1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC

29 141 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 44,08 KB

Nội dung

Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC I. Giới thiệu chung về Công ty AASC 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán AASC Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán (AASC) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán. Công ty được thành lập ngày 13/5/1991 theo Quyết định số 164 TC/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính có trụ sở chính đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. AASCcông ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động và Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về thành tích hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán sau 10 năm hoạt động. Khi mới được thành lập, Công ty dịch vụ kế toán – ASC ( tên ban đầu của Công ty) chỉ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán và tư vấn tài chính. Sau hai năm hoạt động do nhu cầu của thị trường cũng như sự phát triển của dịch vụ kiểm toán nên ngày 6 tháng 9 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã uỷ nhiệm cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ra Công văn số 1798/UB/KHH bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên cho Công ty. Ngày 14 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 639/TC- TCCB đổi tên Công ty thành: Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán với tên giao dịch quốc tế: Acounting and Financial Consultancy Service Company viết tắt là AASC, đồng thời giao bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm toán cho Công ty. Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Công ty, ngày 23 tháng 4 năm 1998, Bộ Tài Chính đã ban hành “ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán trực thuộc Bộ Tài Chính”, kèm theo Quyết định số 556/1998QĐ-BTC. Quyết định này quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý trong hoạt động của Công ty. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời không ngừng nâng cao tính độc lập, chủ động trong việc duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, tạo thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xã hội và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Bắt đầu từ cơ sở vật chất sơ sài của những ngày đầu thành lập: chỉ có 8 người với số vốn khoảng 200 triệu, đến nay Công ty AASC đã có một cơ sở khá hiện đại với đội ngũ gần 300 nhân viên kiểm toán (trong đó có 79 người đạt chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước) có đủ trình độ và luôn không ngừng trau dồi kiến thức để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong công việc. Ngoài trụ sở chính của Công ty tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội, Công ty AASC đã mở rộng thêm 5 chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng. Các chi nhánh của Công ty bao gồm: - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. - Chi nhánh Thanh Hoá. - Chi nhánh Vũng Tàu. - Chi nhánh Quảng Ninh. - Chi nhánh Hải Phòng. Cùng với việc mở rộng thị trường hoạt động Công ty cũng không ngừng vươn lên nhằm cung cấp những dịch vụ chất lượng và đa dạng. Công ty AASC đã và đang cung cấp các dịch vụ: - Kiểm toán. - Kế toán. - Công nghệ thông tin. - Tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh. - Tư vấn thuế. - Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng. - Giám định tài chính, kế toán. Trong số các hoạt động này, kiểm toán là một trong những hoạt động truyền thống và thường xuyên tạo ra doanh thu chủ yếu cho Công ty. Khách hàng trong lĩnh vực này rất đa dạng, bao gồm các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, các Ngân hàng, các Dự án do các tổ chức tín dụng quốc tế tài trợ và các tổ chức kinh tế xã hội… Hiện nay công ty đang cung cấp dịch vụ kiểm toán cho gần sáu trăm khách hàng thường xuyên. Dịch vụ kiểm toán cung cấp cho một số khách hàng lớn bao gồm: - Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với một số khách hàng lớn thường xuyên như: Bảo hiểm y tế Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam… - Kiểm toán Báo cáo tài chính tổ chức tín dụng: ngoài các Ngân hàng lớn do các Công ty kiểm toán quốc tế thực hiện, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều do Công ty thực hiện như: Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Bắc á, Ngân hàng TMCP Đông Nam á, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam,… - Kiểm toán Báo cáo tài chính dự án: Công ty được bổ nhiệm làm kiểm toán cho các Dự án do Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ như: Dự án nâng cấp và khôi phục Quốc lộ 1(WB), Dự án cải tạo cấp nước và vệ sinh các thành phố, thị xã (ADB),… - Kiểm toán Báo cáo tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán: Công ty đã thực hiện kiểm toán cho 12 Công ty trong tổng số 20 Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB hoàn thành: một số dự án lớn mà Công ty đã thực hiện kiểm toán như: Dự án Mỏ Apatit Lào Cai, Dự án Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh… - Kiểm toán Báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá: Công ty đã thực hiện kiểm toán cho hơn 20 doanh nghiệp trong tổng số trên 50 doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Theo Quyết định 556/1998/QĐ-BTC, bộ máy tổ chức của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán gồm: - Ban Giám đốc. - Các phòng ban chức năng ( làm nhiệm vụ hành chính tổ chức, tài vụ, kế toán quản trị nội bộ). - Các phòng nghiệp vụ. - Các chi nhánh. Công ty gồm năm chi nhánh hạch toán độc lập. Hoạt động của từng chi nhánh được theo dõi tại từng đơn vị và tổng hợp tại Công ty. Công ty có thể giao quyền cho các chi nhánh và điều hoà các nguồn lực trong nội bộ Công ty khi cần thiết phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Công ty. Ban Giám đốc Công ty gồm có: - Giám đốc Công ty: Ông Ngô Đức Đoàn. - 3 phó giám đốc: + Ông Tạ Quang Tạo. + Ông Lê Đăng Khoa. + Ông Nguyễn Thanh Tùng. Giám đốc Công ty: do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiễm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người đại diện toàn quyền của Công ty; chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Giám đốc Công ty đồng thời là Giám đốc chi nhánh tại Hà Nội. Phó giám đốc Tạ Quang Tạo: kiêm Giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phụ trách các chi nhánh phía Nam. Phó giám đốc Lê Đăng Khoa: phụ trách hoạt động kiểm toán Xây dựng cơ bản, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc Nguyễn Thanh Tùng: phụ trách hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Các Giám đốc chi nhánh được Giám đốc Công ty uỷ quyền điều hành toàn bộ hoạt động tại đơn vị mình, trực tiếp ký kết các hợp đồng với khách hàng. Các phòng chức năng và nghiệp vụ Hiện nay Công ty AASC có 4 phòng chức năng gồm: - Phòng Tài chính kế toán. - Phòng Hành chính tổng hợp. - Phòng Công nghệ thông tin. - Phòng Kiểm soát chất lượng. Công ty có 5 phòng nghiệp vụ, đó là các phòng: - Phòng Kiểm toán các ngành thương mại dịch vụ. - Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất. - Phòng Tư vấn và kiểm toán. - Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản. - Phòng Kiểm toán các dự án. Ngoài ra ở Công ty còn có Ban đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ với chức năng đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Sơ đồ tổ chức Công ty AASC như sau: 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Khi mới thành lập Công ty chỉ có số vốn ít ỏi 229.107.173 đồng ( được ghi trong Giấy phép đăng ký kinh doanh số 109157 do Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 24/9/1993), qua hơn 10 năm hoạt động đến nay nguồn vốn kinh doanh đã tăng lên khoảng 10 lần so với số vốn ban đầu. Doanh thu của Công ty tăng từ 820 triệu năm 1992 lên 18,7 tỷ trong năm 2001 và 21 tỷ trong năm 2002. Năm 1992 Công ty mới đóng góp vào Ngân sách 245 triệu thì năm 2001 con số đó đã tăng lên 2,7 tỷ và năm 2002 Công ty đã nộp Ngân sách nhà nước 3,2 tỷ. Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên tăng từ 2,1 triệu đồng/tháng năm 2001 lên 2,3 triệu đồng/tháng năm 2002. Bảng số 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2001 và 2002 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 Doanh thu. Trong đó DTDV Kiểm toán. 18,7 16,8 21 17,4 Chi phí. 15,7 18,9 Lợi nhuận. 2,8 2,1 Nộp NSNN. 2,7 3,2 Thu nhập bình quân đầu người ( triệu đồng/ tháng). 2,1 2,3 II. Quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC Kiểm toán thuế GTGT là một phần của quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính do đó quy trình kiểm toán thuế GTGT do Công ty AASC thực hiện cũng được tiến hành theo trình tự của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính bình thường, qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. 1. Lập kế hoạch kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC thường do các kiểm toán viên thực hiện hoặc có thể do các trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm lập sau đó được các kiểm toán viên kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết. Với những khách hàng lớn và thường xuyên thì việc lập kế hoạch luôn được coi trọng và được các kiểm toán viên thực hiện một cách đầy đủ và chu đáo theo đúng Chuẩn mực kiểm toán số 300 và quy định của Công ty về việc lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập gồm: kế hoạch chiến lược và kế hoạch chi tiết. Lập kế hoạch chiến lược bao gồm những công việc sau: - Mô tả đặc điểm và tình hình kinh doanh của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức bộ máy quản lý, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh mà khách hàng phải tuân thủ. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. - Mục tiêu kiểm toán trọng tâm và xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán. - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. - Tìm hiểu chế độ kế toán đang được khách hàng áp dụng trong đó có các Chuẩn mực kế toán áp dụng, chính sách tài chính áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính . - Xác định nhu cầu hợp tác với các chuyên gia khác để thực hiện kiểm toán. - Dự kiến nhân lực cho cuộc kiểm toán: chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm và các thành viên tham gia. Kế hoạch chi tiết được kiểm toán viên chính lập gồm có: I. Thông tin về hoạt động của khách hàng. • Khách hàng: năm đầu, thường xuyên hay năm thứ mấy. • Tên công ty khách hàng, trụ sở chính, các chi nhánh (nếu có), điện thoại, fax. • Giấy phép hoạt động ( quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư…). • Lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, vốn đầu tư, thời gian hoạt động. • Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: số thành viên, danh sách các thành viên. • Kế toán trưởng, nhân sự chủ chốt của bộ phận kế toán. • Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ. • Năng lực quản lý của Ban giám đốc. • Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. • Đặc điểm kinh doanh và những biến đổi trong công nghệ sản xuất kinh doanh, thay đổi mở rộng hay thu hẹp thị trường và môi trường cạnh tranh, thay đổi nhà cung cấp hay hình thức bán hàng… II. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. • Căn cứ vào kết quả phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính. • Các chính sách kế toán đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó. • Các thông tin, các quy định và chế độ phải tuân thủ. • Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo tài chính cũng như các ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toánkiểm toán. • Đội ngũ nhân viên kế toán. • Yêu cầu về Báo cáo cùng các số dư tài khoản quan trọng. • Kết luận và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả ở các mức độ: cao, trung bình hay thấp. III. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu. • Tại AASC, mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo mức trọng yếu mà một số Công ty nước ngoài áp dụng, vận dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam từ đó có một mức trọng yếu tương đối áp dụng cho khách hàng. Cụ thể như sau: Bảng số 2: Bảng tính mức độ trọng yếu. Khoản mục Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa 1 2 3 4 5 = 2 * 4 6 = 3 * 4 Lợi nhuận trước thuế 4 8 Doanh thu 0,4 0,8 Tài sản LĐ và ĐTNH 1,5 2 Nợ ngắn hạn 1,5 2 Tổng tài sản 0,8 1 • Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Dựa vào mức trọng yếu đã ước lượng ở trên, kiểm toán viên sẽ phân bổ cho khoản mục, nhóm khoản mục với hệ số nhất định (có thể gọi là hệ số phân bổ) theo công thức sau: Mức trọng yếu phân bổ cho mỗi khoản mục = Mức trọng yếu đã ước lượng Tổng các tích Số dư khoản mục x Hệ số phân bổ x Số dư khoản mục được phân bổ Bảng phân bổ mức trọng yếu được lập với các chỉ tiêu hệ số phân bổ, số dư khoản mục, số báo cáo thừa, số báo cáo thiếu. Bảng số 3: Phân bổ mức trọng yếu cho một số khoản mục trên BCĐKT. Khoản mục Hệ số Số tiền Báo cáo thừa Báo cáo thiếu Tiền Các khoản phải thu khác Chi phí trả trước Tài sản cố định Phải trả người bán Phải trả khác Thuế Lương 1 2 3 1 3 3 3 3 [...]... đốc công ty kiểm toánkiểm toán viên tham gia kiểm toán ký III Thực hành kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện tại khách hàng ABC Công ty AASC đã và đang thực hiện kiểm toán cho rất nhiều khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, bên cạnh những khách hàng thuộc các Tổng Công ty Nhà nước Công ty AASC cũng chú trọng tìm kiếm khách hàng là các Công ty. .. doanh hay Công ty TNHH Ví dụ minh hoạ thực hành kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính của AASC dựa trên sự tìm hiểu quá trình thực hiện kiểm toán cho Công ty thương mại tổng hợp ABC 1 Lập kế hoạch 1.1 Chuẩn bị kiểm toán Công ty thương mại tổng hợp ABC đã mời Công ty AASC kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2002 Sau khi xem xét hệ thống kiểm soát, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh trong nhiều... hữu Thuế GTGT được khấu trừ 1 1 2 .Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của kiểm toán viên để có được những kết luận xác đáng về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính Công ty AASC đã thiết lập chương trình kiểm toán thuế GTGT bao gồm chương trình kiểm toán cho hai tài khoản: TK 133 “ Thuế GTGT. .. kế toán, tính và xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ với số thuế GTGT đầu ra ghi: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp ( 33311) Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy, Công ty ABC hạch toán thuế GTGT hàng hoá, linh kiện nhập khẩu như sau: - Khi nhận được thông báo nộp thuế GTGT và thuế. .. Nguyễn Sơn Thanh: kiểm toán khoản mục doanh thu, thuế GTGT đầu ra, quỹ khen thưởng phúc lợi Trợ lý kiểm toán 1 Trần Yến Ngọc: kiểm toán khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, thuế GTGT đầu vào Trợ lý kiểm toán 2 Nguyễn Hương Liên: kiểm toán các khoản mục chi phí, giá thành Trợ lý kiểm toán 3 Trần Thu Loan: kiểm toán các tài khoản công nợ 2 Thực hiện kiểm toán Tại AASC các kiểm toán viên tiến... ro thấp cho đơn vị kiểm toán Công việc cuối cùng là phát hành Báo cáo kiểm toán Trên Báo cáo kiểm toán thể hiện đầy đủ những công việc mà các kiểm toán viên đã thực hiện, đồng thời thể hiện trách nhiệm mỗi bên: trách nhiệm của Giám đốc đơn vị khách hàng trong lập và trình bày Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc đưa ra một ý kiến thích hợp Báo cáo kiểm toán được Phó giám đốc... quyết toán và xác nhận về thuế, đối chiếu các chỉ tiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toánBáo cáo tài chính trong kỳ - Thu thập các tờ khai thuế, thông báo nộp thuế chứng từ nộp thuế trong kỳ, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toánBáo cáo kế toán + Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1 + Đối chiếu số thuế phải nộp trong kỳ với tổng hợp các thông báo nộp thuế, ... phải nộp trên sổ kế toánBáo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/01 và tại thời điểm 31/12/02 Đề xuất kiểm toán: Theo kiểm toán viên, Công ty cần mở sổ chi tiết TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu và hạch toán theo dõi thuế GTGT hàng nhập khẩu theo đúng quy định * Khái quát quy trình kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra Sơ đồ 2 Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra Tổng hợp các tờ khai thuế (mục 2) Sổ cái... tiết số dư và các trang thực hiện các bước kiểm toán cụ thể 2.2 Thực hiện kiểm toán thuế GTGT theo chương trình kiểm toán Kiểm tra thuế GTGT đầu vào  Thực hiện bước 1: Đối chiếu số liệu * Đối chiếu số dư đầu kỳ trên Báo cáo tài chính năm nay với số liệu trên Biên bản quyết toán thuế Số dư đầu kỳ TK 133 là : 11 đồng Theo Biên bản quyết toán thuế 2001, đơn vị chưa phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu còn... khẩu hàng NK Công ty không thực hiện hạch toán thuế GTGT phải nộp - Khi nộp thuế GTGT, kế toán Công ty phản ánh số thuế thực nộp: Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112… : Số tiền đã nộp - cuối tháng, kết chuyển số thuế đã nộp khấu trừ với số thuế đầu ra: Nợ TK 3331 Có TK 133 : Thuế GTGT phải nộp : Thuế GTGT được khấu trừ Cách hạch toán như trên chưa phản ánh đầy đủ số thuế GTGT phải nộp . trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC Kiểm toán thuế GTGT là một phần của quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính. đốc công ty kiểm toán và kiểm toán viên tham gia kiểm toán ký. III. Thực hành kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực

Ngày đăng: 06/11/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty - Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 6)
Bảng số 2: Bảng tính mức độ trọng yếu. - Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC
Bảng s ố 2: Bảng tính mức độ trọng yếu (Trang 10)
Bảng số 3: Phân bổ mức trọng yếu cho một số khoản mục trên BCĐKT. - Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC
Bảng s ố 3: Phân bổ mức trọng yếu cho một số khoản mục trên BCĐKT (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w