Đường dẫn: Để định vị tệp cần thiết, ta phải đưa ra chỉ dẫn gồm tên các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp, trong đó tên các thư mục và tên [r]
Trang 1Tiết 12: TỆP VÀ QUẢN LÝ TỆP
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp
- Khái niệm thư mục, cây thư mục
- Biết được hệ thống quản lý tệp
2 Kĩ năng:
- Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn
- Đặt được tên tệp, thư mục
3 Thái độ: Ham học hỏi, cẩn thận, sôi nổi.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Giáo án, SGK.
2 Học sinh: Vở ghi, SGK.
III PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, đàm thoại, trực quan
IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4.1 Ổn định: kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ (0’)
4.3 Bài mới:
1.Tệp và thư mục.
a)Tệp và tên tệp.
* Tệp:
- Tệp, còn được gọi là tập tin, là một tập hợp các
thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn
vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí Mỗi tệp có một
tên để truy cập.
* Tên tệp: Cấu trúc
<Phân tên>.<Phần mở rộng>
-Phần tên: Được đặt theo quy tắc đặt tên (gồm chữ,
số và các ký hiệu đặc biệt $,%,#,!,~,(),{},^,&…)
-Phần mở rộng: Là phần đặc trưng cho từng chương
trình
Trong các HĐH Windows:
Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai
phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là
phần đuôi) và được phân cách nhau bằng dấu chấm
(.);
Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải
có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;
Tên tệp không được chứa một trong các kí tự
sau: \ / : *? " < > |
Trong HĐH MS DOS:
Hoạt động 1
GV: Đưa vào máy tính một số thông tin như: văn bản, chụp một hình nền Chỉ cho HS thấy một vài tệp khác như một tệp Video, một tệp hình ảnh có trước
GV: (thông báo) đó là các tệp Vậy tệp dùng
để làm gì? Khái niệm tệp?
GV: Đưa ra 2 ví dụ về đặt tên tệp trong các
hệ điều hành Windows và hệ điều hành MS DOS
GV: Qua hai ví dụ trên em hãy cho biết cách đặt tên tệp được quy định như thế nào?
GV: Em hãy quan sát các tên tệp từ 1 đến 6 ở bên và cho biết tên nào lầ tên hợp lệ trong Windows và tên nào lầ tên hợp lệ trong MS DOS
Trang 2Tên tệp thường gồm phần tên và phần mở rộng,
hai phần này được phân cách bởi dấu chấm;
Phần tên không quá tám kí tự, phần mở rộng có
thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí
tự;
Tên tệp không được chứa dấu cách
Tóm lại: tên tệp được đặt theo quy định riêng của
mỗi HĐH
Ví dụ:
1 ABCD 4 DATA.IN
2 Abcde 5 AB.CDEF
3 CT1.PAS 6 My Documents
Các tên tệp 1 đến 4 là hợp lệ trong MS-DOS và
Windows, các tên còn lại chỉ hợp lệ trong
Windows Lưu ý là tên tệp 5 có phần mở rộng là
CDEF
b)Thư mục.
HĐH tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục để
quản lý các tệp được dễ dàng
Thư mục gốc: Là thư mục được tạo tự động trên ổ
đĩa
Thư mục mẹ: Là thư mục chứa các thư mục khác
trong đó
Thư mục con: là thư mục nằm trong thư mục mẹ.
Đường dẫn: Để định vị tệp cần thiết, ta phải đưa ra
chỉ dẫn gồm tên các thư mục theo chiều đi từ thư
mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên
tệp, trong đó tên các thư mục và tên tệp phân cách
nhau bởi kí tự “\”
Một chỉ dẫn như vậy được gọi là một đường dẫn
(Path) Một đường dẫn có cả tên ổ đĩa được gọi là
đường dẫn đầy đủ.
- Thư mục gốc: C:\
- Thư mục mẹ: LOP10;
- Thư mục con: TO1; TO2; TO3;
- Đường dẫn tới tệp HS1:
C:\LOP10\TO2\HS1
Hoạt động 2
GV: Thư mục dùng để làm gì?
GV: Mở lại cây thư mục trước, chỉ rõ:
- Thư mục gốc
- Thư mục mẹ
- Thư mục con
- Đường dẫn GV: Qua cây thư mục trên em hãy cho biết: thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con là gì? Thế nào là đường dẫn? Đường dẫn đầy đủ?
Hoạt động 3
Cho cây thư mục, với các tệp có màu sáng, các thư mục có màu trắng
Qua cây thư mục trên em hãy cho biết đâu là thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con và hãy chỉ ra đường dẫn đầy đủ đến tệp HS1
2 Hệ thống quản lý tệp:
-Có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên đĩa, cung cấp
GV: Để quản lý thông tin một cách khoa học cần phải có hệ thống quản lý tệp
Trang 3phương tiện để người dùng có thể đọc, ghi thông tin
trên đĩa
*Các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp:
-Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho
hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc
nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;
-Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang
thông tin;
-Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương
pháp xử lí;
-Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;
-Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh
hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình
Hệ quản lí tệp cho phép người dùng thực hiện một
số phép xử lí như: Tạo thư mục, đổi tên, xoá, sao
chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư
mục, tìm kiếm tệp/thư mục,
Gv: Khi quản lý thông tin ta cần phải thực hiện những thao tác nào?
Gv: Tổng hợp và ghi bảng GV: Hệ thống quản lí tệp là một thành phần của hệ điều hành, có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc đọc/ghi thông tin trên bộ nhớ ngoài và đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tệp
GV: Thực hiện một số thao tác thể hiện nhiệm vụ của hệ thống quản lý tệp như: tạo thư mục, đổi tên, xoá, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục…
GV: Em hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống quản lý tệp
4.4 Củng cố: Tóm tắt nội dung
- Tệp và thư mục
- Hệ thống quản lí tệp
4.5 Câu hỏi, bài tập
Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5,6 SGK tr 26