Ýkiếnaiđúng,thìnghe? Theo khoa học quản lý, có một quan điểm là “ý kiếnai đúng thì nghe người đó”. Nhưng trên thực tế, khi áp dụng nguyên tắc này, người lãnh đạo phải đọc kỹ và hiểu rõ "hướng dẫn sử dụng" của nó. Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hợp lý của một ýkiến là gì? Với bất kì sự việc nào, số người tham dự càng nhiều thì những ýkiến đưa ra càng phong phú. Nhất là, đối với những đơn vị không tổ chức đào tạo đồng bộ cho nhân viên thì mức độ bất đồng ýkiến sẽ còn lớn hơn. Trong những trường hợp như thế, nảy sinh ra yêu cầu là phải có một tiêu chuẩn chung cho các vấn đề thảo luận để có thể quyết định phương pháp tốt hơn, ưu việt và khả thi hơn…Yêu cầu này được đáp ứng mới có thể tránh được trường hợp “anh có lí, tôi cũng đúng” để đưa ra một kết luận chính xác nhất. Chúng ta luôn cho rằng thực nghiệm là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một phương pháp, nói cách khác, để đánh giá một phương pháp cứ áp dụng thử rồi dựa trên kết quả mà đánh giá. Như vậy, một ýkiến được coi là đúng đắn khi giải pháp đưa ra đạt được hiệu quả cao và ngược lại, nó sẽ trở thành “tối kiến” khi gây nên sự đình trệ. Tuy vậy, điều đáng nói là khi ta áp dụng phương thức thực nghiệm này thì khả năng chịu tổn thất ban đầu là rất lớn, thậm chí trong nhiều trường hợp sử dụng giải pháp không phù hợp sẽ làm mất đi những cơ hội đáng quý. Mâu thuẫn đã nảy sinh: chúng ta chỉ có thể đánh giá được một ýkiến khi đã có kết quả trong khi điều cần thiết là phải dự đoán chính xác được nó. Và vấn đề đặt ra là cần tận dụng mọi yếu tố có sẵn để đưa ra những ýkiến đúng đắn nhất. Các căn cứ đó cần được tận dụng triệt để với những tiêu chí khác nhau. Một ýkiến đúng đắn có thể dựa trên các yếu tố như: trình độ, địa vị của người đưa ra ý kiến, mức độ phong phú của kinh nghiệm người đó, số lượng người ủng hộ ýkiến đó. Cũng đừng đặt quan điểm là ýkiến đó phải là giải pháp toàn vẹn nhất mà trên tiêu chí đáng để lựa chọn nhất. Hãy quan tâm đầu tiên đến tính khả thi của các giải pháp và phải chấp nhận một thực tế là không thể đạt được chân lí tuyệt đối và sự thống nhất hoàn toàn ở tất cả mọi người. Hãy lấy xuất phát điểm là những nguyên tắc của tổ chức để tập trung vào một mục tiêu là lợi ích của đơn vị mình. Vì vậy, cho dù đây là hướng dẫn sử dụng đầu tiên nhưng lại mang tính tương đối nhất, chỉ nên là một tiêu chuẩn tham khảo và tạo khí thế cho toàn bộ đơn vị mà thôi. Ai là người đưa ra các tiêu chuẩn? Khi so sánh quan điểm “ý kiếnai đúng thì nghe người đấy” với thực tế thì chúng ta đều thấy rõ, ở tất cả các tổ chức câu trả lời này vô cùng đơn giản và cũng rất khái quát: cả tập thể cùng thống nhất. Một giải pháp nên được đưa ra với sự nhất trí cuối cùng của toàn tập thể. Nhưng mặt trái của giải pháp này là, rốt cuộc tập thể là những ai, khái niệm chung chung này sẽ còn là một câu hỏi làm đau đầu nhiều nhà quản lý. Sự trí hoãn của những đánh giá sẽ làm mất đi những cơ hội quý giá. Ngay từ đầu phải nhà quản lý có tư duy chiến lược cần đặt ra những tiêu chí cơ bản nhất, gắn liền với tổ chức của mình và lấy đó làm cơ sở để đánh giá ban đầu với mọi sáng kiến được đưa ra. Một điều quan trọng nữa là cần thiết lập hội đồng thẩm định nội bộ với những thành viên có những thế mạnh về chuyên môn. Tuy nhiên, đừng đánh giá theo kiểu bình quân mà với mỗi lĩnh vực hãy có những chuyên gia đưa ra những ýkiến riêng đầu tiên. Đưa ra vấn đề, tiến hành thảo luận vẫn còn chưa đủ, quan trọng nữa phải dựa trên sự thống nhất giữa các thành viên tham gia. Nếu áp dụng nguyên tắc “người có vị trí cao nhất sẽ có ýkiến đúng nhất", hay nhà lãnh đạo chính là người đưa ra quyết định cuối cùng thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh gọn nhưng sẽ có lúc tổ chức của bạn phải trả giá về tính hình thức như thế. Vì vậy, cách khả thi nhất là tính biểu quyết. Làm theo số đông sau khi đã nghe những người phản đối cũng như ủng hộ giải trình cụ thể. Đừng coi thường ýkiến phản đối, lọai bỏ những yếu tố tiêu cực. Đây là cách nhanh nhất để chuẩn hoá các yêu cầu cũng như chỉ ra những điểm cần khắc phục ở giải pháp đưa ra. Ai là người đánh giá giải pháp có phù hợp với tiêu chuẩn đã đề ra hay không? Về bản chất đây là bước mở rộng của giải pháp thứ hai, bởi vì, dù đã đề ra tiêu chuẩn cụ thể thì việc đánh giá kết quả có phù hợp với các tiêu chẩn đó hay không vẫn cần có một quá trình thẩm định khách quan tiếp theo. Thực chất đây là việc xem ai sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Trên nền những tiêu chuẩn chung, các chuyên gia cao nhất ở lĩnh vực mình sẽ đưa ra những kiến giải chuyên môn hơn nữa về các giải pháp đã được phê duyệt, thậm chí còn cụ thể hóa thành những biện pháp thực thi. Mọi việc sẽ suôn sẽ nếu người chuyên gia cao cấp này tán thành giải pháp của số đông, còn không thì đó sẽ là vấn đề. Sẽ không thực sự cần thiết nếu mở ra thêm bất cứ cuộc tranh luận nào mà đây là lúc cần thể hiện vai trò của người lãnh đạo. Bằng những tổng kết về quá trình thảo luận đã có, hãy thương luợng với người phản đối cuối cùng này. Hãy cho anh ta cơ hội trình bày cởi mở mọi vấn đề. Nếu bạn thuyết phục được anh ta một cách vui vẻ, mọi thứ đã ổn. Nếu bạn còn do dự cần đưa ra nhiều chứng cứ hơn, nhưng bạn thấy anh ta đang đi đúng hướng hơn, hãy lắng nghe chăm chú hơn nữa và yêu cầu anh ta chịu trách nhiệm.với tất cả ýkiến của mình. Sẽ nảy sinh những tranh cãi trong trường hợp này. Đó chính là mâu thuẫn xuất phát từ vấn đề “đòi hỏi sự tuyệt đối” khi mọi giải pháp đưa ra đều chứa những nghi ngờ và chưa có được người chịu trách nhiệm hoàn toàn của giải pháp đó. Nên công thức chung của mỗi quyết định là ai chịu trách nhiệm cao nhất với mỗi vấn đề thì là người quyết định vấn đề đấy. Hãy cân nhắc để mọi quyết định đưa ra đều đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng là lúc bạn thể hiện tư duy lãnh đạo của mình. . Ý kiến ai đúng, thì nghe? Theo khoa học quản lý, có một quan điểm là ý kiến ai đúng thì nghe người đó”. Nhưng trên thực. Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hợp lý của một ý kiến là gì? Với bất kì sự việc nào, số người tham dự càng nhiều thì những ý kiến đưa ra càng phong phú. Nhất