng nhau được đặt trên mặt bàn nằm ngang và nối với nhau bằng một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể. Khi tác dụng vào vật 1 lực F 1 = 10N theo phương song song với mặt bàn thì gia tốc của hai vật là 1m/s 2 . Còn khi tác dụng vào vật 2 lực F 2 = 12N thì gia tốc của hai vật là 2m/s 2 . Tính khối lượng của mỗi vật, hệ số ma sát giữa các vật và mặt bàn và lực căng của dây nối. Lấy g = 10m/s 2 . 13. Tính gia tốc rơi tự do và trọng lượng của một vật có khối lượng m = 50kg ở độ cao 10km và ở độ cao bằng 7/9 bán kính Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 10m/s 2 và bán kính Trái Đất là 6400km. Ở độ cao bằng 7/9 bán kímh Trái Đất nếu có một vệ tính nhân tạo chuyển động tròn đều xung quang Trí Đất thì vệ tinh bay với tốc độ dài bằng bao nhiêu và cần thời gian bao lâu để bay hết một vòng ? 14. Gia tốc rơi tự do ở đỉnh núi là 9,809m/s 2 . Tìm độ cao của đỉnh núi. Biết gia tốc rơi tự do ở chân núi là 9,810m/s 2 và bán kính Trái Đất là 6370km. 15. Một lò xo có đầu trên gắn cố đònh. Nếu treo vật nặng khối lượng 600g thì lò xo có chiều dài 23cm. Nếu treo vật nặng khối lượng 800g thì lò xo có chiều dài 24cm. Hỏi khi treo vật nặng có khối lượng 1,5kg thì lò xo có chiều dài bằng bao nhiêu. Lấy g = 10m/s 2 . 16. Một ôtô có khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc 72km/h khi đi qua một chiếc cầu. Tính áp lực của ôtô nén lên cầu khi nó đi qua điểm giữa cầu trong các trường hợp : a) Cầu phẵng nằm ngang. b) Cầu lồi có bán kính cong r = 100m. c) Cầu lỏm có bán kính cong r = 200m 17. Trên một cái giá ABC có treo một vật nặng m có khối lượng 20kg như hình vẽ. Biết α = 45 o . Tính lực đàn hồi của thanh AB và thanh BC. 18. Trên một cái giá ABC có treo một vật nặng m có khối lượng 10kg như hình vẽ. Biết AB = 50cm, BC = 40cm. Tính lực đàn hồi của thanh AB và thanh BC. 19. Một người nâng một tấm gổ dài 1,5m, nặng 50kg và giử cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc α = 30 o . Biết trọng tâm của tấm gổ cách đầu nằm trên mặt đất 50cm. Tính lực nâng của người đó và phản lực của mặt đất lên tấm gổ trong hai trường hợp : [...]...Đề cương ôn tập Lý 10 – HKI – Trang 11 a) Lực nâng vuông góc với tấm gổ b) Lực nâng vuông góc với mặt đất 20 Một chiếc thang có chiều dài AB = l và có khối lượng m, đầu A tựa vào sàn nhà nằm ngang, đầu B tựa vào tường thẳng đứng . hợp lực. + Qui tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều : Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với chúng, có độ lớn. khơng đúng : A. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song với chúng. B. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng

Ngày đăng: 06/11/2013, 19:11

Hình ảnh liên quan

17. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều : - de cuong on tap HKI

17..

Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều : Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan