DE THI THU DH- CD 2010

4 240 0
DE THI THU DH- CD 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐH- LẦN I NĂM 2010 MÔN Sinh học 12 Thời gian làm bài:90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Câu 1: Một đột biến điểm được hình thành thường phải trải qua mấy lần nhân đôi ADN ? A. 2 B. 1 C. 2 hoặc 3 D. 4 hoặc 2 Câu 2: Một NST gồm 30 nuclêôxôm,đoạn nối giữa các nuclêôxôm có 50 cặp nuclêotit. Kích thước của phân tử ADN cấu tạo nên NST trên bằng bao nhiêu micrômet ? A. 1,4280 B. 1,4892 C. 1,9922 D. 1,9822 Câu 3: Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST diễn ra ? A. Sự phân li của các NST ở kì sau I B. Sự co ngắn, đóng xoắn của NST ở kì đầu I C. Sự sắp xếp của các cặp NST tương đồng ở kì giữa I D. Sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng ở kì đầu I Câu 4: Giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào : A. Tần số đột biến thấp hay cao B. Gen bị đột biến là trội hay lặn C. Gen bị đột biến nằm trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục D. Môi trường hoặc tổ hợp gen mang đột biến đó Câu 5: Sự điều hoà với operon Lac ở EColi được khái quát như thế nào ? A. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế . B. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng . C. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế . D. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế . Câu 6: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây: I A I A , I A I O qui định máu A, I B I B , I B I O qui định máu B, I A I B qui định máu AB, I O I O qui định máu O. Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là A. I B I B hoặc I B I O (máu B). B. I A I A hoặcI A I O (máu A). C. I O I O (máu O). D. I A I B (máu AB). Câu 7: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là A. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. thường chỉ tìm thấy ở thực vật. C. đều không có khả năng sinh sản hữu tính. D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n. Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng ? A. Kiểu gen qui định giới hạn của thường biến B. Giới hạn thường biến phụ thuộc vào môi trường C. Môi trường qui định kiểu hình cụ thể trong giới hạn cho phép của kiểu gen D. Bố mẹ không truyền cho con các tính trạng có sẵn mà di truyền một kiểu gen Câu 9: Vai trò của phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên là A. Hình thành các nhóm phân loại dưới loài. B. Hình thành các loài sinh vật từ một nguồn gốc chung. C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng mới. Câu 10: Một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp giảm phân bình thường thấy xuất hiện loại giao tử AE BD = 17,5%. Hãy cho biết loại giao tử nào sau đây còn có thể được tạo ra từ quá trình trên, nếu xảy ra hoán vị chỉ ở cặp gen Aa? A. Giao tử Ae BD = 7,5%. B. Giao tử aE bd = 17,5%. C. Giao tử ae BD = 7,5%. D. Giao tử AE Bd = 17,5%. Câu 11: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới liên tục là A. trên cả hai mạch đơn. B. mạch đơn có chiều 3’ → 5’. C. mạch đơn có chiều 5’ → 3’. D. một mạch đơn ADN bất kì. Câu 12: Dạng đột biến gen nào có vai trò là nguồn dự trữ về biến dị di truyền của quần thể ? A. Đột biến gen trội B. Đột biến giao tử C. Đột biến tiền phôi D. Đột biến lặn Câu 13: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ: A. ở vùng mã hoá, xen kẻ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin. B. các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen. C. tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen. D. không có vùng mở đầu Câu 14: Đại Trung sinh là đại phát triển phồn thịnh của: A. Thực vật hạt kín, chim và thú. B. Thực vật hạt trần và bò sát C. Tảo và cá sụn D. Quyết thực vật và lưỡng cư Câu 15: Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng vẫn được xem là nhân tố tiến hoá vì: A. làm thay đổi tần số các kiểu gen B. giảm tốc độ sinh sản vì có sự lựa chọn các cá thể trong quá trình giao phối C. làm xuất hiện các đồng hợp tử gen lặn có hại nên gây chết cho sinh vật D. làm giảm khả năng sinh ra các biến dị tổ hợp trong quá trình sinh sản Câu 16: Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do A. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính. B. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể thường. C. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính. D. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể thường. Câu 17: Sự giống nhau trong sự phát triển phôi của các loài khác nhau phản ánh: A. Sự tiến hoá phân li B. Nguồn gôc chung của sinh giới. C. Sự tiến hoá đồng quy D. Mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài Câu 18: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaX M X m x aaX M Y? A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường. D. Con gái thuận tay phải, mù màu. Câu 19: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do A. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau. B. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau. C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. D. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau. Câu 20: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là A. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính. B. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào. C. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định. D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. Câu 21: Người ta dựa vào dạng đột biến nào để xác định vị trí của gen trên NST ? A. Đảo đoạn B. Lặp đoạn C. Mất đoạn D. Chuyển đoạn Câu 22: Hậu quả của dạng đột biến thay thế một cặp nuclêotit gọi là đột biến sai nghĩa xảy ra khi nào ? A. Thể đột biến xuất hiện ở thế hệ sau B. Có sự thay thế axit amin tương ứng trong chuỗi pôlipeptit C. Không làm thay đổi axit amin nào D. Thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử prôtêin Câu 23: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên? A. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn. C. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn. Câu 24: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây? A. Lai phân tích. B. Giao phối cận huyết ở động vật. C. Tự thụ phấn ở thực vật. D. Lai thuận nghịch. Câu 25: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F 1 với nhau, thu được F 2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F 2 là bao nhiêu? A. 450 cây. B. 150 cây. C. 600 cây. D. 300 cây. Câu 26: Cơ quan tương tự là A. những cơ quan có cùng nguồn gốc nên có cấu tạo giống nhau. B. những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, đảm nhận chức phận giống nhau. C. những cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng có cấu tạo khác nhau. D. những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, đảm nhận chức phận khác nhau. Câu 27: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là: A. 1/5 B. (1/2) 5 C. (1/4) 5 D. 1 - (1/2) 5 Câu 28: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống ? A. Xác định được vị trí của các gen qui định các tính trạng không có giá trị kinh tế B. Xác định được vị trí của các gen qui định các tính trạng cần loại bỏ C. Xác định được vị trí của các gen qui định các tính trạng có giá trị kinh tế D. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống Câu 29: Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất? A. Mất 2 cặp Nu ở vị trí 7 và 8. B. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu. C. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc. D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen Câu 30: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng gì ? A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể B. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định từ nhân ra tế bào chất C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào Câu 31: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội ? A. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường B. Tăng khả năng sinh sản C. Chống chịu tốt D. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh Câu 32: Khi ngâm tổ chức mô sống vào dung dịch có chứa cônxixin gây ra hiện tượng gì, làm xuất hiện loại đột biến nào ? A. Cản trở thoi vô sắc xuất hiện, đột biến đa bội thể B. Làm NST nhân đôi, đột biến đa bội thể C. Cản trở thoi vô sắc xuất hiện, đột biến lệch bội D. Đứt gãy bộ máy di truyền, đột biến cấu trúc NST Câu 33: Nếu P thuần chủng về hai cặp gen tương phản phân li độc lập thì tỉ lệ của các thể đồng hợp thu được ở F 2 là A. 18,75%. B. 12,5%. C. 25%. D. 37,5% Câu 34: Trong thí nghiệm của Moocgan tiến hành ở ruồi giấm, giả sử các gen liên kết hoàn toàn ở cả hai giới, nếu cho F 1 tạp giao với nhau thì tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở F 2 là A. 50% thân xám, cánh ngắn : 50% thân đen, cánh dài. B. 50% thân xám, cánh dài : 50% thân đen, cánh ngắn. C. 75% thân xám, cánh ngắn : 25% thân đen, cánh dài. D. 75% thân xám , cánh dài : 25% thân đen, cánh ngắn. Câu 35: Một phân tử mARN dài 2312 o A có A = 1/3 U = 1/7 X = 1/9 G . Mã mở đầu trên phân tử mARN là AUG. Nếu có 3 lượt ribôxôm trượt qua mARN thì số nuclêôtit mỗi loại A, U, G, X môi trường cần cung cấp cho các đối mã của các tARN lần lượt là bao nhiêu ? A. 102, 306, 918, 714 B. 309, 105, 714, 921 C. 105, 309, 921, 714 D. 306, 102, 714, 918 Câu 36: Khi cho một cây P tự thụ phấn, người ta thu được F 1 có 225 cây quả dẹt, 150 cây có quả tròn và 25 cây có quả dài. Nếu cho cây P nói trên lai với cây mang kiểu gen Aabb thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở con lai bằng A. 2 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài. B. 6 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài. C. 3 quả dẹt : 4 quả tròn : 1 quả dài. D. 15 quả dẹt : 1 quả dài. Câu 37: Cho 2 cây P đều dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau thu được F 1 có 600 cây, trong đó có 90 cây có kiểu hình mang 2 tính lặn. Kết luận đúng là A. hai cây P đều liên kết hoàn toàn. B. hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì. C. một trong 2 cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn. D. một trong 2 cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn. Câu 38: Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Mất đoạn NST. Câu 39: Enzim ADN pôlimerase có vai trò gì trong quá trình nhân đôi ADN ? A. Tháo xoắn phân tử ADN B. Nối các đoạn okazaki để tạo nên một mạch đơn hoàn chỉnh C. Lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung vào mạch đang tổng hợp D. Phá vỡ các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của ADN Câu 40: Ở một nòi gà : gen DD: lông đen , dd: lông trắng , Dd: lông đốm. Một quần thể cân bằng có 10000 con gà này trong đó có 100 con lông trắng. Số gà đốm có trong quần thể là : A. 8100 B. 9900 C. 1800 D. 9000 Câu 41: Chức năng của gen điều hoà là A. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra. B. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc. C. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc. D. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc. Câu 42: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích: A. để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng. C. phát hiện biến dị tổ hợp. D. xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. Câu 43: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là A. 195. B. 130. C. 65. D. 260. Câu 44: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là A. phân li nhiễm sắc thể. B. nhân đôi nhiễm sắc thể. C. co xoắn nhiễm sắc thể. D. trao đổi chéo nhiễm sắc thể. Câu 45: Qui luật di truyền và phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 3:3:1:1 ở thế hệ sau ? A. Qui luật ph ân li độc lập, AaBb x Aabb trong đó gen trội là trội hoàn toàn B. Qui luật tương tác bổ trợ, AaBb x Aabb trong đó gen trội A và B có vai trò khác nhau và khác với kiểu gen đồng hợp lặn . C. Qui luật tương tác bổ trợ, AaBb x AaBB trong đó gen trội A và B có vai trò khác nhau D. Qui luật hoán vị gen, AB/ab x ab/ab với tần số hoán vị gen là 25%. Câu 46: Cho 2 dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1, cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây , trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu có hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị nhỏ hơn 50%. Tính tỉ lệ cây thân cao, hạt dài ? A. 37,5% B. 56,25% C. 18,75% D. 6,25% Câu 47: Điểm giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là A. phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định. B. phát sinh trên ADN dạng vòng. C. không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. D. đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào. Câu 48: Liên kêt hoá trị và liên kêt hiđrô đồng thời có mặt trong cấu trúc của loại a xit nuclêic nào sau đây ? A. mRN và tARN B. ADN và tARN C. mRN và rARN D. ADN và mARN Câu 49: Nhân tố nào được coi là siêu tác nhân gây đột biến ? A. 5- BU B. Các tia phóng xạ C. Cônxixin D. EMS Câu 50: Một NST gồm 30 nuclêôxôm,đoạn nối giữa các nuclêôxôm có 50 cặp nuclêotit. Kích thước của phân tử ADN cấu tạo nên NST trên bằng bao nhiêu micrômet ? A. 1,4280 B. 1,4892 C. 1,9922 D. 1,9822 ---------------------------------------------------------- HẾT ---------- . Con trai thu n tay phải, mù màu. B. Con trai thu n tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thu n tay trái, nhìn màu bình thường. D. Con gái thu n tay. THPT ĐỘI CẤN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐH- CĐ LẦN I NĂM 2010 MÔN Sinh học 12 Thời gian làm bài:90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Câu 1: Một đột biến

Ngày đăng: 04/11/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan