1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀCƯƠNG ÔN TẬP HKI LS 10. 2010 - 2011

2 162 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10 Học kì I năm 20102011 Câu 1: So sánh điều kiện tự nhiên và kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Nội dung Phương Đông Phương Tây Điều kiện TN - Đất phù sa màu mỡ - Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều - Thường xảy ra thiên tai (lũ lụt, hạn hán…) - Đất đai khô cằn - Nhiều đảo, biển, địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi. Đời sống con người - Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước - Ngoài ra còn chăn nuôi,làm nghề thủ công và buôn bán - Chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. - Kinh tế hàng hoá - tiền tệ: sản xuất hàng hoá, lưư thông tiền tệ - Ngoài ra cư dân nơi đây còn trồng cây lâu năm. Câu 2: Những biểu hiện của tính chất dân chủ và bản chất của nền dân chủ cổ đại phương Tây? a. Những biểu hiện dân chủ: - Không có vua, Hội đồng 500 có quyền tối cao… - Hàng năm, một số công dân họp ở quảng trường phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia b. Bản chất: Là nền dân chủ chủ nô dựa trên sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ. Câu 3: Trung Quốc a. Quá trình hình thành chế độ phong kiến: Năm 221, nhà Tần thống nhất Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc có những biến đổi sâu sắc: - Quan lại, nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ - Nông dân nghèo không có ruộng đất phải nhận ruộng đất địa chủ cày cấy và phải nộp tô thuế cho địa chủ. Như vậy quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ thay thế cho quan hệ bóc lột của quí tộc với nông dân công xã. Chế độ phong kiến được thiết lập. b. Những biểu hiện thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến thời Đường - Kinh tế: + Nông nghiệp: Nhờ những chính sách ( giảm tô thuế, quân điền…) của nhà nước nên nông nghiệp phát triển. + Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công đóng thuyền, rền sắt với hàng chục người làm việc. + Thương nghiệp: phát triển, hình thành hai con đường tơ lụa buôn bán với phương Tây. - Chính trị: + Tổ chức thi cử để tuyển chọn quan lại. + Đặt chức quan “ Tiết độ sứ” trấn thủ vùng biên cương Quyền lực hoàng đế được củng cố. + Thi hành chính sách xâm lược xung quanh Như vậy Trung Quốc dưới thời Đường trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất. c. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: - Nho giáo: + Trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. + Sau này Nho giáo càng ngày càng trở nên lỗi thời kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Phật giáo: Phát triển thịnh hành vào thời Đường - Văn học: + Thơ phát triển thịnh hành thời Đường( thơ Đường) + Tiểu thuyết thời Minh – Thanh( Tam Quốc, Thuỷ Hử,…) - Sử học: + Có bộ “Sử kí” của Tư Mã Thiên + Xây diựng các cơ quan biên soạn sử - Khoa học – kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng: giấy, la bàn, kĩ thuật in, thuốc súng. - Kiến trúc: Để lại nhưngc công trình kì vĩ: vạn lí trường thành, cung điện, chùa triền, thành quách… Câu 4: Nguyên nhân và hệ quả Phát kiến địa lí: a. Nguyên nhân: - Do nhu cầu về vàng bạc, hương liệu, thị trường tăng cao. - Con đường buôn bán qua phương Đông bế tắc. - Khoa học – kĩ thuật phát triển. b. Hệ quả: - Đem lại những hiểu biết mới, những dân tộc mới…, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. - Thị trường mở rông, thương nghiệp phát triển. - Thúc đẩy quá trình tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của CNTB, Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen. Câu 5: Vì sao đến thế kỉ XVI, CNTB ra đời ở Tây Âu? Sau các cuộc phát kiến địa lí, giai cấp tư sản và quí tộc Tây Âu tích luỹ được số tư bản ban đầu ( nguồn vốn và sự ra đời của công nhân làm thuê) bằng cách: - Cướp bóc thuộc địa - Cướp đoạt ruộng đất nông dân - Buôn bán nô lệ - Nông dân mất ruộng đất và thợ thủ công mất tư liệu sản xuất trở thành người làm thuê. Câu 6: Nguyên nhân (hoàn cảnh ra đời), tính chất, ý nghĩa phong trào Văn hoá Phục hưng: a. Nguyên nhân (hoàn cảnh ra đời): - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị về xã hội tương ứng. - Chế độ phong kiến, giáo lí Ki – tô kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản b. Tính chất: - Lên án Giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến - Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân Như vậy phong trào Văn hoá Phục hưng mang tính chất tư sản tiến bộ. c. Ý nghĩa: - Đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại tư tưởng phong kiến lỗi thời lạc hậu. - Cổ vũ, mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển . đời của công nhân làm thuê) bằng cách: - Cướp bóc thuộc địa - Cướp đoạt ruộng đất nông dân - Buôn bán nô lệ - Nông dân mất ruộng đất và thợ thủ công mất. người - Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước - Ngoài ra còn chăn nuôi,làm nghề thủ công và buôn bán - Chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. - Kinh

Ngày đăng: 06/11/2013, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Nhiều đảo, biển, địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi. - ĐỀCƯƠNG ÔN TẬP HKI LS 10. 2010 - 2011
hi ều đảo, biển, địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w