PHƯƠNGHƯỚNGVÀ GIẢI PHÁPHOÀNTHIỆNKẾTOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNHPHẨMVÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VỚI VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP. I. NHỮNG NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾTOÁNTHÀNHPHẨMVÀ TIÊU THỤ THÀNHPHẨM. 1. Phân tích tình hình tiêu thụ của Nhà xuất bản Giáo dục trong những năm qua. Kếtoánthànhphẩm của Nhà xuất bản Giáo dục trong những năm qua đã có những bước cải tiến đáng kể. - Kếtoánthànhphẩm đã dần hoànthiện hơn, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 phòng: kho vận, phòng phát hành, phòng kếtoán theo dõi tình hình nhập xuất tồn SGK. - Nhà xuất bản Giáo dục đã thực hiện tính giá thành theo phươngpháp bình quân gia quyền là phươngpháp tính giá tương đối chính xác. Tuy nhiên, hạn chế của phươngpháp tính giá này là không xác định giá xuất hàng hoá tại một thời điểm bất kỳ trong tháng. Hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống phần mềm kế toán, Nhà xuất bản Giáo dục có thể thay đổi phươngpháp tính giá xuất hàng hoá sang phươngpháp giá bình quân liên hoàn, cụ thể của phươngpháp này sẽ được trình bày trong phần đề xuất. - Kếtoán xác định kết quả của doanh nghiệp đã xác định được theo từng mảng sách giúp cho việc lập kế hoạch được tốt hơn, đánh giá hiệu quả của từng mảng tốt hơn. Qua thời gian thực tập tại Nhà xuất bản Giáo dục em nhận thấy công tác kếtoán nói chung, kếtoán tiêu thụ nói riêng có một số ưu nhược điểm như sau: 1. Ưu điểm. Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Nhà xuất bản Giáo dục, nhìn chung công tác kếtoánthànhphẩm , tiêu thụ thànhphẩm cũng như công tác kếtoán nói chung có những ưu điểm nổi bật sau : + Hình thức kếtoán : Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kếtoán máy nên hình thức Nhật ký chung là hoàntoàn phù hợp, bên cạnh đó Nhà xuất bản Giáo dục còn sử dụng Chứng từ ghi sổ như là một loại sổ để phân loại chứng từ để có thể quản lý được một khối lượng chứng từ lớn. Chứng từ ghi sổ ở đây chỉ được coi như một loại chứng từ cùng với các sổ sách của hình thức Nhật ký chung được kếtoán Nhà xuất bản Giáo dục vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tế sản xuất cũng như công tác kếtoán tại Nhà xuất bản Giáo dục. + Tổ chức công tác kếtoán : Trong quá trình hạch toán đã hạn chế trùng lặp ghi chép mà vẫn đảm bảo tính thống nhất nguồn số liệu ban đầu. Thống nhất về phạm vi phươngpháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kếtoán với các bộ phận liên quan cũng như các nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kếtoán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu. Do đó việc tổ chức kếtoán ở Nhà xuất bản Giáo dục là phù hợp với điều kiện một đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. + Phần mềm kếtoán máy được xây dựng cho quy mô lớn và chặt chẽ giảm bớt được rất nhiều công việc cho người làm kế toán. Không những thế phần mềm kếtoán tại đây đã + Về việc tổ chức, thiết lập các sổ sách, bảng biểu: Trong công tác kếtoán tiêu thụ thành phẩm, nhằm phản ánh trung thực, khách quan, kịp thời mọi hoạt động diễn ra trong khâu tiêu thụ ,các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp đã được lập một cách tương đối đầy đủ. Sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục bao gồm nhiều loại bán cho nhiều đối tư- ợng khách hàng khác nhau trong cả nước, việc theo dõi tình hình tiêu thụ đòi hỏi phải chi tiết cụ thể. Kếtoán tiêu thụ đã mở Sổ chi tiết tiểu khoản của TK 131 cho từng Công ty sách, kếtoán công nợ cho 2 chi nhánh mở Sổ chi tiết tiểu khoản của TK 136 cho từng chi nhánh. Ngoài ra, công tác tiêu thụ còn được phản ánh vào Bảng kê xuất sách, Bảng phân tích tỷ lệ thanhtoán của khách hàng. Việc làm này đã làm cho Nhà xuất bản Giáo dục luôn nắm bắt chặt chẽ tình hình thanhtoán của khách hàng. Qua đó có phương hướng, biện pháp xử lý kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. 2. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm như trên, việc tổ chức công tác kếtoánthànhphẩmvà tiêu thụ thànhphẩm của Nhà xuất bản Giáo dục cũng còn một số mặt cần hoànthiện hơn nữa. + Về việc thanhtoán của khách hàng: Sách giáo khoa là một sản phẩm đặc biệt phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Thời điểm sách được tiêu thụ mạnh nhất là vào tháng 6, tháng 7 thời điểm chuẩn bị sách cho năm học mới và tháng 11,12 chuẩn bị sách cho học kỳ 2. Nhà xuất bản Giáo dục thường xuất sách tiêu thụ với khối lượng lớn và nhiều chủng loại khác nhau. Phương thức thanhtoán của khách hàng lại thường là trả chậm , hàng nhận trước tiền trả sau nên việc theo dõi tiến độ thanhtoán khá vất vả. Vốn bị ứ đọng trong thanhtoán nhiều thì việc chúng ta thanhtoán với những đơn vị khác cũng chậm, ví dụ như thanhtoán tiền công in với các Nhà in Như vậy, cần có biện pháp thu hồi vốn nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu gây khó khăn cho tình hình tài chính và ảnh hưởng tới chữ tín của Nhà xuất bản Giáo dục. + Việc tính giá thành sách: Hiện nay, doanh nghiệp đã hoànthành phần mềm kếtoán giá thành mới phục vụ cho công tác tính giá thành tốt hơn. Tuy nhiên, việc phản ánh giá thành chưa kịp thời và theo dõi chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp nên tính giá thành theo phươngpháp phân bước, cụ thể thành hai bước là giá thành cho giai đoạn chế bản và cho giai đoạn in sách. Với trình độ và đội ngũ của cán bộ kếtoán như hiện nay việc tính giá thành này là hoàntoàn có thể. Theo đó chi phí chế bản có thể trích trước hàng năm để phù hợp với đặc điểm của việc phát hành sách. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾTOÁN THÀNH PHẨMVÀ TIÊU THỤ THÀNHPHẨM NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. Mặc dù tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ thànhphẩmvà xác định kết quả kinh doanh ở Nhà xuất bản Giáo dục có nhiều ưu điểm, phù hợp với sự phát triển của khoa hợc công nghệ, hiện đại hoá trong công tác quản lý. Tuy nhiên, để công tác tổ chức hạch toán ngày nay càng hoànthiện hơn, phù hợp với điều kiện thực tế ở Nhà xuất bản Giáo dục, đảm bảo đúng chế độ kếtoán Việt Nam quy định, phát huy ưu điểm giảm bớt và loại bỏ dẫn những nhược điểm thì chúng ta cần phải có phươnghướng từng bước hoànthiện tổ chức hạch toán. Với mục tiêu của việc hoànthiện tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kế quả kinh doanh là: Các biện pháphoànthiện đưa ra phải mang tính khả thi, có hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy, quan điểm cơ bản của việc hoànthiện là phải dựa trên nguồn nhân lực hiện có, bộ máy cán bộ quản lý không thay đổi, phù hợp với quy mô sản xuất - kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục. Xuất phát từ mục tiêu và quan điểm như trên, phươnghướng chung để hoànthiện tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục như sau: - Theo dõi chặt chẽ doanh thu cho từng mảng sách. - Tính toán được kết quả kinh doanh để cung cấp thông tin cho quản lý. - Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ sách một cách hợp lý phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra được dễ dàng. Trên cơ sở những phươnghướng đã nêu, với vốn kiến thức đã được trong quá trình học tập và sự tìm hiểu thực tế điều kiện của Nhà xuất bản Giáo dục, tôi xin nêu một số đề xuất như sau: 1. Mở Sổ Nhật ký bán hàng. Là Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của đơn vị. Sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng thu tiền sau hoặc người mua ứng trước, phù hợp với phương thức bán hàng của Nhà xuất bản Giáo dục. Sổ Nhật ký bán hàng thực chất là một phần của Nhật ký chung, nhưng theo dõi được cụ thể cho mảng bán hàng. Các nghiệp vụ đã ghi ở Nhật ký đặc biệt thì không ghi ở Nhật ký chung. Nếu chỉ dùng Nhật ký chung thì các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong tháng nằm rải rác. Nếu dùng Nhật ký đặc biệt, kếtoán phản ánh được cả số phải thu của khách hàng và theo dõi được cả doanh thu chi tiết của tưngf mảng sách. Cuối tháng, kếtoán cộng sổ Nhật ký bán hàng đối chiếu với Sổ cái tổng hợp 131, 511. Việc mở Sổ Nhật ký bán hàng như trên giúp ích rất nhiều cho các nghiệp vụ tiêu thụ nhưng chương trình kếtoán sẽ phải thay đổi, phần mềm kếtoán phải lập thêm Nhật ký bán hàng. Các chứng từ bán hàng khi nhập vào máy vi tính, thay vì vào Sổ Nhật ký chung sẽ được cập nhật vào Sổ Nhật ký bán hàng. Sự thay đổi này trước mắt có thể gây khó khăn cho Nhà xuất bản Giáo dục vì nó khá tốn công, tốn của. Tuy nhiên về lâu dài, cách làm này đảm bảo được tính khách quan, đối chiếu số liệu dễ dàng, tránh được gian lận, sai sót mà vẫn bảo đảm hiệu quả. Việc lập sổ và theo dõi hai loại sổ này cũng không quá khó khăn, lại giúp kếtoán tiêu thụ dễ dàng trong việc hạch toánvà kết chuyển các nghiệp vụ làm giảm doanh thu này, tổng doanh thu cũng được phản ánh thực tế hơn. 2. Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục nên mở chi tiết TK cấp 2 theo đúng quy định của Bộ tài chính đó là: Đối với chi phí bán hàng Tài khoản 641 sẽ được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau để theo dõi: TK 6411: Chi phí nhân viên. TK 6412: Chi phí vật liệu. TK 6413: Chi phí công cụ dụng cụ. TK 6414: Chi phí khấu hao. TK 6415: Chi phí bảo hành. TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6418: Chi phí bán hàng bằng tiền khác. Kếtoán có thể chi tiết thêm các tiểu khoản và tiết khoản cho phù hợp với đơn vị như đang dùng. Khi mở sổ chi tiết theo dõi kếtoán mở theo các tài khoản cấp 2 để theo dõi. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp Cũng như chi phí bán hàng, Nhà xuất bản Giáo dục nên sử dụng các tài khoản kếtoán cấp 2 theo quy định như sau: TK 6421: Chi phí nhân viên TK 6422: Chi phí vật liệu. TK6423: Chi phí công cụ dụng cụ. TK6424: Chi phí khấu hao. TK6425: Chi phí thuế, lệ phí. TK6426: Chi phí dự phòng TK6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6428: Chi phí bằng tiền khác. 3. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Theo chuẩn mực kếtoán số 02 “Hàng tồn kho” ban hành ngày 31/12/2001 và Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 đã hướng dẫn thi hành và áp dụng chuẩn mực này. Theo đó, khoản Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được đưa vào giá vốn hàng bán trong kỳ chứ không phải chi phí quản lý doanh nghiệp như trước kia. Cuối niên độ kế toán, dựa vào giá trị hàng tồn kho trên sổ chi tiết 155 kếtoán lập dự phòng: Nợ TK 6321, 6322, 6328 Số trích lập dự phòng Có TK 1591, 1592, 1593 Cuối kỳ kếtoán tiếp theo xem xét số dự phòng đã trích lập kỳ trước với số phải lập kỳ này: - Nếu số phải trích lập cho kỳ tiếp theo lớn hơn số đã trích lập trước đây thì trích lập số bổ sung: Nợ TK 6321, 6322,6328 Số trích lập thêm Có TK 1591, 1592,1598 - Nếu chênh lệch nhỏ hơn thì hoàn nhập số chênh lệch: Nợ TK 1591, 1592, 1598 Số hoàn nhập Có TK 6321, 6322, 6328 Trên đây là một số biện pháp nhằm hoànthiện tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà xuất bản Giáo dục. Những biện pháp này rất thực tế vàhoàntoàn dễ dàng áp dụng ở Nhà xuất bản Giáo dục, hơn nữa lại phù hợp với mục tiêu, quan điểm vàphươnghướng hoàn thiện công tác kếtoán nói chung ở Nhà xuất bản Giáo dục. Tuy nhiên, đề những biện pháp trên trở nên khả thi không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của chính Nhà xuất bản Giáo dục mà còn đòi hỏi chế độ kếtoán cũng phải có những thay đổi vàhoànthiện hơn để phù hợp với điều kiện mới ở nước ta. KẾT LUẬN Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Một chính sách tiêu thụ lành mạnh hợp lý là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải không ngừng đẩy mạnh quản lý hoànthiện tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh. Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại lý luận và tìm hiểu thực tế tại Nhà xuất bản Giáo dục đã giúp em có được một số kiến thức kinh nghiệm thực tiễn về kếtoánthành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Với khuôn khổ có hạn, chuyên đề không thể đề cập đến mọi vấn đề của kếtoánthành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh mà chỉ đi sâu nghiên cứu về tiêu thụ của một mặt hàng từ đó khái quát cho công tác thànhphẩmvà tiêu thụ của các loại thànhphẩm khác. Do kiến thức về lý luận và thực tế hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ phòng Kếtoán - Tài vụ Nhà xuất bản Giáo dục để chuyên đề được hoànthiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Minh Phương, và các cán bộ phòng Kếtoán - Tài vụ và một số phòng ban khác ở Nhà xuất bản Giáo dục đã tận tình giúp đỡ tôi hoànthành chuyên đề này. . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VỚI VIỆC NÂNG. CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. Mặc dù tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác