CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG

9 259 0
CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG 1. Tài trợ xuất khẩu o Tài trợ trước khi giao hàng: o Tài trợ sau khi giao hàng 2. Nhờ thu chứng từ 3. Định nghĩa các thuật ngữ trong nhờ thu chứng từ: 4. Thư tín dụng chứng từ (L/C's) 1. Tài trợ xuất khẩu Tài trợ thương mại đề cập đến nguồn tài trợ xuất nhập khẩu dựa trên hợp đồng giữa người mua và người bán. Khác với các đơn hàng nội địa có thể thoả thuận dưới hình thức hợp đồng miệng, hợp đồng với những người mua hay người bán nước ngoài phải được làm bằng văn bản. Thậm chí cả những đơn đặt hàng gấp bằng điện thoại cũng nên chuyển thành các đơn đặt hàng viết càng sớm càng tốt để tránh sự hiểu lầm và khả năng gian lận thương mại. Để giảm nguy cơ hiểu lầm, các phương pháp kiểm tra và bảo vệ được quốc tế chấp nhận đã được phát triển để bảo vệ lợi ích của người mua và người bán. Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã biên soạn lại “INCOTERM” để cung cấp cho các thương nhân một bộ quy tắc quốc tế thống nhất cho việc giải thích các điều khoản thương mại sử dụng trong các hợp đồng ngoại thương. Các thông tin về Incoterms sẵn có trong các ngân hàng hay các tổ chức xúc tiến xuất khẩu. Tài trợ thương mại bao gồm các khoản tài trợ ngắn hạn và dài hạn thực hiện thông qua các ngân hàng. Các khoản tài trợ dài hạn áp dụng cho xuất khẩu hàng hoá dài hạn – hàng hoá có vòng đời sản phẩm dài hơn, – ví dụ: thiết bị sử dụng trong sản xuất. Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt nam– nông sản, hàng thủ công, dệt, nguyên liệu công nghiệp thô, hàng da, dầu lửa và sản phẩm dầu lửa - thường được sử dụng ngay và tài trợ là ngắn hạn, thường là ít hơn 6 tháng. Tài trợ xuất khẩu cũng được phân loại dựa vào thời điểm nó được cung cấp – tài trợ trước và sau khi giao hàng. 1.1. Tài trợ trước khi giao hàng: Mục đích của tài trợ trước khi giao hàng, thường được gọi là tín dụng trọn gói, là để hỗ trợ cho việc mua nguyên liệu và các đầu vào khác cần thiết để thực hiện đơn hàng. Khoản nợ được trả trong quá trình xử lý các hoá đơn xuất khẩu bao quát cả việc bán hàng đó. Một tín dụng trọn gói có thể dựa vào một trong những chứng từ sau: một thư tín dụng do người nhập khẩu mở cho người xuất khẩu; một đơn đặt hàng được xác nhận và không huỷ ngang cho việc xuất khẩu hàng hoá; hoặc, các chứng cứ khác của việc thiết lập một đơn đặt hàng với người xuất khẩu. Thời hạn tối đa thường là 180 ngày. Ngoại trừ trường hợp được sự cho phép đặc biệt của ngân hàng trung ương nước xuất khẩu, thời hạn này có thể được mở rộng đến mức tối đa là 360 ngày. Nếu viêc giao hàng không được thực hiện trong khoảng thời gian quy định thì sẽ phải trả lãi suất cao hơn nhiều, như một khoản tiền phạt. Các ngân hàng Việt Nam có thể sử dụng những yêu cầu thế chấp thông thường khi đánh giá một khoản tín dụng trọn gói. Ngoài ra để đáp ứng những yêu cầu này, có rất nhiều yếu tố đặc thù đối với tài trợ xuất khẩu mà ngân hàng muốn xem xét lại: - Khả năng giao hàng đúng hạn của bạn. - Quy mô khoản nợ so với doanh thu hàng năm và vốn của bạn để đảm bảo rằng đơn đặt hàng nằm trong khả năng của bạn. - Việc tổ chức để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, (mua trong nước hay nhập khẩu.) - Các điều khoản tài chính mà người mua đưa ra; nếu không phải là một thư tín dụng không huỷ ngang, ngân hàng sẽ phải kiểm tra lại hiện trạng của người mua nước ngoài. - Tư cách của ngân hàng phát hành, nơi quản lý các hợp đồng xuất khẩu bằng các thư tín dụng. - Rủi ro quốc gia: là các điều kiện kinh tế, chính trị ở nước người mua sẽ ảnh hưởng đến việc thanh toán đối với người xuất khẩu? - Rủi ro ngoại hối: nếu bạn nhận thanh toán bằng ngoại tệ, bạn có dự định tham gia một hợp đồng tỷ giá có kỳ hạn để cố định giá bằng tiền đồng không? Hoặc bạn đã có một mức lợi nhuận trong giá đủ lớn để tránh được các rủi ro về tỷ giá chưa? - Bạn có tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và xuất khẩu không. - Người nhập khẩu có tuân thủ các quy định quản lý ngoại hối/thương mại ở nước họ hay không. - Chỗ để xếp hàng có được đặt trước trên một tàu còn hoạt động tốt trước ngày đến hạn của thư tín dụng và ngày cuối cùng của vận đơn không. Các ngân hàng thường nhận thế chấp ngay cả đối với hàng hoá công ty bạn mua về để thực hiện đơn hàng. Bạn cũng có thể được yêu cầu cung cấp báo cáo về dự trữ và các chứng từ về bảo hiểm kho hàng. 1.2. Tài trợ sau khi giao hàng Tài trợ sau khi giao hàng đề cập đến các khoản cho vay, ứng trước hay tín dụng do ngân hàng cung cấp cho người xuất khẩu từ ngày giao hàng cho đến ngày nhận được tiền do xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu các điều khoản thanh toán quy định phải hoàn thành việc thanh toán khi nhận được chứng từ giao hàng thì không cần hỗ trợ sau khi giao hàng. Thời hạn tín dụng tối đa thường không vượt quá 180 ngày, và sẽ có thể được nới rộng thêm khi có sự cho phép của các cán bộ có thẩm quyền của ngân hàng trung ương với điều kiện có bằng chứng về khó khăn trong việc thu tiền. Đối với xuất khẩu hàng hoá dài hạn, tín dụng sau khi giao hàng có thể được các ngân hàng xuất nhập khẩu ở nhiều nước kéo dài hơn nữa, 5-7 năm hay thậm chí lâu hơn. Những khoản tín dụng dài hạn như vậy thường được gọi là các tín dụng trả chậm. Tài trợ sau khi giao hàng có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: - Đàm phán về các chứng từ xuất khẩu kèm theo thư tín dụng; - Mua các hoá đơn xuất khẩu đối với các hợp đồng xuất khẩu đã được xác nhận; - Ứng trước đối với các hoá đơn xuất khẩu theo phương thức nhờ thu hoặc tài trợ các hoá đơn; - Quỹ khuyến khích xuất khẩu trả cho người xuất khẩu; - Ứng trước đối với hàng hoá xuất khẩu uỷ thác; - Ứng trước đối với các thủ tục miễn giảm thuế; Nguồn vốn lưu động quan trọng nhất đối với nhà xuất khẩu là thông qua các hoá đơn thương mại hay các hoá đơn được ngân hàng của họ tài trợ. Nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng của mình ứng trước tiền để đảm bảo các hoá đơn chứng từ. Ngân hàng cho vay thực hiện phương thức đền bù cho người xuất khẩu trong trường hợp người mua không trả được tiền. Ngân hàng sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu thúc đẩy việc thực hiện các chứng từ xuất khẩu bao gồm một hoá đơn ngoại hối đối với người mua cho toàn bộ giá trị của hoá đơn, một vận đơn và chứng từ bảo hiểm vẫn còn để trống do đó tên của hàng hoá có thể chuyển thành tên của ngân hàng nếu cần thiết. Sau khi người mua thanh toán hoá đơn, ngân hàng sẽ tính lãi suất đối với người xuất khẩu trong khoảng thời gian từ ngày đàm phán (ngày mua) cho đến ngày nhận được hoá đơn chứng từ. Thông thường, ngân hàng sẽ trả trước từ 50 – 100% giá trị hoá đơn và coi phần còn lại như lợi nhuận của nhà xuất khẩu. Khi hoá đơn được thanh toán, ngân hàng sẽ trả khoản còn dư sau khi trừ đi lãi suất. 2. Nhờ thu chứng từ Người ta có thể thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng hai cách: bằng tiền mặt, bằng điện chuyển tiền (TTs), lệnh chuyển tiền (DDs), chuyển qua đường bưu điện (MTs); hoặc bằng séc. Thông thường, đối với các đơn hàng lớn, người ta không trả bằng tiền mặt; hoặc, trên cơ sở chứng từ, có thể thanh toán trên cơ sở nhờ thu chứng từ hoặc thanh toán thông qua chứng từ thư tín dụng. Có hai loại nhờ thu chứng từ: Thanh toán đổi chứng từ, DP: Với tư cách là nhà xuất khẩu, bạn phải yêu cầu ngân hàng của mình gửi các chứng từ gửi hàng gốc cùng với các chứng từ cụ thể khác, như hoá đơn, chứng nhận kiểm dịch và chứng nhận chất lượng, đến một ngân hàng đã thoả thuận trước, ngân hàng nhờ thu, ở nước người nhập khẩu. Ngân hàng nhờ thu có nhiệm vụ thông báo cho người nhập khẩu là đã nhận được chứng từ và chỉ giao cho chứng từ cho người nhập khẩu khi họ đã trả tiền. Thông thường, trong nhờ thu D/P hoá đơn thường được trả ngay hay trả theo yêu cầu nhưng cũng có những trường hợp có điều khoản nhờ thư chứng từ thanh toán sau 30 ngày, có nghĩa là người nhập khẩu có thể thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ khi nhìn thấy chứng từ. Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ, DA: trong trường hợp này, người xuất khẩu cho người nhập khẩu hưởng tín dụng. Ngân hàng của bạn có thể một hoá đơn có thời hạn, là hoá đơn được thanh toán trong tương lai. Ví dụ hoá đơn đó có thể được thanh toán “trong vòng 60 ngày kể từ khi nhìn thấy” hay “sau 90 ngày kể từ ngày của hoá đơn” hoặc “sau 120 ngày kể từ ngày vận đơn”. Hóa đơn đó sẽ được chuyển đến cho ngân hàng nhờ thu, là người có quyền chuyển các chứng từ gửi hàng và các chứng từ khác cho người nhập khẩu dựa trên sự chấp nhận vận đơn của anh ta. Khi đến hạn, được tính từ ngày chấp nhận hoặc từ ngày của vận đơn, tuỳ thuộc vào từ ngữ trên hối phiếu, ngân hàng nhờ thu sẽ đưa hoá đơn cho người nhập khẩu để thu tiền. Dù xuất khẩu trên cơ sở DP hay DA, ngân hàng nhờ thu vẫn phải thông báo bằng điện hoặc telex trường hợp không trả tiền hoặc không chấp nhận. Nếu không thì có thể thông báo bằng thư máy bay dù cách này có thể bị thất lạc. Các điều kiện sau đây thường được kèm trong hướng dẫn nhờ thu: Không thanh toán hoặc không chấp nhận: nếu hoá đơn không được thanh toán hoặc không được chấp nhận, ngân hàng nhờ thu sẽ được hướng dẫn để có kháng nghị hoá đơn không hợp lệ. Kháng nghị chính thức được một luật sư thực hiện và nó sẽ giúp cho người xuất khẩu tiến hành hành động pháp lý để phá vỡ hợp đồng. Lệ phí ngân hàng: Nhà nhập khẩu phải chịu mọi phí cũng như chi phí nhờ thu do ngân hàng đặt ra trừ khi có trường hợp ngược lại theo thoả thuận. Trong mọi trường hợp hướng dẫn thu phí từ người mua hàng cũng cần được nêu rõ trong hợp đồng nhờ thu. Thông thường, ngân hàng nhờ thu chỉ quan tâm đến việc thu hồi giá trị trên hoá đơn và nếu người trả tiền từ chối trả phí, ngân hàng sẽ có quyền trừ các phí đó từ tiền thanh toán hoá đơn. Lệnh chuyển tiền: Cần phải có quy định rằng "ngân hàng nhờ thu" chuyển tiền bằng điện (TT) và chi phí do người xuất khẩu chịu. Nếu không, thông thường ngân hàng sẽ chuyển tiền bằng bưu điện hoặc gửi lệnh chuyển tiền bằng máy bay, khi đó sẽ phải mất hơn một tuần tiền mới đến nơi. 3. Định nghĩa các thuật ngữ trong nhờ thu chứng từ: Hối phiếu (còn gọi là hoá đơn đổi tiền): Các bên của hối phiếu là người lập hối phiếu, người hưởng hối phiếu và người trả tiền. Người lập hối phiếu và người trả tiền có thể là cùng một người, trong trường hợp đó hối phiếu có thể được coi là hoá đơn đổi tiền hoặc kỳ phiếu. Người lập hối phiếu: là người lập ra hối phiếu yêu cầu một người trả một khoản tiền nhất định cho anh ta hoặc cho người hưởng lợi hối phiếu. Người hưởng lợi hối phiếu: là người được nêu tên trong hối phiếu mà người kia phải thanh toán. Người trả tiền: là người mà hối phiếu yêu cầu trả tiền. Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng của người xuất khẩu tiến hành nhờ thu hoá đơn thông qua chi nhánh hoặc ngân hàng đại diện của nó ở nước ngoài. Ngân hàng nhờ thu: là ngân hàng do ngân hàng chuyển tiền hoặc người xuất khẩu chỉ định để xuất trình hối phiếu cho người mua (người trả tiền) để trả tiền hoặc chấp nhận. Hoá đơn sạch: là hoá đơn không kèm theo các chứng từ gửi hàng. Hoá đơn kèm chứng từ: một hoá đơn kèm theo chứng từ gửi hàng, (vd: gồm có báo giá, vận đơn, bảo hiểm và chứng nhận kiểm tra chất lượng) Hối phiếu trả ngay: là hối phiếu phải trả ngay khi nhìn thấy hoặc khi yêu cầu. Hối phiếu có thời hạn: một hối phiếu được lập ra mà việc thanh toán lại được thực hiện vào thời điểm cuối của một kỳ nhất định, ví dụ 90 ngày sau khi nhìn thấy hối phiếu hay còn gọi là hối phiếu có thời hạn. Hối phiếu clused: một hối phiếu bao gồm các điều khoản nhất định, thường là liên quan đến lãi suất, tỷ giá hối đoái hay phí ngân hàng do người mua trả. Các nguyên tắc nhờ thu: Nhờ thu chứng từ được điều chỉnh bởi “Các nguyên tắc nhờ thu thống nhất” (bản năm 1978), ấn phẩm số 322 của Phòng Thương mại quốc tế, Paris (ICC). Các nguyên tắc này được tất cả các bên thực hiện, gồm người lập hối phiếu (xuất khẩu), ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng nhờ thu và người thanh toán (người mua). Những nhà xuất khẩu cần phải tìm hiểu những nguyên tắc này. Bạn có thể có được ấn phẩm này thông qua phòng thương mại nước bạn hoặc thông qua các ngân hàng. 4. Thư tín dụng chứng từ (L/C's) Một phương pháp thanh toán thông dụng trong thương mại quốc tế là thư tín dụng chứng từ hay L/C. tất cả các thư tín dụng đều do các quy tắc trong ấn phẩm "Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ" (UCP) của Phòng Thương mại quốc tế điều chỉnh. Là một người xuất khẩu, bạn nên luôn có một bản Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ để tham khảo. Các ngân hàng cũng như Phòng thương mại của nước bạn thường có tài liệu này. UCP định nghĩa thư tín dụng chứng từ như sau: đó là " . bất cứ thoả thuận được gọi hoặc miêu tả như thế nào, theo đó Ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động đúng yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh cho chính bản thân mình • Thanh toán cho hoặc theo lệnh của phía thứ ba (người hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng ký phát, hoặc • Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó, hoặc • Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng." Điều 4 của UCP làm cho điểm này trở nên rất quan trọng: "Trong giao dịch tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ thực hiện căn cứ trên chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá, các dịch vụ và/hoặc các công việc khác mà các chứng từ đó có thể liên quan". Yếu tố căn bản để tránh tranh chấp hoặc không trả tiền là trước hết phải thoả thuận về các điều khoản của thư tín dụng và sau đó thực hiện chính xác theo các điều khoản và điều kiện trong thư tín dụng. Thư tín dụng có thể là thư tín dụng huỷ ngang hoặc là thư tín dụng không huỷ ngang, được định nghĩa như dưới đây: Thư tín dụng huỷ ngang: người mua có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ thư tín dụng vào bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo trước với người hưởng lợi (xuất khẩu). Vì sự không đảm bảo của loại thư tín dụng này nên người ta gần như không bao giờ sử dụng nó. Thư tín dụng không huỷ ngang: ngân hàng phát hành đảm bảo trả tiền cho các chứng từ cụ thể phù hợp với các điều khoản tín dụng. Một L/C không huỷ ngang không thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ nếu không thông qua tất cả các bên liên quan. Thư tín dụng cũng có thể là thư tín dụng xác nhận hay không xác nhận, được định nghĩa như sau: Thư tín dụng xác nhận: một ngân hàng thông báo bổ sung thêm nhiệm vụ tách biệt của họ vào phần của ngân hàng phát hành; tức là bổ sung trách nhiệm xác nhận và củng cố thêm trách nhiệm của ngân hàng phát hành. Đối với nhà xuất khẩu một thư tín dụng xác nhận không huỷ ngang là phương thức tốt nhất để nhận được tiền trả. Có nhiều loại thư tín dụng, một vài loại cơ bản được giới thiệu ngắn gọn dưới đây: Thư tín dụng với điều khoản đỏ: một thư tín dụng mà ngân hàng thoả thuận được ngân hàng phát hành uỷ quyền để trả tiền trước cho người hưởng lợi để giúp anh ta mua hàng hoá mà tín dụng được mở để phục vụ nó. Thư tín dụng tuần hoàn: trong loại thư tín dụng này, khi một khoản tiền nhất định được trả, thư tín dụng sẽ tự động khôi phục lại giá trị ban đầu của nó. Ví dụ, nếu bạn đã lập một hối phiếu trả ngay trị giá 2000 USD theo một thư tín dụng tuần hoàn trị giá 5000 USD, khi hối phiếu đã được thanh toán thì thư tín dụng sẽ tự động trở về giá trị 5000 USD ban đầu của nó mà không có chỉ dẫn gì tiếp theo. Thư tín dụng chuyển nhượng: Nếu là một thư tín dụng chuyển nhượng không thể huỷ ngang, người hưởng lợi có thể chuyển nhượng tất cả hay một phần giá trị của thư tín dụng đó, nếu có giao hàng từng phần, bằng cách viết cho ngân hàng thông báo. Loại thư tín dụng này đặc biệt phù hợp với các đại lý của các nhà xuất khẩu, những người không sử dụng vốn của mình. Chỉ cho phép một người chuyển nhượng và L/C có thể được thoả thuận trong cùng một nước như người hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng giáp lưng: liên quan đến hai thư tín dụng. Ví dụ, một nhà xuất khẩu không có hàng hoá cần thiết có thể phải mua hàng từ nhà cung cấp khác. Nhà xuất khẩu có thể sắp xếp để ngân hàng của họ phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang cho người xuất khẩu hưởng, có sử dụng một thoả thuận quy trình thanh toán theo L/C do ngân hàng người mua phát hành. Điều này thường không được ngân hàng khuyến khích. Thư tín dụng trả chậm: chỉ rõ rằng thanh toán sẽ được thực hiện tại một thời điểm đã thoả thuận trước. Các chứng từ được gửi đi không có hối phiếu kèm theo. Hình thức tín dụng này được dùng chủ yếu trong việc mua bán các hàng hoá đầu tư cơ bản giá trị lớn và các dịch vụ yêu cầu mở rộng tín dụng kéo dài từ trên sáu tháng cho đến hàng năm. . CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG 1. Tài trợ xuất khẩu o Tài trợ trước khi giao hàng: o Tài trợ sau khi giao hàng 2. Nhờ thu chứng từ 3. Định nghĩa các. các ngân hàng hay các tổ chức xúc tiến xuất khẩu. Tài trợ thương mại bao gồm các khoản tài trợ ngắn hạn và dài hạn thực hiện thông qua các ngân hàng. Các

Ngày đăng: 05/11/2013, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan