Những bất cập trong việc áp thuế suất GTGT 0% cho dịch vụ tiêu dùng của doanh nghiệp

3 556 0
Những bất cập trong việc áp thuế suất GTGT 0% cho dịch vụ tiêu dùng của doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những bất cập trong việc áp thuế suất GTGT 0% cho dịch vụ tiêu dùng của doanh nghiệp chế xuất Kể từ khi thông tư 128/2008/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 26/12/2008 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2009) thì một số loại dịch vụ mà các cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấptiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động đã không được hưởng thuế suất 0% như trước đây. Nếu đối chiếu so sánh với các quy định trước đây về thuế GTGT (cụ thể là thông tư 32/2007/TT-BTC) thì chỉ các dịch vụ cung cấp và được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân như dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chế xuất…mới không đủ điều kiện hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%. Rõ ràng đây là 1 điều bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp chế xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ do các nhà cung cấp trong nước cung cấp. Các quy định trên vô hình làm tăng đáng kể các khoản chi phí đầu vào mà đáng ra các doanh nghiệp chế xuất phải được hưởng bởi vì đặc thù của loại hình này. Điều này cũng còn thể hiện sự bất cập và mâu thuẫn với nguyên tắc khấu trừ thuế, phương pháp tính thuế của Luật thuế giá trị gia tăng đó là thuế GTGT đầu vào của cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ…thì được khấu trừ toàn bộ, Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn toàn bộ. Chúng ta cũng biết là các mặt hàng của các doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra được dùng để xuất khẩu và đương nhiên được hưởng thuế suất thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT0% nếu đáp ứng đủ yêu cầu về hoá đơn, chứng từ theo quy định. Vì vậy khi doanh nghiệp chế xuất có đầy đủ các loại hoá đơn, chứng từ theo quy định cũng cần phải được khấu trừ thuế đầu vào, điều này sẽ thể hiện sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp đồng thời cũng góp phần làm lành mạnh hoá sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do loại hình doanh nghiệp chế xuất có đặc thù là không chịu thuế GTGT vì thế sẽ không được khấu trừ đầu vào (nếu có) vì thế việc quy định các mặt hàng như đã nêu ở trên phải chịu thuế GTGT đầu vào mà không cho khấu trừ là điều hoàn toàn bất hợp lý và thể hiện sự phân biệt đối xử trong ngay bản thân chính sách về thuế GTGT. Ngày 28/04/2009 Tổng cục thuế có công văn hướng dẫn số 1575/TCT-CS về thuế suất thuế GTGT đối với 1 số dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp chế xuất, trong đó có chi tiết các dịch vụ không được hưởng mức thuế suất 0% nếu các cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất chẳng hạn như dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ cảng vào khu phi thuế quan và ngược lại, dịch vụ khai thuê Hải Quan, dịch vụ xếp dỡ container từ bãi cảng lên tàu và ngược lại…(nằm trong gói dịch vụ về xuất nhập khẩu) thì không thuộc diện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Xét các quy định hiện tại về thuế suất thuế GTGT của các loại dịch vụ mà các cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất không được hưởng thuế suất thuế GTGT0% như sau: - Tại điểm đ khỏan 1 điều 6 Chương II của nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT thì: “Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm: tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định này; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.” Cũng theo quy định tại nghị định này thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm: a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại. b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. Và điều kiện được xem là hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm: - Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối với hàng hoá xuất khẩu phải có tờ khai hải quan. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán dưới hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước thì cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng. Theo quy định tại điểm 1.3 khỏan 1 mục II phần B của thông tư 129/2008/TT-BTC về hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và nghị định 123/2008/NĐ-CP thì các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm: “Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấptiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động” Như vậy trong nghị định 123/2008/NĐ-CP không quy định về việc hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp nội địa cung cấp xuất khẩu cho doanh nghiệp chế xuất phải được tiêu dùng và sử dụng trong phạm vi khu phi thuế quan mới được hưởng mức thuế suất 0%. Cũng theo quy định tại thông tư 129/2008/TT-BTC thì chỉ có các dịch vụtrong danh mục quy định (điểm 1.3 khỏan 1 mục II phần B ) mới không được hưởng mức thuế suất 0% như đã nêu trên trong đó có dịch vụ vận chuyển. Theo quy định tại quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 23/01/2007 Quyết định hệ thống nghành kinh tế của Việt Nam, tại mục H có quy định cho nghành vận tải kho bãi thì hoạt động vận tải đường bộ có mã nghành là 49, hoạt động vận tải đường thuỷ có mã nghành là 50, hoạt động Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải có mã nghành là 52. Như vậy các hoạt động, dịch vụ phục vụ cho nghành vận tải hoàn toàn là 1 ngành kinh tế khác, không thuộc ngành vận tải (vận chuyển). Việc Tổng cục thuế gom tất cả các loại chi phí của dịch vụ xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp chế xuất sử dụng (bốc xếp, nâng hạ container, CFS, THC, dịch vụ khai báo hải quan, phí chứng từ, phí đại lý, phí lưu kho) vào chung với dịch vụ vận chuyển là chưa hợp lý, không đúng theo quy định về nghành kinh tế do Thủ tướng ban hành và đã gây khó khăn cho hoạt động chung của các doanh nghiệp chế xuất. Vì các lý do trên, đề nghị Bộ tài chính, Tổng cục thuế xem xét lại các hướng dẫn của mình nhằm đem lại bình đẳng cho các doanh nghiệp, thể hiện chính sách nhất quán trong việc thực thi các luật thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong quá trình đầu tư tại Việt Nam và quan trọng nhất là trả lại những gì mà theo luật thì các doanh nghiệp đáng ra phải được hưởng. . Những bất cập trong việc áp thuế suất GTGT 0% cho dịch vụ tiêu dùng của doanh nghiệp chế xuất Kể từ khi thông tư 128/2008/TT-BTC. diện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Xét các quy định hiện tại về thuế suất thuế GTGT của các loại dịch vụ mà các cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho doanh

Ngày đăng: 06/11/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan