1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn thi ly10

4 1,4K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 167 KB

Nội dung

GV : Ngô Thanh Long 1 Trường THPT số II An Nhơn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 - MÔN VẬT LÝ 10 ( Năm học : 2010 - 2011 ) A. Lý thuyết : Ôn tạp các vấn đề sau : - Phương và chiều của vectơ vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng .Thế nào là chuyển động thẳng đều ? - Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều ? -Đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều ? Công thức liên hệ giữa vận tốc và gia tốc ? - Thế nào là sự rơi tự do ? Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do của một vật .Viết công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên thẳng đứng và độ cao cực đại ? -Viết công thức gia tốc hướng tâm và nói rõ các đặc trưng của vectơ gia tốc hướng tâm ? - Công thức cộng vận tốc và giải thích . -Tổng hợp và phân tích lực . - Ba định luật Newton : phát biểu và nêu ý nghĩa . - Định luật vạn vâtj hấp dẫn : phát biểu và viết công thức .Giải thích các đại lượng trong công thức . - Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo ?Phát biểu định luạt Húc . -Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong điều kiện nào và có những đặc điểm gì ? Viết công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại . - Lực ma sát trượt : điều kiện xuất hiện ,đặc điểm . - Lực quán tính .So sánh với lực thông thường. - Lực hướng tâm . Hiện tượng tăng , giảm , mất trọng lượng . - Phương pháp động lực học, vận dụng vào việc giải bài toán chuyển động của vật trên mp nghiêng ; chuyển động của hệ vật . B. Bài tập : 1. Làm các bài tập ở SGK và SBT về các bài tập liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều , rơi tự do . Ở SBT làm các bài sau :1.12 ; 1.13 ; 1.14 ;1.15; 1.18;1.19 ; 1.21 ; 1.23 ; 1.24; 1.26; 1.28; 2. Phép tổng hợp lực và phân tích lưc . 3. Làm các bài toán áp dụng định luật II Newton và định luật III Newton về sự tương tác giữa các vật . 4. Giải bài toán về lực đàn hồi của lò xo . 5. Làm bài toán về chuyển động của vật trên mp nghiêng . 6. Giải bài toán về chuyển động của hệ vật . C. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Một vật m = 1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng AB có góc nghiêng o 30 = α .Sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang BC. Tính vận tốc vật tại . a. Tính vận tốc vật tại B. b. Sau khi đi được 1/2 quãng đường AB. c. Sau khi vật đi được 2m trên mặt ngang BC. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt nghiêng và mặt ngang là như nhau ( 1,0 = µ ), AH=1m. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 2: Một vật trượt trên mặt phẳng ngang AB không ma sát với vận tốc v = 7 m/s sau đó lên dốc ngiêng BC, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là µ = 0,2. Biết o 30 = β . a. Tính độ cao lớn nhất mà vật lên được ? ( Giả thiết BC đủ dài ) A H B C C GV : Ngô Thanh Long 2 Trường THPT số II An Nhơn b. Cho BC = 2m . Vật có vượt qua dốc nghiêng hay không ? Vận tốc tại đỉnh dốc bằng bao nhiêu? Bài 3 :Một vật khối lượng 1kg được kéo trên sàn ngang bởi một lực F r hướng lên, có phương hợp với phương ngang một góc 45 0 và có độ lớn là 2 2 N. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. 1. Tính quãng đường đi được của vật sau 10s nếu vật có vận tốc đầu là 2m/s. 2. Với lực kéo trên thì hệ số ma sát giữu vật và sàn là bao nhiêu thì vật chuyển động thẳng đều.Lấy g = 10m/s 2 . Bài 4 : Một người khối lượng m = 60kg đứng trên thang chuyển động lên trên gồm ba giai đoạn. hãy tính lực nén lên thang trong mỗi giai đoạn: 1. Nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 . 2. Đều 3. Chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 Lấy g = 10m/s 2 Bài 4 : Một vật có khối lượng 60kg đặt trên sàn buồng thang máy. Tính áp lực của vật lên sàn trong các trường hợp: 1.Thang chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2. Thang chuyển động xuống chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 3. Thang chuyển động xuống đều 4. thang rơi tự do. Lấy g = 10m/s 2 Bài 5 : Một sợi dây thép có thể giữ yên được một trọng vật có khối lượng lớn đến 450kg. Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng 400kg lên cao. Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây không bị đứt. Lấy g= 10 m/s 2 Bài 6: Một vật trượt không vận tốc đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8m, cao 4m. Bỏ qua ma sát. Lấy g= 10 m/s 2 . 1. Sau bao lâu vật đến chân dốc? 2. Vận tốc của vật ở chân dốc bằng bao nhiêu ? Bài 7: Giải lại bài toán trên khi hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ = 0,2. Bài 8: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 5m, nghiêng góc 30 0 so với phương ngang. Coi ma sát trên mặt nghiêng là không đáng kể. Đến chân mặt phẳng nghiêng, vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang trong thời gian là bao nhiêu ? Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ= 0,2. Lấy g = 10m/s 2. Bài 9: Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,25. 1. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc. 2. Xe có lên dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc. Bài 10: Một vật có khối lượng m = 1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng một góc α = 45 0 so với mặt phẳng nằm ngang. Cần phải ép lên một vật lực F r theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng có độ lớn là bao nhiêu để vật trượt xuống nhanh dần đều với gia tốc 4m/s 2 . Biết hệ ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ= 0,2. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 11: Giải lại bài toán khi vật trượt xuống đều. Bài 12: Một đầu máy tàu hoả có khối lượng 60 tấn đang xuống một dốc 5%(sin α = 0,050) và đạt được vận tốc 72km/h thì tài xe đạp thắng. Đầu máy tàu hoả chạy chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 200m. 1. Tính lực thắng. 2. Tính Thời gian đầu máy đi được quãng đường 200m trên. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 13: Tại một điểm A trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương ngang, người ta truyền cho một vật vận tốc 6m/s để vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng theo một đường dốc chính. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s 2 . 1. Tính gia tốc của vật. 2. Tính quãng đường dài nhất vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. 3. Sau bao lâu vật sẽ trở lại A? Lúc đó vật có vận tốc bao nhiêu? C v A B GV : Ngô Thanh Long 3 Trường THPT số II An Nhơn Bài 14: Tác dụng lục F r có độ lớn 15N vào hệ ba vật như hình vẽ. Biết m 1 = 3kg; m 2 = 2kg; m 3 = 1kg và hệ số ma sát giữa ba vật và mặt phẳng ngang như nhau là µ= 0,2. Tính gia tốc của hệ và lực căng của các dây nối. Hình 20. Xem dây nối có khối lượng và độ dã không đáng kể. lấy g = 10m/s 2 . Bài 15: Giải lại bài toán trên nếu ma sát không đáng kể Bài 16: Cho hệ cơ học như hình vẽ, m 1 = 1kg, m 2 = 2kg. hệ số ma sát giữa m 2 và mặt bàn là 0,2. Tìm gia tốc hệ và lực căng dây. Biết ròng rọc có khối lượng và ma sát với dây nối không đáng kể. Lấy g = 10m/s 2 . Cho dây nối có khối lượng và độ giãn không đáng kể. Bài 17: Giải lại bài toán trên nếu hệ số ma sát giữa vật m 2 với mặt bàn là 0,6 và lúc đầu cơ hệ đứng yên. Bài 18 : Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc một đoạn dây, ở hai đầu có treo hai quả cân 1 và 2 có khối lượng lần lượt là m 1 = 260g và m 2 = 240g. Sau khi buông tay, hãy tính: 1. Vận tốc của mỗi vật ở đầu giây thứ 3. 2. Quãng đường mà mỗi vật đi được trong giây thứ 2 Lấy g = 10m/s 2 . Bỏ qua khối lượng và độ giãn không đáng kể. Hình 23 Bài 19: Cho hệ vật như hình vẽ: m 1 = 1kg, m 2 = 2kg. Hệ số ma sát giữa hai vật và mặt phẳng ngang đều bằng nhau là µ= 0,1. Tác dụng vào m 2 lực F r có độ lớn F = 6N và α = 30 0 như hình vẽ. Tính gia tốc mỗi vật và lực căng của dây. Biết dây có khối lượng và độ giãn không đáng kể. lấy g = 10m/s 2 . Bài 20 : Cho hệ vật như hình vẽ: m 1 = 3kg, m 2 = 2kg, α = 30 0 . Bỏ qua ma sát, khối lượng của dây và khối lượng ròng rọc. Lấy g = 10m/s 2 . 1. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật 2. Tính lực nén lên trục ròng rọc. 3. Sau bao lâu kể từ khi bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên thì hai vật ở ngang. Biết lúc đầu m 1 ở vị trí thấp hơn m 2 0,75m. Bài 21: Trên mặt phẳng nằm ngang có hai vật có khối lượng m 1 = 1kg và m 2 = 2kg nối với nhau bằng một dây khối lượng và độ giãn không đáng kể. Tại một thời điểm nào đó vật m 1 bị kéo theo phương ngang bởi một lò xo (có khối lượng không đáng kể) và đang bị giãn ra một đoạn ∆ l = 2cm. Độ cứng của lò xo là k = 300 N m . Bỏ qua ma sát. Xác định: 1. Gia tốc của vật tại thời điểm đang xét 2. Lực căng dây tại thời điểm đang xét Bài 22: Có hệ vật như hình vẽ, m 1 = 0,2 kg; m 2 = 0,3 kg được nối với nhau bằng một dây nhẹ và không giãn. Bỏ qua ma sát giữa hai vật và mặt bàn. Một lực F r có phương song song với mặt bàn có thể tác dụng vào khi m 1 hoặc m 2 . 1. Khi F r tác dụng vào m 1 và có độ lớn 1N thì gia tốc của các vật và lực căng dây nối là bao nhiêu? 2. Biết dây chịu được lực căng lớn nhất là 10N. Hỏi độ lớn cực đại của F r tác dụng vào m 1 hoặc m 2 . Bài 23: Muốn kéo một vật có trọng lượng P = 1000N chuyển động đều lên một mặt phẳng nghiêng góc 60 0 so với đường thẳng đứng, người ta phải dùng một lực F r có phương song song với mặt phẳng nghiêng và có độ lớn 600N. Hỏi vật sẽ chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng với gia tốc bao nhiêu khi không có lực F r . Biết giữa vật và mặt phẳng nghiêng có ma sát. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 24: Một vật khối lượng 2kg được kéo bởi một lực F r hướng lên hợp với phương ngang một góc α = 30 0 . Lực F r có độ lớn 8N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 4m. Lấy g = 10m/s 2 . 1. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang. 2. Để cho vật có thể chuyển động thẳng đều thì F r có độ lớn là bao nhiêu? 25 Ô tô chuyển động với gia tốc . Hỏi người ngồi trên ghế ép lên lưng tựa của ghế một lực là bao nhiêu nếu khối lượng của người là 50kg. = 30 0 m 1 m 2 F r m 1 m 2 F r F r GV : Ngô Thanh Long 4 Trường THPT số II An Nhơn 26.,Hãy xác định gia tốc của một số vật trượt từ mặt phẳng nghiêng xuống. Cho góc nghiêng , hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Lấy . 27.Người ta kéo 100kg than đá từ dưới hầm lò lên bằng thang máy. Tính lực ép của than lên sàn thang máy trong hai trường hợp: a) Thang lên đều. b) Thang lên với gia tốc . Lấy . 28.Một sợi dây thép có thể giữ yên được một trọng vât có khối lượng lớn đến 450kg. Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng m = 400kg lên cao. Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây không bị đứt. Lấy . 29.Một vật có khối lượng 5kg được treo vào một sợi dây có thể chịu được lực căng đến 52N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc thì dây có bị đứt hay không? Lấy . Long 1 Trường THPT số II An Nhơn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 - MÔN VẬT LÝ 10 ( Năm học : 2010 - 2011 ) A. Lý thuyết : Ôn tạp các vấn đề sau : - Phương và chiều. đổi đều ? Công thức liên hệ giữa vận tốc và gia tốc ? - Thế nào là sự rơi tự do ? Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do của một vật .Viết công thức

Ngày đăng: 06/11/2013, 17:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w