SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPTBẢOLỘCĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 - SINHHỌC12 Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề 132 HS làm bài vào bảng trả lời ở trang sau ( dùng bút chì tô kín vào câu tương ứng ): I. PHẦN CHUNG: (DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH) Câu 1: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối (tự thụ phấn) là không đúng? A. Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. B. Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ. C. Đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. Phân hóa thành các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể tự phối (tự thụ phấn), không có ở quần thể ngẫu phối : A. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ. B. giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử và tăng dần tỉ lệ dị hợp tử qua các thế hệ. C. tần số các alen không đổi qua các thế hệ. D. tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec: A. có sự di – nhập gen giữa các quần thể. B. quần thể phải có kích thước lớn. C. không có tác động của chọn lọc tự nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể. Câu 4: Tại thế hệ L 0 ở một quần thể tự thụ phấn thể dị hợp chiếm 100% thì ở thế hệ L 3 thể đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ là: A. 12,5%. B. 87,5% C. 43,75% D. 25% Câu 5: Cơ thể lai có biểu hiện ưu thế lai cao nhất ở phép lai nào sau đây ? A. AaBbDd x AaBbDd B. AABBD x AABBDD C. AaBbDd x aabbdd D. AABBdd x aabbDD Câu 6: Trong kỹ thuật chuyển gen, thể truyền là: A. vi khuẩn E. Coli. B. plasmit và thể thực khuẩn (virut). C. plasmit và vi khuẩn E. Coli. D. plasmit. Câu 7: Cừu Đôly mang đặc điểm di truyền của A. cừu cho tế bào tuyến vú. B. cừu cho tế bào trứng. C. cừu mẹ mang thai đẻ ra cừu Đôly. D. cừu cha cho tinh trùng. Câu 8: Kỹ thuật chuyển gen là: A. chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài. B. tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào. C. chuyển 1 phân tử ADN từ tế bào này sang tế bào khác. D. chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác. Câu 9: Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây: A. tính thoái hóa. B. tính phổ biến. C. chồng gối lên nhau. D. tính đặc hiệu. Câu 10: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã: A. ADN - ligaza. B. ADN - pôlimeraza. C. ARN - pôlimeraza. D. Restrictaza Câu 11: Cho A quy định thân cao, a quy định thân thấp. Phép lai giữa các cây 4n cho tỷ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là: A. Aaaa x Aaaa B. AAaa x Aaaa C. AAaa x AAaa D. AAaa x aaaa Câu 12: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền: 1.P: 100%AA ; 2. P: 100%Aa ; 3. P: 100%aa ; 4. P: 50%AA : 50%aa A. 1,2,3. B. 1,3,4. C. 2,4 D. 1,3 Câu 13: ADN tái bản theo nguyên tắc: A. bổ sung và bảo toàn. B. bán bảo toàn. C. bổ sung D. bổ sung và bán bảo toàn Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì? A. Mang thông tin quy định prôtêin ức chế. B. Nơi liên kết với prôtêin điều hòa. C. Nơi tiếp xúc với enzim ARN-pôlimeraza. D. Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa . Câu 15: Anticôđon trên tARN mang axit amin mở đầu trong dịch mã tổng hợp prôtêin là: A. 5’UAX3’. B. 3’AUG5’ C. 5’AUG3’ D. 3’UAX5’. Trang 1/4 - Mã đề 132 Câu 16: Bộ ba kết thúc trên mARN làm tín hiệu kết thúc dịch mã tổng hợp prôtêin là: A. 3’UAA5’. B. 3’UGA5’ C. 3’AUG5’ D. 5’UAA3’. Câu 17: Một gen ở vi khuẩn có 1200 nu bị đột biến thay thế cặp nu thứ 488 làm cho bộ ba chứa cặp nu bị thay thế trở thành bộ ba không mã hóa một axit amin nào (bộ ba kết thúc). Tính số axit amin trong phân tử prôtêin do gen đột biến điều khiển tổng hợp được? A. 198 B. 161 C. 398 D. 162 Câu 18: Một gen bị đột biến làm giảm 2 liên kết hiđrô. Biết đột biến chỉ tác động đến một cặp nu, đột biến thuộc dạng A. thay thế 2 cặp nu A-T bằng 2 cặp G-X. B. thay thế 2 cặp nu G-X bằng 2 cặp A-T C. mất 1 cặp A-T. D. mất 1 cặp G-X. Câu 19: Sau đột biến, chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hydrô tăng 2, đây là dạng đột biến gì? A. Thay thế 2 cặp nu A-T bằng 2 cặp G-X. B. Thay thế 1 cặp nu A-T bằng 1 cặp G-X. C. Thêm một cặp nu A-T. D. Thay thế 2 cặp nu G-X bằng 2 cặp A-T Câu 20: Một gen có 3900 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa G và loại nu khác bằng 10% tổng số nu của gen. Gen bị đột biến làm giảm 3 liên kết hiđrô và làm chiều dài của gen thay đổi. Số nu mỗi loại của gen đột biến bằng bao nhiêu? A. A = T = 600 ; G = X = 899. B. A = T = 603 ; G = X = 897. C. A = T = 899 ; G = X = 600. D. A = T = 900 ; G = X = 599. Câu 21: Enzim cắt giới hạn trong kỹ thuật chuyển gen là A. amilaza. B. ligaza. C. restrictaza. D. polimeraza. Câu 22: Mất đoạn NST thường gây ra hậu quả: A. giảm khả năng sinh sản. B. tăng cường sức đề kháng của cơ thể. C. không ảnh hưởng tới sức sống cơ thể. D. gây chết hoặc giảm sức sống. Câu 23: Phép lai AAAa x AAaa cho F 1 có tỉ lệ kiểu gen: A. 1AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1 aaaa B. 1AAAA : 1AAAa : 1AAaa : 1Aaaa C. 1AAAA : 8 AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa D. 1AAAA : 5AAAa : 5AAaa : 1Aaaa Câu 24: Lúa, 2n = 24. Một tế bào có 26 nhiễm sắc thể, tế bào này có thể bị đột biến dạng A. thể tam bội B. thể bốn hoặc thể ba kép C. thể ba kép D. thể bốn Câu 25: Người bị đột biến dạng nào sau đây trong tế bàosinh dưỡng có 47 nhiễm sắc thể: A. bạch tạng B. hội chứng Đao C. ung thư máu D. hội chứng Tơcnơ Câu 26: Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở A. một cặp NST tương đồng. B. một hoặc một số cặp NST tương đồng. C. hai cặp NST tương đồng. D. toàn bộ bộ NST. Câu 27: Phương pháp tạo giống có ưu thế lai gồm các bước theo trình tự : A. tuyển chọn tổ hợp lai cho ưu thế lai cao → tạo dòng thuần chủng → lai các dòng thuần chủng với nhau . B. lai các dòng thuần chủng với nhau → tuyển chọn tổ hợp lai cho ưu thế lai cao → tạo dòng thuần chủng . C. tạo dòng thuần chủng → lai các dòng thuần chủng với nhau → tuyển chọn tổ hợp lai cho ưu thế lai cao. D. chọn lọc các cá thể tốt → lai các cá thể với nhau → tuyển chọn tổ hợp lai cho ưu thế lai cao. Câu 28: Vốn gen là toàn bộ A. các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. các alen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. các alen của một gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 29: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo trình tự: A. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc thể đột biến mong muốn → tạo dòng thuần chủng. B. chọn lọc thể đột biến mong muốn → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần chủng. C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần chủng → chọn lọc thể đột biến mong muốn. D. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc thể đột biến mong muốn → lai tạo giống. Câu 30: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến áp dụng chủ yếu trong chọn giống A. vi sinh vật và động vật. B. thực vật và động vật. C. vi sinh vật và thực vật. D. vi sinh vật, thực vật, động vật. Câu 31: Khi xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây: 1.AAAA; 2.AAAa; 3.AAaa; 4.Aaaa; 5.aaaa. Câu trả lời đúng là: Trang 2/4 - Mã đề 132 A. 1, 2, 3; B. 1, 3, 5; C. 1, 2, 4; D. 2, 4, 5; Câu 32: Cấu tạo của Opêron Lac gồm các thành phần theo trình tự chính xác sau: A. vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. B. vùng vận hành, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc. C. vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động. D. gen điều hòa, vùng vận hành, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. II. PHẦN RIÊNG: (HỌC SINH CHỌN MỘT PHẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ HỌC) A. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO HỌCSINHHỌC SGK NÂNG CAO: Câu 33: Các hội chứng bệnh nào sau đây là thể ba ở nhiễm sắc thể thường ở người: 1. Patau; 2. Tớcnơ; 3.Claiphentơ; 4. 3X; 5. Etuốt ; 6. Đao. Câu trả lời đúng là: A. 1,5,6. B. 1,3,4. C. 2,3,4. D. 4,5,6. Câu 34: Ở người, X M : bình thường, X m : Mù màu. Bố mẹ bình thường, khả năng sinh được đứa con trai bị mù màu chiếm bao nhiêu? A. 37,5% B. 25% C. 50% D. 12,5% Câu 35: Một bệnh di truyền do gen đột biến lặn nằm trên NST thường. Bố mẹ bình thường nhưng đều mang gen bệnh thì khả năng họ sinh con trai đầu lòng không mắc bệnh sẽ là: A. 25% B. 50% C. 37,5% D. 12,5% Câu 36: Trong nghiên cứu di truyền người, không sử dụng phương pháp nghiên cứu A. lai phân tích. B. tế bào. C. phả hệ. D. di truyền quần thể. Câu 37: Yếu tố nào dưới đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con? A. Kiểu hình. B. Tính trạng. C. Kiểu gen. D. Alen. Câu 38: Bố mẹ đều bình thường, con gái của họ bình thường, con trai bị bệnh. Con gái của họ lớn lên lấy chồng bình thường sinh được đứa con gái bị bệnh. Biết không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây đúng: A. bệnh do gen lặn trên NST giới tính X quy định. B. bệnh do gen lặn trên NST thường quy định. C. bệnh do gen trội trên NST thường quy định. D. bệnh do gen trội trên NST giới tính X quy định. Câu 39: Kết quả nào dưới đây được xác định nhờ phương pháp nghiên cứu tế bào học: A. tóc quăn là trội so với tóc thẳng. B. tính trạng nhóm máu hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen. C. hội chứng Claiphentơ. D. bạch tạng do gen lặn trên NST thường. Câu 40: Nguyên nhân của bệnh, tật di truyền là do A. đột biến gen. B. bất thường trong bộ máy di truyền. C. đột biến NST. D. do cha mẹ truyền cho con. B. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO HỌCSINHHỌC SGK CHUẨN: Câu 41: Virus HIV có vật chất di truyền là phân tử A. ADN. B. ARN. C. ADN và ARN. D. Prôtêin. Câu 42: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do nguyên nhân nào gây nên? A. Đột biến NST. B. Đột biến gen và đột biến NST C. Đột biến gen. D. Rối loạn chuyển hoá các chất. Câu 43: Bệnh nào sau đây do đột biến số lượng NST thường ở người? A. Phêninkêtô niệu. B. Hội chứng Đao. C. Ung thư máu. D. Hội chứng Tơcnơ. Câu 44: Người bị hội chứng Đao được sinh ra từ A. giao tử có 2 NST 21 thụ tinh với giao tử có 2 NST 21. B. giao tử không chứa NST 21 thụ tinh với giao tử có 1 NST 21. C. giao tử có 2 NST 21 thụ tinh với giao tử có 1 NST 21. D. giao tử không chứa NST 21 thụ tinh với giao tử không có NST 21. Câu 45: Khi đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ thì A. không thể chỉ căn cứ vào chỉ số IQ. B. khả năng trí tuệ không di truyền. C. không căn cứ vào chỉ số IQ. D. chỉ căn cứ vào chỉ số IQ. Câu 46: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bệnh phêninkêtô niệu? A. Bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nên. Trang 3/4 - Mã đề 132 B. Bệnh do rối loạn chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin. C. Bệnh do tirôzin ứng đọng trong máu gây đầu độc tế bào thần kinh. D. Bệnh do rối loạn chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin. Câu 47: Điều nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư? A. Là bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào. B. Các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u di căn. C. Bệnh ung thư chủ yếu do đột biến gen và đột biến NST gây nên. D. Đã có thuốc đặc trị bệnh ung thư. Câu 48: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát A. tế bào thai bong ra trong nước ối. B. tế bào tử cung của người mẹ. C. tính chất của nước ối. D. tính chất của nước ối và tử cung của người mẹ. Trang 4/4 - Mã đề 132 . ĐỒNG TRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 - SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề 132 HS làm bài vào bảng trả lời ở trang sau (. nhóm gen cấu trúc. II. PHẦN RIÊNG: (HỌC SINH CHỌN MỘT PHẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ HỌC) A. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC SGK NÂNG CAO: Câu 33: Các hội chứng