KỊCH NGẮN THẢM HOẠKHÔN LƯỜNG Mở màn Kính thưa các đồng chí, thưa các bạn! Ma tuý, HIV/AIDS gây tác hại nhiều về các mặt văn hoá - kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, đã trở thành thảm hoạ của toàn nhân loại, đặc biệt nó hoành hành, tàn phá huỷ hoại thế hệ thanh thiếu niên, lực lượng lao động trụ cột của xã hội. Trong những năm qua các cấp các ngành, các đoàn thể Tỉnh Sơn La nói chung, huyện Thuận Châu nói riêng đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, trong đó Đoàn thanh niên có một vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới cơ sở, đã thu được những kết quả đáng kể, nhất là công tác tuyên truyền luật phòng chống ma tuý. Kịch ngắn "Thảm hoạkhôn lường" phản ánh một phần cuộc đấu tranh của tuổi trẻ các dân tộc huyện Thuận Châu chống lại các tệ nạn xã hội. Tác giả kịch bản: Văn An. Âm nhạc: Thanh Bình. Và các diễn viên: - Đức Lộc: trong vai Duôi - Phó chủ tịch, trưởng công an xã. - Mai Duyên: trong vai bác sĩ An. - Thanh Hiền: trong vai Chom - Bí thư Đoàn xã. - Đức Thắng: trong vai Chum - thanh niên nghiện hút. - Phát Triệu: trong vai Sùng - thanh niên nghiện hút. - Anh Viễn: trong vai Lả - Thanh niên mới lớn. - Hồng Sử: trong vai bà Lún - mẹ của Lả. Xin phép được bắt đầu. Màn 1 Buổi tối tại bản Nà Lính, cạnh một bụi cây ven đường có 2 thanh niên đang ngồi chụm đầu bàn tán bỗng có tiếng hát từ xa vọng lại: Lả: "Có nhứng bạn trẻ buồn riêng mà lâm chán lời . " Sùng: Chum này! Ai như giọng hát của thằng Lả ấy nhỉ? Chum: (ngáp) Nó chứ còn ai nữa. Nó theo mấy thằng ĐVTN đi sinh hoạt văn nghệ về đấy, học đỏm lược vài câu, hát thì ngọng vỏ mẹ mà cúng nghêu ngao. Lả: "Tìm nàng tiên lâu, mong vớt nỗi sầu đầy bơi" Sùng: (ngáp) Tiên thì thít bỏ mẹ đi còn gì, tao với mày nghe thấy đã thèm rỏ rái, có bây giờ chơi cho đã cơn vật thì có mà quá tiên chứ lị. Chum: (miệng ngáp, tay gãi cổ, gãi đầu) Tao nghĩ ra rồi (mắt sáng lên) bây giờ muốn được lúc nào cúng như tiên thì phải rủ bằng được thằng Lả vào hội của mình, nhà nó giầu có, lại con một, bố mẹ nó rất chiều nếu mà được tao với mày tha hồ đào mỏ, không còn những ngày "đói kém giáp hạt" như mấy hôm nay nữa. Sùng: Làm cách nào? Chum: Làm cách nào à, theo tao mày xem chỉ một lần là nó không thể xa tao với mày được. (vừa lúc đó Lả vừa ôm đàn Ghi ta, miệng hát đi tới, Chum và Sùng từ bụi cây đi ra mặt tươi cười hớn hở) Sùng: Lả à! Mày đi đâu về mà vui thế? Toàn hát về tiên nâu, tiên trắng thế? Lả: à mình vừa đi sinh hoạt văn nghệ về ấy mà, hôm nay tập mấy bài hát mới bui lắm, sao các cậu không cùng đến tham gia, bừa bui bừa vổ ích mà li đang thang. Chum: Chò chơi của cậu ra cái quái gì, tớ có trò chơi khác vui hơn, tạo cảm giác hưng phấn và sung sướng hơn vạn lần cái trò của cậu. Sùng: Đúng dấy! Bọn tớ có cần phải sinh hoạt sinh hiếc gì mà vẫn vui vẻ vẫn được du lich trên mây gió. Cậu chả có được như bọn táo. Lả: Cái gì mà tuyệt vời thế cho tớ xem nào? Chắt xì hơi ) dạo này nắng mưa thất thường mình bị cảm cúm rồi. Sùng: Cảm cúm à? Đơn giản, bé như con kiến. Đây là bác sĩ kê đơn bốc thuốc. Đảm bảo sau một liều sẽ chẳng còn cảm giác khó chịu, thuốc này đầu bảng trên cả rumênôn D500 Lả: Làm gì có thuốc gì mà giỏi như thế? Quá thuốc tiên. Chum: Đúng đấy thuốc nà mà dùng thì còn sướng hơn cả gặp tiên chứ lị. Lả: Đâu cho mình thử xem. Các xậu chỉ nói phét. Chum: ( móc trong túi quần ra mảnh giấy bạc và một gói nhỏ miệng nói). - Thuốc này hấp thụ qua đường hô hấp không cần phải uống gây khó chịu. Để tớ hướng dẫn cách sử dụng ( Chum vuốt giấy bạc đổ bột hê rôin, chuẩn bị châm lửa cho Lả sử dụng). Lả: Thuốc gì cho tớ xem nhãn mác, hướng dẫn sử dụng. Hình như là . như là hê rôin phải không? Sùng: Cần gì bọn tớ vẫn sử dụng thường xuyên cậu khỏi lo.Đây là biệt dược chữa bách bệnh đem lại cảm giác khoan khoái dễ chịu vô biên, cậu cứ thử dùng một lần đi nếu thích thì lần sau dùng tiếp nếu không thì thôi việc gì phải sợ bonj tớ dùng luôn khoẻ mạnh vô biên có mắc bệnh tật gì đâu. Thuốc đắt, quý bạn tớ mới cho người khác thì không có xuất ưu tiên như vậy đâu. Lả: ừ thì cho mình thử, nhưng mà không được đòi tiền đâu đấy. Chum: ui giời, (tặc lưỡi) chuyện nhỏ như con thỏ chạy qua cánh rừng nhỏ, bạn bè với nhau giúp đỡ nhau là chuyện thường tình, ông không phải lăn tăn cậu khoẻ là chúng tớ mừng. (giơ tay nâng tờ giấy bạc) bây giờ cậu xem thằng Sùng nó làm trước đây này. ( giơ sang cho Lả Lả hít mạnh). Sùng đứng lên bên cạnh thể hiện đang phê thuốc. Lả mắt lim dim tay cùa quạng, người loạng choạng. Chum: Nó phê rồi đấy, Hơi bị Nămboăn. (Sùng ,Chum dìu Lả vào cánh gà.) Cảnh hai Một thời gian sau. (tại nhà Lả: Lả đang nằm cù khoăm tay gãi vu vơ miệng ngáp vặt đầu óc trống rỗng.) Bà Lún đi làm nương về vai vác cuốc khoác túi đựng rau măng cất tiếng gọi. Bà Lún: Sươi ơi! Con chưa dậy à, mẹ đã đi nương về rồi, con dậy còn chuẩn bị cơm nước cho các anh chị đi học về còn có cơm ăn chứ ( không có tiếng trả lời) Bà Lún bỏ đồ đạc xuống ngó vào nhà. Bà Lún: Quái lạ hôm nay thằng Lả đi học sáng mà sao giờ này vẫn còn nằm, hay là nó ốm nhỉ ( Bà Lún tiến lại gần Lả tay sờ chán miệng gọi " Lả ơi . Các em đâu cả rồi. Lả: Mẹ không nhớ à. Mấy đứa chúng nó đi sinh hoạt Đội hết cả rồi, con đáng nhẽ cũng đã đi học nhưng lại nhớ ra chưa có tiền nộp mấy khoản ở trường nên con ở nhà chờ bố mẹ về chờ mãi chả thấy ai nên con nghỉ học, mà học cả năm nghỉ một vài buổi là cái quái gì. Bà Lún: con nói gì vậy ? Sao lại tiền ? Lại nghỉ học ? Mẹ không hiểu con muốn nói gì ? Tiền học phí học thêm các khoản đóng góp của Nhà trường mẹ vừa cho con hơn 200 rồi còn gì ? Bố lại cho con gần 100 đi Sinh nhật bạn. Sao bây giờ còn tiền gì nữa ? Còn việc đi học là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi trẻ em, tuổi các con phải đến trường để học hành, để nâng cao nhận thức phục vụ cuộc sống góp phần xây dựng đất nước, không được tự ý nghỉ học như thế đâu. Lả: Tiền hôm trước Bố, mẹ cho con mải nô đùa bị rơi mất con phải vay tạm mấy thằng bạn thân để nộp. Con hẹn hôm nay trả chúng nó, thất hẹn con xấu hổ lắm nên con phải nghỉ học thôi. Mà sao mọi lần con xin tiền, Bố mẹ cho ngay sao dạo này Bố mẹ ky bo thế ? Vài đồng bạc mà thuyết giảng đến đau cả đầu, nếu không có tiền thì con không đi học nữa. ( Lả làm bộ dỗi lại nằm xuống giường ). Bà Lún: Lả à ! Sao con lại nói cho Bố mẹ như thế. Con nói không phải rồi, Bố mẹ có một chút tiền tiết kiệm để dành cho các con học hành, mà dạo này ông nội con ốm quá bố mẹ phải mua thuốc cho ông, cho các con nộp tiền học, đưa tiền cho Bố mua ít gỗ về sửa nhà. Dạo này chưa đến mùa thu hoạch nên cũng khó khăn lắm, con phải thông cảm cho Bố mẹ chứ! Thôi bây giờ mới hơn 8h con mau đến trường, còn tiền con cầm tạm 20 ngàn trả bạn bè trước còn chờ Bố về Mẹ hỏi sẽ cho con đủ để trả nốt. Vừa lúc đó có tiếng gọi Lả ở ngoài cổng ( Lả ơi Xong việc chưa đi thôi). Lả: Chúng mày cứ đi trước đi, chờ tao ở chỗ mọi khi nhé. ( Lả cầm lấy tiền đeo cặp sách, sỏ vội đoi dép chạy vù ra ngoài cổng ). Bà Lún: Quái lạ sao dạo này thằng Lả nó khác thế, ăn ngủ thất thường, học hành lại chểnh mảng, ăn mặc luộm thuộm, quần áo mới mua cho nó không thấy mặc, đội giầy mới cũng không thấy nó đi, nó bị ốm nhưng sao không thấy nó sốt ? Mà nó vẫn chạy như ngựa ấy. Mà đến hơn cả tuần nay không thấy nó theo các anh chị đi sinh hoạt Đoànmà lại theo thằng Sùng, thằng Chum nghiện ngập đi đâu thế nhỉ ? Mình phải đi theo chúng nó xem chúng nó làm gì ? (Bà Lún tất tả đi vào cánh gà bên trái). Cảnh III: Trên đường từ trụ sở xã đến Bản Nà Lĩnh. Ơ gần một bụi cây ven đường có ba thanh niên đang chụm đầu nói chuyện (Bà Lún đang lấp ở bên cánh gà theo dõi). Chum: Lả oi ! Hôm nay mày vặt được khá không ? Bọn tao chờ mày mãi sắp chết đây. (Miệng ngáp, tay run gãi vu vơ). Lả: Được có 20 ngàn thôi đủ 1 tép, làm thế nào ? (Miệng ngáp). Chum: Khả năng mày kém thế ! Kiếm được thế này thì ai ăn ai đừng. Thằng Sùng, thằng Lả xem kiếm thêm cái gì bán đi để đủ liều mà hít, tao nghe nói chích là dính ếch đấy. Sùng: Tao còn cái quái gì ? Hôm trước đã bán quần áo với giầy của thằng Lả rồi. Lả ơi ! Mày xem còn cái gì không ? Lả: Khó lắm ! Chum: Mày sợ thì để bọn tao làm, mày cứ chỉ chỗ tao với thằng Sùng sẽ đi trộm về. Sùng: Thôi ! Hôm nay có nhiều dùng nhiều, có ít dùng ít chia sẻ ngọt bùi cho thắm tình Anh em. ít thì pha ra chích cho đủ đô. ( Tay cầm bơm kim tiêm để pha chế ) Tao mới mày nhường cho thằng Chum trước nó nghiện nặng hơn, nó sắp lên cơn vật rồi. Lả: Cũng được, nhưng nhớ để lại dành cho tao với mày. ( Mắt chăm chú nhìn Sùng và Chum chuẩn bị tiêm cho nhau). Sùng: Lả ! mày chích lần đầu để tao giúp hộ không thì chệch ven. Tao là Bác sĩ có kinh nghiệm tìm các loại ven trăm phát trăm chúng ( Tay từ từ rút bơm kim tiêm từ tay Chum ra). Chum: Sùng, Lả oi ! Tao khó chịu quá ! (Chân tay co rật, thở gấp gáp) Cứu tao với ! Tao chết mất ! (Hơi thở gấp gáp giọng hơi yếu). Sùng: Chết rồi nó bị sốc, mấy ngày nay nó phải nhịn khan ( Tay bỏ rơi bơm kim tiêm) Phải đưa nó đi cấp cứu nhanh lên Lả ! Bà lún chạy vào cùng nhóm. Vừa lúc đó có tiếng nói vọng ra của Bí thư Thanh niên và Trưởng Công an xã hai người vừa đi vừa bàn nhiệm vụ do Đảng uỷ phân công xuống Nà Lĩnh làm công tác tuyên truyền vận động người nghiện đi cai. Chom: Anh Duôi à ! Nghị quyết liên tịch 01 chúng ta làm khá tốt được Xã và Huyện đánh giá cao, sắp tới thay mặt cho đoàn xã em được đi báo cáo điển hình tại Huyện đấy. Duôi: Anh cũng được báo cáo điển hình, lần này triển khai NQ 02 về phòng ngừa ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi TTN chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ và làm tốt hơn. Hôm nay anh với em xuống bản Nà Lĩnh nắm tình hình xem thế nào nhé. Chom: Phải làm thật tốt! Quyết tâm trong thời gian tới xã ta phải thật sự là xã không có Ma tuý để còn đề nghị Tỉnh đoàn Sơn La công nhận là đoàn cơ sở đạt danh hiệu Lò Văn Giá chứ! Duôi: Hiện nay có một số đối tượng nghiện đang rủ dê lôi kéo một số thanh niên mới lớn vào con đường nghiện hút. Rất nguy hiểm cần được ngăn chặn kịp thời, nếu không nhiều gia đình sẽ tan nát, nhiều Thanh niên sẽ bị mắc nghiện làm giảm sức lao động của xã ta, kèm theo sẽ có nhiều tệ nạn XH khác xuất hiện. . cho nó không thấy mặc, đội giầy mới cũng không thấy nó đi, nó bị ốm nhưng sao không thấy nó sốt ? Mà nó vẫn chạy như ngựa ấy. Mà đến hơn cả tuần nay không. đầu, nếu không có tiền thì con không đi học nữa. ( Lả làm bộ dỗi lại nằm xuống giường ). Bà Lún: Lả à ! Sao con lại nói cho Bố mẹ như thế. Con nói không phải