13bàithuốcdângianphòngchốngbệnhtả Cập nhật lúc 09h49" , ngày 22/11/2007 - Trong y học cổ truyền, bệnhtảthuộc phạm vi chứng hoắc loạn, được chẩn trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc vận dụng những kinh nghiệm dângian hết sức phong phú. Phương pháp dùng thuốcBài 1: Cát căn 15g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 5g, ngô thù du 3g, ý dĩ 30g, sắc uống. Dùng cho bệnhthuộc thể nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng thông thường có kèm theo phát sốt, họng khô miệng khát, tâm phiền, trong ngực rạo rực không yên, đau bụng, chất thải nặng mùi, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn . Nếu bị chuột rút gia thêm mộc qua 12g, bạch thược 15g, nôn nhiều gia trúc nhự 10g, bán hạ chế 10g. Bài 2: Thái tử sâm 30g, mạch môn 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 15g, hoàng liên 6g, biển đậu 10g, chích thảo 10g, ý dĩ 30g, sắc uống. Dùng cho trường hợp mất nước nhiều, nếu khí hư nhiều (mệt lả, huyết áp tụt) gia hoàng kỳ 30g, chuột rút gia mộc qua 10g, khát nhiều gia cát căn 15g, ô mai 15g; đi ngoài quá nhiều gia thạch lựu bì 15g. Bài 3: Thái tử sâm 25g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, ô mai 15g, trúc diệp 10g, lá sen 10g. Dùng cho thời kỳ hồi phục, nếu có sốt gia thạch cao 30g, tiểu tiện bất lợi gia phục linh 10g, ăn kém gia mạch nha, cốc nha và sơn tra sao đen 30g. Bài 4: Gừng tươi nướng cháy vỏ 8g, riềng sao 12g, củ sả sao 12g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g), sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ sim 8g, búp ổi 60g, riềng 20g, tất cả sao vàng tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm. Dùng cho bệnhthuộc thể hàn biểu hiện bằng các triệu chứng thông thường có kèm theo tay chân lạnh, vã mồ hôi lạnh, sợ lạnh, bụng không đau, phân toàn nước màu hơi trắng đục như nước vo gạo, tiểu tiện trong, rêu lưỡi trắng mỏng . Bài 5: Hoạt thạch và cam thảo lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-6g. Hoặc búp chè xanh 16g, rau má 16g, lá mơ lông 16g, bông mã đề 16g, nụ sim 18g, sắc uống. Dùng cho bệnhthuộc thể nhiệt. Bài 6: Dùng một trong các bàithuốc độc vị: (1) Biển đậu 1 thăng (còn gọi là thưng, có dung tích khoảng 200ml, dùng để đong lương thực) sắc với 1.200ml nước lấy 400ml uống. (2) Sinh khương 90g, rửa sạch, giã nát, sắc với rượu 200ml, chia uống nhiều lần. (3) Ngải cứu một nắm sắc với 3 bát nước lấy một bát uống. (4) Riềng 30g giã nát sắc với 3 bát nước lấy 2,5 bát rồi bỏ bã đem nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần. (5) Chi tử 14g sao vàng tán bột, uống với rượu ấm. (6) Ngô thù du sao 60g sắc với hai chén rượu to lấy một chén uống ấm. Các bàithuốc nói trên sắc uống ngày 1 thang cho đến khi khỏi. Phương pháp không dùng thuốcBài 1: Dấm gạo để lâu đun nóng, dùng gạc cũ thấm ướt rồi chườm tứ chi nhiều lần. Dùng để chữa cơn chuột rút (y học cổ truyền gọi là chuyển cân) trong bệnh tả. Bài 2: Cứu huyệt trửu chùy, mỗi huyệt 10 tráng. Vị trí huyệt trửu chùy: ở vùng lưng, nằm sấp xuôi tay, lấy dây đo khoảng cách hai đầu nhọn khớp khuỷu, dây đi ngang qua chỗ hõm dưới cột sống lưng là một huyệt, từ huyệt này đo ngang ra hai bên một thốn, mỗi bên một huyệt, như vậy là có 3 huyệt. Đây là huyệt vị do Hoa Đà tìm ra, được ghi trong sách Hoa Đà thần y bí truyền. Bài 3: Lấy muối ăn đổ đầy rốn rồi dùng mồi ngải cứu bên trên, dùng để chữa chứng trướng bụng và hồi sinh trong bệnh tả. Cũng có thể thay muối bằng gừng tươi thái lát (cứu cách gừng). Bài 4: Châm tả huyệt chi câu (từ điểm giữa cổ tay phía mu đo lên trên 3 thốn, ở khe giữa xương quay và xương trụ), dùng để chữa chứng nôn nhiều trong bệnh tả. Bài 5: Dùng một cái bát sứ dấp dầu hạt cải cạo gió vùng cổ vai, cột sống, hai bên sườn, hai mặt trong khớp Mộc qua khuỷu và khớp gối. Cạo từ trên xuống dưới cho đến khi xuất hiện những chấm đỏ tím thì thôi. Bài 6: Lấy tỏi giã nát xát vào hai lòng bàn chân cho đến khi nóng rực thì thôi, dùng để chữa chứng chuột rút trong bệnh tả. Bài 7: Dùng muối ăn sao nóng chườm vùng ngực, bụng và lưng nhiều lần để cầm nôn và đi ngoài. Nói chung, những kinh nghiệm nêu trên đều đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rất tiện lợi. Nhưng vì tả là một bệnh nguy hiểm nên người bệnh nhất thiết vẫn phải được khám và điều trị theo biện pháp của y học hiện đại. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, việc chọn lựa và vận dụng những kinh nghiệm dângian vẫn có giá trị phòngbệnh tích cực, điều trị hỗ trợ và dự phòng tái phát ở một mức độ nhất định. Thuốc nam chữa tiêu chảy Cập nhật lúc 11h21" , ngày 13/11/2007 - Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn bình thường hoặc có kèm các chứng đau bụng, nôn mửa hoặc có sốt. Sau đây xin giới thiệu một số bàithuốc nam chữa tiêu chảy tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tiêu chảy do phong hàn Triệu chứng: Nóng rét, nhức đầu, đau mình, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Phép chữa: Giải biểu, tán hàn, chỉ tả (phát tán phong hàn, cầm tiêu chảy). Bài thuốc: Củ gấu (giã giập sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 12g, búp ổi (sao vàng) 20g, gừng tươi 8g, vỏ quýt (sao thơm) 12g. Nếu có nôn gia hoắc hương 12g. Nếu đau đầu, sốt gia thêm tô tử 6g. Các vị cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc lấy 150ml. Người lớn uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi chia làm 2-3 lần uống. Có thể tán thô, ngâm vào phích mà uống hoặc làm thuốc tán. Tiêu chảy do hàn thấp Triệu chứng: Đau bụng lâm râm, đi tiêu ra nhiều nước trong loãng, mình nặng nề, mỏi mệt, không muốn ăn, không khát, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu hoàn. Phép chữa: Tán hàn trừ thấp. Bài thuốc: Củ riềng (thái mỏng sao vàng) 40g, vỏ ổi (sao) 80g. Hai thứ tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g, hòa với nước sôi, hãm một lúc rồi gạn lấy nước uống. Kiêng ăn đồ tanh, lạnh và khó tiêu. Tiêu chảy do thấp nhiệt Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi tiêu chảy ngay, phân ra sắc vàng, mùi khẳm, giang môn nóng, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch hoạt sác. Phép chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả. Bài thuốc: Sắn dây 30g, rau má 8g, lá và bông mã đề 20g, cam thảo dây 12g. Các vị rửa sạch, giã giập, cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia 2 lần uống, trẻ em tùy tuổi chia 3-4 lần. Có thể tán giập, ngâm vào phích mà uống. Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận Triệu chứng: Ăn uống quá no, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được, sinh tiêu chảy. Đau bụng đi tiêu, tiêu xong bớt đau, phân ra hôi thối như trứng ung, ợ khan ra mùi thức ăn, không muốn ăn, rêu lưỡi nhợt, mạch hoạt sác. Gừng Bài thuốc: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g. Các vị đều sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước mà uống. Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn Triệu chứng: Sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, chân tay mát lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch mềm yếu. Phép chữa: Ôn bổ tỳ vị. Bài thuốc: Bố chính sâm (sao vàng) 20g, sa nhân 16g, vỏ quýt (sao thơm) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 30g, can khương 6g, vỏ rụt (sao vàng) 20g. Các vị chế xong, sấy khô, tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi, hãm một lúc gạn lấy nước mà uống ngày 3 lần. Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổi Cập nhật lúc 09h59" , ngày 07/11/2007 - Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể các vị thuốc từ cây ổi để chữa bệnh. Tiêu chảy Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1lần; người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần. - Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, giềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc hương 18g, sắc uống. - Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần. - Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. - Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần. Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống. Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống. Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml. Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ từ 1- 6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày. Cây ổi Tác dụng của ổi với một số bệnh thường gặp khác Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống. Băng huyết: Quả ổi sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm. Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần hằng ngày; mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hằng ngày. Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày. Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống. Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương. Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương. Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần. . 13 bài thuốc dân gian phòng chống bệnh tả Cập nhật lúc 09h49" , ngày 22/11/2007 - Trong y học cổ truyền, bệnh tả thuộc phạm vi chứng. dụng những kinh nghiệm dân gian vẫn có giá trị phòng bệnh tích cực, điều trị hỗ trợ và dự phòng tái phát ở một mức độ nhất định. Thuốc nam chữa tiêu chảy